BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

145. Hoa Kỳ cần tiến lên và chơi trò chơi tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc

Posted by adminbasam trên 01/07/2011

Wall Street Journal

Chơi bi-a trên biển Đông

Hoa Kỳ cần tiến lên và chơi trò chơi tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc

Michael Auslin

30-06-2011

Trên Biển Đông, Trung Quốc đang chơi bi-a, trong khi Mỹ đang chơi trò chơi như là Cướp Cờ (Capture the Flag). Đối với Bắc Kinh, mục tiêu là đánh những quả bóng bi-a khác văng ra khỏi bàn, để chính nó điều khiển. Trong khi đó, Washington cố gắng giữ không cho Bắc Kinh cướp được lá cờ về quyền bá chủ khu vực.

Các nhà hoạch định chính sách Mỹ cần nhận ra rằng, họ đang chơi một trò chơi khác với trò chơi của Trung Quốc và cần điều chỉnh chiến lược của Mỹ. Trong khi chuyển sang chơi bi-a là quá khiêu khích đối với Washington, nếu xu hướng này tiếp tục, chẳng bao lâu sau, Mỹ có thể thấy chính mình ở đằng sau tám trái bóng, không có nhiều lựa chọn trong việc giữ vai trò ổn định trong khu vực.

Các nhà quan sát có hai giải thích khác nhau về thách thức thực sự từ Trung Quốc. Nhiều người ở Washington tin rằng, Trung Quốc đe dọa tự do hàng hải ở biển Hoa Nam (biển Đông), do đó có khả năng làm tổn hại đến lợi ích quốc gia của Mỹ, bao gồm quyền đi lại không thể tranh cãi của các tàu Hải quân Hoa Kỳ, luồng tự do thương mại kinh tế toàn cầu và dây cứu sinh trên biển cho các đồng minh của Mỹ, như Nhật Bản và Nam Hàn.

Ngược lại, nhiều người ở Đông Nam Á tin rằng, vấn đề này là một trong những vấn đề kiểm soát tài nguyên lãnh thổ. Theo một số ước tính, khu vực nắm giữ khoảng 30 tỷ thùng dầu và hơn 200.000 tỉ mét khối khí tự nhiên. Trong khi hàng chục mỏ dầu đã được khai thác, khả năng kiểm soát việc thăm dò và khai thác tài nguyên đó trong tương lai, điều đó đã làm cho Trung Quốc có cách hành xử như thế.

Bắc Kinh đòi toàn bộ vùng biển Hoa Nam, đặt mình vô vị trí tranh giành quyền sở hữu vùng lãnh thổ có chứa các nguồn tài nguyên đã được xác định. Những khu vực có khả năng nóng nhất là Trường Sa và Hoàng Sa, mỗi khu vực được nhiều nước đòi chủ quyền, gồm Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và Philippines. Điều này có cùng một động cơ như đang chơi trò tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku, phía Bắc Đài Loan.

Các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc có thể được thực thi một cách hiệu quả nhất, do có khả năng di chuyển bất cứ nơi nào trên vùng biển trong khu vực (Trung Quốc đã đạt được điều đó) cũng như ngăn chặn các nước khác tự do đi lại. Vì vậy, quấy rối và theo dõi các lực lượng hải quân và các tàu thăm dò trên biển của các nước khác, phục vụ như một thử nghiệm thực tế về sức mạnh và ảnh hưởng của Bắc Kinh. Khi hạm đội hải quân trên biển của họ phát triển, khả năng triển khai và trải ra thêm nhiều lãnh thổ, có ý nghĩa bổ sung thêm các phô trương về sự quyết đoán trong những năm qua.

Không có nhiều lý do để tin rằng Bắc Kinh có bất kỳ suy nghĩ nào (chưa nói đến khả năng) cản trở việc đi lại trong khu vực; các hành động gây hấn rành rành như thế ngay lập tức sẽ là thách thức Hải quân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, rõ ràng là khả năng làm như thế có thể dẫn đến sức ép chính trị lên các nước nhỏ hơn, từ bỏ hoặc thay đổi các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của các nước này và kiềm chế các hoạt động hàng hải chính đáng của họ.

Có thể tất cả những điều này hoàn toàn không phải là một chiến lược, nhưng chắc chắn tương tự như các chiến thuật trên bàn bi-a. Bắc Kinh nhắm vào các quả bóng bi-a của láng giềng mình, cố gắng để loại họ ra khỏi bàn bi-a, từng nước một.

Để phản ứng lại, các nước Đông Nam Á bắt đầu kêu gọi Hoa Kỳ can thiệp. Tuần trước, Philippines cho biết, hiệp ước phòng thủ với Hoa Kỳ hồi năm 1951, sẽ bao hàm cả các mối đe dọa của Trung Quốc.

Nhưng câu trả lời của Hoa Kỳ thì không quá dễ dàng. Nếu Washington đẩy quá mạnh và yêu cầu các nước Đông Nam Á gia tăng đáng kể các hoạt động chung trên biển, có thể sẽ thấy rằng Hà Nội, Manila, Jakarta và các nước còn lại lo sợ rằng, để Trung Quốc trở thành kẻ thù thậm chí còn đáng sợ hơn là để cho Trung Quốc bắt nạt. Tuy nhiên, phản ứng từ Mỹ quá ít sẽ làm cho các nước nhỏ hơn tin rằng, có thể họ không còn có sự lựa chọn nào khác, mà phải đồng ý với các mong muốn của Trung Quốc.

Để cân bằng những quan ngại này, Washington đã kết thúc chơi một trò chơi hoàn toàn khác. Là một cường quốc hiển nhiên, Washington phần lớn đã phản ứng lại việc thử nghiệm các giới hạn của Trung Quốc đối với các quy tắc trong khu vực. Thay vì trừng phạt Trung Quốc vì hành động khiêu khích của họ, chính sách của Mỹ là cố gắng trấn an Bắc Kinh về thiện chí của Mỹ và thuyết phục các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng, Mỹ không đe dọa đến ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. Mỹ hy vọng điều này sẽ khiến Trung Quốc hành động có trách nhiệm, ngay cả khi nó bắt nạt các nước nhỏ hơn.

Cách tốt nhất để đi tới là nhận ra trò chơi của Trung Quốc, bắt đầu chơi và tìm cách thắng cuộc chơi. Washington nên tìm cách mở rộng bàn bi-a bằng cách đặt nhiều bóng hơn để chơi. Ấn Độ vừa công bố kế hoạch gia tăng tuần tra hải quân ở quần đảo Andaman và Nicobar, nằm ở lối vào Ấn Độ Dương tới eo biển Malacca. Nhật Bản đã có một sự thay đổi chiến lược, tập trung vào “bức tường đảo ở phía Tây Nam” kéo dài từ Kyushu tới phía bắc Đài Loan. Úc sẽ hiện đại hóa và tăng gấp đôi hạm đội tàu ngầm của mình trong thập kỷ tới.

Lúc đó Washington cần xúi các đối tác này đóng một vai trò lớn hơn ở gần vùng biển tranh chấp thông qua cam kết lớn hơn với các nước Đông Nam Á. Hơn nữa, các tàu của Hoa Kỳ và đồng minh nên theo dõi các tàu của Trung Quốc khi họ bắt đầu tiếp cận lãnh thổ tranh chấp và di chuyển nhanh đến các khu vực nơi các sự cố đã xảy ra.

Nói rộng hơn, mục tiêu của Washington, được thực thi thông qua Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương có trụ sở ở Hawaii, nên tạo ra một cộng đồng quyền lợi hàng hải năng động hơn ở vòng cung Ấn độ và Thái Bình Dương để chống lại sự di chuyển của Trung Quốc, nơi họ xuất hiện. Chia sẻ các nguồn thông tin tình báo nhiều hơn, liên kết huấn luyện, phối hợp (nếu không liên kết) tuần tra và những việc đại loại như thế sẽ cung cấp các biện pháp an ninh cần thiết để bảo đảm cho các nước nhỏ hơn, rằng các quyền quốc tế của họ đang được bảo vệ. Các tàu của Hoa Kỳ và đồng minh không nên ân hận về việc theo dõi tàu hải quân Trung Quốc khi họ bắt đầu tiếp cận vùng lãnh thổ tranh chấp.

Cuối cùng, các nhà chính trị thẳng tính, chẳng hạn như Thượng nghị sĩ Jim Webb, người đã cảnh báo về một “thời khắc Munich” đang đến ở châu Á, sẽ làm rõ các vấn đề đang lâm nguy. Dù muốn hay không, Mỹ sẽ phải bắt đầu dịch chuyển một số quả bóng bi-a xung quanh bàn.

Ông Auslin là Giám đốc Nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ và là một nhà bình luận của báo Wall Street Journal. Ông còn là tác giả của quyển sáchPacific Cosmopolitans: A Cultural History of U.S.-Japan Relations” (Nhà xuất bản Harvard University, 2011).

Ngọc Thu dịch từ: http://online.wsj.com/article/SB10001424052702304450604576417500592116010.html

18 bình luận trước “145. Hoa Kỳ cần tiến lên và chơi trò chơi tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc”

  1. […] Ngọc Thu dịch từ: http://online.wsj.com/article/SB10001424052702304450604576417500592116010.html Print PDF […]

  2. […] https://anhbasam.wordpress.com/2011/07/01/hoa-k%e1%bb%b3-c%e1%ba%a7n-ti%e1%ba%bfn-len-va-ch%c6%a1i-tr… […]

  3. […] Theo https://anhbasam.wordpress.com […]

  4. LƯƠNG BẠI LIỆT south 3 TÀU said

    Bọn TÀU lớn xác bắt nạt nước bé không nhớ bài học của MỸ dạy cho phát xít NHẬT – chỉ 1 đầu đạn HẠT NHÂN của MỸ là đi đứt cái LƯỠI BÒ TÀU ngay HẠT NHÂN

    • Tomboy said

      Đừng nghĩ bậy, thằng khựa cũng có hạt nhân,chỉ có cái nó sợ là.. he. he…”BÁT QUỐC LIÊN QUÂN”

  5. Dântộc said

    Trên các báo đồng loạt đăng tin Thượng viện Mỹ thông qua Nghị quyết trong đó kêu gọi ủng hộ tìm kiếm giải pháp Hòa bình cho biển Đông trên cơ sở Đa phương để giải quyết tranh chấp. Nghị quyết này được đa số các nước trên thế giới ủng hộ và tất nhiên trong đó có VN

    Cần phải nói rõ một số điểm:

    1/ Vấn đề ổn định trên biển Đông, giải quyết các tranh chấp ở đây liên quan đến nhiều nước và những qui ước luật quốc tế đã được công nhận. Quyền lợi trên biển Đông liên quan đến nhiều quốc gia nên việc thảo luận song phương không được dư luận Quốc tế đồng tình. Điều này rất có lợi cho những nước yếu như VN đàm phán với TQ, đồng thời tránh việc các nước có liên quan đi đêm với TQ chia rẽ phong trào (ĐCSVN đã lén lút thông qua cái gọi là Thỏa thuận chung giữa hai đảng VN-TQ là điều thế giới không đồng tình)

    2/ Nghị quyết này là cái tát vào mặt ĐCSTQ những kẻ hung hăng đòi dậy cho VN một bài học, đang công khai cổ súy kêu gọi chiến tranh nếu VN không biết nghe lời. Như vậy nước nào khơi mào chiến tranh sẽ bị Quốc tế lên án và chống lại, điều này rất có lợi cho các nước yếu như VN trong tranh chấp trên biển Đông với TQ

    Giải quyết tranh chấp bằng giải pháp Hòa bình không có nghĩa là chúng ta phải nhân nhượng với kẻ thù. Chủ quyền của đất nước không một kẻ thù nào được phép xâm phạm và không một kẻ nào được phép đem ra mặc cả, mua bán sau lưng nhân dân nhằm mưu cầu cho nhóm lợi ích riêng

    Nhân dân VN cần nêu cao cảnh giác tránh bị ĐCSVN lừa bịp với luận điệu không muốn chiến tranh sảy ra để bán nước cho kẻ thù. Thời đại ngày nay cùng với tuyên bố trên cho thấy không phải một nước mạnh như TQ muốn làm gì cũng được

  6. Dântộc said

    Mình bên DLB mới qua lần đầu. Nghe tiếng và được đọc nhiều bài của anhbasam, nhưng sao vào đây tìm hoài không thấy lời kêu gọi xuống đường ngày 3/7 của Nhóm thanh niên Việt nam yêu nước nhỉ. Mong có nhiều bàn tay chung sức để chuyển lửa cho quê hương

  7. Ẩn danh said

    viet nam giong nhu mot con kien .trung quoc giong nhu mot con voi . nhung con voi cung co mot cho ho de cho con kien bo vao tai . vay thi tai sao minh pia so

  8. […] Theo Anhbasam […]

  9. phamdinhtan said

    Kính Anh Ba-rất vui khi Anh đã “giành ” lại được nhà và Anh làm mới là hay ,thích hợp theo tôi nghĩ- Lúc trước chép của Anh coi như “ăn cướp” hết trơn bao nhiêu công sức khổ cực của Anh-Nay Anh làm trang chủ như thế thì bài xin trọn,còn tin tức chỉ chép một khúc , người ta muốn đọc thì theo đường dẫn Anh thiết kế sẵn qua mà đọc-Tôi không “ăn cháo đá bát” nên cứ phân vân cái việc “xin” của Anh-Nhưng do dở nên tôi đã nói là “dựa vào Anh” (không ăn ké nhé)-Cho nên lần này “Anh làm” thế tôi rất mừng.
    Xin cho Anh được sức khỏe và “bình an”-Tôi còn cục cưa để dựa vào Anh “khai Dân trí” ( lúc Kami làm TTHN để trang Anhbasam là như thế)
    Chúc tất cả Bà con ở đây được “vui ” và gởi lời cám ơn là nhiều khi tôi đã xin bài nhờ đường dẫn của Bà con ở đây-.
    ANHBASAM———>Phamdinhtan “hai đầu đất nước………)
    Trân trọng.

  10. […] Theo Anhbasam […]

  11. Dân đen said

    THẾ NÀO LÀ BẮT NẠT?
    “Để Trung Quốc trở thành kẻ thù thậm chí còn đáng sợ hơn là để cho Trung Quốc bắt nạt”. Gậm nhấm lãnh thổ, cướp đoạt tài nguyên, làm suy yếu láng giềng về mọi mặt để đồng hóa = bắt nạt?

  12. cslykhai said

    do la con duong duy nhat de hoa ky bao ve duoc ly tuong tu do va cong ly

  13. […] Theo Anhbasam ____________________________ […]

  14. Ẩn danh said

    nguoi My luon tinh truoc hang chuc nam chu khong thien can nhu chung ta nghi. Lich su da cho thay dieu nay .

  15. Hoa Dung Lộ (Campuchia) said

    Trung Cộng có âm mưu rất rõ ràng là từng bước từng bước vươn lên tiến tới hạ gục Mỹ. Hoa Kỳ đã bị Trung Cộng lừa hết đợt này đến đợt khác, từ khi hất cẳng Đài Loan cho nó vào Liên hợp quốc, rồi khi cho nó vào WTO…. Nay Trung Cộng đã thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ, đã mạnh hẳn lên về kinh tế, quân sự, tin học… Trung Cộng sẽ ra đòn một ki mạnh thêm chút nữa, và do đó, Hoa Kỳ sẽ gục ngã thực sự. Điều này đã được cảnh báo từ thời Mao còn sống kia mà. Bọn Trung cộng là lũ người lừa dối hèn hạ và rất xấu chơi. Bọn nó đưa ra chiêu bài “5 không”, trong đó có “Ra thế giới thì không chống Mỹ” nhưng thực chất chỉ là để lừa Mỹ để yên và tạo điều kiện cho chúng phát triển. Đó là những bài chúng học từ tổ tiên chúng hàng ngàn năm nay chuyên lừa đảo để tranh giành cướp nước người. Người Trung Quốc họ bảo nhau rằng : “Thế kỷ 21 là thế kỷ của Trung quốc” mà. Tiếc là Mỹ và thế giới cũng như lãnh đạo VN thức tỉnh quá muộn !

  16. Ẩn danh said

    Bai viet chi ly, di sat tinh hinh thuc te, lam cho cac nuoc nho thay phan khoi va yen tam neu duoc nhu vay !

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

 
%d người thích bài này: