BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

212. Lãnh đạo Việt Nam bị chỉ trích về vấn đề Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 26/07/2011

Asia Times Online

Lãnh đạo Việt Nam bị chỉ trích về vấn đề Trung Quốc

David Brown

Ngày 21-07-2011

Chắc chắn những tranh cãi ồn ào gần đây xoay quanh các yêu sách về chủ quyền trên Biển Đông sẽ đổ ập vào nền chính trị quốc nội Việt Nam. Làm sao để xử lý được mối quan hệ với Trung Quốc là vấn đề nhạy cảm thứ hai trong đời sống chính trị-xã hội của cả quốc gia (vấn đề số một là liệu xây dựng chế độ đa đảng có phải là một điều tốt hay không).

Sau gần hai tháng cả nước thể hiện sự nhất trí tuyệt đối trước hiểm họa Trung Quốc, vào ngày 16 tháng 7 mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh khi công an giải tán một cuộc biểu tình nho nhỏ ở gần Đại sứ quán Trung Quốc. Chính quyền Việt Nam đã dung thứ –  cũng có nguồn tin cho rằng chính quyền ngầm khuyến khích – cho những cuộc tuần hành như thế từ đầu tháng 6.

Không khí đối đầu trên đường phố Hà Nội bùng phát chỉ vài ngày sau khi một nhóm trí thức có tên tuổi chỉ trích mạnh mẽ giới lãnh đạo bởi theo như họ nói, đã không thấy được rằng “Việt Nam càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới.”

Đảng Cộng sản và chính phủ Việt Nam đặc biệt tỏ ra rất nhạy cảm với những lời chỉ trích rằng họ đang hòa hoãn thái quá với siêu cường đang nổi lên dọc theo biên giới phía bắc Việt Nam kia. Lần gần đây nhất những lời chỉ trích ấy dấy lên là vào năm 2008, sau khi chính phủ cấp phép cho một công ty Trung Quốc khai thác những mỏ bauxite khổng lồ ở Tây Nguyên.

Chiến đấu chống ngoại xâm là chủ đề thường trực trong tiềm thức của người Việt Nam. Học sinh được dạy rằng đất nước đã trụ vững được qua 1100 (*) năm nhờ không bao giờ đầu hàng giặc khi sự toàn vẹn lãnh thổ bị lung lay.

Trong số tất cả các vị anh hùng trong lịch sử Việt Nam, phần lớn được ghi công là do họ đã chiến đấu chống lại quân xâm lược Trung Quốc, làm tiêu hao sinh lực địch cho đến khi kẻ địch phải từ bỏ hẳn âm mưu. Tinh thần ngoan cường đó được thể hiện rất rõ ràng khi người Việt Nam nhất loạt đứng lên vào tháng 5 và tháng 6 vừa qua để phê phán các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông.

Trung Quốc khăng khăng tuyên bố rằng khoảng 85% diện tích 1,5 triệu kilômét vuông biển Hoa Nam –  tức “Biển Đông” – là thuộc về Trung Quốc, và Trung Quốc có chủ quyền ở đó từ thời xưa. Ngay khi có lực lượng hải quân đã phát triển lớn mạnh hơn, Trung Quốc đã trợ lực ngày càng mạnh bạo cho yêu sách của họ trong khi ngày càng coi thường yêu sách do các nước Philippin, Việt Nam và Malaysia đưa ra dựa trên các quy định của Công ước LHQ về Luật Biển.

Căng thẳng gia tăng sau khi Trung Quốc trắng trợn quấy nhiễu hoạt động của hai tàu thăm dò dầu khí Việt Nam ở sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Khi ấy, báo chí Việt Nam tràn ngập các bài thảo luận về đường hướng và biện pháp để bảo vệ chủ quyền trên biển của đất nước.

Những đòn phản công mạnh mẽ của Hà Nội – bao gồm cả một cuộc tập trận bắn đạn thật ngoài khơi và các cuộc tham vấn công khai với các bạn bè nước ngoài như Mỹ – được hoan nghênh nhiệt liệt trên các blog và mạng xã hội, cũng như trên các báo hàng ngày. 

Bước ngoặt xảy ra vào thời điểm cuối tháng 6, khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố rằng hai nước đã nhất trí làm dịu mọi ngôn từ và tiếp tục nỗ lực tìm kiếm một nghị quyết song phương về vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải.

Đối với chính quyền Hà Nội – vốn đã nhận thức sâu sắc được rằng phía Việt Nam ít có hy vọng giành được thế thắng nếu chiến tranh nổ ra thật sự – thì lùi khỏi bờ vực xung đột là khôn ngoan. Còn đối với những người dân đã quen với việc tuần hành một cách thách thức và treo các khẩu hiệu yêu nước lên Facebook, thì sự chuyển hướng mới này không phải là điều họ hoan nghênh.

Một số nhân vật nổi bật đã từ chối tuân thủ theo đường lối mới của chính quyền. Ngày 10 tháng 7, 20 trí thức có tiếng đã ký vào một bản kiến nghị gửi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và ông chủ tịch Quốc hội, đề nghị thực hiện những thay đổi căn bản trong đường lối điều hành. Họ lập luận rằng cuộc khủng hoảng gần đây chỉ là triệu chứng của một căn bệnh nguy hiểm hơn trên bình diện quốc gia. Nếu không cải cách quyết liệt, Trung Quốc sẽ tiếp tục “thâm nhập, lũng đoạn mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của nước ta” cho đến khi đất nước rơi vào địa vị chư hầu.

Các trí thức này đều không phải là những người xa lạ với đời sống chính trị-xã hội Việt Nam. Tất cả đều là những người có vai vế trong hệ thống chính trị; một số là quan chức sĩ quan và cán bộ ngoại giao cao cấp đã về hưu; một số vẫn còn tại vị. Họ là những người sinh trưởng trong các gia đình giàu truyền thống cách mạng. Nói theo ngôn từ của đảng thì họ là những “cá nhân yêu nước.” Họ nổi tiếng là những người bộc trực, thẳng thắn, nên họ thường xuyên trở thành đối tượng báo giới Việt Nam săn đón và tìm cách trích dẫn. Hơn hẳn phần lớn các luồng dư luận khác trong đời sống xã hội Việt Nam, ý kiến của họ về những gì đang khiến một bộ phận lớn công chúng bất mãn nhìn chung là có độ tin cậy cao.

Bản kiến nghị của các nhà trí thức, mặc dù trải rộng trên nhiều lĩnh vực và thường có phần cay độc, nhưng cũng cho thấy bản thân họ cũng biết rõ mức độ khoan dung của chính quyền. Bản kiến nghị không đả động tới việc thay đổi chế độ hoặc thiết lập thể chế đa đảng – quan niệm mà vì nó, rất nhiều người chỉ trích khác kém thận trọng hơn đã bị bỏ tù. Đó là một văn kiện dài mười trang, xứng đáng được chú ý đến và nhất định sẽ được chú ý đến một cách thỏa đáng.

Phần đầu của bản kiến nghị nêu luận điểm rằng tham vọng bá quyền trong khu vực của Trung Quốc đặt ra một hiểm họa to lớn. Các nhà trí thức khẳng định, kế hoạch chiến lược của Bắc Kinh nhằm khống chế Việt Nam đã được hiện thực hóa đáng kể, đến chừng mực nền kinh tế gần như nằm gọn trong tầm kiểm soát của Trung Quốc và “quyền lực mềm” của Trung Quốc đã làm mục ruỗng đời sống chính trị của đất nước.

Để minh họa luận điểm này, các nhà kiến nghị phân tích bản thông cáo báo chí chung giữa Trung Quốc và Việt Nam, ký ngày 26 tháng 6. Đó là một tuyên bố mà theo đó, có vẻ như Hà Nội cam kết tiến hành đàm phán song phương trong các vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải. Các nhà trí thức không nhất trí với thông cáo báo chí ở chỗ coi quan hệ song phương giữa hai nước là “lành mạnh, ổn định”, và họ cũng không chấp nhận việc Hà Nội đồng ý trấn áp biểu tình và dập tắt việc báo chí công kích Trung Quốc.

Những người ký kiến nghị phản đối nhiều nhất với khẳng định của thông cáo rằng “hai bên khẳng định, cần tích cực thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước, thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị.”  Họ bình luận rằng, trong khi Hà Nội dứt khoát im lặng, không đề cập tới bản chất của cái “nhận thức chung” đó, thì giới lãnh đạo và truyền thông Trung Quốc tuyên bố, khẳng định như thế có nghĩa là Việt Nam cũng nhất trí rằng các nước thuộc bên thứ ba không nên can thiệp vào tranh chấp lãnh hải.

Phần giữa bản kiến nghị tập trung vào phê bình rộng khắp các vấn đề của quốc gia. Nền kinh tế được cho là đang khủng hoảng, lại càng xấu thêm vì lạm phát, thâm hụt thương mại, nợ nần gia tăng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, và phụ thuộc vào khai thác lao động chân tay và khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Tình hình văn hóa xã hội thì xuống cấp. Công bằng xã hội bị làm ngơ, tham nhũng hoành hành, trong khi đó hệ thống giáo dục chỉ nhào nặn ra những cỗ máy kiếm điểm.

Tiếp đến, bản kiến nghị cho rằng tất cả những yếu kém này “phản ánh rõ nét . . . sự bất cập và xuống cấp ngày càng gia tăng của hệ thống chính trị – xã hội và bộ máy nhà nước ta” và “nhiệm vụ đổi mới chính trị tuy đã được đặt ra nhưng chưa có mục tiêu, biện pháp và hành động thiết thực”. Chính phủ cồng kềnh, chìm ngập trong nạn quan liêu tham nhũng. Các quyền dân chủ mà Hiến pháp Việt Nam quy định, trong đó có “quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin, quyền lập hội, quyền biểu tình… vẫn chưa trở thành hiện thực trong cuộc sống”.

Trở lại chủ đề Trung Quốc, bản kiến nghị nhận định rằng Việt Nam, vì điều kiện địa lý bắt buộc, không có cách nào khác là phải làm láng giềng với “một đất nước Trung Quốc đầy tham vọng đang trên đường trở thành siêu cường”. Việc tranh chấp các hòn đảo trên Biển Đông chỉ là một góc trong bức tranh toàn cảnh rộng lớn hơn. Việt Nam phải đối diện với mưu đồ của Trung Quốc “lũng đoạn nội bộ lãnh đạo nước ta, làm suy yếu khối đoàn kết thống nhất của dân tộc ta, làm giảm sút khả năng gìn giữ an ninh và quốc phòng của nước ta”.

Các nhà kiến nghị kêu gọi chính phủ và bộ chính trị minh bạch hóa. Họ cho rằng các nhà lãnh đạo phải “công bố trước toàn thể nhân dân thực trạng quan hệ Việt-Trung”. Các nhà lãnh đạo phải đặt lòng tin vào công dân Việt Nam, kể cả vào những người Việt sinh sống rải rác ở nước ngoài, giúp họ hiểu rõ nguy cơ mà quốc gia phải đối mặt và có cách ứng xử như những người yêu nước. Cải cách kinh tế, giáo dục và chính trị được xem như thiết yếu để “giải phóng và phát huy ý chí và năng lực của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Cuối cùng, các nhà kiến nghị chốt trách nhiệm thẳng vào các nhà lãnh đạo đảng: “Là đảng cầm quyền duy nhất hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam phải dẫn đầu”.

Nói chung, ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, các nhà cầm quyền đều không dễ chịu khi bị lên án, thậm chí ngay cả khi sự phê phán đó là của các quan giám nghị. Thật khó mà hình dung được việc bộ chính trị Việt Nam cùng lên tiếng thừa nhận rằng họ thiếu năng lực, hoặc thú nhận họ càng ngày càng kém khả năng điều hành đất nước.

Đúng hơn, nên coi bản kiến nghị của các nhà trí thức như mục đích chính là thu hút sự chú ý của công chúng quan tâm. Nó là một văn kiện phản ánh những quan điểm điển hình của các thành phần tiến bộ trong nền chính trị Việt Nam, là một tuyên bố mà những người muốn tìm cách đổi mới “từ trong hệ thống” có thể tập hợp quanh nó.

Một trong những người viết dự thảo bản kiến nghị cho Asia Times Online biết:  “Trước hết, chúng tôi muốn toàn dân biết rõ tình hình để tạo ra sự đồng thuận dân tộc. Chúng tôi không có ảo tưởng rằng Lãnh đạo Việt Nam chấp nhận tất cả các kiến nghị, nhưng cũng hướng tới sự đồng thuận của một bộ phận tích cực trong giới lãnh đạo cao nhất.

Mặc dù chính quyền Việt Nam và ban lãnh đạo đảng rất lưu ý đến sự thay đổi tâm lý của quần chúng, họ cũng đã hiểu rằng trong kỷ nguyên Internet,  họ chỉ có khả năng rất giới hạn trong việc định hình hoặc điều khiển tâm lý quần chúng. Sau khủng hoảng bauxite, cơ quan an ninh Hà Nội đã tăng cường các nỗ lực kiểm soát ngôn luận về chính trị trên môi trường blog và các mạng xã hội.

Nhưng những nỗ lực đó đều thất bại; người sử dụng Facebook và giới blogger đã nhanh chóng học được cách sử dụng các máy chủ đặt ngoài tầm kiểm soát của chính quyền. Nhờ cách đó, bản kiến nghị của các nhà trí thức đã được phát tán nhanh chóng kể từ khi nó được đưa lên trang blog của “Bauxite Việt Nam” vào tuần trước. Theo báo cáo, trong vài ngày đã có thêm khoảng 1.000 người ký tên vào đây.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đồng sự cũng đáng được thông cảm đôi chút trong tình hình này. Thật dễ tìm ra các vấn đề đáng phê phán trong đời sống xã hội ở Việt Nam, nhưng khắc phục chúng thì khó hơn nhiều. Ra lệnh thì thật dễ, nhưng thực thi lệnh thì quả thực khó. Đặc biệt, vấn đề quan hệ với Trung Quốc không thể có câu trả lời đơn giản. Cách xử trí tốt nhất đối với người láng giềng khổng lồ của Việt Nam, suốt theo chiều dài lịch sử, là một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thái độ tôn kính có chừng mực và ý chí sẵn sàng đổ máu chiến đấu đến cùng trong trường hợp không còn con đường nào khác.

Đó dường như vẫn chỉ là ý chí. Cho dù bản thông cáo chung Trung Quốc – Việt Nam ngày 26 tháng 6 có là thế nào đi nữa, cho dù bản kiến nghị của các nhà trí thức có vạch ra sự thật gì với chính quyền đi chăng nữa, cũng ít có bằng chứng cho thấy giới lãnh đạo hiện nay của Việt Nam đã và đang mềm mỏng với Trung Quốc.

David Brown là một nhà ngoại giao Mỹ đã nghỉ hưu, chuyên viết về Việt Nam đương đại. Có thể gửi thư cho ông tại địa chỉ nworbd@gmail.com.

Người dịch: Đan Thanh

Hiệu đính: David Brown & THA

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

36 bình luận to “212. Lãnh đạo Việt Nam bị chỉ trích về vấn đề Trung Quốc”

  1. […] Nguồn: https://anhbasam.wordpress.com/2011/07/26/212-lanh-d%E1%BA%A1o-vi%E1%BB%87t-nam-b%E1%BB%8B-ch%E1%BB%8… […]

  2. […] Nguồn: https://anhbasam.wordpress.com/2011/07/26/212-lanh-d%E1%BA%A1o-vi%E1%BB%87t-nam-b%E1%BB%8B-ch%E1%BB%8… […]

  3. Quan Vu said

    Theo thông tin em mới nhận được thì thời gian tới C45 sẽ làm căng thẳng hơn trong vấn để biểu tình. Hình thức vẫn theo cách cũ là áp giải tại nhà với các nhân sỹ trí thức nhưng sẽ chặt chẽ hơn. Đàn áp thẳng tay với những người biểu tình… Vậy em chỉ mong chúng ta quyết tâm và vững vàng hơn cho những lần sắp tới.. Chúc cả nhà mạnh khỏe..

  4. […] Nguồn: anhbasam.wordpress.com […]

  5. D.Nhật Lệ said

    Ông David Brown vốn là nhà ngoại giao nên
    khi viết báo vẫn quen dùng ngôn từ một cách
    cẩn thận,thậm chí phải tìm cách…giảm nhiệt
    nếu chính ông ta chưa nắm vững !
    Vả lại,đâu phải đất nước của ông mà ông có
    thể hiểu và viết cho chính xác được 100% ?

  6. quang dinh said

    CÓC CHỜ SUNG
    *
    Gần năm trăm con cóc kẹc ộp oạp
    Mấy chục cái chàm quạp ló tò he
    Bốn thằng mảng xà khò khè
    Ba trăm vạn đảng viên im re rỏ nước miếng
    *
    Cóc ngồi đáy giếng
    Đàn kiến đứng trên bờ
    Nhiều con ngẩn ngơ
    Mơ những món mồi béo bở
    *
    Bầy cóc ghẻ lở
    Con cái ồm oàm
    Lũ đực ngộp ngoạp
    Chúng mong đạp biển đông
    Cưỡi các chú khủng long
    Chém bọn BẮC KINH TRUNG CỘNG
    Cả bầy ảo mộng
    Chờ rụng chùm sung
    Súng MỸ
    *
    TÂM THANH

  7. Hanoi said

    Đại biểu Quốc hội mà buôn gian bán lận thế này:
    http://www.cuuchienbinh.com.vn/PrintPreview.aspx?ID=9585

  8. su said

    Đang còn phải căng người đấu đá tranh giành ghế, tổ quốc mới chẳng tổ cò gì – ghế quan trọng số 1 mất ghế là mất tất

  9. […] Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011 Eco World Content From Across The Internet. Featured on EcoPressed Ripe For Recycling: Food […]

  10. Mot nguoi Viet nam said

    @KhachNamDinh!
    “chống CP” ???, vài bữa nữa chắc ông dùng cụm từ ” chống nhà nước” , “chống chế độ”, “chống ĐCS” quá !??? Cẩn thận nghe…
    Cứ cho là “những người chống CP” đi (tạm dùng cum từ của ông) , mà thực ra phải gọi đó là những ý kiến đa chiều với cách điều hành , họạt động của CP mới đúng,vậy ông thuộc nhóm ng “chống CP” sáng suốt ?, hay nhóm ng tin tưởng tuyệt đối CP ? CP nói gì nghe đấy , chỉ tuyệt đối nghe , xem , đọc “Lề phải” rồi tự mãn, tự sướng ???

    Còn phân tích bài viết này?Tôi thấy chẳng có gì đáng phân tích nhiều -Tham khảo thôi ông ah , ông cứ chịu khó tìm hiểu , đọc hết các “com” đi đã rồi hãy “phán” , nếu bài này là của CP chính thức đưa ra thì mới đáng
    Cũng chẳng thể chỉ căn cứ vào một bài viết của tg nước ngoài mà đưa ra nhận định Đúng -Sai ngay đc.

  11. Dân đen said

    GIÁ NHƯ
    Nếu báo lề phải mà đăng bài này có phải vẹn cả đôi ba đường không?
    1. Trung quốc hoan nghênh vì “trái bóng hòa bình” đang nằm ở chân Việt Nam. Phía chính quyền Việt Nam cần định hướng dư luận nếu không sẽ bị tát vỡ mặt. Lý do: Chính quyền Việt Nam là người đầu têu kiếm chuyện bằng cách kích động dân chúng và tập trận. Trích ( “Chính quyền Việt Nam đã dung thứ – cũng có nguồn tin cho rằng chính quyền ngầm khuyến khích – cho những cuộc tuần hành như thế từ đầu tháng 6” ) + (“…Những đòn phản công mạnh mẽ của Hà Nội – bao gồm cả một cuộc tập trận bắn đạn thật ngoài khơi và các cuộc tham vấn công khai với các bạn bè nước ngoài như Mỹ “).

    2. Chính phủ Việt Nam cũng hoan nghênh vì :
    “Cho dù bản thông cáo chung Trung Quốc – Việt Nam ngày 26 tháng 6 có là thế nào đi nữa, cho dù bản kiến nghị của các nhà trí thức có vạch ra sự thật gì với chính quyền đi chăng nữa, cũng ít có bằng chứng cho thấy giới lãnh đạo hiện nay của Việt Nam đã và đang mềm mỏng với Trung Quốc”. Không mềm mỏng! Ừ, tùy đánh giá thôi, có người thì bảo hèn, luồn cúi, thông đồng và bán nước …

    Vì ông Mỹ David Brown đã ngầm khen ngợi chính phủ Việt Nam đang chừng mực với tàu “… sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thái độ tôn kính có chừng mực … “. Hề không mềm mỏng mà vẫn tôn kính có chừng mực nhé ( như hợp tác du lịch Bản Giốc chẳng hạn)

    Ông ngoại giao này đã giảm nhẹ tầm mức quan trọng của chính sách đối ngoại và quốc phòng chống xâm lược bành trướng Tàu bằng câu: … “Ra lệnh thì thật dễ, nhưng thực thi lệnh thì quả thực khó.”

    Ông khen Chính phủ “Bước ngoặt xảy ra vào thời điểm cuối tháng 6, khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố rằng hai nước đã nhất trí làm dịu mọi ngôn từ và tiếp tục nỗ lực tìm kiếm một nghị quyết song phương về vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải. Đối với chính quyền Hà Nội – vốn đã nhận thức sâu sắc được rằng phía Việt Nam ít có hy vọng giành được thế thắng nếu chiến tranh nổ ra thật sự – thì lùi khỏi bờ vực xung đột là khôn ngoan”. Hay ghê, Mỹ mà nghe Việt Nam và Tàu “song phương” là khen Việt Nam YÊU CHUỘNG HÒA BÌNH. Nghĩa là không song phương và đút cho Con Bành trướng ăn (đất, biển, dầu) là nó nổ súng gây ra chiến tranh. Cho nó ăn đến bao giờ và ai là người hiếu chiến, chủ chiến? Dâng đất đai tổ tiên cho giặc là tránh xung đột và KHÔN NGOAN?

    3. Các vị trí thức đọc bài này cũng vui vì được khen vì cay độc nhưng “THẬN TRỌNG” đến mức cẩn tắc vô ưu “ở tù”: “Bản kiến nghị của các nhà trí thức, mặc dù trải rộng trên nhiều lĩnh vực và thường có phần cay độc, nhưng cũng cho thấy bản thân họ cũng biết rõ mức độ khoan dung của chính quyền. Bản kiến nghị không đả động tới việc thay đổi chế độ hoặc thiết lập thể chế đa đảng – quan niệm mà vì nó, rất nhiều người chỉ trích khác kém thận trọng hơn đã bị bỏ tù.”

    4. Người dân đọc thì quá vui vì nhờ báo lề phải đăng mà biết được nhiều thông tin, bàn luận về bản kiến nghị trí thức, về việc có biểu tình gì đó, và đặc biệt là tăng thêm phần tin tưởng ở Chính phủ.

    Nhờ ơn Chính phủ KHÔN NGOAN “lùi khỏi bờ vực xung đột” mà không có chiến tranh.

    HOAN HÔ CHÍNH PHỦ NGOAN NGOÃN .

  12. Truong Sa said

    nghe noi HXS trao doi voi cac dong chi “16 chu vang ” rang : cac d/c dung lam kho chung toi nhieu qua va nhanh qua vao luc nay vi neu khong nhan dan chung toi no noi day lat do che do mat thi gay go. Chuyen Bien Dong thi cung khai thac nhung de nghi cac d/c tiep can kheo kheo !!!

  13. DO NGHE said

    Xin sửa : Giử Gìn Văn Hiến ” NGÀN’ NĂM

  14. tranHai said

    tác giả là một nhà báo Mỹ, vỉ thế, bài viết của 1 người Mỹ “ngoài cuộc” chỉ mang tính tham khảo, không thể và không nên trách họ, nêu họ đã đưa ra những nhận định không hẳn chính xác, không phải là của người VN.
    Bản kiến nghị của 20 tri thức hàng đầu của VN không phải là để tìm sự đồng thuận trong một số ít các lành đạo cao nhất của ĐCSVN…mà thông qua nó, những tri thức hàng đầu VN về nhiểu mặt, đã nói rõ thực chất hiện trạng đáng lo ngại của đất nuoc VN về nhiều mặt, và 5 kiến nghĩ rõ ràng đã chỉ ra những việc mà lãnh đạo Đảng (va QH) nên tham khảo để đưa ra những QĐ cho việc chấn hưng nước VN, tăng cường sức mạnh kinh tế, quốc phòng…nhằm đáp ứng cho yêu cầu dựng nước, giữ nước…TRƯỚC HIỂM HỌA KHÔNG CÒN NGHI NGỞ VỀ DÃ TÂM XÂM LƯỢC BÀNH TRƯỚC CỦA ĐẠI HÁN.
    tập thể 20 tri thức chắc cũng thừa hiêu, lãnh đạo ĐCSVN – với tư duy hạn hẹp và hiểu biết không nhiểu- vốn dĩ bảo thủ, theo đuổi những lợi ích không phải như lời nói của họ ‘vì dân, do dân, của dân”…và thông qua những công việc mà họ đã làm, đang làm, sẽ làm,…năng lực, phẩm chất, bộ mặt thật của họ sẽ càng lộ nguyên hình…chỉ tiếc là nước VN KHÔNG THIẾU NHÂN TÀI- NHƯNG NHÂN TÀI LUÔN LIỀN VỚI NHÂN TAI!
    tới đây, họ sẽ có thể “xiết chặt’ mọi thứ, nhưng như bài thơ của tướng Nguyễn trọng Vĩnh, 1 công thần Cộng sản, đã viết ;độc tài thì đến như Hitler là cùng, mà kết cục của Hitler, thì ai cũng đã biết : chết thảm thương bên cạnh MỘT CON CHÓ!

  15. DO NGHE said

    Cái KHÓ nó BÓ cái KHÔN
    Nào Ai Có Muốn Cúi Luồn Làm CHI
    Nghỉ Lại Cần Phải Suy ĐI
    Là lúc vận NƯỚC Chí NGUY đến RỒI
    Thằng GIẶC nằm ở Khắp NƠI
    Thằng đứng trước MẶT thàng ngồi sau LƯNG
    Gian MANH Quỷ QUYỆT Khôn LƯỜNG
    Tồn VONG tìm lấy một Đường Vinh QUANG
    Giử GÌN Văn Hiến NĂM
    Mối THÙ truyền Kiếp Ngoại Xâm Giặc TÀU
    Ngước NHÌN bốn Bể năm CHÂU
    Cùng CHUNG hiểm Hoạ Giặc TÀU nhu TA
    Cùng CHUNG xu Thế Một NHÀ
    Nô BEN Tài PHIỆT quả là Quang MINH
    Thương NGƯỜI như thể Thương MÌNH
    Nhật Hàn Loan Ấn,..Đượm TÌNH Thâm GIAO
    Xin AI Đức LỚN Tài CAO
    Vẹn toàn Lãnh THỔ Làm SAO Dân NHỜ

  16. Hồng Hà 123 said

    Không một người Việt Nam nào lại mong chiến tranh xảy ra ,điều này hoàn toàn khác với thái độ cúi đầu nhẫn nhục trước mọi ép buộc,xâm lấn ,đòi hỏi vô lý từ kẻ thù truyền kiếp của nhà cầm quyền Việt Nam .
    Tác giả cho rằng” ít có bằng chứng cho thấy giới lãnh đạo hiện nay của Việt Nam đã và đang mềm mỏng với TQ”,có lẽ không phải để bênh vực họ,mà bởi vì ông chưa hiểu hết về họ mà thôi .Đơn giản họ chỉ muốn duy trì sự tồn tại của họ trên đầu Dân Tộc này ,để làm được điều đó ,họ phải lệ thuộc vào Trung Hoa ,bất chấp quyền lợi của NHÂN DÂN và TỔ QUỐC .

  17. dan den said

    Tien trinh Bac thuoc 1990-2020 da di1/2 con duong roi.Cho Tau cong vao Tay Nguyen khai thac bauxit,cho Tau cong muon dat rung giap bien gioi,cho dan Tau vao VN khong can thi thuc visa,cho Tau cong muon dat trong Khoai,dam phan SONG PHUONG voi Tau cong ve van de Truong Sa….Nhan dan VN co thay tuong lai cua To Quoc Viet se di ve dau khong????

  18. KhachNamDinh said

    Bài viết này không làm hài lòng những người chống CP mù quáng. Họ chửi bới bất kể hành động nào của CP chẳng cần phân tích đúng sai.

    • VANANH said

      MỘT THẰNG MÙ, KHÔNG NHÌN THẤY GÌ, DÙNG TAI ĐỂ THAY NHÌN, NGHE THẤY TIÊNG LENG KENG CỦA TIỀN, DÁM MỞ MỒM BẢO NHỮNG NGƯỜI SÁNG MẮT, SÁNG LÒNG LÀ MÙ QUÁNG!
      HẾT BIẾT!

    • Ba xạo said

      MÙ QUÁNG
      Bài viết này không làm hài lòng những người YÊU Chính phủ mù quáng. Họ CA NGỢI bất kể hành động nào của CP, chẳng cần phân tích đúng sai.

      HỌ SẴN SÀNG ĐẠP VÀO MẶT BẤT CỨ AI YÊU NƯỚC MÀ DÁM ĐI BIỂU TÌNH.

  19. tronghien said

    Việt Nam là điểm giao thoa giũa hai nền văn hóa Đông-Tây. Việc tìm ra một “Chủ thuyết” – đường lối chiến lược , để xây dựng và phát triển đất nước là vô cùng cần thiết.Với quan điểm nhất quán : Đường lối theo Chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh thì dù các nhà Trí thức – Tinh hoa của đất nước, có một nghìn kiến nghị cũng “Vũ như cẩn” thôi. Mỗi khi trong tư duy con người đang luẩn quẩn với các khái niệm ” Hồn Trương Ba , da hàng thịch” và” Treo đầu dê , bán thịch chó” thì con cháu ta muôn đời còn túng quẩn
    Để phát huy nội lực toàn dân xây dựng đất nước trong điều kiện hiện nay, chúng ta phải dũng cảm thay đổi tư duy bằng cách công bố thẵng:Việt Nam là nước trung lập theo thể chế cộng hòa, Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền,mọi hoạt động thực hiện theo hiến pháp và pháp luật.Nếu làm được như thế quả là mang lại Hồng phúc cho con cháu chúng ta…..

  20. Ông này là người nước ngoài mà “bắt đúng tim đen” của VN. Quá giỏi.
    Bác f361 nói đến “thù trong giặc ngoài” cũng lại “đúng cái bụng tôi” (nói theo kiểu người dân tộc), tôi có mấy dòng chia sẻ:

    Mấy ngàn năm không thôn tính được,
    Ra bây giờ dễ ợt như không!
    Thù thì đã sẵn ở trong,
    Giặc ngoài cứ việc ung dung mà vào!
    Ngẫm lịch sử chưa bao giờ vậy,
    Sao thời nay dễ dãi, khó tin?
    Do trình độ, do tầm nhìn,
    Hay vì túi tiền mà quá u mê?
    Dân yêu nước nhất tề vùng dậy,
    Biểu tình bị giăng bẫy cản ngăn,
    Vẫn 4 tốt, vẫn chữ vàng,
    Mất nước, mất “nàng”, tội đổ cho ai??

    • Ba xạo said

      ĐỪNG LO XA
      Vẫn 4 tốt, vẫn chữ vàng,
      Mất nước, mất “nàng”, tội đổ cho ai?

      Cứ giữ vững 4 tốt đi cái đã, sẽ mất từ từ từng miếng. Quá trình đó lâu dài vài thề kỷ lận. Mất hết cả cái nước này thì không bao giờ.

      Đừng có lo xa, ít lắm chúng nó cũng chừa lại… cái đảo Phú Quốc.

      Khi đó còn ai thích nói tiếng Việt, viết chữ “quốc ngữ cũ” theo kiểu la tinh a,b,c và khoái nhận bọn cháu chắt người Việt hải ngoại là bà con ruột thịt thì ra đó ở.

  21. Ẩn danh said

    Không biết bao giờ dân ta mới mở mặt mở mày với bè bạn khắp năm châu. Với đà này thời kỳ Bắc thuộc mới e rằng còn kéo dài, đất nước ta còn phải trải qua nhiều đau thương, biển đảo của ta có ngày sẽ biến mất.

    • Ba xạo said

      MỞ MẶT – MỞ MẮT
      Nhiều người dân của ta đi xe xịn, đến tây cũng phát thèm. Nhiều người uống rượu Tây, đến Tây cũng sợ.

      Nhiều vị quan của ta ở nhà giản dị , đến tây cũng phát mê. Nhiều quan bà đi chợ hàng ngày bằng xe lửa cao tốc ĐẦN ĐỘN đến Tây cũng phát ớn.

      Một thời gian nữa, tới thời Bắc thuộc, thì toàn dân ta có quyền tự hào nhiều thứ lắm, như xe lửa cao tốc nè, Mao chủ tịch nè, Đăng anh hùng nè …

      Còn được CƯỜI như dân Tây Tạng nữa (“PLA đem lại nụ cười cho dân Tây Tạng” – theo THX).

  22. Lý Thị Phi said

    “Cho dù bản thông cáo chung Trung Quốc – Việt Nam ngày 26 tháng 6 có là thế nào đi nữa, cho dù bản kiến nghị của các nhà trí thức có vạch ra sự thật gì với chính quyền đi chăng nữa, cũng ít có bằng chứng cho thấy giới lãnh đạo hiện nay của Việt Nam đã và đang mềm mỏng với Trung Quốc.” D.Brown.
    – Nhất trí với Dân Việt, dường như ngài D.Brown chẳng hiểu nhiều lắm về những động thái của lãnh đạo VN với TQ bằng trí thức VN.

    • Phong said

      Tác giả đã không nói đến những chi tiết khác nhưng lại vô cùng quan trọng như việc đàn áp biểu tình, quấy rối các bậc trí thức như NQA, việc mập mờ trong các đồng thuận chung giữa VN và TQ về biên giới phía Bắc (thác Bản Giốc), cái cách mà chính quyền đối xử với dân miền Trung hàng ngày bị bọn cướp biển quấy nhiễu vô cớ, và hàng tá vấn đề linh tinh khác như việc đục bia, website chính phủ có thông tin TQ, nghi vấn CATQ trong các vụ đàn áp, etc

      Rõ ràng nếu cân nhắc các yếu tố trên, ta hoàn toàn có quyền nghi ngờ rằng có sự thỏa hiệp giữa CQVN và CQTQ. Tôi nghĩ là bài này chỉ có giá trị tham khảo chứ không nên xem xét 1 cách nghiêm túc.

  23. Giang Hồ Mả Lạng said

    Có bác nào moi được tin HXS ” Đồng thuận ” với TQ những gì cho e biết với.

    Cảm ơn nhiều!

    • D TâyTiến said

      Em Nga về rồi.
      Để tôi hỏi em
      Sao đi lâu thế
      Em đã làm gì
      Đồng thuận với ai
      Đồng thận cái gì…

  24. Đao Phủ Việt said

    Khi mà nền kinh tế TQ nằm đè lên nền kinh tế VN thì lúc đó VN vẫn phải chịu ảnh hưởng TQ.
    Còn chúng ta hỏi tại sao lại để như vậy? Thì câu này chỉ có các nhà lãnh đạo VN mới biết.
    Nhìn ở một góc độ nhỏ hơn thì có thể hiểu như thế này: Cơ quan tư pháp Nhật bản mở cuộc điều tra các quan chức Nhật trong vụ lót tay để thắng thầu Đại lộ đông tây, Úc điều tra vụ hối lộ để thắng thầu in tiền Polymer còn TQ thì sao? Chẳng có xử lý, điều tra gì cả mặc dù người TQ thắng thầu hàng loạt công trình, dự án lớn nhỏ tại VN, thậm chí nhiều người trong cuộc đánh giá TQ thắng là do bỏ thầu thấp có khi còn lỗ nữa!
    Điều gì ẩn chứa phía sau…..?

  25. F361 said

    Người viết chưa bị đặt vào thế hiểm nghèo như chúng ta và chưa hiểu chúng ta đang phải làm 2 nhiệm vụ một lúc : Thù trong, giặc ngoài.

    F361

  26. […] Theo: Blog ABS […]

  27. […] Lãnh đạo Việt Nam bị chỉ trích về vấn đề Trung Quốc […]

  28. Dân Việt said

    ……cũng ít có bằng chứng cho thấy giới lãnh đạo hiện nay của Việt Nam đã và đang mềm mỏng với Trung Quốc.

    Theo tôi nên viết thế này mới đúng thực tế ( xin lỗi tác giả )

    ….cũng có nhiều bằng chứng cho thấy giới lãnh đạo hiện nay của Việt Nam đã và đang ” Đồng Thuận ” với Trung Quốc.

  29. Mot nguoi Viet nam said

    Đúng là cách nhìn “từ xa” của một “nhà quan sát ” theo đường lối ôn hòa – Dù sao cũng là một góc nhìn…
    Nếu tác giả là ng trong cuộc thì sẽ có cách nhìn sâu sắc hơn

Gửi phản hồi cho quang dinh Hủy trả lời