BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Sáu 17th, 2011

112. Căng thẳng trên biển Đông: có thể có một giải pháp?

Posted by adminbasam trên 17/06/2011

Scribd

Phỏng vấn GS Carlyle A. Thayer:

Căng thẳng trên biển Đông: có thể có một giải pháp?

 14-06- 2011
HỎI: Đánh giá của ông về những căng thẳng gia tăng gần đây nhất trên Biển Đông là gì?

ĐÁP: Cả Trung Quốc và Việt Nam đang đi tới tiến trình xung đột nếu họ không ngưng việc gia tăng những rủi ro trong việc đáp trả lẫn nhau. Việt Nam đã phản đối các hành động của tàu dân sự giám sát biển Trung Quốc trong vụ cắt cáp, bằng cách gửi các tàu hộ tống đi cùng với các tàu thăm dò dầu khí của mình. Nếu Trung Quốc gửi thêm tàu tới để thực thi quyền tài phán của họ, có mỗi khả năng xảy ra sự cố như một vụ va chạm hoặc thậm chí đọ súng tùy thuộc vào hành động khiêu khích.

Phản ứng của Trung Quốc với thái độ thù địch ngay từ đầu. Thậm chí Trung Quốc còn không them điều tra bất kỳ sự cố nào. Hành vi của Trung Quốc có khả năng nhấn chìm các cuộc đàm phán đang thực hiện giữa Trung Quốc và ASEAN trong việc áp dụng các hướng dẫn thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) năm 2002 và do đó cản trở kế hoạch cho một bộ luật ràng buộc pháp lý hơn: Quy tắc Ứng xử.

Những sự kiện gần đây trên Biển Đông cũng liên quan đến Philippines, nghĩa là tranh chấp lãnh thổ sẽ nổi bật vào tháng 7, khi các cuộc họp ASEAN được tổ chức tại hội nghị thượng đỉnh hàng năm và các cuộc họp liên quan. Áp lực quốc tế sẽ gia tăng đối với tất cả các bên, đặc biệt là Trung Quốc, để chấm dứt hành động khiêu khích và thỏa thuận một hòa ước hòa bình tạm thời. Nếu Trung Quốc phản ứng tiêu cực, điều này có thể tác động đến Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á dự kiến tổ chức ở ​​Jakarta vào tháng 10 khi Hoa Kỳ dự định ​​sẽ tham dự lần đầu tiên.

HỎI: Làm sao ông thấy kết quả này bây giờ khi Việt Nam tiến hành tập trận bắn đạn thật?

ĐÁP: Tập trận bắn đạn thật của Việt Nam là sự phản kháng lên tới đỉnh điểm. Việc tập trận liên quan đến việc pháo binh ven biển vào ban ngày và bắn súng hải quân vào ban đêm. Không có bắn thử tên lửa chống tàu. Khu vực có liên quan trải dài từ bờ biển đến đảo Hòn Ông xa 40 km. Việc tập trận đã không tiến hành gần nơi hai sự cố cắt cáp đã diễn ra. Và việc tập trận đã được thực hiện rất gần với đất liền để không có khả năng xảy ra bất kỳ sự liên quan nào đến tàu Trung Quốc.
Trung Quốc đã phản ứng có thể dự đoán – điên cuồng và bi thảm. Thực ra, Trung Quốc đã thông báo rằng họ sẽ tiến hành tập trận hải quân ở Tây Thái Bình Dương trước khi Việt Nam tuyên bố tập trận bắn đạn thật. Tàu Trung Quốc sẽ chỉ bị đe dọa nếu chúng xâm nhập vào lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam, không phải bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của VN.
HỎI: Các phương tiện truyền thông nước ngoài nói rằng Việt Nam đã kêu gọi hòa giải quốc tế và muốn Mỹ giúp đỡ. Năm ngoái, Mỹ cho biết quyết định trong tranh chấp biển Hoa Nam là “lợi ích quốc gia” của mình – Chính xác đó là những gì lợi ích?

ĐÁP: Lập trường của Việt Nam đã được công bố trong câu trả lời về câu hỏi của một phóng viên tại buổi họp báo của Bộ Ngoại giao. Không phải là một sáng kiến ​​mới.
Lợi ích của Mỹ là duy trì sự an toàn và tự do hàng hải trên các tuyến đường biển quốc tế đi qua biển Hoa Nam. Mỹ có lợi ích quốc gia để thấy rằng những con tàu do Mỹ sở hữu và những con tàu do các đồng minh và bạn bè của Mỹ và tàu chở hàng hóa đến Hoa Kỳ và từ Hoa Kỳ không bị quấy nhiễu.

Mỹ cũng đã tuyên bố họ quan tâm trong việc ngăn chặn bất kỳ nước nào sử dụng quyền bá chủ trên biển Hoa Nam. Tuy nhiên, Hoa Kỳ sẽ không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ.

HỎI: Thực tế, giải pháp gì có thể đạt được trong vấn đề này? Dường như chuyện đã xảy ra vào quá lâu, để đạt được một “giải pháp” sẽ vô cùng khó khăn.

ĐÁP: Giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Nam có lẽ không bao giờ thực hiện được. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi trên hầu hết biển Hoa Nam không căn cứ vào luật pháp quốc tế và do đó không tuân theo thỏa thuận. Tuyên bố của Trung Quốc cắt sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế mà Philippines và Việt Nam đã tuyên bố.

Trong khi đó, căng thẳng hiện tại có thể được giải quyết bằng cách tất cả các bên liên quan đồng ý kềm chế đe dọa hoặc sử dụng vũ lực và để duy trì hiện trạng, và hoàn tất việc đàm phán các hướng dẫn để thực hiện bản Tuyên bố Ứng xử (DOC). Điều này sẽ mang lại một số ổn định và có thể đoán được mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước ven biển. Đây là điều tốt nhất có thể hy vọng bởi vì DOC mà Trung Quốc đã đồng ý với các nước thành viên ASEAN. Những đề nghị khác nhau cho hoạt động hợp tác về DOC có thể thực hiện cả phương pháp thực hiện và xây dựng lòng tin.

Về lâu dài, tranh chấp chủ quyền có thể xếp lại và các nước liên quan có thể đồng ý phát triển hợp tác [khai thác] tài nguyên thiên nhiên trong khu vực. Họ cũng có thể áp dụng một quy tắc ứng xử nghiêm ngặt hơn nhưng để điều này có được ràng buộc pháp lý, sẽ cần phải có ý nghĩa của một hiệp ước.

Ngọc Thu dịch từ: http://www.scribd.com/doc/57825488/Thayer-China%E2%80%99s-Strategy-in-the-South-China-Sea-and-the-Prospect-for-Armed-Conflict

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , | 20 Comments »

111. Những điều làm hạn chế mối quan hệ Mỹ-Việt

Posted by adminbasam trên 17/06/2011

The Diplomat

Những điều làm hạn chế mối quan hệ Mỹ-Việt

Richard Pearson

Ngày 14 tháng 6 năm 2011

Quan hệ Mỹ-Việt đã được làm cho biến chuyển trong những năm gần đây. Nhưng để cho mối quan hệ này tốt đẹp hơn nữa thì Hà Nội phải bắt đầu có những thay đổi về nhân quyền và dân chủ. 

Mùa hè năm nay đánh dấu 36 năm ngày Sài Gòn thất thủ, 16 năm Mỹ và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao và 14 năm ngày Mỹ khai trương sứ quán tại Hà Nội. Hôm nay thì hai nước đều đang thấy họ chia sẻ nhiều quan điểm hơn về những vấn đề có tầm rộng lớn hơn bao giờ hết. Quả thực các nhà ngoại giao thậm chí đã dùng những từ ngữ nói về một “mối quan hệ chiến lược” đang phát triển giữa Hà Nội và Washington.

Các nhà hoạch định chính sách của cả hai nước có lý do chính đánh để hãnh diện và hăng hái khi nói về những thành tựu của họ và tiềm năng to lớn để phát triển một mối quan hệ thậm chí còn vững chắc hơn nữa trong những năm tới. Phát biểu hôm 31 tháng 5 tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, thứ trưởng ngoại giao phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell đã nói tới việc Washington “mong muốn và có ý định thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ này [mối quan hệ Mỹ-Việt”.

Mặc dù cả hai nước đúng là đang mong muốn xích lại gần nhau hơn nữa, mặc dù Việt Nam vẫn chưa có những cải thiện về nhân quyền và các quyền tự do chính trị, song chính quyền của Barack Obama vẫn giữ lời cam kết với chính quyền Việt Nam bằng toàn bộ khả năng của mình mà không để mất mối thiện cảm của công chúng Mỹ và Quốc hội Mỹ. Tuy cả hai bên cho đến nay đều vẫn tiếp tục có những cơ hội cho sự điều chỉnh và thỏa hiệp, song trách nhiệm giờ đây dứt khoát thuộc về Hà Nội ấy là Hà Nội phải thỏa hiệp với Mỹ bằng cách theo đuổi những cải cách chính sách quốc nội, nhất là trong lĩnh vực tự do chính trị và các quyền dân sự. Nếu Việt Nam thực lòng giải quyết những vấn đề quốc nội này của họ – đây là điều được Campbell gọi là một “yếu tố hạn chế” trong quan hệ giữa hai nước – thì chính quyền của Obama sẽ có nhiều điều kiện hơn nữa để làm việc với Việt Nam và cho phép mối quan hệ giữa hai nước phát triển lên một tầm mức tiếp theo.

Kể từ khi nhậm chức đến nay thì Obama đã có nhiều nỗ lực chính trị nhằm theo đuổi mối quan hệ vững chắc với Đông Nam Á. Washington trong suốt tám năm trước đó đã tỏ ra không còn chú ý nhiều tới Đông Nam Á nên khi lên nắm quyền Obama đã lập tức tăng cường sự cam kết của Mỹ với khu vực quan trọng này. Kể từ khi Obama trở thành tổng thống thì cam kết của Mỹ với Việt Nam đã gia tăng đặc biệt nhanh – tới một mức độ chưa từng thấy kể từ cái thời kỳ sung sướng đến bốc đồng khi Tổng thống Bill Clinton tới thăm Hà Nội năm 2000 và có một bài phát biểu lần đầu tiên của một nguyên thủ nước ngoài được truyền trực tiếp khắp Việt Nam.

Trong khi theo đuổi mối quan hệ chắc chắn hơn với Đông Nam Á và bảo vệ lợi ích hàng hải của Mỹ thì lợi lộc đầu tiên mà Mỹ nhận được là sự tức giận của Bắc Kinh ấy là tại cuộc gặp của các ngoại trưởng tại Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Hà Nội tháng 7 năm ngoài Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đặt Mỹ vào cùng hàng ngũ với các nước Đông Nam Á khi bà nêu bật mối lo ngại về những tuyên bố chủ quyền hàng hải đầy tham vọng của Trung Quốc ở Biển Hoa Nam [Biển Đông] và bà kêu gọi “một tiến trình ngoại giao hợp tác của tất cả các bên tranh chấp.”

Những hành động như vậy của Mỹ đã được hoan nghênh nhiệt liệt tại một Hà Nội giờ đây đang háo hức thúc đẩy sự hội nhập chính trị và kinh tế với thế giới và đang ngày càng phải cảnh giác với Trung Quốc. Mặt khác, sự ngỏ lời gần đây nhất của Mỹ [đề nghị của Hillary Clinton] có lẽ rút cục đã làm cho hầu hết lãnh đạo Việt Nam hết tin tưởng mù quáng vào suy nghĩ cho rằng Washington luôn tìm cách đạo diễn một “diễn biến hòa bình” để thoát khỏi sự cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sự tiếp đón nhiệt tình của Việt Nam hồi tháng 8 năm ngoái dành cho cả hàng không mẫu hạm USS George Washington đi qua vùng biển Việt Nam lẫn chuyến dừng chân ngay sau đó của tàu khu trục USS John S. McCain mang tên lửa hành trình đã chứng minh rằng Hà Nội giờ đây đang coi trọng mối quan hệ an ninh vững chắc với Mỹ. Cũng vậy, việc Việt Nam quyết định gia nhập Đối tác Xuyên Thái Bình Dương [Trans-Pacific Partnership] đang lặng lẽ nổi lên như là diễn đàn ưu tiên châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ đã cho thấy rõ là Hà Nội muốn hội nhập chính trị và kinh tế nhiều hơn nữa cũng như Hà Nội giờ đây ngày càng cảm thấy thoải mái với một Hoa Kỳ đang kiên quyết cam kết sâu với Đông Nam Á.

Tuy nhiên Việt Nam vẫn tiếp tục có những hành xử ở trong nước khiến cho các nhà quan sát của Mỹ phải xa lánh và làm cho một kiểu mối quan hệ gắn bó mà Hà Nội đang mong đợi trở nên bất khả thi và chính quyền của Obama thì không thể biện hộ nổi trên phương diện đạo lý.

Những vụ đàn áp gia tăng nhằm vào các nhà hoạt động chính trị và tôn giáo, việc khởi tố và kết án bất công các nhà bất đồng chính kiến cũng như việc tiếp tục duy trì những quy định hạn chế nhằm vào Internet, truyền thông và báo chí đang khiến cho Việt Nam khó lòng mà nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của một chính quyền Obama hiện đã bắt đầu đối mặt với những luồng dư luận phản đối mạnh mẽ ở trong nước.

Toàn bộ những điều nói trên có nghĩa là Hà Nội cần phải tiến lên một cách dứt khoát. Với những căng thẳng ở Biển Hoa Nam [Biển Đông] không thấy có dấu hiệu dịu đi trong ngắn hạn và với việc Trung Quốc đang tiếp tục tăng cường khả năng hải quân thì một mối quan hệ Mỹ-Việt vững chắc đang là vì lợi ích của cả hai bên (dẫu rằng phải thừa nhận một sự thật về động lực sức mạnh toàn cầu và an ninh châu Á là Mỹ có tầm quan trọng đối với Việt Nam nhiều hơn là Việt Nam có tầm quan trọng đối với Mỹ).

Sự cởi mở của chính quyền Obama đối với Việt Nam đã đạt đến ranh giới buộc phải chấp nhận trong xã hội dân chủ và những giá trị của Mỹ và giờ đây đã đến lúc Hà Nội phải thực hiện hành động tiếp theo. Chỉ có bằng cách làm như vậy thì cả Hà Nội lẫn Washington mới có thể phát triển được mối quan hệ vững chắc mà cả hai bên đang có lý do chính đáng để tìm kiếm mối quan hệ đó.

Richard Pearson phó giám đốc phụ trách các chương trình về Trung Quốc, Việt Nam và Biển Hoa Nam của Quỹ Maureen and Mike Mansfield Foundation.

Người dịch: Hiền Ba

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Quan hệ Mỹ-Trung, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , , | 37 Comments »

 
%d người thích bài này: