BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

243. CÁC HỌC GIẢ TRUNG QUỐC PHÂN TÍCH VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Posted by adminbasam trên 06/08/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Ba, ngày 2/8/2011

CÁC HỌC GIẢ TRUNG QUỐC PHÂN TÍCH VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

TTXVN (Bắc Kinh 26/7)

Với nhan đề “Quốc tế đều cho rằng chủ quyền Nam Hải (Biển Đông) thuộc về Trung Quốc”, mạng Nhân dân Trung Quốc ngày 26/7 đăng bài viết tổng hợp ý kiến, quan điểm của một số học giả Trung Quốc phân tích về những diễn biến tiếp theo liên quan đến vấn đề Biển Đông. Nội dung chính của bài báo như sau:

Hội nghị Ngoại trưởng các nước ASEAN vừa bế mạc ngày 23/7 tại Bali của Inđônêxia. Vấn đề Nam Hải trở thành nội dung được quan tâm nhiều nhất. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì cho biết Bắc Kinh và các nước ASEAN vừa thông qua bản hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Điều này không chỉ thúc đẩy hợp tác tại Nam Hải mà còn chứng minh Trung Quốc và các nước ASEAN có đủ khả năng và trí tuệ để giải quyết tranh chấp.

Nên gác lại tranh chấp tại Nam Hải

Lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Nam Hải là tranh chấp nên giải quyết bằng biện pháp hoà bình thông qua đàm phán trực tiếp với bên liên quan. Trung Quốc và các nước ASEAN tháng 11/2002 đã ký DOC với tôn chỉ duy trì ổn định tại Nam Hải, tăng cường hợp tác và tin tưởng lẫn nhau nhằm tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để cuối cùng giải quyết hoà bình tranh chấp với các nước liên quan. Tuy nhiên, tình hình Nam Hải trong suốt 9 năm qua vẫn không hề ổn định. Lý giải về nguyên nhân của tình trạng kể trên, nhà nghiên cứu Thẩm Kí Như thuộc Phòng Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng có ba nguyên nhân như sau: Thứ nhất, một số nước xung quanh, đặc biệt là Việt Nam và Philippin, đã hiểu nhầm thành ý hoà bình của Trung Quốc. Sự nhẫn nại và nhượng bộ của Bắc Kinh do xuất phát từ đại cục đã bị cho là kém mỏi và mềm yếu nên các nước trên đã xâm chiếm phần lớn đảo, bãi đá. Thứ hai, một số nước xung quanh đã đặt ra hai tiêu chuẩn khác nhau đối với DOC. Một mặt cho rằng DOC là công cụ để trói buộc Trung Quốc, nhưng mặt khác họ lại không thèm đếm xỉa đến bản tuyên bố này, cố ý thể hiện chủ quyền với các đảo đã chiếm thông qua hàng loạt các biện pháp như sửa chữa sân bay, xây dựng công trình quân sự, cổ vũ di dân, thành lập chính quyền hành chính và xây dựng điểm du lịch để thu hút khách quốc tế… Thêm vào đó, các nước xung quanh còn tập trung tăng cường khả năng về hải quân và không quân để sẵn sàng tham chiến. Thứ ba, các quốc gia xung quanh, nhất là Việt Nam và Philippin, còn thông qua triển khai diễn tập quân sự với Mỹ để chủ trương đàm phán đa phương, nhằm quốc tế hoá vấn đề Nam Hải, gia tăng sức ép với Trung Quốc. Học giả Thẩm Kí Như khẳng định, những hành động kể trên đương nhiên sẽ làm cho cục diện ở Nam Hải ngày càng xấu đi.

Nghiên cứu viên Đằng Kiện Quần thuộc Phòng Nghiên cứu Vấn đề Quốc tế Trung Quốc, cho rằng DOC có tác dụng rất quan trọng đối với việc ổn định cục diện tại Nam Hải, bản tuyên bố này được ký kết, các nước xung quanh gần như không còn thực hiện các hành động xâm chiếm bằng quân sự. Tuy nhiên, do DOC không mang tính ràng buộc pháp lý nên các nước đã thay đổi cách thức xâm chiếm quyền lợi tại Nam Hải, phương thức xâm chiếm bằng quân sự trước đây đã biến thành việc đẩy mạnh chiếm đoạt dầu mỏ, khí tự nhiên cùng các tài nguyên khác với phạm vi và cường độ ngày càng lớn.

Cùng khai thác tài nguyên, đôi bên cùng thắng

Tài nguyên tại Nam Hải chính là nguyên nhân khiến vấn đề tranh chấp tại khu vực này ngày càng phức tạp. Theo nghiên cứu viên Đằng Kiện Quần, Trung Quốc đã sớm đưa ra nguyên tắc “Chủ quyền thuộc về ta, gác tranh chấp, cùng nhau khai thác”, nhưng tình hình hiện nay cho thấy các nước liên quan đồng ý “cùng khai thác”, song “ai khác thác của người đấy”. Liên quan đến chủ trương do Trung Quốc đề ra, nhà nghiên cứu Thẩm Kí Như cho rằng nguyên tắc này không những phù hợp với thực tiễn lịch sử mà còn phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời tuân theo trào lưu toàn cầu hoá kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, một số nước xung quanh đã áp dụng các phương thức bài trừ Bắc Kinh như thôn tính các đảo, độc chiếm nguồn tài nguyên tại Nam Hải và không ngần ngại lôi kéo thế lực bên ngoài nhằm quốc tế hoá tranh chấp… Làm như vậy, tình hình tại Nam Hải sẽ không thể an toàn và ổn định. Đáng chú ý, ASEAN vẫn chưa mất đi lý trí và tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN+1 vừa qua đã chính thức thông qua phương châm chỉ đạo thực hiện DOC, theo đó sắp xếp lại các nội dung của Điều 6 trong DOC, trước khi giải quyết toàn diện và lâu dài tranh chấp, các bên liên quan có thể đàm phán hoặc triển khai hợp tác. Phương châm chỉ đạo này đã thể hiện chủ trương “gác tranh chấp, cùng nhau khai thác của Trung Quốc”. Có thể tin tưởng rằng thông qua thực hiện phương châm chỉ đạo kể trên, các nước liên quan trong hợp tác sẽ tăng cường tin tưởng lẫn nhau, thu hẹp bất đồng và tạo điều kiện thuận lợi để cuối cùng giải quyết vấn đề Nam Hải.

Nghiên cứu viên Lưu Nham thuộc Phòng Nghiên cứu Chiến lược phát triển Hải dương, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc, cho rằng thế giới trong thế kỷ 21 sẽ mở rộng ngành hải dương, khai thác và sử dụng một lượng lớn tài nguyên biển. Tuy nhiên, trên phạm vi toàn thế giới có đến hơn 380 vùng biển cần phân định biên giới giữa các quốc gia ven biển và hiện nay mới chỉ giải quyết được khoảng 1/3. Trong khoảng thời gian 20 năm tới, việc phân định biên giới trên biển sẽ là một phương diện quan trọng của ngành hải dương quốc tế. Những hoạt động tranh chấp quyền lợi hải dương với mục đích chủ yêu là chiếm đoạt tài nguyên ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa cũng như tận dụng tài nguyên dưới đáy tại các vùng biển quốc tế sẽ ngày càng căng thẳng và phức tạp. Các nước xung quanh có lợi ích rất lớn tại Nam Hải, ví dụ như dầu khí đã trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ yếu, chiếm khoảng 30% GDP của Việt Nam. Nghiên cứu viên Lưu Nam khẳng định, “cùng khai thác” tại Nam Hải giữa Trung Quốc và các nước là sự lựa chọn thắng lợi cho cả đôi bên. Nếu có thêm bên thứ ba, một phần lợi ích của Trung Quốc và các nước sẽ bị lấy đi mất nên mọi người cần gạt bỏ những toan tính lợi ích cá nhân. Khai thác toàn bộ tài nguyên hải dương ở Nam Hải đủ để thúc đẩy kinh tế hải dương thế giới phát triển.

Mỹ can thiệp còn mang dụng ý khác

Nhà nghiên cứu Đằng Kiện Quần phân tích Mỹ từ thời Tổng thống Reagan đã quan tâm đến vấn đề Nam Hải và chính sách đối với khu vực này càng thể hiện rõ hơn dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Oasinhton từ năm ngoái đến nay can thiệp nhiều hơn vào các vụ việc tại Nam Hải khiến Việt Nam, Philippin và các nước khác cho rằng Mỹ chính là chỗ dựa của mình. Mỹ quan tâm đến hàng hải và tự do đi lại ở Nam Hải nên muốn duy trì sự hiện diện quân sự của mình tại khu vực này. Do vậy, duy trì trạng thái căng thẳng ở mức độ nhất định nào đó hoàn toàn không phải là điều bất lợi cho Oasinhton. Làm như vậy, các nước trong khu vực sẽ phải lôi kéo và cần đến sự tồn tại Mỹ, đồng thời Oasinhton cũng phát huy được tối đa khả năng kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh hiện nay, Mỹ không thể giúp Việt Nam hoặc Philippin triển khai một cuộc “so tài cao thấp”, thậm chí là xung đột với Trung Quốc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao. Cùng quan điểm, nhà nghiên cứu Trung Quốc Thẩm Kí Như cho rằng đây chính là biểu hiện cho kế hoạch “quay chở lại châu Á” của Chính quyền Obama. Trên thực tế, Mỹ từ trước đến nay trên lĩnh vực kinh tế và quân sự chưa từng rời khỏi châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Á. Mỹ sở dĩ muốn “quay trở lại châu Á” bởi các lý do: Thứ nhất, muốn kiềm chế Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ; Thứ hai, sợ rằng Trung Quốc nhanh chóng lớn mạnh sẽ khiến ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc bỏ Oasinhton đi theo Bắc Kinh. Mỹ muốn thông qua việc kiềm chế Trung Quốc để bảo vệ lợi ích và “quyền chủ đạo” của mình ở Đông Á và Nam Hải là vấn đề tốt nhất để Oasinhton lợi dụng thực hiện hai mục đích này. Tuy nhiên, mức độ can thiệp của Mỹ vào các công việc liên quan đến ASEAN, đặc biệt là vấn đề Nam Hải cũng có giới hạn nhất định, điều này đồng nghĩa với việc Oasinhton muốn kiềm chế Bắc Kinh, nhưng tránh đối dầu toàn diện. Từ đó cho thấy, một số nước hy vọng được Mỹ giúp đỡ để thôn tính Nam Hải cùng các hòn đảo chỉ là sự tính toán phiến diện, khó lòng thực hiện.

***

Trang chấp Biển Đông là vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều bên, không thể giải quyết triệt để trong thời gian ngắn. Tiến sĩ Trương Tiểu Thiên thuộc Tổ bộ môn Chiến lược, Đại học Quốc phòng Trung Quốc có bài viết đăng trên báo “Quốc phòng Trung Quốc” ngày 26/7, đề cập đến bốn cách tư duy giải quyết vấn đề Nam Hải (Biển Đông) như sau:

Cách thứ nhất: Giải quyết bằng vũ lực – cuộc đấu kép giữa quân sự và chính trị

Quan sát trên mạng hiện nay sẽ thấy rất nhiều người ủng hộ biện pháp dùng vũ lực giải quyết vấn đề Nam Hải. Xét tổng thể về so sánh lực lwongj thì thực lực quân sự của Trung Quốc chắc chắn mạnh hơn Việt Nam và Philippin, khả năng giành thắng lợi cũng nhiều hơn. Hơn nữa Mỹ không có lợi ích chiến lược mang tính thực chất ở Nam Hải, nếu Trung Quốc dùng vũ lực giọng điệu của Mỹ sẽ không nhẹ nhàng, nhưng cũng khó có thể ra tay mạnh mẽ với Trung Quốc vì vấn đề Nam Hải. Từ đó có thể suy luận, nếu xảy ra chiến tranh ở Nam Hải, Trung Quốc rất có thể giành thắng lợi về mặt quân sự, nhưng đồng thời ảnh hưởng bất lợi của việc giải quyết bằng vũ lực cũng sẽ hết sức rõ rệt. Thứ nhất, sẽ khiến cho thù hận giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippin, thậm chí với cả một số nước khác tích tụ lâu dài, ảnh hưởng đến tình hình khu vực xung quanh Trung Quốc; Thứ hai, khiến cho rạn nứt giữa Trung Quốc và khối chính trị châu Á, chủ yếu là ASEAN sẽ lớn thêm, thế lực thứ ba bên ngoài sẽ được lợi, rơi trúng kế kiềm toả của Mỹ; Thứ ba, ý tưởng chính trị của Trung Quốc sẽ bị nghi ngờ, cộng thêm sự kích động, xúi giục của nước lớn bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến môi trường chiến lược của Trung Quốc, cản trở cơ hội phát triển chiến lược của Trung Quốc. Nếu xem xét một cách biện chứng thì ảnh hưởng sử dụng vũ lực không phải là thắng lợi tuyệt đối mà phải căn cứ theo thời cơ, xu thế và tình hình của nước bá quyền để nắm bắt một cách linh hoạt.

Cách thứ hai: Thoả hiệp nhượng bộ – nhân nhượng lợi ích đơn phương hoặc đa phương

Trong xử lý các vấn đề quốc tế, nhất là trong cuộc chơi chiến lược giữa các nước lớn, khả năng các bên lợi ích liên quan tuyệt đối không thoả hiệp, không nhân nhượng là rất ít, nghĩa là dù nhiều dù ít đều có phần nhượng bộ nào đó. Vấn đề thoả hiệp hoặc nhượng bộ đề cập ở đây liên quan đến hai khả năng. Thứ nhất, Trung Quốc đơn phương chịu hy sinh để thoả hiệp, nhượng bộ; Hai là các bên lợi ích liên quan đều có sự thoả hiệp nhân nhượng trên cơ sở tôn trọng, thông cảm và hiểu biết lẫn nhau. Điều rõ ràng là đơn phương thoả hiệp sẽ là tổn hại tuyệt đối về lợi ích quốc gia, hơn nữa không nhất thiết có thể đổi lại được hoà bình lâu dài, cũng không có lợi cho việc giải quyết triệt để vấn đề, như vậy là một hạ sách. Về mặt lý thuyết, việc các bên đều có thoả hiệp và nhượng bộ nào đó là tương đối hiện thực, dễ dàng cho việc giải quyết vấn đề Nam Hải. Tuy nhiên trong thao tác thực tế, cách nghĩ về các bên đều có thoả hiệp, nhượng bộ nhất định cũng đứng trước rất nhiều thách thức mang tính hiện thực. Thứ nhất, có nước không muốn có bất cứ nhượng bộ nào; Thứ hai, có nước được một muốn mười, không ngừng gặm nhấm như tằm ăn lá dâu đối với lợi ích biển của Trung Quốc; Thứ ba, có nước lôi kéo thế lực nước lớn ngoài khu vực, hòng làm cho vấn đề Nam Hải trở nên quốc tế hoá và phức tạp hoá. Trong bối cảnh như vậy, cách tư duy chiến lược cho rằng một bên nào đó đơn thuần thoả hiệp sẽ khiến cho lợi ích quốc gia của mình bị tổn hại. Nếu muốn thay đổi tình hình, khiến cho nước đương sự hữu quan đều ngồi vào bàn hiệp thương thẳng thắn và thành thật thì phải có biện pháp mạnh mẽ trong các phương diện chính trị, kinh tế, quân sự, quốc tế v.v…, tạo điều kiện cho hiệp thương công bằng.

Cách thứ ba: Gác lại lâu dài – đau khổ vướng víu cả trước mắt và lâu dài

Gác lại lâu dài là biện pháp gác lại tranh chấp, đợi điều kệin chín muồi sẽ tiếp tục giải quyết. Vào thập niên 80 thế kỷ trước, Đặng Tiểu Bình đã đề xuất tư tưởng chỉ đạo “chủ quyền thuộc về ta, gác lại tranh chấp, cùng khai thác”, tạm thời được gác lại vấn đề Nam Hải, đợi điều kiện chính muồi sẽ tiếp tục tìm biện pháp giải quyết theo nguyên tắc chủ quyền thuộc về ta. Đến nay vấn đề Nam Hải đã được gác lại hơn 20 năm, ảnh hưởng tích cực đã là có được thời gian cho phát triển quốc gia, thực lực của quốc gia đã được nâng lên mạnh mẽ, nhưng ảnh hưởng tiêu cực là trong hơn 20 năm đó tranh chấp không ngừng xảy ra. Nghiêm trọng hơn nữa là lãnh hải bị phân chia, các đảo bị xâm chiếm, tài nguyên bị cướp đoạt, tình hình như vậy không ngừng xấu đi, đã mấp mé ranh giới không thể tiếp tục gác lại. Trong thời gian tới nếu muốn tiếp tục gác lại sẽ phải đứng trước rất nhiều thách thức. Thứ nhất, tiếp tục gác lại có nghĩa là vấn đề cứ tiếp tục tồn tại, ảnh hưởng lâu dài đến ổn định ở môi trường xung quanh; Thứ hai, tiếp tục gác lại sẽ khiến cho vấn đề tập trung áp lực, cộng thêm bị nước bá quyền kiềm chế, cùng với ảnh hưởng của một số vấn đề an ninh khác sẽ tồn tại rủi ro bị kích hoạt tập trung trong  một thời kỳ nào đó; Thứ ba, tiếp tục gác lại cho thấy rạn nứt ở Đông Nam Á, thậm chí ở cả khu vực châu Á sẽ tồn tại lâu dài, không có lợi cho việc chấn chỉnh xu thế chiến lược tổng thế.

Cách thứ tư: “Cùng có” – sức cuốn hút của thời đại hoà bình và phát triển

Tư duy chiến lược “cùng có” có nội hàm đặc biệt. Về mặt lý luận, không phải là các nước hữu quan cùng có chung Nam Hải mà bao hàm ba lớp ý nghĩa sau đây:

Thứ nhất, đối với khu vực lãnh hải mà bên liên quan đã công nhận rõ cho nước nào đó có chủ quyền thì không cho phép tranh chấp trở lại và gây nên tranh chấp.

Thứ hai, đối với vùng biển mà các bên liên quan đang tranh chấp, nếu theo truyền thống lịch sử và luật pháp quốc tế đều có chứng cứ rõ ràng cho thấy phải thuộc về nước nào đó thì cần hiệp thương tập thể để công nhận là thuộc về nước đó.

Thứ ba, đối với vùng biển mà các bên đang tranh chấp, nếu không có chứng cứ được toàn thẻ các bên nhất trí công nhận, không thể chứng minh phải thuộc về nước nào thì có thể xác định các nước đương sự cùng có chung theo hình thức nào đó. “Hình thức nào đó” cụ thể là gì, cần phải tiếp tục đi sâu khai thác, tìm kếim. Theo suy nghĩ sơ bộ, ít nhất có thể có hai cách xác định: Một là quy thuộc chủ quyền về chính trị và quyền lợi kinh tế đối với vùng biển đó sẽ được hai hoặc hai nước trở lên cùng sở hữu, không có phân định rõ rệt theo giới hạn địa lý, các nước đương sự cùng khai thác, sử dụng và bảo vệ bằng hình thức cổ phần; Hai là quyền lợi chính trị đối với vùng biển quy về cho một nước nào đó sở hữu, đồng thời lợi ích kinh tế sẽ quy về cho các nước đương sự cùng sở hữu, các nước đương sự căn cứ theo theo tỉ lệ giá trị kinh tế để cùng khai thác, sử dụng và bảo vệ an ninh vùng biển.

Tư duy chiến lược “cùng có” có những ưu điểm rõ rệt. Thứ nhất, có thể loại bỏ mâu thuẫn và tranh chấp giữa các nước với nhau, dễ được Chính phủ và nhân dân các nước chấp nhận; Thứ hai, các nước đương sự có thể cùng hưởng lợi ích kinh tế, thúc đẩy các nước cùng khai thác, sử dụng và bảo vệ; Thứ ba, có thể liên hệ chặt chẽ các nước đương sự lại với nhau, cùng có lợi ích chung ở khu vực Nam Hải, xây dựng quan hệ chiến lược hữu nghị và môi trường chiến lược hữu nghị.

Một ưu điểm rõ nét hơn nữa là hiện nay ngày càng có nhiều người nhận thức được rằng “trong thập niên thứ hai của thế kỷ 21 con đường phát triển trỗi dậy hoà bình của Trung Quốc đòi hỏi phải cụ thể hoá thêm một bước”, “một xu hướng quan trọng là mở rộng và làm sâu sắc thêm điểm gặp gỡ lợi ích giữa các bên, từ các nước và các khu vực khác nhau sẽ xây dựng một cách toàn diện thành cộng đồng lợi ích trong các lĩnh vực khác nhau và ở các cấp độ khác nhau”. Theo tư tưởng này thì việc coi tư duy chiến lược “cùng có” là cách thử nghiệm hữu ích để giải quyết vấn đề Nam Hải không chỉ có lợi cho việc giải quyết bản thân vấn đề Nam Hải, mà sẽ còn đặt cơ sở để xây dựng cộng đồng lợi ích giữa các bên, tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc phát triển lâu dài, thậm chí dẫn dắt đến thế giới đến tiến bộ. Tuy nhiên, tư duy “cùng có” đòi hỏi phải có một số điều kiện, một điểm quan trọng trong đó là khả năng lý giải và tiếp nhận của các nước đương sự đối với ý tưởng “cùng có”. Hiện nay và một thời kỳ tới đây, trong tiếng gọi hấp dẫn của trào lưu chủ quyền quốc gia có thể nhân nhượng một phần để cùng phát triển, có tồn tại khả năng này.

Trong bốn kiểu tư duy chiến lược nói trên, kiểu nào cũng đều có cả thế mạnh, thế yếu và phải có những điều kiện cơ bản, cần xuất phát từ toàn cục chiến lược an ninh và phát triển quốc gia để có được quy hoạch tổng thể đối với vấn đề Nam Hải. Dù lựa chọn theo cách tư duy nào cũng đều phải kết hợp tình hình thực tế để nắm bắt vấn đề, cần vận dụng một cách tổng hợp tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và sức mạnh quân sự của quốc gia. Trong thao tác thực tế có thể lấy một kiểu nào đó làm chủ thể, các kiểu khác còn lại là phụ trợ, nhưng cũng có thể phối hợp tất cả.

Ngoài ra, cần phải chỉ rõ rằng cần đối phó thoả đáng với nước lớn ngoài khu vực gây trở ngại, lợi dụng và can thiệp, vừa phải đề phòng tổn thất lợi ích quốc gia lại vừa phải đề phòng tổn hại lợi ích khu vực. Đó là nhân tố bên ngoài lớn nhất ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề Nam Hải, cũng là nhân tố then chốt khiến cho chiến lược khu vực Nam Hải có thành công được hay không./.

35 bình luận to “243. CÁC HỌC GIẢ TRUNG QUỐC PHÂN TÍCH VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG”

  1. Ẩn danh said

    tuổi già gần chín mươi mắt kém đi không vững nghĩ thật là buồn tưởng rằng ciộc đời sẽ tàn lụi đi vào trong đêm tối im lặng ai ngờ lại được cập nhật trang mạng ba sam rất vui cám ơn ba sam biết được tin sốt rẻo trong nước cũng như quốc tế , đã giải tỏa được phần nào lỗi buồn thứ nhất cám ơn cụ vĩnh một lòng tâm huyết với dân với nước khác với mọi người không an phận thủ thường lão giả an tri , hai độc bài viết của tác giả hà sỹ phu thật chí lý làm bừng sáng trong lòng tôi đất nước này có những người như thế chắc sẽ vượt qua mọi hiểm nguy và những bài nói của ông cựu ủy viên quốc hội nguyễn minh thuyết bầy ra kế sách ổn định đát nước rất khâm phục và nhiều vị trí thức có tâm huyết với đất nước rất kính trọng , có người nói dân ta rút dát không giám làm cuộc cách mạng hoa nhài như bắc phi trung đồng dân ta đang chuyển mình để có sức bật dậy ,tôi còn nhớ những chuyện trước đây đã chứng kiến xưa trong một đám cỗ mọi người đang ăn uống chỉ có một tên lính lệ đi qua mà cả đám cỗ bỏ chạy toán loạn sau măm bốn nhăm khởi nghĩa những cô gái đất quan họ đi cắt cỏ mà không sợ trước họng súng của quân nhật cùng mọi người vào cướp thành làm tên lính nhật sững sờ khâm phục đứng im không trống chả mỉm cười , đó là thời điểm bật dậy của dân tộc như vũ bão dù kẻ thù có sức mạnh đến đâu cũng tan dã QUỐC HẬN GÕ MẤY LỜI CÁM ƠN MỌI NGƯỜI CHÀO TẠM BIỆT CẦU MONG ĐẤT NƯỚC VƯỢT QUA KHÓ KHĂN , KẺ THÙ DÂN TỘC SẼ TAN DÃ

  2. Ẩn danh said

    đánh,………………………………………….

  3. Caibang said

    Thế nào là phương châm “chủ quyền của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác”, phương châm là của TQ và chỉ đạo cho các QG có chủ quyền khác à. Cái lối viết trịch thượng này dễ đánh lừa được thiên hạ nhỉ, còn tỏ ra là kẻ bề trên rộng rãi nữa chứ. TQ cứ giữ lấy mà dùng nhé, cứ tưởng đưa vài học giả bằng cấp này nọ của các ông ra phát biểu, “định hướng dư luận” không bịp được ai đâu.
    Nói toạc ra là TQ muốn ăn chung mâm (mà mâm là của người khác). Kiểu như là cá mập ăn chung với vài cá lòng tong cho nó đoàn kết ấy mà, kích cở thế nào thì cứ tỷ lệ đó mà hốc, Xong mời các bé biến để đấy lão gia dọn dẹp cho, đừng bận tâm nữa và cũng đừng có mà héo lánh đến đây nữa nhé…Cao mưu thật đấy.
    Cũng cần phải nhìn thấy là lịch sử phát triển của loài người đã trải qua hàng chục ngàn năm rồi, nhưng việc phát triển kỹ nghệ và khai thác tài nguyên cũng chỉ bùng nổ trong khoảng 200 năm trở lại đây thôi, mà đà này thì chắng bao lâu nữa (50-70 năm) rồi tài nguyên lòng biển, lòng đất cũng phải khánh tận, chỉ có không gian chiến lược là tồn tại. Đây mới chính là yếu tố quan trọng đối với mỗi QG. Điều nàu liệu có thể thỏa hiệp.
    Đe dọa dùng vũ lực trên thế mạnh nước lớn ư? Nếu TQ tính bài này chắc chắn sẽ được hầu đáp toại nguyện thôi, đừng hù dọa vô ích. Đụng tới chủ quyền QG và lòng tự hào Dân Tộc thì sẽ là ván bài thấu cáy. Các người nên học chính bài học mà có lẽ các người chưa thuộc. Đừng để ND trung quốc oán hận các người đem máu xương dân tộc các người thỏa mãn tham vọng bè đảng và tính hiếu chiến, hiếu sát mà không hối kịp.
    Tôi có đọc một bài viết cách đây chưa lâu, trong đó tác giả đưa ra phân tích và cảnh tỉnh rằng TQ hiện áp dụng chính sách 1 con. Cứ cho là khoảng 200 triệu gia đình TQ mỗi gia đình 1 con (không tính tỷ lệ trai/gái). Liệu các ông bố bà mẹ TQ sẽ đễ dàng giao con cho bè đảng cầm quyền đi nướng con mình trong lò lửa chiến tranh chắc.
    Vấn đề tranh chấp Biển Đông lúc này tốt nhất có lẽ là nên đóng băng lại hoàn toàn, không giao dịch bất cứ điều gì với TQ, mà các QG cứ thực hiện theo đúng công ước luật biển 1982 của LHQ. Nếu TQ tiếp tục xâm phạm và đe đọa thì một mặt giáng trả tương ứng, đồng thời trưng bằng chứng ra cộng đồng quốc tế. Nếu TQ leo thang thì TQ buộc phải phát động thế chiến 3 (lựa chọn này thuộc về TQ). Tuyệt đối không thỏa hiệp hay hòa đàm gì theo các loại phương châm của TQ, dưới cây gậy điều khiển của TQ.
    Củng cố quốc lực và chấp nhận chơi rắn với TQ tôi cho là điều cần thiết và đúng đắn trong lúc này. Chính quyền TQ cũng rệu rã lắm rồi, liệu có trị an được không mà đòi khởi chiến.

  4. kosohudoa said

    Bịa đặt hoàn toàn, thời đại @, các học giả của TQ đâu có khờ khạo đưa ra dự báo trẻ con như vậy…Theo tôi, trò hề này lố bịch..con nít còn chưa tin.
    Sé không có phương án nào trên đây đước thực hiện…
    Yen tâm, xung đột ko xãy ra đâu, đừng hù dọa vô ích…

  5. Tiêm kích said

    Mấy bài phân tích này đều phục vụ mục đích là:coi như vùng biển Đông này đã thuộc vệ Trung Quốc rồi; các nước liên quan là người đến tranh chấp; vấn đề là Trung Quốc có nhân nhượng hay không? nhân nhượng mức nào thôi?
    Mấy thằng học giả tàu này quá mất dạy, quá trắng trợn. Phải cảnh giác với những luận điệu này. TTX nên có những bài vạch trần âm mưu của bọn tàu bằng những bài của bổn cơ quan hoặc của các học giả.

  6. nguyen nhat nguyen said

    Tôi không biết TTXVN phổ biến bài viết trên với ý gì. Nhưng ý đồ của tác giả thì rất rõ:1- Hợp pháp hóa những gì TQ đã chiếm được.2-Biến những vùng(nằm trong khu lưỡi bò) trước nay chưa hề có tranh chấp thành vùng tranh chấp.3-Dưa những vùng đang hoặc sẽ là vùng tranh chấp vào làm của chung( cùng khai thác hoặc cùng sỡ hữu). Cuối cùng thực hiện xong ý đồ vùng lưỡi bò.

  7. Ks Dũng said

    Có một vấn đề thứ 5 rất quan trọng, thậm chí quan trọng vào hàng bậc nhất mà Nhà nước Trung Quốc và giới học giả TQ bị tiêm nhiễm tư tưởng lâu nay là lập lờ bỏ qua chân lí :
    – Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền gì ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    – Toàn bộ Hoàng Sa và một phần Trường Sa Trung Quốc đang đóng quân chiếm giữ là do đưa quân xâm lược của dân tộc Việt Nam.

    Lịch sử rõ ràng như thế không thể chối cãi được. Dân tộc Việt Nam kiên quyết đấu tranh bằng mọi giá để thu hồi toàn bộ hai quần đảo này.
    Mọi giải pháp hay ý đồ do Trung Quốc chủ trì đều là nhằm hợp thức hóa sự xâm lược của họ và dọn đường tiến tới xâm lược hoàn toàn biển Đông trong khu vực phi pháp đường lưỡi bò (chữ U) do họ tự bịa đặt ra.

    Ks Dũng.

  8. Vũ Quang Bình said

    Mấy tên học giả TQ này có ý nghĩ rập khuôn như nhau, cái đầu của chúng sinh ra cùng một chổ. Cứ tưởng VN, Phillipine là cái bánh chúng có thể bỏ vào mồm nhai rau ráu, tham ăn thi chết sớm, vì bánh này là bánh có tẩm thuốc độc đấy.!

  9. người Đà Nẵng said

    Chú ý: Ở cách thứ tư, có câu này: “Thứ nhất, đối với khu vực lãnh hải mà bên liên quan đã công nhận rõ cho nước nào đó có chủ quyền thì không cho phép tranh chấp trở lại và gây nên tranh chấp.” Có nghĩa là họ muốn nhắc đến công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng và những thỏa thuận khác mà nước ta đã “công nhận rõ đó là chủ quyền” TQ và không được phép tranh chấp nữa !

  10. Yến said

    Thằng tàu nó già mồm, vì ta im ! để đảng và nhà nước lo! bây giờ nó đưa chuyện Ung Văn Khiêm, Phạm Văn Đồng gọi là nhà nước lo, nó đòi cướp biển đảo của ta. Ấy vậy mà vẫn cứ im lặng đáng sợ. Khố thế ! chỉ ăn như rồng cuốn; nói như rồng leo; làm thì hớ thế.

  11. F361 said

    Chưa bao giờ mà tôi thấy sự đê hèn, bạc nhược, xảo trá của học giả China như lần này.
    Đê hèn: vì họ quì gối trước cường quyền của chủ nghĩa Xô vanh Đại Hán. Nói lấy được cho vừa lòng nhà cầm quyền, để được chia phần trong việc cướp bóc tài nguyên Biển Đông.
    Bạc nhược : không nói lên được sư thật mà họ thâu lươm qua kiến thức đã đưa họ thành học giả. Lời phát biểu của họ sao cho phù hợp với mộng tưởng điên cuồng của khối tỷ người dân bị ” thuốc”.
    Xảo trá: Họ chà đạp lên công lý, biến những tinh hoa kiến thức loài người thành những lời sáo rổng. Họ dựng lên tiêu chuẩn kép (thậm chí nhiều hơn) cho sự việc cùng bản chất.

    Mặc dù, đã trãi qua chiến tranh, trân trọng sự ngọt ngào của hòa bình và công sức người VN chúng đã đổ ra cho lao đông để xây dựng đất nước, nhưng tôi nghĩ chúng ta,trước sau, sớm muộn, phải nổ súng một lần nửa để, trên không thẹn với ý chí và xương máu của tiền nhân, dưới rửa sạch mối nhục gần bốn mươi năm qua. Thu hồi biển đảo, giang san về một mối, tận trừ bầy Trần Ích Tắc thời nay .Để nhận loại không bao giờ còn gọi Biển Đông là Nam Hải.

    F 361

  12. Ẩn danh said

    …DÒNG LẠC HỒNG… NÊN HÒA HAY ĐANH

  13. VPNT said

    Cả bài viết các học giả Trung quốc chẳng thèm quan tâm đến luật pháp Quốc tế, không thèm nhắc đến luật biển 1982. Có mấy lẽ:
    1. Nếu nhắc đến luật biển 1982 thì sẽ phải nói đến quy định vùng biển, vùng nội thủy, vùng chủ quyền, thềm lục địa…. và như vậy các học giả này đang bàn chuyện bất lợi cho TQ vì chẳng có điều nào cho thấy TQ có quyền ở Biển Đông.
    2. Lờ đi luật biển 1982, nên các học giả này mới có thể khua môi múa mép để lừa bịp dân Tàu được. Thế mà TTXVN lại đăng nguyên văn… Thật là lạ. Chắc TQ thấy rằng đây là một cách tốt để TTXVN tuyên truyền hộ mình ???. Bó tay.

  14. Sat That said

    Ngày mai tôi sẽ đi biểu tình ở Hồ Gươm và nếu các hãng tin ngước ngoài phỏng vấn tô sẽ trả lởi:

    I have 8 times participated in the demonstration to protested Chinese Communist Invader who have been aggression in the Paracel and Spratly that belonged to Viet nam more than 300 years ago. Ancestor of Chinese or Sino gang men so many times invaded Vietnam but our grand grandparents haved defeated them. We ourselves spontaneously take part in those demonstrations. There are no organizations or influences telling us to do. This is only for loving our Vietnam motherland. Down with Chinese Communist Invader!

    Tôi đã tám lần tham gia biểu tình phản đối Tàu cộng xâm lược. Bọn chúng đã có những hành động hung hăng ở quần đảo Hoàng sa và Trường sa đã thuộc về Việt nam từ hơn ba trăm năm trước. Tổ tiên lũ Hán tặc đã nhiều lần xâm lược Việt nam nhưng cha ông chúng tôi đã đánh bại chúng. Chúng tôi tự động tham gia các cuộc biểu tình này. Không có một tổ chức, một thế lực nào bảo chúng tôi làm việc này. Chúng tôi làm điều này chỉ vì tình yêu đất mẹ Việt nam. Đả đảo bọn Tàu cộng xâm lược!

    • QL said

      I have 8 times participated in the demonstration against Chinese Communist Invader who have been aggressive in the Paracel and Spratly that belonged to Viet nam more than 300 years ago. Ancestor of Chinese or Sino gang men so many times invaded Vietnam but our grand grandparents haved defeated them. We ourselves spontaneously take part in those demonstrations. There are no organizations or influences telling us to do. This is only for loving our Vietnam motherland. Down with Chinese Communist Invader!

    • Ẩn danh said

      Tiếng Anh của bác khiêm tốn quá! Chính tả và ngữ pháp thì thôi, tôi không muốn bàn với bác nữa, nhưng cái câu này “the Paracel and Spratly that belonged to Viet nam more than 300 years ago” thì nguy hiểm quá. Bác có ý gì mà lại viết thế? Bác phải viết thế này chứ: “the Paracel and Spratly that have belonged to Viet nam for more than 300 years”. Như thế gọi là sai một li, đi vạn dặm đấy bác ạ. Tốt nhất bác cứ dùng tiếng Việt nam ta cho nó lành, mà cũng không sợ thiên hạ coi mình là ít chữ!

      Editor: Bác góp ý rất tốt, nhưng nếu nhẹ nhàng hơn thì người được góp ý sẽ dễ tiếp thu hơn. Học hỏi lẫn nhau mà, đúng sai là chuyện bình thường, quan trọng là chúng ta có “open mind to learn new things” hay không.

      • Ghét nói phét said

        Vâng, tôi xin tiếp thu ý kiến của bác Biên tập. Cũng là do dạo này cứ hay “nọng trong người” đấy ạ.

    • Ghét nói phét said

      the Paracel and Spratly that belonged to Viet nam more than 300 years

    • Ghét nói phét said

      Tiếng Anh của bác khiêm tốn quá! Chính tả và ngữ pháp thì thôi, tôi không muốn bàn với bác nữa, nhưng cái câu này “the Paracel and Spratly that belonged to Viet nam more than 300 years ago” thì nguy hiểm quá. Bác có ý gì mà lại viết thế? Bác phải viết thế này chứ: “the Paracel and Spratly that have belonged to Vietnam for more than 300 years”. Như thế gọi là sai một li, đi vạn dặm đấy bác ạ. Thôi thì anh em ta cả, tốt nhất bác cứ dùng tiếng Việt nam ta cho nó lành, mà cũng không sợ thiên hạ coi mình là ít chữ!

      • Ghét nói phét said

        Nếu gặp nhà báo nước ngoài thì xin bác Sát Thát đừng nói những câu như bác viết ở trên nhé!

  15. Ẩn danh said

    cái ý tưởng cuối cùng” cùng có” là nham hiểm nhất nó có thể du ngủ được những kẻ ham sống sợ chết .thực chất là làm nô lệ ,tay sai cho âm mưu bành trướng và tranh chấp ngôi bá chủ với Mỹ .làm vẩn đục môi trường hòa bình thế giới
    chỉ có thể nói một câu : chiếm lãnh thổ của cha ông ,con cháu chúng ta là đánh,đánh ….đánh cho nó co vòi lại mới thôi

  16. Q.K said

    Tại sao các học giả Trung Quốc Không dám phân tích Trận đánh Lịch Sử Vua Quang Trung Đại Thắng Quân Thanh ? Tại vì Sứ Học ở Việt Nam đã bóp méo khiến cho Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo ở Việt Nam không được phép dạy môn Lịch Sử Việt Nam mà nếu dạy thì chỉ có 1 Tiết Học thì chẳng thể nhồi nhét hết khiến cho Đa số Sinh Viên và Học Sinh dốt môn Lịch Sử nước nhà! Trong 4 cách trên đây Nhân Dân Việt Nam sẵn sang chọn cách thứ Nhất bằng Vũ Lực! Nhân Dân Việt Nam biết rằng Yếu hơn nhưng Sẵn Sàng Quyết Tử và xem đây là Trận Đánh Cuối Cùng Không Cân Sức!Nhưng Trung Cộng (Tụi Ba Tàu) sẽ trả giá với Trận đánh cuối Cùng của Nhân Dân Việt Nam trong Và ngoài nước và Bạn Bè có cùng chí hướng!ĐỒNG HÀNH VỚI HOA KỲ LÀ VẤN ĐỀ CỦA THỜI ĐẠI!

    • Sat That said

      Gửi bạn “QK đã nói 06.08.2011 lúc 19:09”
      Đừng mong ngoại bang trợ giúp: Hoa kỳ đã bỏ rơi VNCH năm 1974 Hạm đội 7 Mỹ đã làm ngơ khi Tàu cộng cướp Hoàng sa, năm 1988 tàu chiến của Nga Xô đóng ở Cam ranh đã để Tàu cộng cướp một số đảo ở Trường sa của CHXHCNVN.

      • phamdinhtan said

        Trước tiên xin thưa với Anh Sat That-Cùng với Bà con ta ở đây- Có lẽ do còm nên Anh QK viết ngắn nên không đủ-Đó là do tôi nghĩ nhé-Vấn đề Mỹ bỏ rơi VNCH là thật- là có như thế- Nhưng nếu nghĩ lại ,ai đã quan tâm tới tình hình VN và “bối cảnh Thế giới ” từ năm 1970 đến 1975 thì phải hiểu là do đâu Mỹ “bỏ rơi” VNCH và tại sao Mỹ “bỏ rơi”- Đồng ý là tại VNCH trước,đừng đổ lỗi cho Mỹ- Tôi xin nói là Mỹ chỉ có “đồng minh”.chơi với Mỹ là Đồng Minh.không Bạn bè ,hữu hảo,chí cốt….chi hết- Cho nên Anh QK dùng chữ “đồng hành” ( và CHHV đã dùng trước) tôi đồng ý với “cách” này-Cái “vàng-tốt” xin lỗi Bà con là chỉ cùng ngồi một bàn nhậu mà nói-cái kiểu “rượu nói” đấy ạ-Cám ơn tất cả.

      • F361 said

        Mỗi thời, mỗi khác, pác Sat That à! Hơn 30 năm qua, Vận, Thế, Cơ đều biến hóa rồi.
        Dĩ bất biến, ứng vạn biến. Bất biến là độc lập dân tộc, tự do dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ. Nắm chắc cái bất biến này, thỉ dù có liên minh với quỷ sứ cũng vẫn làm.

        F 361

  17. Sat That said

    Bọn Tàu đang dùng kế hòng phân tâm nhân dân và chính quyền Việt nam. Chúng đang muốn làm cái việc những tên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ của chúng đã thất bại cay đắng.

    Đó các tên là Cao biền, Tô định, Hầu nhân bảo, Thoát hoan, Ô mã nhi, Hoàng thao, Thôi tụ, Hoàng phúc, Liễu thăng, Sầm nghi đống, Tôn sỹ nghị, Càn long, Mao trạch đông, Đăng tiểu bình…của các đội quân giặc Ân giặc Ngô, giặc Hán, giặc Nguyên, giặc Minh, giặc Thanh, giặc Tàu cộng…

    Lũ chúng nó bị ngàn đời con dân chân chính của đất Việt nguyền rủa. Lũ chúng nó là lũ giặc “cướp cả tên nòi giống tổ tiên” của con cháu Lạc hồng. Hãy ghi nhớ truyền con bảo cháu mối thù đừng bao giờ nghe lời phỉnh nịnh của lũ mặt người dạ sõi, lũ nói một đàng làm một nẻo. Lũ chúng nó bao giờ cũng cao đạo nói đến “người quân tử” nhưng hành xử như một lũ “tiểu nhân” xấu xa bỉ ổi.

    HÃY GHI NHỚ GIẶC TÀU BẤT KỂ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI, NÀO DÙ PHONG KIẾN, TƯ SẢN HAY CỘNG SẢN (GIẢ DANH) ĐỀU LÀ KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP CỦA CON CHÁU LẠC HỒNG.

  18. QL said

    “Chủ quyền thuộc về ta, gác tranh chấp, cùng nhau khai thác” ==> câu nói này tôi nhớ không lầm là của tên Đặng Tiểu bình, người đã từng tuyên bố dạy cho Việt Nam một bài học năm 79. Thực tế thì ngược lại. Trở lại với câu nói phía trên, có thể thấy rõ là không dễ gì nếu Biển Đông thuộc về Trung Quốc mà Trung Quốc lại dễ dàng tuyên bố kiểu gác tranh chấp cùng khai thác. Thực tế của câu phía trên phải được nói lại là : Biển của tôi là của tôi, biển của anh là của chúng ta mà biển chúng ta ở đây nên phải cùng khai thác. đó là triết lý mà các lãnh đạo Trung Quốc luôn thuộc nằm lòng. Tuy nhiên, làm sao có chuyện “biển chúng ta” ở đây ở đây được. Không đời nào nhân dân Việt Nam lại chịu như thế. Kiểu thông tin mị dân này ngày ngày vẫn nhan nhãn trên hệ thống truyền thông của Trung Quốc. Trong khi đó, phía Việt Nam hầu như không có phản ứng gì về các luông thông tin bất lợi như vậy cả. Đó là một thực tế đáng buồn cho nền báo chí “rực rỡ” của cách mạng Việt Nam.

  19. khong bao gio tin Trung Quoc . Lich su da chung minh roi . TQ noi mot dang lam mot neo . Dam phan , thoa thuan song phuong se roi vao cam bay cua TQ . Phai tuan thu quy tac ung xu bien dong theo luat bien 1982 va cong uoc quoc te said

    hong bao gio tin Trung Quoc . Lich su da chung minh roi . TQ noi mot dang lam mot neo . Dam phan , thoa thuan song phuong se roi vao cam bay cua TQ . Phai tuan thu quy tac ung xu bien dong theo luat bien 1982 va cong uoc quoc te

  20. nemo said

    Không bao giờ tin lão Tầu khựa . Hắn nói thế nhưng không phải thế . Đừng bao giờ mất cảnh giác

    • Ẩn danh said

      VietNam dang to chuc dau thau khai khac dau khi tai 9 lo vung bien phia Nam, thang 10/2011 co ket qua.

      Tuong lai, neu tiep tuc to chuc dau thau khai thac dau khi, va…nha thau Trung Quoc trung thau thi sao?
      Quay lai “Boxit” tren bien ah!

      Trung quoc thang loi mot cach hop phap ah!

      Khong can vu trang, DOC, COC…chi can co tien va biet cach lam thoi

  21. Dân đen said

    THIỆT QUÁ
    “Ta phải đi theo đường lối đã định ra, cũng là tư tưởng Hồ Chí Minh: tăng cường hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau. Bởi đau khổ nhất của con người là khi không hiểu nhau. Một khi hiểu nhau, vấn đề nào cũng giải quyết được. Quan hệ giữa hai quốc gia, dân tộc cũng vậy. Tăng trao đổi, thảo luận, đàm phán và kiên trì, tôn trọng pháp luật quốc tế thì sẽ tìm được hướng ra”.

    Không được nghe đầy đủ, xem các clip hành vi yêu nước chống tàu gây hấn tới clip “Vòng tròn bất tử”, cứ tưởng ta thúc mặt vào giày tàu, ta thúc mặt vào đạn tàu.

    Nhân dân lại không được thông tin, hoặc có cũng rất ít, đó là chưa nói có người, rất ít thôi, cố tình xuyên tạc, chống đối nhà nước bằng các cách khác nhau, thì người ta càng tìm mọi cớ, dù có thể chưa phải là sự thật, để tuyên truyền nói xấu.

    Về phía chúng ta, từ cơ quan có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, đến hệ thống tuyên truyền của chúng ta hoạt động CÒN YẾU.

    Cần họp báo tuyên truyền Hiệp định phân định biên giới trên bộ với Trung Quốc là hai nước Việt – Trung cùng thắng “WIN USD -WIN USD”. Hai nước đều nói như vậy. Đó có phải là sự thật không? Tôi tin là đó là SỰ THẬT.

    Mời xem bài “Biển Đông và bài học thông tin đắt giá” Tác giả: Phương Loan (thực hiện)Thứ bảy, ngày 06 tháng 08 năm 2011 Tuanvietnamnet http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-08-05-bien-dong-va-bai-hoc-thong-tin-dat-gia

  22. nguoicuadang said

    du the nao di chang nua thi nguoi dan cung la nhung nguoi da va dang phai ganh chiu nhung kho khan nghuy hiem, that khon kho,

  23. TổQuốcNhìnTừBiển said

    Đề nghị để nguyên tên Washington thay vì dịch là Oasinhton nó làm tối nghĩa cho người đọc

  24. chủ quyền thuộc ta, gác tranh chấp cùng nhau khai thác. vậy khai thác het tài nguyên rồi chủ quyền thuộc về ai? chỉ có những thằng nào ngu mới bị TQ lừa bịp. không biết ở VN có mấy thằng bị bịp?.

  25. phamdinhtan said

    Mới đọc phần trên của một Ông thì muốn nổi máu rồi-Lận léo,ngụy biện kiểu quân tử Tàu-Chính Bắc kinh làm phi trường,tuyên bố đặt tên địa hành chánh…… trên các đảo ăn cướp của ta -Đúng là tên Tào tháo hay Nhạc mất quần….lý luận kiểu “tàu”-Có điên mới nghe-

Gửi phản hồi cho Ẩn danh Hủy trả lời