BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Sáu 9th, 2011

95. Việt Nam và Con Rồng

Posted by adminbasam trên 09/06/2011

THE WALL STREET JOURNAL

Việt Nam và Con Rồng

Đông Nam Á cần sự ủng hộ của Mỹ để đứng lên chống lại hành xử côn đồ của Trung Quốc

Ngày 8 tháng 6 năm 2011

Việc công khai bày tỏ sự phản đối là điều xảy ra hiếm hoi tại Việt Nam là nơi mà chính quyền cộng sản thường xuyên theo dõi và hạn chế mọi sự tụ tập ở nơi công cộng, nhất là khi sự tụ tập là vì một mục đích chính trị. Vì thế khi các cuộc biểu tình xuất hiện thì đó là một dấu hiệu cho thấy chính quyền đã bắt đầu coi sự công khai bày tỏ sự phản kháng là một vấn đề nghiêm túc để cho phép một sự náo động nào đó không quá ầm ĩ và kết thúc chóng vánh.

Vào hôm Chủ nhật vừa qua tại Hà Nội, hàng trăm người đã tập hợp để phản đối Trung Quốc gây hấn ở Biển Hoa Nam [Biển Đông]. Hôm 26 tháng 5, một tàu tuần tra của Trung Quốc được cho là đã cắt đứt cáp thăm dò của một chiếc tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam khi nó đang tiến hành công việc nghiên cứu địa chấn trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ngoài ra Việt Nam còn tuyên bố rằng tàu của Trung Quốc hôm 1 tháng 6 đã nã đạn cảnh cáo vào ngư dân Việt Nam đang đánh bắt cá ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Biểu tình cũng diễn ra tại Thành Phố Hồ Chí Minh vào hôm Chủ Nhật tuần qua và báo chí Việt Nam do nhà nước quản lý chỉ đến lúc ấy mới vội vội vàng vàng công khai chỉ trích cách hành xử kiểu côn đồ của Bắc Kinh.

Những tranh chấp chủ quyền ở Biển Hoa Nam từ lâu nay đã là một vấn đề dễ gây ra sự căng thẳng trong khu vực, song chính sách ngoại giao trong những năm gần đây đã đột ngột rẽ sang một bước ngoặt mang màu sắc gây gổ. Ngay cả trước khi Trung Quốc hồi năm ngoái đã gọi vùng biển giàu tài nguyên mỏ này là một “lợi ích cốt lõi” thì chính sách hàng hải ngớ ngẩn của Bắc Kinh đã dẫn đến những tình huống khó xử không kéo dài song nhiều khi máu đã đổ và báo hiệu một sự xung đột nghiêm trọng hơn.  

Mỗi khi căng thẳng xảy ra thì Việt Nam hầu như đều giữ im lặng. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có một lịch sử lâu dài những cuộc xâm lăng của Trung Quốc, thế nhưng mối quan hệ được cải thiện gần đây vẫn khiến Hà Nội e ngại tự khẳng định rõ ràng thái độ chống lại kẻ thù truyền kiếp này. Điều này giờ đây dường như đã sắp sửa thay đổi. Trước đây chính quyền Việt Nam đã bỏ tù các blogger và nhà hoạt động vì họ chỉ trích chính sách bạc nhược của Việt Nam đối với Trung Quốc. Nay thì Hà Nội có vẻ như đã sẵn sàng để kêu gọi sự chú ý trên quy mô rộng hơn tới trường hợp của Việt Nam. 

Điều nan giải nằm ở chỗ Việt Nam có nguy cơ phải chịu sự rủi ro ấy là Việt Nam đang đẩy cao sự quan tâm của nhiều người theo cách đất nước này tự để lộ ra điểm yếu của mình. Mặc dù sáu nước hiện đang có tuyên bố chủ quyền chồng chéo đối với các hòn đảo ở Biển Hoa Nam, song chính sách ngoại giao ở khu vực này hầu như đều lựa chọn hình thức thỏa thuận song phương giữa các bên tranh chấp. Song, giống như các nước khác ở Đông Nam Á đang có tranh chấp chủ quyền như  Philippine, Malaysia và Brunei, Việt Nam một thân một mình đã không có dũng khí để đi đến những thỏa thuận có tính xây dựng với Trung Quốc. Hiện trạng thỏa thuận cho tới lúc này chỉ là dựa trên những tuyên bố khẳng định quyền sử dụng thuộc về lịch sử là điều hoàn toàn không đủ rõ ràng để bắt các bên phải chấp hành.

Vì thế đối với Hà Nội thì việc đặt mối quan hệ song phương ôn hòa nếu không muốn nói là quá ư ôn hòa vào tình thế rủi ro qua việc tán thành tình cảm công khai chống Trung Quốc sẽ dường như là một sự tự sát – trừ phi, dĩ nhiên, Việt Nam có những lý do để tin rằng họ có nhiều bạn bè đứng về phía mình hơn là những gì mà một mối quan hệ thuần túy song phương có thể đem lại. Tại cuộc Đối thoại thường niên Shangri-La tại Singapore vào cuối tuần qua, bộ trưởng quốc phòng của Việt Nam Phùng Quang Thanh đã hưởng ứng người đồng nhiệm của Philippine và Malaysia khi khẳng định rằng sự tranh cãi om sòm giữa nước ông với Trung Quốc được giải quyết mà không cần có sự can thiệp của các bên thứ ba.

Thế nhưng xu hướng rành rành khác xảy ra gần đây nhất lại cho thấy trong đó có một vai trò dứt khoát của các bên thứ ba – của một bên thứ ba, nói riêng. Có lẽ Hà Nội chỉ thừa nhận đãi môi tầm quan trọng của việc đàm phán song phương với Trung Quốc, song Hà Nội từ lâu nay đã nỗ lực tạo điều kiện chắc chắn để có được sự hỗ trợ của Mỹ. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ  Robert Gates đã nói tại Singapore rằng sự hòa giải trung gian hợp pháp của bên ngoài sẽ là chìa khóa để giải quyết sự tranh cãi. “Tôi lo sợ rằng nếu không có luật đi đường [rules of the road] và những cách tiếp cận được thỏa thuận để giải quyết những vấn đề này thì những va chạm chắc chắn sẽ xảy ra.”

Sự ủng hộ của Mỹ chắc chắn sẽ được chào đón. Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN, có bốn nước có tranh chấp chủ quyền với nhau song đã cố gắng gạt sự tranh cãi nhỏ nội bộ sang một bên để cùng nhau đối phó trước Trung Quốc như là một mặt trận thống nhất. Một bộ quy tắc ứng xử đa phương chính thức ở Biển Hoa Nam được thảo luận từ gần một chục năm nay mới đây đã được sửa lại song có lẽ rồi nó cũng lại chịu số phận bị chỉm nghỉm. Song, với sự ủng hộ của Mỹ, ASEAN có thể tập hợp được sự thống nhất để chủ động ngăn chặn trước một sự xung đột.

Còn về phía Trung Quốc thì bộ trưởng quốc phòng Lương Quảng Liệt đã nói tại  Singapore hôm Thứ Sáu rằng “Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Hoa Nam,” trong khi ông ta lưu ý rằng những hành động gần đây của hải quân Trung Quốc ở vùng biển này là để theo đuổi “sự phát triển hòa bình.” Cách tốt nhất để đảm bảo các nước khác trong khu vực này đoàn kết được với nhau cùng với Mỹ là chống lại cách hành xử côn đồ của Trung Quốc.

Bài đăng trên trang 11, báo giấy The Wall Street Journal

Ảnh: Người dân Việt  Nam tổ chức một cuộc biểu tình chống Trung Quốc phía trước tòa Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội (AP)

Người dịch: Hiền Ba

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Khối XHCN sụp đổ, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: , , , , , , | 1 Comment »

94. Viết sau ngày 5-6

Posted by adminbasam trên 09/06/2011

Đôi lời: Tiếp tục có những bài viết hay về cái ngày 5-6-2011 đã đi vào lịch sử. Độc giả LP mới gửi email: Bài của nhà thơ Đỗ Trung Quân và cho biết “Cháu thấy bài này trên Facebook nên gởi cho Chú. Bên blog của nhà thơ hình như vẫn chưa đăng”.

Ảnh (Nhà báo Nguyễn Quốc Thái gửi từ Sài Gòn cho Ba Sàm. Người chụp: Cao Lập): Từ trái qua: Đình Vượng, Vương Đình Chữ, cụ Nguyễn Đình Đầu, cựu “quan chức” Mặt trận Tổ quốc Lê Hiếu Đằng, Nhà thơ Đỗ Trung Quân, Nhà báo Nguyễn Quốc Thái, cô Trần Tử Vân Anh, André Menras Hồ Cương Quyết, Huỳnh Tấn Mẫm- có thể khác tuổi tác, tôn giáo, dân tộc, quá khứ, thậm chí cả chính kiến … nhưng cùng chung một tình yêu đất nước.

Viết sau ngày 5-6

Đợi mọi cảm xúc lắng xuống. Bây giờ mới có thể ghi lại vài cảm nghĩ của buổi sáng 5- 6-2011.

Cuộc tuần hành lừng lẫy của thanh niên Sài Gòn – Hà Nội. Tôi đi cùng những  người lớn tuổi cụ GS sử học lão thành Nguyễn Đình Đầu và nhân vật không xa lạ với phong trào đấu tranh đô thị trước 1975. Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng, Lê Công Giàu, Cao Lập… để bày tỏ thái độ trước nguy cơ ngoại xâm thì tuần hành hay chỉ đứng tham gia trong đám đông thì già hay trẻ , dù hét to những khẩu hiệu hay chỉ giơ cao nắm tay nó cũng cùng đều chung mục đích vì Tổ quốc . Nó không như một nhận định hỗn xược với lời lẽ chợ búa, thiếu văn hóa của một Blogger còn trẻ [ chắc chắn tuổi tác còn chưa ngang bằng với con cái của giáo sư ] gọi họ là những lão già đi “ sô hàng“.

Cụ Nguyễn Đình Đầu, nhà Sử học, trí thức 92 tuổi và những nhân vật đứng đắn hẳn không chấp thứ ngôn ngữ chợ búa ấy [ vì thế, tôi không nhất thiết dẫn đường link ở đây ].

Tháng 6- 2008.

Khi còn lưu trú tại Hoa Kỳ nơi nhà của một người bạn vong niên, dịch giả Hoàng Ngọc Biên, tôi xem cuộc rước đuốc Olympic Bắc Kinh băng qua Sài Gòn – Việt Nam qua truyền hình VTV 4, khi mà hình ảnh Hoàng Sa – Trường Sa vẫn in rõ thuộc về Trung Quốc trong những áp- phích Olympic của Bắc Kinh .!!! Cảm giác thật não nề.

Về lại Sai Gòn. Cuộc biểu tình không lâu sau đó nổ ra. Trước đó ngành Văn hóa thông tin đã phải gỡ những Banner có nội dung chống Tống, Nguyên, Minh, Thanh khỏi nội dung tuyên truyền trên đường phố “Dân ta thuộc Sử ta “ treo gần Lãnh sự quán Trung Quốc, ngã tư Phạm Ngọc Thạch vì một lệnh từ đâu ai cũng có thể đoán được. Những Banner chống Pháp – Mỹ được cho phép giữ lại. Lịch sử là lịch sử. Sự ngạo mạn của các “Thái Thú “ ngày càng lộ liễu và sự nhu nhược nhân danh “tình Hữu nghị – Hòa bình – ổn định “ cũng lộ liễu theo.

Cuộc biểu tình bùng nổ. Những “ Thái Thú “ mới ngạo nghễ mở cửa sổ khoanh tay theo dõi cuộc biểu tình bị ngăn chận từ lực lượng quân sự và công an Việt Nam. Nhiều người trẻ tham gia bị bắt bớ với nhiều lý do khác nhau. Đấy là chuyện của 3 năm trước.

Hôm nay.

Những ai đã rời cây súng chẳng bao giờ muốn cầm lên nữa trừ một điều duy nhất: Tổ quốc bị lấn át, uy hiếp. Hải đảo, sinh mệnh đồng bào trên biển ngày càng bị đe dọa thì thái độ công dân là không cần ai kêu gọi hay tổ chức. ”Ổn định chính trị “ như cách nói của nhà cầm quyền phải được hiểu là an dân. Khi lòng dân không an thì cái ổn định vô nghĩa.

Chọn xuống đường cùng những người tuổi trẻ hôm nay hẳn những người từng vào sinh ra tử như những nhân vật được kể tên ở trên không những chỉ gặp lại tuổi trẻ chính mình mà còn là thái độ chia sẻ tình cảm đồng bào.Thật kinh ngạc khi có những người nắm trọng trách người thầy ở cương vị cao trong ngành lại xuất hiện yêu cầu sinh viên, những học trò mình giải tán. Giải tán có nghĩa là đừng yêu nước theo cách của mình, phải chờ “ yêu nước “ theo cách của họ, khi được…cho phép [ !!!]. Một nền giáo dục như thế, những người trẻ hôm nay còn trông mong được giảng dạy điều gì về đất nước ?

Nền giáo dục ấy chính nó sản sinh ra những con người tuổi đời còn trẻ nhưng đủ trâng tráo gọi cuộc tuần hành biểu dương tinh thần Việt Nam trước đe dọa ngoại xâm, trước sự có mặt của những nhân sĩ, trí thức và kể cả những người từng là cán bộ của chế độ nhưng đầy đủ lòng tự trong dân tộc là cuộc “ sô hàng “.

Sự vô liêm sỉ ấy không có gì khó hiểu.

“Hàng chục năm nay chúng ta mơ ước xây dựng thành công con người mới xã hội chủ nghĩa. Thật khủng khiếp thay ! Chúng ta đã… thành công !”

Một câu nhận định hài hước chua chát được truyền khẩu.

Và những kẻ hỗn xược ấy chính là sự ” thành công khủng khiếp ! “ 

Đỗ Trung Quân

Posted in Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: | 22 Comments »

93. Quân đội Mao trên đường chinh phạt

Posted by adminbasam trên 09/06/2011

ASIA TIMES-Thời báo Châu Á

Quân đội Mao trên đường chinh phạt

Kent Ewing

Ngày 4-6-2011

HONG KONG – Mao Trạch Đông, người sáng lập Cộng hòa nhân dân Trung hoa, đã mất 35 năm, nhưng bóng ma của ông ta tiếp tục lởn vởn trên nền chính trị của đất nước này. Được minh họa trong các tiểu sử ấn hành gần đây ở nước ngoài như là một trong những kẻ tàn ác nhất thể kỷ  20, nhưng tại chính quốc vẫn là một biểu tượng được tôn kính và một quân đội của những kẻ cuồng Mao duy trì phương cách này. 

Những người bảo vệ huyền thoại Mao đã phát hiện ra rằng một trong những phương pháp tối ưu nhất để lưu giữ kỷ niệm về Người cầm lái vĩ đại luôn bừng sáng là đưa các hình ảnh lên mạng Internet. Nhiều website về Chủ nghĩa Mao đưa ra vô số lời tán dương về lời dạy và các chính sách của ông ta cho dù nó đã mang lại những hậu quả tệ hại. 

Đại nhảy vọt gây nên sự tụt hậu khủng khiếp và đã lấy đi sinh mạng của hàng chục triệu người nhưng những tín đố của Chủ nghĩa Mao vẫn cho rằng nó đã mang lại thành công. Cách mạng văn hóa đã quấy phá, ngược đãi và tàn sát nhiều triệu người hơn thế nhưng các slogan của quân đội vẫn được tán dương bởi những kẻ bảo vệ Mao chủ tịch huyền thoại.    

Cho dù những nỗ lực của các tín đồ, tuy nhiên, những chỉ trích đối với  Mao bởi những nhà vận động cải cách chính trị đang thấm dần lên mức đối thoại quốc gia. Có một thực tế báo động là những kẻ biện hộ cho Mao  lập ra một website  sùng bái Mao có tên là Utopia và địa chỉ truy cập là wyzxsx.com, đã đưa chiến dịch sơ khởi ủng hộ Mao lên bước cao hơn bằng cách kêu gọi “khởi tố công khai” những người cả gan tụ tập chất vấn những vấn đề hóc búa về hình ảnh tôn kính của Mao trong đời sống Trung Quốc.  

Đến nay, chủ trang web, Fan Jinggang  khoe rằng anh ta đã thu thập hàng ngàn chữ ký yêu cầu phạt đối với 2 người chỉ trích Mao mạnh mẽ là kinh tế gia Mao Vu Thức và Tân Tử Linh-nhà văn và cựu quan chức Đại học quốc phòng Trung Quốc. Và Fan chưa dừng ở đó. 

Sau tháng này, Fan sẽ chính thức đệ trình tất cả những khiếu nại đối với những kẻ phỉ báng Mao lên Đai hội toàn quốc và Quốc hội cùng với lời kêu gọi hành luật đối với những người này. Fan cũng là một kẻ a dua nguy hiểm của “Ủy ban hành chính lân cận” bỉ ổi được thiết lập thời kỳ Cách mạng văn hóa để cung cấp số liệu của các hoạt động chống cách mạng cho chính quyền-  những công dân tố giác những kẻ chống Mao với các tổ an ninh công cộng địa phương.  

Không ai biết khi nào thì chiến dịch nhận được sự ủng hộ chính thức nhưng chúng tôi biết rằng một trong những chữ ký thu thập bởi Fan được báo cáo là của Lưu Tư Tề, góa phụ của Mao Ngạn Anh, con trai của Mao bị giết trong chiến tranh Triều Tiên. Việc vận động lấy chữ ký tương ứng với chiến dịch khôi phục niềm tin về Mao trên quy mô lớn do Bạc Hy Lai dẫn đầu-Bạc là  lãnh đạo Đảng cộng sản uy tín của thành phố tự trị Trùng Khánh nằm ở khu vực Đông Nam với 33 triệu dân. 

Bạc, 61 tuổi đã không dấu diếm tham vọng muốn vào Bộ chính trị trong Đại hội tới khi Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo bước ra khỏi chính trường và thế hệ lãnh đạo thứ năm sẽ được sắp xếp. Nếu những dự kiến hiện tại theo đúng lộ trình, Hồ sẽ được thay thể bởi cấp phó-Tập Cận Bình và Ôn  được kế nhiệm bởi  phó thủ tướng   Lý Khắc Cường. Tuy vậy vẫn còn nhiều ghế cho người tham vọng trần trụi như Bạc, người hy vọng sẽ sử dụng lòng nhiệt thành của tư tưởng Mao cũng như thành tích chống tội phạm ở Trùng Khánh để đảm bảo một trong những chiếc ghế quyền lực còn lại. . 

Bạc Hy Lai là con trai Bạc Nhất Ba, một lãnh tụ cách mạng  thuộc  Bát lộ quân của Đảng Cộng Sản, trở thành lãnh đạo đảng của Trùng Khánh vào năm 2007. 2 năm sau đó, Bạc thực hiện chiến dịch chống các nhóm tội phạm có tổ chức với quy mô lớn nhất  so với  bất cứ thành phố nào của Trung Quốc. Hơn 2.000 đã bị bắt giữ, không chỉ những đầu đảng xã hội đen ở thành phố mà những quan chức tham nhũng và cảnh sát đã dung túng cho chúng. Tiến trình xử lý theo thủ tục có thể bỏ qua, bức cung và tra tấn được sử dụng để khép tội nhưng ông chủ của chiến chống tội phạm của đảng tại Trùng Khánh đã đưa Bạc lên thành biểu tượng quốc gia. 

Các chiến dịch chống tội phạm bộ ba một cách dày dạn của Bạc được song hành cùng  việc khôi phục tinh thần của  những người theo chủ nghĩa Mao và  những lời dạy dỗ của Người.  Để kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Trung Hoa vào tháng 10/2009, Bạc đã gửi tin nhắn gồm có những trích dẫn lấy từ Sách đỏ của Mao đến mọi người ở Trùng Khánh bằng di động. Thực tế cho thấy rằng, nhờ Bạc mà điện thoại của 13 triệu dân đầy ắp câu chữ của Chủ nghĩa Mao như là “Thế giới là của chúng ta; chúng ta nên đoàn kết để dành lấy các thành tựu”  và “ trách nhiệm và tận hiến có thể chinh phục thế giới và và những đảng viên đảng cộng sản Trung  Quốc có các phẩm chất đó 

Trong những năm gần đây, nhờ vào Bạc mà tượng Mao mọc lên nhiều hơn cây cối ở Trùng Khánh. Năm ngoái, Chiến dịch  phổ biến nhạc đỏ truyền cảm hứng Mao của Bạc đã bắt đầu. Hiện tại, các kênh truyền thanh và truyền hình trong thành phố được yêu cầu truyền đi những bài hát yêu nước kỷ niệm cách mạng và đảng. Các quan chức nhà nước  và học sinh, sinh viên từ tiểu học đến đại học đều phải hát những bài hát này. Bạc và dưới trướng ông ta đã thu thập toàn bộ 36 bài hát,  những bản nhạc trữ tình đệm cho các bài hát đã được phát theo giờ trên phương tiện đại chúng của thành phố phục vụ mục đích khai sáng và giải trí công cộng.   

”Chúng ta phải dùng mọi phương tiện nhằm tổ chức các bài học hát một cách nghiêm túc cho tất cả các cán bộ và nhân dân phục vụ văn hóa tinh thần cho mọi tầng lớp.” Một thông báo của chính quyền đã giải thích. 

Nhưng không phải tất cả mọi người ở Trùng Khánh hoặc các nơi khác của Trung đều muốn hát theo. Chiến dịch lấy chữ ký trên Utopia được khuấy động bởi bản nhận xét gần đây của Mao Vu Thức về cuốn sách của Tân Tử Linh. Sự sụp đổ của Mặt trời hồng phô ra một điểm quan trọng trong những năm tháng của Mao. Bản nhận xét 5.000 chữ, được đưa lên Caing.com, đúng là một văn bản phản bác di sản Mao như cuốn sách đưa ra.

Theo một đoạn trích, Mao Vu  Thức viết: “Mao Trạch Đông không phải là một ông thánh và ông ta sẽ bị hạ xuống bàn thờ, tước bỏ tất cả những huyền thoại được sử dụng nhằm che đậy ông ta và ông chỉ đáng nhận đánh giá như một người bình thường. 

Những gì mà những tín đồ lãng mạn theo Mao lo lắng là sự vạch trần chính thức và tỉ mỉ về huyền thoại của Người cầm lái vĩ đại. Và sự lo sợ của họ đã tăng cao bởi các báo cáo chưa được xác nhận trong một quyết định của  Bộ chính trị vào tháng 12 năm ngoái nhằm loại bỏ tất cả những tham khảo đối với “tư tưởng Mao”  trong các thông cáo của Đảng trong thời tương lai. . 

Cuối cùng, trong khi nhiệt huyết đầy mánh khóe chính trị của Bạc đối với tinh thần kỷ nguyên Mao-những bài hát  và cách ngôn có thể giúp Bạc trở thành một trong những người có quyền lực nhất Trung Hoa vào Đại hội Đảng quan trọng bậc nhất vào năm tới. Không có nhiều khả năng chiến dịch của các trang mạng nhằm ngược đãi những người phỉ báng Mao trong thế kỷ 21 sẽ luôn dành được sự thu hút chính thức. Các lãnh đạo Trung Hoa hiện tại như Bạc sẽ dùng Mao khi họ cần và quên Mao khi thấy không cần thiết. 

Thật vậy, ngoài cuốn sách của Tân Tử Linh hay phê bình của Mao Vu Thức là những điều thực sự gây rắc rối cho tân chủ nghĩa Mao ngày nay. Tinh thần  Mao chủ tịch có thể vẫn còn và mạnh mẽ ở Trùng Khánh nhưng các chính sách của Mao đã chết và bị chôn chặt ở đây và những nơi khác trên đất nước Trung Hoa. 

Kent Ewing là nhà văn kiêm giáo viên ở Hồng Kong. Liên lạc với Kent theo email kewing@netvigator.com

Người dịch: Nguyễn Quang Thạch

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Posted in Khối XHCN sụp đổ, Trung Quốc | Thẻ: | 7 Comments »

 
%d người thích bài này: