BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Năm, 2011

Tại sao Trung Quốc lại cần Bin Laden

Posted by adminbasam trên 28/05/2011

The Diplomat

Tại sao Trung Quốc lại cần Bin Laden

Frank Ching

Ngày 26 tháng 5 năm 2011

 

Vụ ngày 11 tháng 9 [nước Mỹ bị khủng bố] đã khiến Mỹ sao nhãng khỏi sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nếu không có vụ tấn công ngày 11 tháng 9 [không tặc cho máy bay đâm vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại quốc tế ở New York] thì Trung Quốc có lẽ sẽ không thể có được một vị trí như ngày hôm nay, Frank Ching nói.

Sau cuộc tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ vào hôm 11 tháng 9 năm 2001 người ta thường nghe thấy câu “mọi thứ đều đã thay đổi”. Giờ đây sau khi sự việc đã lắng xuống sau khi Osama bin Laden bị giết thì có lẽ đây là thời điểm thích hợp để đánh giá lại mọi chuyện chỉ để xem thử thế giới đã thực sự thay đổi như thế nào.

Song hễ người ta định làm chuyện này thì y như rằng điều có thể nhìn thấy rõ là trong khi nhìn từ điểm đứng của nước Mỹ thì mọi chuyện đã trở nên tồi tệ đi nhưng nhìn từ điểm đứng của Trung Quốc thì vụ tấn công nước Mỹ lại là một chuyện không may mà lại hóa may.

Sau khi Liên bang Sô Viết sụp đổ, chính quyền của George W. Bush vào tháng 1 năm 2001 đã coi Trung Quốc như là kẻ thù tiếp theo. Chính quyền mới nhậm chức này của Mỹ có ý định tăng cường mối quan hệ với các đồng minh ở châu Á, nhất là Nhật Bản và Hàn Quốc đồng thời ủng hộ vị thế chính trị và quân sự của Đài Loan.

Bản thân ông Bush đã từng phản đối chính sách xây dựng quan hệ chiến lược với Trung Quốc dưới thời của Clinton, ông gọi Bắc Kinh là một đối thủ chiến lược chứ không phải là một đối tác chiến lược.

Khi thứ trưởng ngoại giao Mỹ Richard Armitage bắt đầu thực hiện chuyến thăm châu Á đầu tiên để thảo luận các kế hoạch của Mỹ nhằm xây dựng và triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ thì ông tới Nhật Bản, Hàn Quốc và cố tình bỏ qua Trung Quốc. Việc tới thăm Trung Quốc đã được giao cho một người ở cấp thấp hơn của ông đó là James Kelly, trợ lý phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương.

Nhưng vụ đâm nhau giữa một chiếc máy bay do thám EP-3 của Mỹ với một chiếc máy bay tiêm kích của Trung Quốc làm viên phi công của Trung Quốc thiệt mạng hôm 1 tháng 4 năm 2001 đã gây ra một cuộc khủng hoảng sớm hơn dự kiến và làm cho quan hệ Trung-Mỹ càng giảm sút hơn nữa.

Chiếc máy bay nói trên của Mỹ hôm đó đã hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam và phi hành đoàn 24 người đã bị bắt giữ. Ở Mỹ, những dải ruy-băng màu vàng đã được quấn quanh những thân cây làm người ta nhớ lại vụ bắt giữ con tin Mỹ ở Iran [yellow ribbons are tied to trees là thành ngữ Mỹ hàm ý sự mong đợi những người thân sẽ được trở về nhà an toàn]. Tình hình càng trở nên xấu đi khi Kelly tuyên bố trước Tiểu ban Đối ngoại của Hạ viện rằng “những sự kiện gần đây đã đặt vấn đề nghi ngờ nước Mỹ đang đứng ở đâu trong quan hệ với Trung Quốc và chúng ta muốn đi tới đâu.”

10 ngày sau khi phi hành đoàn được thả, ông Bush đã quyết định một thỏa thuận lớn về bán vũ khí cho Đài Loan với đề xuất bán trang thiết bị trị giá nhiều tỉ đô la – hợp đồng mua bán vũ khí lớn nhất kể từ khi tổng thống Bush Cha quyết định bán máy bay F-16 cho Đài Loan. Hợp đồng mới này bao gồm các tàu ngầm chạy bằng diesel mà Mỹ trước đó chưa bao giờ chào bán cho Đài Loan.

Trung Quốc đã đưa ra một phản đối mạnh mẽ vụ mua bán này. Song, nhiều ngày sau đó vào dịp kỷ niệm 100 ngày ông nhậm chức, ông Bush đã nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn của chương trinh Good Morning America rằng nước Mỹ sẽ “làm bất cứ điều gì để giúp Đài Loan tự vệ” chống lại Trung Quốc – một cam kết thậm chí còn đi xa hơn cả Đạo luật Quan hệ với Đài Loan [Taiwan Relations Act được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1979 sau khi Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Đạo luật này thừa nhận quan hệ ngoại giao không chính thức (de facto) giữa Mỹ và Đài Loan và Viện Hoa Kỳ ở Đài Loan có cấp ngang [không chính thức] với một đại sứ quán Mỹ].

Sau đó một tháng, tháng 6 năm 2001, chính quyền của ông Bush đã cấp chiếu kháng quá cảnh cho tổng thống Đài Loan Trần Thủy Biển [Chen Shui-bian], điều này đã vượt quá những điều khoản hạn chế được qui định dưới thời của chính quyền Clinton. Quả thực, ông Trần đã được cho phép quá cảnh Mỹ trên đường đi tới thăm một số nước ở châu Mỹ La Tinh và trên đường trở về Đài Loan, đầu tiên là lưu lại New York hai đêm rồi sau đó là ghé qua Huston một đêm.

Trong khi chính quyền của Cliton trước đó đã cố gắng giữ cho những chuyến viếng thăm của Đài Loan càng mang tính chất phi chính thức bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu thì chính quyền của ông Bush lại khuyến khích các nghị sĩ Quốc hội gặp gỡ lãnh đạo của Đài Loan với lý lẽ là việc gặp gỡ các nguyên thủ nước ngoài sẽ giúp “thúc đẩy những lợi ích quốc gia của Mỹ.”

Hầu như chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi mà vào thời điểm đó Trung Quốc càng lúc càng trở nên lo lắng về những ý đồ của Mỹ.

Một bài báo trên tờ Washington Post số ra ngày 22 tháng 6 năm 2001 viết rằng “giới lãnh đạo Trung Quốc ngày càng lo ngại rằng Washington và Bắc Kinh đang đi đến một sự đối đầu khi Trung Quốc nổi lên như là một cường quốc kinh tế và quân sự ở châu Á.”

Bài báo này dẫn cả các quan chức và nhà phân tích của Trung Quốc lẫn Mỹ cho thấy mối lo ngại rằng “những thay đổi trong thái độ của cả hai quốc gia dường như đang cho thấy dấu hiệu của một sự hạ quân bài để xem ai thắng ai thua.”

Một số phái viên của Trung Quốc, trong đó có thứ trưởng ngoại giao Chu Văn Chủng  [Zhou Wenzhong], đã được Chủ tịch Giang Trạch Dân phái đi để trấn an Mỹ rằng lãnh đạo Trung Quốc muốn ngăn ngừa mọi xung đột có thể xảy ra trong tương lai.

Giữa lúc mọi chuyện đang diễn ra trên nền tảng như vậy thì vào buổi sáng ngày 11 tháng 9 năm 2001 những tên khủng bố al-Quaeda đã bắt cóc bốn chiếc máy bay dân dụng và cho đâm vào Trung tâm thương mại quốc tế ở New York và trụ sở Bộ Quốc phòng ở Washington D.C. 

Nhìn từ viễn cảnh này thì cuộc tấn công của bin Laden là một cơ hội trời cho đối với Trung Quốc, một cơ hội đã được ông Giang Trạch Dân lập tức chộp lấy luôn. Nhà lãnh đạo Trung Quốc này đã ngay lập tức bày tỏ sự cảm thông và ủng hộ dành cho ông Bush tiếp theo một cú điện đàm với ông Bush.

Tổng thống Mỹ nhanh chóng nắm lấy bàn tay thân thiện do Trung Quốc giơ ra, điều này đã tạo ra một bước ngoạt ấn tượng trong quan hệ Mỹ-Trung. Vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 vào nước Mỹ quả thực đã làm thay đổi căn bản toàn bộ cách nhìn toàn cục của chính quyền Bush.

Do vụ tấn công này mà chính quyền Bush không còn tập trung sự chú ý vào Trung Quốc như là kẻ thù tiếp theo [Liên Xô]. Thay vì thế, chính quyền Bush đã chuyển sự chú ý tới các hoạt động của các nhóm Hồi giáo cực đoan và al-Quaeda trên khắp thế giới. Sự thật là, sẽ không phải là quá đáng nêu nói rằng Trung Quốc đã chịu một món nợ biết ơn sâu nặng đối với Osama bin Laden.

Sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9, Mỹ bắt đầu phát động các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq mà cho đến nay đã tiêu tốn hơn một nghìn tỉ đô la và lấy đi sinh mạng của 6000 binh lính.

Trong lúc Washington tập trung sự chú ý vào Trung Đông và Afghanistan thì Trung Quốc tập trung vào phát triển kinh tế và vun đắp mối quan hệ với các quốc gia trên khắp thế giới, nhiều nước trong số đó trước đây đã bị Mỹ bỏ quên.

Từ năm 2001 đến 2010, nền kinh tế của Trung Quốc đã tăng trưởng gấp bốn lần. Nền kinh tế Trung Quốc được kỳ vọng sẽ bắt kịp nền kinh tế Mỹ trong tương lai có thể dự đoán được và đang trở thành một nền kinh tế dẫn đầu toàn thế giới đóng góp hơn 20% GDP của thế giới – cao hơn mức đóng góp của nước Mỹ.

Hôm nay, nền kinh tế Trung Quốc đã vươn ra toàn cầu. Trong khi trước đây nước Mỹ từng có ảnh hưởng lớn ở châu Á thì nay Trung Quốc chứ không phải Mỹ đang là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Ấn Độ – ba đồng minh quân sự số một của Mỹ.

Ở Đông Nam Á, Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất của các nước ASEAN, ngoài ra Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi. Ở châu Mỹ La Tinh, nước Mỹ vẫn là đối tác thương mại quan trọng, song ngay cả ở đây Trung Quốc cũng đang có ảnh hưởng ngày càng gia tăng và hiện nay Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của  Brazil và Chi-lê.

Nước Mỹ, trái lại, đã trải qua một thập niên không dễ dàng. Mặc dù ông Bush hồi năm 2002 có nói rằng nước Mỹ “đang có được một vị trí sức mạnh quân sự và tầm ảnh hưởng kinh tế và chính trị không nước nào sánh kịp’, nhưng hôm nay thì khắp nơi người ta đều nhận ra rằng đất nước này đang ở trong tình trạng đi xuống.

Giữa tháng trước, Ngân hàng Thế giới đã dự đoán rằng đồng đô la Mỹ sẽ mất vị trí thống trị trong nền kinh tế toàn cầu vào năm 2025 với đồng euro và đồng nhân dân tệ đang tự xác lập địa vị bình đẳng trong một hệ thống tài chính “đa tiền tệ” mới xuất hiện.

Sau khi bin Laden bị giết, Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đề nghị cho ý kiến bình luận. Họ đã trả lời là Trung Quốc coi việc bắn chết thủ lĩnh của al-Quaeda “là một sự kiện quan trọng và sự phát triển tích cực trong chiến dịch chống khủng bố của toàn thế giới.”

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc dĩ nhiên không bình luận rằng bin Laden đã có một đóng góp đáng kể cho an ninh và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong 10 năm qua. Nhưng nói cho đúng sự thật thì Trung Quốc không thể có được như ngày hôm nay nếu không có bin Laden.

Frank Ching là người đã khai trương văn phòng của The Wall Street Journal tại Trung Quốc vào năm 1979. Hiện tại ông làm việc tại Hồng Kong và thường xuyên viết cho một chuyên mục những vấn đề của Trung Quốc [cho The Wall Street Journal]. Ông cũng viết cho các báo như Foreign Affairs, Foreign Policy, World Policy Journal, China Quarterly, Current History và the Washington Quarterly. Có thể theo dõi các bài viết của ông tại địa chỉ sau đây trên Twitter: @FrankChing1

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2011, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Quan hệ quốc tế, Trung Quốc | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »

Việt Nam: Đảng đối đầu với Nhà hoạt động Pháp lý Cù Huy Hà Vũ

Posted by adminbasam trên 26/05/2011

Việt Nam

Đảng đối đầu với Nhà hoạt động Pháp lý

Cù Huy Hà Vũ

(Báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền-Human Rights Watch)

May 26, 2011
Read the Report
ISBN: 1-56432-775-2

Xem toàn bộ bản Báo cáo

Mục lục

Thông cáo báo chí về bản Báo cáo

Chị Dương Hà kính mến,

HRW đã công bố báo cáo về Ts. Vũ. Sau đây là các đường dẫn.

Báo cáo bằng tiếng Anh: http://www.hrw.org/en/reports/2011/05/26/vietnam-party-vs-legal-activist-cu-huy-ha-vu-0

Bản dịch tiếng Việt: http://www.hrw.org/en/reports/2011/05/26/vi-t-nam-ng-i-u-v-i-nh-ho-t-ng-ph-p-l-c-huy-h-v

Thông cáo báo chí về báo cáo bằng tiếng Anh: http://www.hrw.org/en/news/2011/05/26/vietnam-free-maverick-legal-activist

Thông cáo báo chí về báo cáo bằng tiếng Việt: http://www.hrw.org/en/news/2011/05/26/vi-t-nam-h-y-tr-t-do-cho-nh-ho-t-ng-ph-p-l-c-l-p-v-ch-nh-tr

Chùm ảnh về vụ án Ts. Vũ: http://www.hrw.org/en/features/vietnam-party-vs-legal-activist-cu-huy-ha-vu

Ngoài ra, thông cáo báo chí của chúng tôi cũng đang được dịch sang tiếng Hoa phổ thông và tiếng Nhật (và có thể sẽ được dịch sang cả tiếng Pháp) và sẽ được gửi tới những cơ quan truyền thông và những tổ chức/cá nhân quan tâm đến vấn đề nhân quyền bằng hai thứ tiếng này.

Nếu không mở được các đường dẫn, chị vui lòng cho tôi biết ngay.

Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục vận động (cả công khai lẫn hậu trường) vì sự tự do của Ts. Vũ.

Chúc chị cùng gia đình mạnh khoẻ.

Tôi cũng sẽ cầu nguyện cho anh Vũ.

Trân trọng,

Mary

Posted in Bô-xít Tây Nguyên, Biển Đông/TS-HS, Chính trị, Dân chủ/Nhân Quyền, Pháp luật, Quan hệ Việt-Trung | Thẻ: | 6 Comments »

ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC TRUNG QUỐC-ĐÔNG NAM Á: ĐỘNG LỰC VÀ RỦI RO

Posted by adminbasam trên 23/05/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC TRUNG QUỐC-ĐÔNG NAM Á: ĐỘNG

LỰC VÀ RỦI RO

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Hai, ngày 23/05/2011

TTXVN (Bắc Kinh 15/5)

Ngày 29/4, tạp chí “Thời báo Hoàn Cầu” (Trung Quốc) đăng bài viết “Động lực và rủi ro khi đường sắt cao tốc Trung Quốc tiến vào Đông Nam Á”, có nội dung chính như sau:

 

Mạng lưới đường sắt cao tốc Trung Quốc – Đông Nam Á, bao gồm tuyến Tâu từ Côn Minh (Trung Quốc) – Rănggun (Mianma) và tuyến Trung từ Côn Minh – Viêng Chăn – Băng Cốc – Cula Lămpơ – Xinhgapo. Các dự án liên quan hai tuyến đường sắt cao tốc này đều bắt đầu được khởi công xây dựng trong năm 2011. Còn tuyến Đông từ Trung Quốc – Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh – Phnôm Pênh – Băng Cốc hiện vẫn đang trong quá trình nghiên cứu.

Động lực chủ yếu trong việc xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc Trung Quốc – Đông Nam Á xuất phát từ những phương diện sau:

Thứ nhất, Trung Quốc tích cực mở rộng đầu tư ra bên ngoài. Hiện nay, Trung Quốc đã tiến vào giai đoạn vốn nhà nước cần phát triển, xuất khâu quy mô lớn ra bên ngoài, các dự án xây dựng đường sắt cao tốc tại nước ngoài (bao gồm cung cấp kỹ thuật, thiết bị, nguồn nhân lực, tiền vốn) là một lĩnh vực mới của các doanh nghiệp Trung Quốc “đi ra ngoài”. Việc khai thông một số tuyến đường sắt cao tốc trong nước và tiếp tục triển khai xây dựng nhiều tuyến đường sắt khác cũng là nhằm tích luỹ kinh nghiệm trong xây dựng đường sắt cao tốc của Trung Quốc, đồng thời từng bước hình thành thương hiệu cho ngành đường sắt cao tốc Trung Quốc trên quốc tế.

Thứ hai, nhân tố địa kinh tế và địa chính trị. Trung Quốc có thể thông qua việc kết nối đường sắt cao tốc với đa số các quốc gia Đông Nam Á để hình thành mạng lưới giao thông chặt chẽ hơn, nâng cao hiệu suất vận chuyển hành khách, hàng hoá giữa các nước, đồng thời thuận tiện cho các nước tiếp cận, mở rộng thị trường của nhau. Nhờ vào mạng lưới đường sắt cao tốc, Trung Quốc và 3 nước Đông Nam Á là Thái Lan, Malaixia và Xinhgapo đều có thể xây dựng mối quan hệ kinh tế chặt chẽ. Tuyến Đông mặc dù vẫn chỉ là một ý tưởng và đang trong quá trình nghiên cứu, nhưng do nó tiếp giáp với khu vực duyên hải phía Đông có kinh tế phát triển của Trung Quốc, vì vậy giá trị kinh tế rất lớn, các nước dọc theo tuyến đường sắt này đều có thể thu được nhiều lợi ích, chính vì vậy sau này vẫn có tính khả thi trong việc xây dựng tuyến đường sắt này (năm 2010, Quốc hội Việt Nam đã phủ quyết kế hoạch cùng Nhật Bản xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam với giá thành đắt đỏ).

Ngoài ra, việc xây dựng tuyến Tây giữa Trung Quốc và Mianma sẽ phát huy vai trò tích cực cho sức mạnh kinh tế và chiến lược của Trung Quốc hướng tới khu vực Ấn Độ Dương, đồng thời vận chuyển năng lượng và các loại hàng hoá quan trọng khác của Trung Quốc trước đây phải đi qua eo biển Malắcca và Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), nay có thể trực tiếp cập cảng Mianma, sau đó thông qua đường sắt cao tốc vận chuyển vào nội địa Trung Quốc.

Thứ ba, tính toán lợi ích của các quốc gia Đông Nam Á liên quan. Cùng với việc cải tiến hệ số an toàn, giá thành xây dựng và vận hành, đường sắt cao tốc vẫn có những ưu thế đặc biệt so với các phương thức vận tải giao thông khác. Ở một số quốc gia Đông Nam Á để phát triển thị trường nội khối và với Trung Quốc, đã hình thành quan hệ vận chuyển hàng hoá và vận chuyển hành khách ngày càng chặt chẽ hơn, nhu cầu đối với mạng lưới đường sắt cao tốc là hiện thực. Trong hệ thống mạng lưới đường sắt cao tốc Đông Nam Á, tuyến đường sắt cao tốc Băng Cốc và Cuala Lămpơ chiếm vị trí then chốt, cũng đang cố gắng thông qua việc xây dựng nhiều tuyến đường sắt cao tốc trong nước, để tăng cường liên kết với các khu vực xung quanh. Ngoài ra, các quốc gia Đông Nam Á liên quan còn hy vọng thông qua việc xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng khác, tạo động lực lớn hơn cho phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng buộc phải tính toán tới nhữgn mối rủi ro liên quan, trong đó nổi lên một số rủi ro sau:

Thứ nhất, rủi ro tài chính. Trung Quốc xuất khẩu các dự án đường sắt cao tốc sang các quốc gia Đông Nam Á và áp dụng sách lược giá rẻ, nên tồn tại rủi ro tài chính. Các dự án đường sắt cao tốc, ngoài giá thành xây dựng khổng lồ, chi phí sau xây dựng như vận hành, bão dưỡng, duy tu, an toàn… cũng cao hơn nhiều so với đường sắt thông thường, chính vì vậy giá thành vận chuyển hành khách và hàng hoá cũng tương đối cao, các quốc gia Đông Nam Á có thể thích ứng được với dịch vụ cao như vậy hay không, giai đoạn kinh doanh mô hình “BOT” (“xây dựng – kinh doanh – chuyển giao” là một hình thức để các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ công cộng cho xã hội) có thể thu hồi vốn đầu tư ban đầu hay không và khả năng thua lỗ như thế nào, đều là những vấn đề cần phải tính toán kỹ.

Ngoài ra, tiết kiệm về mặt thời gian của đường sắt cao tốc đối với vận chuyển hành khách có giá trị lớn, nhưng đối với vận chuyển hàng hoá lại có giá trị tương đối nhỏ (duy chỉ có vận chuyển hàng hoá thông qua tuyến Tây giữa Trung Quốc và Mianma là có giá trị tương đối lớn, vì có thể rút ngắn đáng kể khoảng cách vận chuyển), trong khi đó thu nhập mong đợi của tuyến đường sắt cao tốc Trung Quốc-Đông Nam Á sẽ chủ yếu đến từ vận chuyển hnàh khác (vận chuyển hàng hoá bình thường vẫn có thể lựa chọn các hình thức vận chuyển khác với chi phí thấp hơn), vậy thì quy mô hạn chế về nhóm người có mức thu nhập trung bình và trên trung bình của các quốc gia Đông Nam Á có thể là nguồn hành khách ổn định cho đường sắt cao tốc hay không cũng là một vấn đề đáng quan tâm.

Thứ hai, rủi ro giữa chính phủ và chính trị liên quan. Phương diện hợp tác đường sắt cao tốc giữa Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á liên quan vẫn tồn tại sự khác biệt về quy hoạch tuyến đường sắt cao tốc song phương (như dự án đường sắt cao tốc từ Băng Cốc, Thái Lan đến thành phố công nghiệp ven biển Rayong, phía Đông Thái Lan; dự án đường sắt cao tốc từ Cuala Lămpơ, Malaixia đến thành phố cảng Kuantan), đối với phương thức hợp tác thậm chí cả tốc độ vận hành của tàu cũng có những ý kiến bất đồng. Ngoài ra, một số quốc gia Đông Nam Á vẫn tồn tại tâm lý đề phòng, cảnh giác Trung Quốc và tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, chính trị đảng phái, phong trào công nhân, phong trào bảo vệ môi trường… những rủi ro này đều có thể làm cho thời gian luận chứng kéo dài, thi công đình trệ.

Thứ ba, rủi ro kỹ thuật. Việc thi công đường sắt cao tốc và các nguyên nhân khác sau khi hoàn thành địa lý, khí hậu, thông tin liên lạc, chuyển giao kỹ thuật… đều có thể nảy sinh những rủi ro về kỹ thuật và an toàn, Trung Quốc cần phải làm tốt mọi sự chuẩn bị.

Thứ tư, rủi ro về sở hữu trí tuệ. Kỹ thuật, thiết bị đường sắt cao tốc của Trung Quốc xuất khẩu ra nước ngoài có gặp phải kiện tụng hay không cũng có thể là một rủi ro trong quá trình xuất khẩu đường sắt cao tốc ra bên ngoài.

Tóm lại, ưu thế của các doanh nghiệp đường sắt cao tốc Trung Quốc chủ yếu có thể nhận được sự ủng hộ to lớn của chính phủ trên các mặt như tiền vốn, nghiên cứu phát triển kỹ thuật công nghệ, nhưng liên quan đến phương diện hợp tác đường sắt với bên ngoài phải tránh tâm lý muốn làm ngay, bệnh thành tích công trình, đồng thời phải tiếp tục giải quyết vấn đề sở hữu trí tuệ của bản thân doanh nghiệp, kiểm tra đánh giá kỹ lưỡng các rủi ro từ bên ngoài. Về tổng thể, nếu mạng lưới đường sắt cao tốc Trung Quốc-Đông Nam Á có thể được xây dựng như ý muốn, thì nó sẽ làm cho mối liên kết nội khối cảu khu vực này về kinh tế, nhân khẩu, xã hội càng chặt chẽ hơn, nâng cao vai trò kinh tế, chính trị và sức ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này./.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2011, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Quan hệ quốc tế, Trung Quốc | Thẻ: , | Leave a Comment »

VỀ CUỘC TRANH GIÀNH ẢNH HƯỞNG GIỮA ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC TẠI ẤN ĐỘ DƯƠNG

Posted by adminbasam trên 19/05/2011

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

VỀ CUỘC TRANH GIÀNH ẢNH HƯỞNG GIỮA ẤN ĐỘ VÀ

TRUNG QUỐC TẠI ẤN ĐỘ DƯƠNG

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Ba, ngày 17/05/2011

TTXVN (Niu Đêli 12/5)

 

Trong lịch sử, Ấn Độ đã có mối liên hệ với các nước và nhân dân các nước khu vực ven Ấn Độ Dương qua ảnh hưởng tôn giáo, văn hoá cùng các mối quan hệ khác. Tuy nhiên, điều đó đã bị phá vỡ bởi các cuộc xâm lược của các cường quốc thực dân châu Âu sau thế kỷ 16. Sự ra đi của các nước thực dân Anh, Pháp, Hà Lan sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai đã buộc các nước khu vực Ấn Độ Dương thay đổi chính sách đối ngoại của mình xuất phát từ lợi ích dân tộc, các thực tế địa chính trị đang nổi lên và sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh. Những thực tế đó đã và đang đặt ra các thách thức đối với Ấn Độ.

Trong bài thuyết trình mang tên “Cuộc đấu tranh quyền lực ở khu vực Ấn Độ Dương” tại hội nghị chuyên đề mới đây ở trường Đại học Xítni (Ôxtrâylia), nhà nghiên cứu Ấn Độ Chandan Mitra đề cập về những thách thức đối với Ấn Độ ở khu vực này như sau:

Ấn Độ được xác định là trung tâm của các nước ven bờ Ấn Độ Dương đã chọn chính sách không liên kết làm chính sách đối ngoại của mình nhằm giữ cho Ấn Độ Dương trở thành “khu vực hoà bình”. Mặt khác, Ấn Độ bắt đầu thiết lập các mối quan hệ mới với các nước vùng duyên hải ở Ấn Độ Dương. Trong hơn 60 năm qua, Ấn Độ can dự nhiều hơn bao giờ hết ở khu vực thông qua quan hệ thương mại, viện trợ và giúp đỡ tài chính. Bất chấp các nỗ lực đã được thực hiện, vẫn còn rất nhiều điều cần phải làm và điều đó chỉ có thể xảy ra khi Ấn Độ chi tiền cho các nhu cầu của các nước khát khao phát triển ở khu vực. Là một cường quốc kinh tế và công nghệ đang nổi lên, Ấn Độ bắt đầu xem Ấn Độ Dương là vấn đề cốt lõi trong chính sách đối ngoại của mình, khôi phục lại và tăng thêm động lực cho chính sách đó.

Các mối đe doạ an ninh chủ yếu đối với Ấn Độ ở Ấn Độ Dương

Hiện nay, các mối đe doạ an ninh chủ yếu đối với Ấn Độ ở Ấn Độ Dương xuất phát từ 3 yếu tố; thứ nhất, đó là sự xói mòn dần dần ảnh hưởng chính trị của Niu Đêli ở khu vực; thứ hai, sự có mặt của Trung Quốc ngày càng gia tăng ở khu vực; và thứ ba, các hoạt động không kiểm soát được của cướp biển Xômali.

Sự xói mòn ảnh hưởng chính trị của Ấn Độ thể hiện rõ nhất tại Xri Lanca, nơi bất chấp sự giúp đỡ của Côlômbô giành thắng lợi trong cuộc nội chiến chống phiến quân “Những con hổ giải phóng Tamin” (LTTE), Niu Đêli đã không thể bảo vệ một cách phù hợp dù là lợi ích của người Tamin tại Xri Lanca hay tính mạng cũng như kế sinh nhau của ngư dân Tamin người Ấn Độ, mà số phận củahọ bị phó mặc cho Hải quân Xri Lanca. Các vấn đề tiêu cực mà Ấn Độ phải đương đầu với Xri Lanca hiện nay đang có nguy cơ lặp lại ở Manđivơ, Môrixơ và Xâysen trong những năm tới nếu ban lãnh đạo chính trị Ấn Độ không quyết đoán hơn trong việc bảo vệ lợi ích của mình tại các quốc đảo này.

May mắn là lợi ích của Ấn Độ vẫn còn chiếm ưu thế tại Manđivơ bất chấp mối quan hệ ngày càng tăng của nước này với Trung Quốc trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế. Manđivơ tiếp tục muốn Ấn Độ giúp họ tăng cường khả năng đối phó với các mối đe doạ an ninh xuất phát từ các phần từ Hồi giáo cực đoan có căn cứ tại Pakixtan cũng như bọn cướp biển Xômali. Bởi vậy, nước này vẫn quan tâm tới lợi ích của Ấn Độ. Xâysen cũng như vậy. Mặc dù chấp nhận sự trợ giúp của Bắc Kinh để tăng cường khả năng chống cướp biển, song Victoria vẫn chấp nhận sự trợ giúp và đề nghị hợp tác của Niu Đêli như trước đây.

Tuy vậy, Ấn Độ có lý do để lo ngại về những diễn biến gần đây tại Môrixơ kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm nước này vào tháng 2/2009. Trong chuyến thăm này, ông Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố cho nước chủ nhà vay với lãi suất thấp 260 triệu USD để hiện đại hoá và mở rộng sân bay ở nước này. Ngoài ra, ông còn công bố khoản cho vay không tính lãi trị giá 5,9 triệu USD và viện trợ không hoàn lại 30 triệu nhân dân tệ. Thủ tướng Môrixơ Navinchandra Ramgoolam còn nói hai nước đã thảo luận khả năng trợ giúp tiếp theo để cải thiện điều kiện giao thông ra vào khu vực thủ đô thường xuyên bị tắc nghẽn của quốc đảo này.

Ông Hồ Cẩm Đào cam kết đẩy nhanh việc xây dựng khu vực kinh tế và thương mại trị giá 730 triệu USD do Trung Quốc cấp vốn ở khu vực phía Bắc Môrixơ. Dự án mang tên Tialy sẽ là dự án có vốn nước ngoài lớn nhất tại Môrixơ, tạo ra 40.000 việc làm. Từ năm 1972 tới chuyến thăm của ông Hồ Cẩm Đào 2/2009, tổng số tiền trợ giúpcủa Trung Quốc dành cho  Môrixơ là 117 triệu USD. Hiện có 13 công ty Trung Quốc hoạt động tại Môrixơ trong các lĩnh vực dệt, xây dựng và công nghệ thông tin.

Khu vực kinh tế và thương mại rộng 521 mẫu Anh tại Môrixơ được Trung Quốc coi là một phần quan trọng trong chính sách “đi ra bên ngoài” và chiến lược châu Phi của họ. Mục tiêu của Trung Quốc là sử dụng Môrixơ như một bàn đạp phục vụ cho các dự án xây dựng và kinh doanh tại miền Nam châu Phi. Đại bản doanh của các công ty Trung Quốc đang hoạt động tại khu vực miền Nam châu Phi dự kiến sẽ được đặt tại thành phố thương mại mới này, và sẽ do Trung Quốc xây dựng ở ngoại ô thủ đô Pot Lui (Port Luis như một phần của dự án nói trên.

Sau sự xói mòn ảnh hưởng về chính trị của Ấn Độ tại Xri Lanca, giờ đây người ta laị nhìn thấy tiến trình tương tự tại Môrixơ. Quốc đảo này từng chịu ảnh hưởng văn hoá và kinh tế của Ấn Độ. Giờ đây Môrixơ tiếp tục chịu ảnh hưởng của Ấn Độ về văn hoá, song về kinh tế họ ngày càng hướng về Trung Quốc mạnh mẽ hơn. Và điều hiển nhiên là khi có ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng, ảnh hưởng về chính trị của Trung Quốc đối với người Môrixơ cũng sẽ tăng lên.

Sự suy giảm ảnh hưởng của Ấn Độ về chính trị và kinh tế ở Ấn Độ Dương diễn ra cùng với sự hiện diện của Trung Quốc ở các nước khu vực này đang không ngừng tăng lên qua việc trợ giúp các nước này như phát triển cơ sở hạ tầng – sân bay, thành phố kinh tế và thương mại ở Môrixơ; xây dựng sân bay quốc tế và cảng thương mại Hambantota, mở rộng và hiện đại hoá cảng Côlômbô, sửa chữa và xây dựng đường bộ và đường sắt ở Xri Lanca; xây dựng hải cảng mới tại Kyaukryu tới tỉnh Vân Nam để có thể chuyển khí đốt và dầu mở sản xuất tại Mianma cũng như dầu mỏ do các tàu chở dầu chuyển từ khu vực Tây Á và châu Phi thẳng về Trung Quốc mà không cần phải đi qua eo biển Malắcca; và xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc kết nối Rănggun với Vân Nam. Trung Quốc cũng đang thương lượng với Bănglađét về hiện đại hoá cảng Chitagong và kết nối hệ thống đường sắt của Bănglađét với hệ thống đường sắt của Mianma.

Ưu thế của Trung Quốc đối với Ấn Độ

Để mở rộng và tăng cường ảnh hưởng chính trị và kinh tế tại khu vực Ấn Độ Dương, Trung Quốc có hai thứ vũ khi mà Ấn Độ không thể sánh kịp ở thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai gần – nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ và ưu thế lớn về kỹ năng xây dựng. Trong khi đó, các nước khu vực này đang mong muốn phát triển hạ tầng cơ sở.

Dù có lực lượng hải quân tốt nhất thì ảnh hưởng cũng sẽ bị hạn chế một khi không có ảnh hưởng về chính trị và kinh tế ở các nước khu vực Ấn Độ Dương. Bằng cách tăng cường sự có mặt và ảnh hưởng trên đất liền ở các nước khu vực, Trung Quốc bước đầu thắng thế so với Ấn Độ. Hải quân Trung Quốc hiện vẫn chưa thể sánh với sự hiện diện trên biển của Hải quân Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương, tuy vậy sự có mặt và ảnh hưởng của Trung Quốc tại các nước khu vực sẽ tạo ra thách thức ngày càng tăng đối với chính sách đối ngoại của Ấn Độ.

Những báo cáo mang tính giả thiết rằng lợi ích của Trung Quốc đòi hỏi họ phải sở hữu căn cứ quân sự – đặc biệt là căn cứ hải quân – ở khu vực Ấn Độ Dương là chưa có những bằng chứng xác đáng. Hiện tại, lợi ích của Trung Quốc là tăng cường sự có mặt về kinh tế. Khi sự có mặt về kinh tế tăng, lại có mặt về chính trị cũng sẽ tự động tăng lên. Đúng là Trung Quốc trong một thời gian dài đã phát triển thông qua việc quan hệ cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự có ý nghĩa chiến lược cho Pakixtan, Xri Lanca và Mianma. Người ta cũng có thể thấy sự khởi đầu tương tự như vậy với Bănglađét.

Liệu các quan hệ như trên có hình thành một phần của chiến lược được vạch kế hoạch kỹ càng nhằm vươn tới sự có mặt về quân sự lâu dài ở Ấn Độ Dưoơg hay không? Hiện chưa có bằng chứng để khẳng định ý kiến này. Ở thời điểm hiện nay, Trung Quốc đang tập trung cho sự có mặt về kinh tế và ảnh hưởng chính trị. Ý định của Bắc Kinh tiến vào lĩnh vực cung cấp vũ khí và xây dựng quan hệ là một động thái mang tính chiến thuật nhằm đạt được hai mục tiêu này.

So với chiến lược hải quân của họ tại khu vực Thái Bình Dương, Trung Quốc rất ít nói về các đường nét chiến lược tại Ấn Độ Dương. Trung Quốc không có các nguồn lực cần thiết để có thể thách thức ưu thế do Hải quân Mỹ và Hải quân Ấn Độ nắm giữ tại Ấn Độ Dương. Lợi ích hiện tại của họ ở khu vực này là bảo vệ an ninh cho các tuyến đường cung cấp nhiên liệu và tăng cường sức mạnh cho Pakixtan làm đối trọng với Ấn Độ.

Việc các tàu Hải quân Trung Quốc tham gia hoạt động tuần tra chống cướp biển tại Ấn Độ Dương và vịnh Ađen không tạo ra bất kỳ phản ứng công khai nào ở khu vực cũng như ở phương Tây. Các nước khu vực cũng như phương Tây hiểu được nỗi lo ngại của Trung Quốc về mối đe doạ từ cướp biển Xômali. Các cuộc tuần tra thường xuyên chống cướp biển do các tàu của Hải quân Trung Quốc thực hiện cho phép họ làm quen với các điều kiện hoạt động, bắt đầu thiết lập quan hệ giữa hải quân – hải quân với các nước khác, và đề xuất việc trợ giúp trong khả năng xây dựng.

Liệu Trung Quốc có sử dụng hoạt động chống cướp biển làm nền tảng cho chiến lược lâu dài ở Ấn Độ Dương hay không? Trung Quốc tránh công khai thảo luận về vấn đề này để không gay ra những lo ngại không cần thiết ở khu vực về sự quyết đoán của Hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Các sĩ quan Hải quân Trung Quốc đã nghỉ hưu thường lên tiếng về sự cần thiết phải có căn cứ hải quân ở khu vực này nhằm bảo đmr việc cung cấp hậu cần cùng các nhu cầu khác cho hoạt động tuần tra chống cướp biển của tàu khiến Trung Quốc tại Ấn Độ Dương, song tiếng nói này không được Bắc Kinh và Đảng Cộng sản Trung Quốc khuyến khích. Trung Quôc chưa vạch ra chiến lược hải quân dài hạn tại khu vực này.

Trong bối cảnh trên, Ấn Độ – với khả năng hàng hải to lớn của mình – đã cố gắng đóng một vai trò “đòn bẩy kín đáo” và “cân bằng quyền lực” ở khu vực Ấn Độ Dương. Năm 2008, Ấn Độ đã tổ chức một hội nghị chuyên đề về hải quân khu vực Ấn Độ Dương với sự tham gia nhiệt tình của tất cả các nước ven bờ Ấn Độ Dương. Rất tiếc rằng việc tập trung thảo luận đã bị phân tán trong các hội nghị tương tự – nhất là trong hội nghị gần đây tại Arập Xêút./.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2011, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

 

Posted in Quan hệ quốc tế, Quân sự, Trung Quốc | Leave a Comment »

Đài Loan phản đối VN cấp thị thực ghi ĐL là một tỉnh của TQ / Trung Quốc phản đối VN bầu cử ở các đảo tranh chấp

Posted by adminbasam trên 11/05/2011

TAIPEI TIMES

Kháng nghị được đưa ra sau khi Việt Nam cấp visa ghi

(Đài Loan là một) “Tỉnh của Trung Hoa”

Shih Hsiu-chuan  /  Phóng viên bản báo

Ngày 11-5-2011

 

Đài Bắc đã gửi kháng nghị tới Việt Nam và yêu cầu cải chính sau khi một nhà lập pháp cung cấp một bản sao thẻ cư trú tạm thời do Việt Nam cấp cho một người Đài Loan trên đó ghi “tỉnh Đài Loan của Trung Hoa,” Bộ Ngoại giao cho biết hôm qua.

“Bộ đã nói chuyện qua điện thoại với Nguyễn Bá Cự, giám đốc Cơ quan Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc để biểu lộ mối quan ngại nghiêm trọng của chính phủ và phản đối về vấn đề đó,” phát ngôn viên chính phủ Chương Thi Bình nói với phóng viên các báo.

Khi chất vấn thủ tướng Ngô Đôn Nghĩa tại Viện Lập pháp, nghị sĩ Đảng Dân chủ Tiến bộ Trần Đình Phi đã chìa ra bản sao một tài liệu và cho  biết: “các visa của Việt Nam cấp cho người Đài Loan ghi Đài Loan là một tỉnh của Trung Hoa.”

Sau đó mới biết tài liệu do bà Trần nhắc tới là loại “visa cho người lao động” được một người Đài Loan đang làm việc ở Việt Nam cung cấp cho bà, đó đúng là tấm thẻ cư trú tạm thời trên đó các chữ “Tỉnh Đài Loan Trung Hoa” được đóng lên khoảng trống giành cho người nộp đơn xin visa ghi quốc tịch hoặc số hộ chiếu của mình.

Tấm thẻ cư trú tạm thời được cấp ngày 12 tháng 12 năm 2008 có giá trị trong ba năm.

Bà Trần nói người có thẻ này mới đầu không chú ý các chữ “Tỉnh Đài Loan Trung Hoa”  khi ông ta đi đổi visa năm 2008, nhưng ông nhớ chắc chắn rằng phần ghi quốc tịch của ông trong visa cấp trước đó là “Công hòa Trung Hoa”.

“Ông nói rằng, sau khi nhận ra chỗ thay đổi khác đi, ông đã hỏi nhà chức trách Việt Nam, và câu trả lời là “thay đồi gì thì đã được Bộ Ngoại giao Đài Loan đồng ý cả”.

Bộ Ngoại giao Đài Loan không thừa nhận những điều vin vào đó để buộc tội Bộ.

Bà Chương nói rằng Bộ Ngoại giao đã được Cơ quan Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc cho biết rằng các visa do phía Việt Nam cấp cho người mang hộ chiếu “Cộng hòa Trung Hoa” chỉ có chữ “Đài Loan” thôi, còn các giấy chứng nhận miễn trừ (visa) cấp cho vợ con họ nhưng là công dân Việt Nam thì mới dùng các chữ “Tỉnh Đài Loan Trung Hoa” để chỉ quốc tịch.

Bộ Ngoại giao cũng yêu cầu cải chính các giấy chứng nhận miễn trừ (visa) này nữa, bà Trần nói.

Chiều qua, bộ Ngoại giao Đài Loan đã tiếp một quan chức Việt Nam, nhưng chi tiết cuộc gặp đã không được đưa ra trong cuộc họp báo.

———————–


Hãng thông tấn Đức Deutsch Press Agentur

Bản tin châu Á-Thái Bình Dương

Trung Quốc phản đối Việt Nam bầu cử ở các đảo tranh chấp

10 tháng Năm 2011

Bắc Kinh – Hôm thứ Ba, Trung Quốc nói Việt Nam đã “xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Hoa” khi bầu cử đại biểu trên các hòn đảo tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)

“Trung Quốc có chủ quyền không bàn cãi đối với các đảo Nam Sa [tên do TQ đặt cho quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam] và vùng lãnh hải quanh các đảo này.” phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trương Du nói với các phóng viên.   

Jiang đã trả lời về cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân mới đây trên các hòn đảo vẫn được quốc tế biết đến dưới tên gọi quần đảo Spratlys.

“Bất kỳ hành động đơn phương của bất kỳ quốc gia nào trên các đảo Nam Sa đều là phi pháp và không có giá trị”, bà Trương nói.

Bà ta nói cuộc bầu cử cũng vi phạm tinh thần bản quy ước ứng xử ở Biển Đông ký năm 2002 có chữ ký của Trung Hoa và 10 nước trong khối ASEAN.

Trong những cuộc thương thuyết tại Hà Nội hồi tháng trước, hai quốc gia đã đồng ý ký một văn kiện sơ khởi những nguyên tắc cơ bản giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở vùng Biển Đông, các phương tiện truyền thông của Việt Nam cho biết.    

Không có hạn định nào hoặc chi tiết nào được đưa ra về bản thỏa thuận này, việc được xem như là một đột phá bế tắc giữa hai quốc gia.

Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Philippin và Brunei đều đưa ra những đòi hỏi đụng chạm nhau về những bộ phận khác nhau trên Biển Nam trung Hoa (Biển Đông). Ai ai cũng nghĩ rằng các đảo tranh chấp và các vùng nước bao qnanh chúng đều giàu tài nguyên cá và các nguồn khoáng sản. Khối ASEAN gồm có các nước Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore, Thailand, Brunei, Myanmar, Cambodia và Việt Nam.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2011, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

Posted in Quan hệ quốc tế, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Thẻ: | Leave a Comment »

44. Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng 19-09-1970

Posted by adminbasam trên 01/05/2011

CWIHP

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng

19-09-1970

Mô tả: Chu Ân Lai yêu cầu Phạm Văn Đồng ngưng việc gửi sinh viên sang châu Âu, thay vào đó, chọn các giáo viên Trung Quốc đến dạy ở Việt Nam, ông ta cũng ca ngợi chính sách ngoại giao của Việt Nam thời gian gần đây.

Chu Ân Lai: Chúng tôi nghĩ, đào tạo sinh viên của các ông ở Việt Nam thì tốt hơn là gửi họ qua châu Âu vì lối sống khác nhau. Những thanh niên trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi những ý tưởng khác, sẽ gây khó khăn cho chúng ta khi họ trở về. Vì vậy, các ông không nên gửi họ ra nước ngoài. Chúng tôi có thể gửi giáo viên của chúng tôi đến Việt Nam để dạy cho họ.

Chu Ân Lai: Như chúng tôi quan sát, các ông có được kinh nghiệm từ cuộc đấu tranh ngoại giao. Chúng tôi đã đọc các báo cáo của đồng chí Huang Chen về cuộc gặp gỡ giữa ông ấy với đồng chí Nguyễn Thị Bình và đồng chí Bình đọc bài phát biểu. Chúng tôi thấy rằng đồng chí Nguyễn Thị Bình là rất sắc sảo. Chúng tôi cũng đã đọc báo cáo về cuộc họp giữa các đồng chí Huang Chen và Xuân Thủy về các liên hệ bí mật giữa Xuân Thủy và Kissinger. Trả lời cuối cùng của đồng chí Xuân Thủy rất tốt và hài hước. Sau đó tôi nói với các cán bộ ở Bộ Ngoại giao của chúng tôi rằng, đó là một việc làm tốt chỉ có thể có được từ thực tế ngoại giao.

Ngọc Thu dịch từ Wilson Center

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Leave a Comment »

43. Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng 17-09-1970

Posted by adminbasam trên 01/05/2011

CWIHP

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng

17-09-1970

Mô tả: Phạm Văn Đồng phác thảo hai cuộc tấn công ngoại giao mới của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đang tiến hành chống Mỹ. Chu Ân Lai đề nghị gửi những người đại diện Trung Quốc ra mặt trận để quan sát tình hình tại miền Nam Việt Nam.

Phạm Văn Đồng: Chúng tôi luôn luôn nghĩ rằng đấu tranh chính trị và quân sự có tầm quan trọng quyết định. Tuy nhiên, trong trường hợp Việt Nam, ở một mức độ nhất định, đấu tranh ngoại giao có hiệu quả và đã chứng minh có hiệu quả trong nhiều năm qua. Tôi muốn nêu vấn đề về cách thức đấu tranh ngoại giao có hiệu quả tại thời điểm Nixon đang thực hiện “Việt Nam hóa” chiến tranh. Chúng tôi cho rằng Việt Nam hóa chiến tranh của Nixon vẫn nhắm vào mục đích giành chiến thắng quân sự tại miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, không có nghĩa là Nixon không nghĩ đến ngoại giao. Nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng khi họ nói về ngoại giao, hòa bình, họ đang cố lừa dối thế giới, và họ không có bất kỳ ảo tưởng nào về ngoại giao.

Họ đã gửi [viên chức Mỹ David] Bruce đến Paris cũng nhằm mục đích lừa dối thế giới. Chúng ta nên làm gì để đối phó với tính toán của Nixon? Thực tế, chúng tôi sẽ kiên trì trong cuộc đấu tranh quân sự và chính trị, xem các cuộc đấu tranh này là quyết định cho chiến thắng. Đồng thời, chúng tôi đang làm hết sức mình, khi tình hình cho phép, đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao.

Đối với chúng tôi và Nixon, ngoại giao là một cách chơi chữ. Cả chúng tôi lẫn ông ta không có bất kỳ ảo tưởng nào về ngoại giao. Tuy nhiên, chúng tôi cũng thấy một số thuận lợi của cuộc đấu tranh ngoại giao. Trước tiên, chúng tôi phải giành cảm tình của người dân miền Nam Việt Nam, đặc biệt là những người ở khu vực đô thị. Hơn nữa, chúng tôi phải gây ảnh hưởng đến quan điểm phản chiến của công chúng Mỹ, không chỉ gồm đông đảo người dân, mà còn gồm cả giới doanh nghiệp, chính trị, học viện, và giới văn phòng để bảo đảm sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn của họ.

Dư luận công chúng thế giới đã được huy động. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu ý kiến của các nhóm chính trị có thể bị ảnh hưởng. Từ tính toán này, chúng tôi cho rằng đấu tranh ngoại giao có thể phục vụ như một mặt trận khác. Vì vậy, phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đang tiến hành cuộc tấn công ngoại giao mới.

Chúng tôi đang tập trung vào hai điểm sau đây:

– Việc rút quân vô điều kiện của Mỹ. Điểm mới ở đây là chúng tôi yêu cầu lịch trình cho việc rút quân.

– Vấn đề của một chính phủ liên minh. Đây là vấn đề quan trọng hơn. Tiêu điểm là yêu cầu loại bỏ Thiệu, Kỳ (2), và Khiêm (3).

Những điểm này không hoàn toàn mới khi đã được đề cập trong đề xuất 10 điểm trước đó. Nhưng lý do chúng tôi tập trung vào chúng, là vì chúng tôi muốn dồn Nixon vào góc tường bằng ảnh hưởng dư luận ở Mỹ và phần còn lại của thế giới. Những điểm này cũng nhằm hỗ trợ các cuộc đấu tranh quân sự và chính trị ở miền Nam. Chúng tôi không có bất kỳ ảo tưởng nào rằng nó sẽ mang lại kết quả.

Chu Ân Lai: Tôi muốn nói về sự hợp tác giữa miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc. Đồng chí Mao đã thường nhắc cho chúng tôi hiểu khó khăn của các ông và giúp các ông giải quyết chúng, xem những khó khăn này là của chúng tôi, bởi vì mối quan hệ của chúng ta là mối quan hệ giữa hậu phương và tiền tuyến. Tôi phải nói rõ rằng chúng tôi cơ bản đáp ứng nhu cầu của các ông. Chúng tôi cũng xem xét một số vấn đề chưa được các ông nêu ra. Kể từ bây giờ, nếu có khó khăn mới xuất hiện, chúng tôi muốn các ông thông báo cho chúng tôi và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức trong khả năng của chúng tôi để giúp các ông.

Một số vũ khí mà các ông yêu cầu, hiện đã trở nên lỗi thời. Chúng tôi đã cải thiện chúng, làm cho chúng hiệu quả hơn và nhẹ hơn. Vì vậy, chúng tôi đề nghị các loại vũ khí này để các ông xem xét. Hậu phương lớn phải giúp đỡ tiền tuyến. Tuy nhiên, hậu phương lớn phải đi ra mặt trận để hiểu vấn đề và để giải quyết chúng.

Báo cáo của đồng chí Fang Yi về chuyến đi gần đây của ông ấy đến Việt Nam là một tài liệu tốt cho chúng tôi tìm hiểu về tình hình Việt Nam. Chúng tôi hơi quan liêu. Có nhiều người chịu đựng vấn đề này ở đại sứ quán của chúng tôi tại Việt Nam. Có lần Mao Chủ tịch nổi giận với các báo cáo của Đại sứ quán. Ông ấy nói rằng ông ấy không muốn đọc, vì các báo cáo này được viết bởi [những người] chỉ ngồi trong văn phòng. Do đó chúng tôi muốn gửi người của chúng tôi ra mặt trận để quan sát tình hình.

Nếu các ông đồng ý, chúng tôi không chỉ gửi các quan chức cấp cao, mà còn gửi đại diện của các lực lượng vũ trang, những nhà cách mạng, và công nhân đến Việt Nam, là những bước quan trọng để chuẩn bị cho chiến tranh. Hiện Trung Quốc đang bị bao vây. Tuy nhiên, chiến tranh đã bắt đầu chỉ có ở Đông Dương. Chúng tôi không thể hiểu kẻ thù. Không có đánh nhau ở Triều Tiên. Các biên giới với Liên Xô bị cô lập. Vì vậy, chúng tôi phải trông cậy vào mặt trận ở Việt Nam.

Ghi chú:

1. Buổi nói chuyện này diễn ra cùng ngày bốn đoàn đại biểu đến tham dự các cuộc đàm phán Hòa bình Paris, nghe trình bày kế hoạch hòa bình tám điểm mới của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam.

2. Nguyễn Cao Kỳ: (1930-), tướng Không quân, Tư lệnh Không quân miền Nam Việt Nam, Thủ tướng 1965-1967 và phó tổng thống dưới quyền Nguyễn Văn Thiệu năm 1967-1971.

3. Trần Thiện Khiêm: (1925 -) là tướng miền Nam Việt Nam, là một nhân vật chủ chốt trong cuộc đảo chính chống lại Ngô Đình Diệm năm 1963. Sau khi tham gia vào cuộc đảo chính Nguyễn Khánh năm 1964, ông bị lưu đày danh dự, làm đại sứ tại Washington. Năm 1968 ông trở về làm Bộ trưởng Nội vụ, và làm Thủ tướng dưới thời ông Thiệu năm 1969-75.

Ngọc Thu dịch từ Wilson Center

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Leave a Comment »

42. Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Trịnh Đình Thảo 23-07-1970

Posted by adminbasam trên 01/05/2011

CWIHP

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Trịnh Đình Thảo

23-07-1970

Mô tả: Chu Ân Lai bàn về thuận lợi và khó khăn trong việc ký hiệp định Geneva.

Chu Ân Lai: Có cả thuận lợi và khó khăn liên quan đến việc chúng tôi ký hiệp định Geveva [năm 1954]. Về thuận lợi, miền Bắc Việt Nam có được một thời kỳ ổn định, cho phép thực hiện xây dựng xã hội chủ nghĩa. Về khó khăn, những người lính miền Nam Việt Nam rút về miền Bắc. Một số lính ở Campuchia cũng rút về miền Bắc. Ở Lào, chỉ hai tỉnh Xâm Neua và Phong Saly được chỉ định là khu vực tập trung cho các lực lượng cách mạng. Lúc đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã miễn cưỡng. [Viên chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Walter Bedell] Smith từ chối ký vào hiệp định.

Lúc đó, chúng tôi có hai lựa chọn, hoặc là ký [hiệp định] hoặc không ký [hiệp định] nếu Hoa Kỳ không ký. Sau khi tham khảo ý kiến với các nước xã hội chủ nghĩa, chúng tôi tin rằng tốt hơn nên ký. Sau đó Mao Chủ tịch nói rằng, nên cân nhắc lựa chọn không ký vào [hiệp định]. Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng đều nói rằng dường như [ký] được lợi nhiều hơn hại. Nhìn lại, trong một thời gian người dân ở miền Nam Việt Nam phải chịu đựng, nhưng cũng có một cái gì đó tốt đẹp trong gian khổ, khi người dân miền Nam tự phát đứng lên chiến đấu. Hoàn toàn dựa vào sức mạnh của chính họ, họ đã tạo ra tình hình hôm nay.

Ghi chú:

1. Trịnh Đình Thảo: là Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, lúc đó đang dẫn đầu phái đoàn “Liên minh Quốc gia, Lực lượng Dân chủ và Hòa bình Việt Nam” đến thăm Trung Quốc.

Ngọc Thu dịch từ Wilson Center

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | 1 Comment »

41. Thảo luận giữa của Mao Trạch Đông và Kaysone Phomvihane 07-07-1970

Posted by adminbasam trên 01/05/2011

CWIHP

Thảo luận giữa của Mao Trạch Đông và Kaysone Phomvihane

07-07-1970

Mô tả: Mao Trạch Đông gặp các thành viên của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và ủng hộ họ.

Kaysone Phomvihane (Cay-xỏn Phôm-vi-hản): Trong chuyến thăm của đoàn đại biểu chúng tôi đến Trung Quốc, chúng tôi đã báo cáo tình hình ở Lào cho Đảng [CS] Trung Quốc. Theo tình hình mới ở thời điểm hiện tại, chúng tôi đã xây dựng một kế hoạch cho cuộc đấu tranh trong ba năm tới. Mục đích của kế hoạch này là thúc đẩy hơn nữa cuộc đấu tranh của chúng ta chống Mỹ cứu nước, để theo đuổi chiến thắng vĩ đại hơn.

….

Mao Trạch Đông: Sau khi chiến đấu trong nhiều năm, ông có cảm thấy thiếu nhân lực và sức mạnh vật chất không?

Kaysone Phomvihane: Chúng tôi đang thiếu một vài thứ.

Mao Trạch Đông: Thiếu thứ gì?

Kaysone Phomvihane: Ví dụ, về nhân lực, khi chúng tôi muốn tuyển mộ lính mới, có rất ít người có sẵn để tuyển mộ. Bởi vì chúng tôi không đủ nhân lực, chúng tôi cũng gặp khó khăn khi cố gắng tổ chức sản xuất. Chúng tôi cũng có những khó khăn trong việc cải thiện sản xuất để phục vụ nhu cầu ngoài mặt trận, và để cải thiện chất lượng đời sống của quần chúng.

Mao Trạch Đông: Có vẻ như cuộc chiến sẽ kéo dài.

Kaysone Phomvihane: Đây cũng là kết quả phân tích của chúng tôi. Rất có thể cuộc chiến sẽ kéo dài. Đó là do đế quốc rất cứng đầu, và tiềm năng quân sự và kinh tế của họ cũng rất mạnh. Mặc dù chiến tranh sẽ kéo dài, chúng tôi quyết tâm tiếp tục chiến đấu.

Mao Trạch Đông: Tốt. Khi gặp khó khăn, ông cần phải có quyết tâm. Không có gì nghiêm trọng hơn những khó khăn, thiếu nhân lực, và thiếu nguyên liệu.

Kaysone Phomvihane: Mao Chủ tịch nói đúng. Khó khăn của chúng tôi là những điều mới xuất hiện trong việc theo đuổi chiến thắng, trong khi khó khăn mà bọn đế quốc Mỹ và chó săn phải đối mặt là những điều dẫn đến thất bại.

Mao Trạch Đông: Đúng. Lần trước tôi nói với ông, liệu ông có thể tổ chức một đội quân chiến đấu ở Thái Lan hay không. Đó là do người Thái tấn công các ông. Nếu các ông có thể tấn công tôi, tại sao tôi không thể tấn công các ông?

Kaysone Phomvihane: Tôi nhớ rõ những lời của Mao Chủ tịch.

….

Mao Trạch Đông: Ông ta (Mao chỉ vào Sisavat (2)) đang làm gì?

Kaysone Phomvihane: Ông ta là Tổng Tham mưu trưởng Quân đội của chúng tôi.
Mao Trạch Đông: Ông phụ trách chiến đấu. Ông có biết Tổng Tham mưu trưởng của chúng tôi, đồng chí Hoàng Vĩnh Thắng không?

Sisavat: Tôi đã gặp đồng chí Hoàng Vĩnh Thắng trong chuyến thăm vừa rồi của tôi đến Trung Quốc. Quan hệ giữa chúng tôi rất gần gũi.

Mao Trạch Đông: Điều đó không nhất thiết đáng tin cậy. Có đúng là chúng ta hỗ trợ họ không đủ?

Chu Ân Lai: Chúng tôi thỏa mãn tất cả các yêu cầu họ đưa ra. Bây giờ vấn đề chính là khó khăn liên quan đến vận chuyển.

Mao Trạch Đông: Chúng ta xây dựng một con đường xong chưa?

Chu Ân Lai: Vẫn chưa hoàn thành.

….
Mao Trạch Đông: Thế giới đã thay đổi. Điều này cũng đã chứng tỏ điều Lào nói. Chủ nghĩa đế quốc đã tự đào mồ chôn nó. Mục đích của nó là để chiếm nhiều lãnh thổ, và nó sẽ tìm thêm người để chôn nó. Chúng tôi có kinh nghiệm [trong lĩnh vực này]. Ví dụ, Nhật Bản đã chiếm hơn phân nửa Trung Quốc, ở nhiều nơi. Ngoại trừ Tứ Xuyên và nhiều tỉnh khác, tất cả đã bị Nhật chiếm đóng. Do đó Nhật đã giúp chúng tôi. Tất cả những người dân thường đã đứng lên chống lại nó. Vào thời điểm Nhật đầu hàng, số lượng quân đội của chúng tôi đã quá một triệu. Khi cuộc chiến chống Nhật bắt đầu, chúng tôi chỉ có 20.000 quân. Người Nhật đã dạy người Trung Quốc.

Sau đó, người Mỹ giúp Tưởng Giới Thạch tấn công chúng tôi. Sau khi Nhật đầu hàng, Tưởng Giới Thạch ký một hiệp định hòa bình với chúng tôi. Nhưng khi ông ta hoàn thành công việc chuẩn bị, ông ta bắt đầu sử dụng vũ lực để tấn công chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi không quá tin tưởng vào những thứ như hiệp ước và các chữ ký. Có một số lý do. Ví dụ, không có hiệp ước giữa hai bên chúng ta, và chúng ta đã không ký bất cứ điều gì, nhưng chúng ta làm những gì chúng ta đã nói. Bọn đế quốc, kể cả con chó săn của Mỹ, Hoàng thân Souvanna Phouma, không làm những gì họ đã nói.

Những điều, chẳng hạn như, tổ chức một chính phủ liên minh, thì tốt. Nhưng các ông cần phải chuẩn bị cho điều gì khác. Mục đích của việc tổ chức một chính phủ liên minh là để tiêu diệt chính phủ liên minh.

Kaysone Phomvihane: Đúng vậy.

Mao Trạch Đông: Một chính phủ liên minh vĩnh viễn? Không có lý do để tin điều đó.

Mao Trạch Đông: Ở Việt Nam, hoặc Campuchia, hoặc Thái Lan, hoặc Miến Điện, tất cả đều như thế. Bây giờ các lực lượng du kích tại Miến Điện và Thái Lan đã có được một số phát triển, mặc dù quy mô không lớn. Lực lượng du kích là một trường học để đào tạo cán bộ. Tầng lớp tư bản sẽ không bao giờ đào tạo cán bộ cho chúng tôi.

Kaysone Phomvihane: Mao Chủ tịch nói đúng.

Mao Trạch Đông: Lực lượng quân sự của [giới tư bản] muốn loại bỏ chúng ta. Điều đó tốt, và chúng ta sẽ chiến đấu. Nếu ông muốn chiến đấu, ông cần phải có lực lượng quân sự và lực lượng này có khả năng đào tạo cán bộ [cho ông]. Chúng ta nên nói rõ rằng chúng ta cần người dân và chúng ta cần binh lính cho lực lượng quân sự. Nhưng người dân và binh lính cần sự lãnh đạo của cán bộ, và không có lãnh đạo, họ bị phân tán.

….

Mao Trạch Đông: Trong lịch sử, chiến tranh chưa bao giờ kết thúc. Tôi nói với đồng chí Lê Duẩn lần tôi gặp ông ấy vừa rồi, với tôi dường như thế giới của chúng ta không có hòa bình. Đế quốc vẫn còn gây rối trên thế giới. Theo tôi, người dân ở các nước khác nhau, gồm cả những người ở các nước đế quốc, sắp nổi dậy. Một số đang gia nhập phong trào hòa bình, một số đang đánh trong các cuộc chiến tranh du kích, một số đang xem xét vấn đề, nhưng vẫn còn nhiều người khác chưa thức tỉnh. Người nào tin rằng có Cách mạng tháng Mười [Nga], cách mạng Trung Quốc, cách mạng Việt Nam, và cách mạng Lào, mà không có cách mạng xảy ra ở những nơi khác? Điều đó không thể.

Lâm Bưu: Bất cứ nơi nào có áp bức, bóc lột, [thì nơi đó] có cách mạng.

Mao Trạch Đông: Nếu không có cuộc cách mạng xảy ra ở những nơi khác, có nghĩa là chủ nghĩa Mác-Lênin lỗi thời. Lenin nói rằng chủ nghĩa đế quốc giết chết chủ nghĩa tư bản. Nếu không, chúng ta cần phải thay đổi nó để cho chủ nghĩa đế quốc thành chủ nghĩa tư bản. Đế quốc không cảm thấy rất thoải mái. Ông có thể nói rằng Nixon cảm thấy rất thoải mái không?
….

Mao Trạch Đông: Về [vấn đề] kinh tế và quân sự, ông có thể nói chuyện với những người này [đang ngồi ở đây].

Kaysone Phomvihane: Để chúng tôi báo cáo với Mao Chủ tịch, nhóm viện trợ kinh tế và viện trợ quân sự đã thực hiện công việc của họ. Chúng tôi đã gặp họ và đã có các cuộc thảo luận rất tốt. Đối mặt với tình hình mới ở thời điểm hiện tại, chúng tôi cũng yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc tăng cường ủng hộ và viện trợ cho chúng tôi.

Mao Trạch Đông: Vâng, miễn là ông yêu cầu. Nhưng ông phải yêu cầu, nếu không ai mà biết điều đó?

Kaysone Phomvihane: Vâng, chúng tôi đã yêu cầu.

Mao Trạch Đông: Ông đã yêu cầu, có nhiều cách giải quyết. Chắc chắn ông có thể nói chuyện với họ. Ông không cần phải lo lắng (cười và chỉ vào Khưu Hội Tác). Họ đang làm cách mạng.

Khang Sinh: Về mặt kinh tế, đồng chí Li Qiang phụ trách, cơ bản các vấn đề đã được giải quyết. Theo yêu cầu họ đưa ra, miễn là chúng ta có những gì họ cần, và miễn là chúng ta có lập trường giúp đỡ, về cơ bản các vấn đề có thể được giải quyết.
….

Kaysone Phomvihane: Chúng tôi rất mừng khi được gặp Mao Chủ tịch hôm nay. Chủ tịch đã thảo luận nhiều vấn đề quan trọng với chúng tôi hôm nay, gồm các vấn đề liên quan đến cuộc cách mạng Lào và các vấn đề liên quan đến cách mạng thế giới. Những lời nói của Mao Chủ tịch rất quan trọng cho việc chỉ đạo các cuộc đấu tranh cách mạng của chúng tôi.

Ghi chú:

1. Kaysone Phomvihane: (1920-1992) Tổng bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (Đảng Cộng sản Lào) từ khi thành lập năm 1955 cho đến khi ông ta mất. Về phía Lào, những người tham gia buổi thảo luận này gồm: Sisavat, Saman Vignakhet, Khampang; những người tham dự phía Trung Quốc gồm: Lâm Bưu, Chu Ân Lai, Khang Sinh, Hoàng Vĩnh Thắng, Khưu Hội Tác, Phó Tổng tham mưu và là người đứng đầu Tổng cục Hậu cần Quân Giải phóng Nhân dân TQ, và Sheng Jian, Phó Trưởng Ban Liên lạc (?) Trung ương CSTQ.

2. Sisavat Keobounphan: sau là Phó Chủ tịch Lào.

Ngọc Thu dịch từ Wilson Center

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Leave a Comment »

40. Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Nguyễn Thị Bình 17-06-1970

Posted by adminbasam trên 01/05/2011

CWIHP

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Nguyễn Thị Bình

17-06-1970

Mô tả: Chu Ân Lai bảo đảm với Nguyễn Thị Bình rằng chiến thắng ở Việt Nam là có thể, mặc dù [chiến tranh] mở rộng.

Chu Ân Lai: Chúng tôi đã chiến đấu trong chiến tranh Triều Tiên suốt thời [Tổng thống Mỹ] Truman. Hoa Kỳ đã cố gắng lợi dụng [thực tế] Trung Quốc vừa mới được giải phóng để bắt đầu một cuộc chiến tranh xâm lược. Mao Chủ tịch nói rằng, khi các ông tiến tới Sông Yalu, chúng tôi không thể không can thiệp. Nếu chúng tôi thất bại trong việc hỗ trợ Bắc Triều Tiên, Bắc Triều Tiên sẽ bị thua, rơi vào tay Hoa Kỳ. Lúc đó, thực sự chúng tôi không chắc chắn kết quả [sự can thiệp của chúng tôi]. Tuy nhiên, Mao Chủ tịch nói, người dân Trung Quốc có quyền hỗ trợ Triều Tiên.

Nếu chúng tôi bị đẩy lùi, chúng tôi có thể chiến đấu trở lại. Trước tiên, chúng tôi chiến đấu chống lại quân đội bù nhìn. Nhưng khi trận chiến bắt đầu, chúng tôi đọ sức với quân Mỹ. Sau 2-3 chiến dịch, [chúng tôi thấy Mỹ] không mạnh. Có đúng không khi quý vị cũng có kinh nghiệm trưởng thành từ yếu thành mạnh, và quý vị đã chiến đấu một cuộc chiến thậm chí còn lớn hơn so với chiến tranh [Triều Tiên].

Đây là sự thật Mao Chủ tịch đã tiết lộ trong tuyên bố ngày 25 tháng 5 của ông ấy: Không nhất thiết một nước nhỏ phải sợ một nước lớn, một nước lớn đôi khi sợ một nước nhỏ. Trung Quốc không phải là một nước nhỏ, nhưng lúc [Chiến tranh Triều Tiên], là một nước yếu. Vì vậy, miễn là chúng tôi dám cầm vũ khí chiến đấu, cuối cùng chúng tôi có thể sử dụng một cuộc chiến cách mạng để đánh bại chiến tranh xâm lược.

Chiến tranh Triều Tiên đã chứng minh điểm này. Chiến tranh Việt Nam sẽ tiếp tục chứng minh điều đó. Bây giờ chiến tranh đã lan rộng sang Campuchia và toàn cõi Đông Dương. Không phải do quý vị, cũng không phải do hoàng thân Sihanouk, không phải do Trung Quốc có kế hoạch mở rộng. Đó là do Hoa Kỳ đã làm điều đó. Tốt, hãy để cho chiến tranh mở rộng. Trong quá khứ, chỉ những khu vực ở bờ đông của sông Mekong là nơi trú ẩn. Bây giờ toàn bộ Campuchia trở thành nơi trú ẩn, và toàn Đông Dương trở thành nơi trú ẩn, chưa kể một nơi trú ẩn lớn tồn tại – đó là Trung Quốc.

Ngọc Thu dịch từ Wilson Center

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Leave a Comment »

39. Thảo luận giữa Mao Trạch Đông và Lê Duẩn 11-05-1970

Posted by adminbasam trên 01/05/2011

CWIHP

Thảo luận giữa Mao Trạch Đông và Lê Duẩn

11-05-1970 (*)

Tóm tắt: Mao Trạch Đông khuyên Lê Duẩn không nên sợ Hoa Kỳ.

Mao Trạch Đông: Tôi gặp ông lần cuối khi nào?

Lê Duẩn: Năm 1964. Chúng tôi thấy Mao Chủ tịch rất khỏe và tất cả chúng tôi rất vui. Lần này Mao Chủ tịch tranh thủ thời gian để gặp chúng tôi, chúng tôi rất mừng. Hiện nay, tình hình ở Việt Nam và Đông Dương phức tạp và còn tồn tại một số khó khăn.

Mao Trạch Đông: Mỗi nước đang đối mặt với một số khó khăn. Liên Xô có cái [khó] của họ, và Hoa Kỳ cũng có [cái khó] của nó.

Lê Duẩn: Chúng tôi rất cần chỉ thị của Mao Chủ tịch. Nếu Ủy ban Trung ương và Bộ Chính trị biết rằng Mao Chủ tịch ra chỉ thị về việc chúng tôi nên làm như thế nào, chắc chắn họ sẽ rất hài lòng.

Mao Trạch Đông: Các ông đã làm việc rất tốt, và các ông đang làm ngày càng tốt hơn.

Lê Duẩn: Chúng tôi cố gắng hết mình để làm tốt công việc. Chúng tôi có thể làm tốt công việc bởi vì chúng tôi nghe theo ba sự chỉ dẫn của Mao Chủ tịch chỉ thị cho chúng tôi trong quá khứ: đầu tiên, không sợ hãi, chúng ta không nên sợ kẻ thù; thứ hai, chúng ta nên đập nát kẻ thù ra thành từng mảnh; thứ ba, chúng ta nên chiến đấu một cuộc chiến kéo dài.

Mao Trạch Đông: Vâng, một cuộc chiến tranh kéo dài. Các ông nên chuẩn bị chống lại một cuộc chiến kéo dài, nhưng nó không tốt hơn nếu chiến tranh rút ngắn hay sao?

Ai sợ ai? Có phải các ông, người Việt Nam, Campuchia và người dân Đông Nam Á sợ đế quốc Mỹ? Hay là đế quốc Mỹ sợ các ông? Đây là một câu hỏi đáng được xem xét và nghiên cứu. Một cường quốc sợ một nước nhỏ, cỏ uốn cong khi gió thổi, một cường quốc sẽ phải sợ.

Đúng là trong sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1964 các ông đụng với đế quốc Mỹ, nhưng không phải các ông có ý định đánh trong cuộc chiến với Hải quân Hoa Kỳ. Thực tế, các ông không thực sự đụng độ với [tàu hải quân Hoa Kỳ], mà là do họ quá lo sợ, nói rằng tàu ngư lôi của Việt Nam đã tới và bắt đầu khai hoả. Cuối cùng, ngay cả chính những người Mỹ cũng không biết có [một cuộc tấn công bằng ngư lôi từ phía Việt Nam] thật hay không.

Các nhà báo khác nhau của Mỹ tin rằng, chưa bao giờ có [một cuộc tấn công như thế], và rằng đó là một báo động giả. Kể từ khi chiến tranh bắt đầu, không có sự lựa chọn khác ngoài việc phải đánh lại. Những người buôn bán và sản xuất vũ khí được hưởng lợi từ đó. Các tổng thống Mỹ đã ngủ ít hơn mỗi đêm [kể từ đó]. Nixon nói rằng ông ta sử dụng hầu hết sức lực của mình trong việc đối phó với Việt Nam.

Bây giờ có một người khác, Hoàng thân Sihanouk. Ông ta cũng không phải là người dễ dàng đối phó. Khi các ông xúc phạm ông ta, ông ta sẽ tới để mắng các ông (2).

Theo ý tôi, một số đại sứ quán của chúng tôi cần được chấn chỉnh. Chủ nghĩa bá quyền tồn tại ở một số đại sứ quán Trung Quốc. Họ chỉ nhìn thấy thiếu sót của những người khác, không quan tâm đến lợi ích toàn cục. Đại sứ của Trung Quốc vừa rồi tại Việt Nam là ai?

Chu Ân Lai: Chu Kỳ Văn (3)

Mao Trạch Đông: Chu Kỳ Văn có quan hệ rất xấu với các ông. Thực ra, Chu Kỳ Văn là thành viên của Quốc Dân đảng, và ông ta dự định trốn ra nước ngoài. Chúng tôi đã không biết ông ta là thành viên của Quốc Dân đảng. Vì các ông đang đối phó với Quốc Dân đảng, làm thế nào ông ta không gây rắc rối cho các ông? Lúc đó chúng tôi không biết, nhưng chúng tôi không hài lòng khi chúng tôi thấy những bức điện tín [ông ta gửi lại].

Lê Duẩn: Chúng tôi, người Việt Nam luôn giữ mối giao hảo tuyệt vời của Mao Chủ tịch trong tâm trí chúng tôi. Suốt chín năm kháng chiến chống Pháp, nếu không có sự hỗ trợ của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Mao Chủ tịch, chúng tôi không thể nào giành chiến thắng. Tại sao chúng tôi giữ lập trường kiên định chiến đấu một cuộc chiến tranh kéo dài, đặc biệt chiến đấu trong một cuộc chiến kéo dài ở miền Nam? Tại sao chúng tôi dám chiến đấu một cuộc chiến kéo dài? Chủ yếu là vì chúng tôi phụ thuộc vào những việc làm của Mao Chủ tịch.

Mao Trạch Đông: Không nhất thiết đúng như vậy.

Lê Duẩn: Dĩ nhiên đúng như vậy. Chúng tôi cũng cần áp dụng [những lời giáo huấn của Mao Chủ tịch] vào tình hình thực tế của Việt Nam.

Mao Trạch Đông: Các ông có những sáng tạo riêng. Làm thế nào ai đó có thể nói rằng các ông không có sáng tạo và kinh nghiệm riêng? Ngô Đình Diệm đã sát hại 160.000 [người của các ông]. Tôi đã được báo cáo điều này, và tôi không biết con số này có chính xác hay không, nhưng tôi biết rằng hơn 100.000 người đã bị giết.

Lê Duẩn: Đúng, 160.000 người đã bị giết, và nhiều người khác đã bị đưa vào tù.

Mao Trạch Đông: Tôi nghĩ điều này tốt. Các ông có thể giết chết người của chúng tôi, tại sao chúng tôi không thể giết người của các ông?

Lê Duẩn: Chính xác. Chỉ trong năm 1969 chúng tôi đã giết và làm bị thương 610.000 kẻ thù, trong đó có 230.000 người Mỹ (**).

Mao Trạch Đông: Người Mỹ không có đủ nhân lực để gửi ra khắp thế giới, bởi vì họ đã dàn trải quá mức. Vì vậy, khi người của họ bị giết hại, họ rất đau lòng. Cái chết của vài chục ngàn đã là một vấn đề rất lớn đối với họ. Các ông, người Việt Nam, ở cả hai miền Nam Bắc, theo ý tôi, một số người của các ông cũng bị giết chết là không thể tránh khỏi.

Lê Duẩn: Hiện tại, cách của chúng tôi chiến đấu để giữ thương vong thấp. Nếu không, thì không thể nào chúng tôi có thể bền bỉ trong một thời gian dài.
Mao Trạch Đông: Đúng vậy. Có lẽ tình hình ở Lào khó khăn hơn. Có người nào mang quốc tịch Lào sống ở Trung Quốc không?

Chu Ân Lai: Có một số người.

Mao Trạch Đông: Họ ở đâu?

Chu Ân Lai: Ở tỉnh Vân Nam, các khu vực giáp biên giới Lào.

Mao Trạch Đông: Có phải ở Xishuangbanna?

Hoàng Vĩnh Thắng: Có một số người sống ở Xishuangbanna.

Chu Ân Lai: Người Choang của chúng tôi thì rất giống họ.

Mao Trạch Đông: Khi chiến sự đã bước vào giai đoạn quyết định ở Lào trong tương lai, chúng tôi có thể tuyển dụng một số người Choang ở Quảng Tây và một số người Đại ở Vân Nam. Nhiều người Choang có khả năng chiến đấu tuyệt vời. Trong quá khứ các lãnh chúa Bạch Sùng Hy và Lý Tông Nhân phụ thuộc vào người Choang. Hiện có bao nhiêu người Choang? Tám triệu?

Chu Ân Lai: Hiện có nhiều hơn, hơn mười triệu.

Mao Trạch Đông: Đây là nhóm sắc tộc của Vi Quốc Thanh, mà ông ta không thừa nhận. Có lần tôi hỏi ông ta thuộc dân tộc nào, ông ta có thuộc về một trong các dân tộc thiểu số hay không. Ông ta nói rằng ông ta là người Hán. Sau đó ông ta thừa nhận rằng ông ta là người Choang.
Chu Ân Lai: Một số binh sĩ thuộc Thái Bình Thiên quốc có khả năng chiến đấu. Một số người trong đó là người Choang.

Mao Trạch Đông: Một số lính thuộc Thái Bình Thiên quốc đến từ Quảng Tây.

Lê Duẩn: Người Nùng ở Việt Nam cũng có khả năng chiến đấu. Họ và những người Choang ở Quảng Tây cùng một nhóm người.

Mao Trạch Đông: Đông Nam Á là một tổ ong. Người dân Đông Nam Á đang ngày càng tỉnh ngộ. Một số người theo chủ nghĩa hòa bình nghĩ rằng gà trống thích đá. Làm sao có nhiều gà trống quá vậy? Bây giờ, ngay cả gà mái cũng thích đá.

Lê Duẩn: Không có cách nào thoát ra nếu không đánh.

Mao Trạch Đông: Vâng, không có cách nào thoát ra nếu không đánh. Các ông (Mao nói đến người Mỹ) buộc người khác [chiến đấu] và làm cho họ không có cách lựa chọn nào khác. Các ông đang bắt nạt họ.

Lê Duẩn: Người dân Campuchia và Lào là những tín đồ Phật giáo, những người này không thích đánh nhau. Bây giờ họ cũng thích đánh nhau.

Mao Trạch Đông: Đúng vậy. Ông không thể nói rằng họ không thích đánh bởi vì họ tin vào Phật giáo. Người Trung Quốc cũng là những tín đồ Phật giáo, nhưng cuộc cách mạng năm 1911 theo sau 17 năm chiến đấu. Sau đó trở thành cuộc giao tranh giữa hai phe [giữa các nhà cách mạng], và do đó người dân đã được giáo dục.

Sau đó, Chiến tranh Bắc phạt bắt đầu và Hồng quân xuất hiện. Rồi Nhật Bản xâm lược Trung Quốc. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, Tưởng Giới Thạch chống lại chúng tôi. Cuộc chiến kéo dài chưa tới bốn năm, ông ta không thể tiếp tục và bỏ chạy qua Đài Loan. Bây giờ ông ta tuyên bố ở Liên Hiệp Quốc rằng ông ta đại diện cho toàn bộ Trung Quốc. Ông ta có quan hệ mật thiết với một số người trong chúng tôi. Tôi đã gặp Tưởng Giới Thạch vài lần.

Khi Quốc Dân đảng tổ chức Hội nghị Trung ương tại Quảng Châu, tôi đã gặp ông ta. Tôi là ủy viên của Quốc Dân đảng. Tôi là ủy viên của hai đảng. Tôi là ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản và là ủy viên dự khuyết của Trung ương Quốc Dân đảng. Trong suốt thời kỳ đó, nhiều người trong chúng tôi đã gia nhập [Quốc Dân đảng].

Thủ tướng [Chu Ân Lai] của chúng tôi là Giám đốc Khoa Chính trị thuộc Học viện Quân sự Hoàng Phố của Tưởng Giới Thạch và là phó đại diện cho Quân đoàn 1 (First Army) của Tưởng Giới Thạch. Tôi không cần phải nói tới đồng chí Lâm Bưu. Ông ấy là sinh viên của Tưởng Giới Thạch. Ông ấy đã học ở Hoàng Phố chín tháng. Ở Trung Quốc, Có rất ít người, trong số những người thuộc thế hệ cũ, không phải đương đầu với ông ta (Tưởng Giới Thạch).

Lâm Bưu: Tôi cũng là ủy viên của cả hai đảng.

Mao Trạch Đông: Ngay cả những chi nhánh của Quốc Dân đảng đều được tổ chức với sự giúp đỡ của chúng tôi. Nếu không có sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản, Quốc Dân đảng không thể nào tiến hành Chiến tranh Bắc phạt. Lúc đó, Quốc Dân đảng không có tổ chức đảng, không có chi nhánh tại các khu vực dọc sông Hoàng Hà ở miền Bắc. Họ phụ thuộc vào Đảng Cộng sản giúp đỡ.

….

Lê Duẩn: Gần đây, Nixon tuyên bố rằng Hoa Kỳ chưa bao giờ bị bại trận trong 190 năm qua. Ông ta muốn nói rằng lần này Hoa Kỳ chưa sẵn sàng bị Việt Nam đánh bại.

Mao Trạch Đông: Chưa từng bị đánh bại?

Lê Duẩn: Thực tế họ đã bị đánh bại nhiều lần. Tại Trung Quốc, Triều Tiên và trong chiến tranh chống Pháp ở Đông Dương. Người Mỹ chịu 80% chi phí quân sự của Pháp. Tuy nhiên, họ đã bị đánh bại.

Mao Trạch Đông: Đúng vậy. Lúc nãy ông có nói rằng, trước hết không nên lo sợ đế quốc. Sau cùng, ai thực sự sợ ai? Các nước nhỏ. Có vấn đề như thế tồn tại ở một số nước nhỏ. Từ từ họ sẽ cố gắng. Sau khi cố gắng vài năm, thì họ sẽ hiểu.

[Mao nhớ lại và thảo luận về Cách mạng Văn hóa].

Mao Trạch Đông: Vào thời điểm đó, tôi cũng đã nói với ông rằng nếu người Mỹ không tới biên giới Trung Quốc, và nếu các ông đã không mời chúng tôi, chúng tôi đã không gửi quân đội của chúng tôi [tham chiến].

Lê Duẩn: Đây cũng là điều chúng tôi nghĩ. Khi chúng tôi vẫn có thể tiếp tục chiến đấu, chúng tôi hy vọng làm cho “hậu phương lớn” của chúng tôi ổn định hơn. Khi chúng tôi, người Việt đánh với người Mỹ, Trung Quốc là “hậu phương lớn” của chúng tôi. Vì vậy, có lần chúng tôi ban hành các hướng dẫn như thế này, ngay cả khi máy bay của chúng tôi bị tấn công, họ không nên đáp xuống các sân bay ở Trung Quốc.

Mao Trạch Đông: Các ông có thể [đáp xuống sân bay của chúng tôi]. Chúng tôi không sợ. Nếu lực lượng không quân Mỹ đến tấn công những “nơi trú ẩn” của lực lượng không quân Việt Nam, cứ để cho họ tới.

Lê Duẩn: Mặc dù chúng tôi đã ban hành các hướng dẫn như vậy, chúng tôi vẫn cần dựa vào sự hỗ trợ của các ông. Lúc đó, ông đã gửi vài sư đoàn tới Việt Nam, cũng đã tham gia chiến đấu với máy bay Mỹ.

Mao Trạch Đông: Đúng vậy. Người Mỹ đang sợ bị đánh bại, và họ không có đủ khí phách. Các ông có thể đàm phán [với người Mỹ]. Tôi không nói rằng các ông không thể thương lượng, nhưng các ông nên tập trung sức lực để đánh. Ai phá hoại hai Hội nghị Geneva? Cả các ông và chúng tôi hoàn toàn tôn trọng [các nghị quyết của Hội nghị]. Nhưng họ không. Rất tốt là họ đã không tuân theo.

Vì vậy, ngay cả Thủ tướng Kosygin của Liên Xô, khi đọc một bài diễn văn trước công chúng, đã phải nói rằng, miễn là việc triệu tập một hội nghị quốc tế, Việt Nam, Lào và Campuchia phải được tư vấn. Nhiều nhà lãnh đạo hiện tại của họ tôi không quen, tôi không biết họ. Tôi biết Kosygin và đã nói chuyện với ông ta. Các tờ báo ở phương Tây thường có những tin đồn về họ, nói rằng lãnh đạo của họ bị chia rẽ. Tôi cũng không rõ điều này. Người ta nói rằng người dân thường quan tâm hơn đến Kosygin như một nhà lãnh đạo.

Lê Duẩn: Chúng tôi cũng có nghe qua điều đó.

Mao Trạch Đông: Ông cũng đã nghe qua điều đó à? Theo tôi, Stalin đã sống lại. Xu hướng chính trên thế giới hiện nay là cách mạng, gồm cả thế giới. Có khả năng các cường quốc có thể bắt đầu một cuộc chiến tranh thế giới. Nhưng, bởi vì một vài quả bom nguyên tử, không ai dám bắt đầu cuộc chiến.

Điều này chủ yếu là mối quan tâm của hai siêu cường. Hiện nay nhiều người nói rằng có ba cường quốc lớn. Trung Quốc không có trong đó. Nghiên cứu của Trung Quốc về việc làm vũ khí hạt nhân là một kinh nghiệm gần đây (4). Chúng tôi đang ở giai đoạn nghiên cứu. Tại sao phải sợ chúng tôi? Trung Quốc là nước có đông dân số và do đó họ sợ Trung Quốc. Nhưng chúng tôi cũng có nỗi lo sợ riêng, chúng tôi cần thức ăn và quần áo để cung cấp cho dân số đông như thế. Vì vậy chúng tôi đã bắt đầu nghiên cứu hạn chế sinh đẻ để dân số giảm đi đôi chút.

………

Lê Duẩn: Chúng tôi có thể tiếp tục chiến đấu, đó là vì Chủ tịch nói rằng 700 triệu người Trung Quốc đang ủng hộ nhân dân Việt Nam một cách vững chắc. Hoa Kỳ phải sợ. Điều này là rất quan trọng (5).

Mao Trạch Đông: Tại sao phải sợ? Các ông xâm lược một nước khác, tại sao chúng tôi sai khi ủng hộ đất nước đó? Các ông gửi hàng trăm ngàn lính hải quân, không quân và lục quân để bắt nạt người dân Việt Nam, ai cấm Trung Quốc trở thành hậu phương [của người Việt Nam]? Luật pháp nào đã nói điều này?  (***)

Lê Duẩn: Người Mỹ nói rằng họ có thể huy động 12 triệu quân, nhưng họ chỉ có thể gửi nửa triệu quân đến Việt Nam. Họ sợ nếu họ đi quá giới hạn này.

Chu Ân Lai: Trung Quốc có đông dân, điều đó làm cho họ sợ hãi.

Mao Trạch Đông: Vì chúng tôi có đông dân, đôi khi chúng ta không cần phải sợ. Trong phân tích cuối cùng, chúng tôi không có quan hệ với các ông. Các ông đã chiếm đảo Đài Loan của chúng tôi, nhưng tôi chưa bao giờ chiếm Long Island của các ông. (***)

Ghi chú:

1. Những người phía Việt Nam tham gia còn có: Lý Ban (Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Bắc Việt) và Ngô Thuyên; phía Trung Quốc có Lâm Bưu, Chu Ân Lai, Kháng Sinh, và Hoàng Vĩnh Thắng (Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc và Tổng Tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc).

2. Ngày 5 tháng 5, Sihanouk đã thành lập chính phủ Campuchia lưu vong, có trụ sở tại Bắc Kinh.

3. Chu Kỳ Văn là đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam từ tháng 8-1962 đến năm 1968, khi ông ta bị thanh trừng và bị liệt vào loại “tay sai Quốc Dân đảng”.

4. Trung Quốc cho nổ quả bom hạt nhân đầu tiên vào năm 1964 và vũ khí nhiệt hạch đầu tiên vào năm 1967.

5. Một tuần trước đó, bốn sinh viên Mỹ biểu tình phản đối chiến tranh, đã bị lính Vệ binh Quốc gia bắn chết tại Trường Đại học Kent ở Ohio.

——–

Ghi chú thêm:

(*) Theo tài liệu “77 cuộc đàm thoại giữa lãnh đạo Trung Quốc và nước ngoài trong chiến tranh Đông Dương năm 1964-1977”, cuộc thảo luận này từ 6:45-8:15 chiều ngày 11-05-1970.

(**) Lê Duẩn nói 230.000 người Mỹ bị giết trong năm 1969, con số này có lẽ không đúng. Theo các nguồn tài liệu, tổng số lính Mỹ chết trong cuộc chiến này là 58.209 người.

(***) Đoạn này Mao Trạch Đông nói tới Hoa Kỳ.

Ngọc Thu dịch từ Wilson Center

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Leave a Comment »

38. Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Hoàng thân Sihanouk – Tháng 3-4/1970

Posted by adminbasam trên 01/05/2011

CWIHP

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Hoàng thân Sihanouk

22-03-1970

Mô tả: Chu Ân Lai cho Sihanouk sự hỗ trợ của Trung Quốc trong cuộc Cách mạng Campuchia.

Chu Ân Lai: Bài phát biểu Hoàng thân đã nói với nhân dân Cam Bốt có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Tôi tin rằng nhân dân Campuchia, sau khi nghe giọng nói của Hoàng thân sẽ được truyền rất nhiều cảm hứng và sẽ đáp lại lời phát biểu. Trung Quốc xác định hỗ trợ Hoàng thân cho đến khi Hoàng thân trở về nước trong chiến thắng. Miễn là Hoàng thân quyết tâm chiến đấu đến cùng, thì chắc chắn chúng tôi sẽ hỗ trợ cho Hoàng thân.

Hoàng thân Sihanouk: Với sự hỗ trợ của Trung Quốc, tôi sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh. Cho dù cuộc đấu tranh sẽ kéo dài bao lâu và nhiều khó khăn sẽ chịu đựng như thế nào, tôi sẽ không bao giờ nhượng bộ (1).

 Ghi chú:

1. Ngày hôm sau, Sihanouk đã công bố thành lập Mặt trận Thống nhất Quốc gia Campuchia (FUNK).

Ngọc Thu dịch từ Wilson Center

——-

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Hoàng thân Sihanouk

28-03-1970

Mô tả: Bắc Triều Tiên và một số nước Ả Rập hỗ trợ Hoàng thân Sihanouk, nhưng Đông Âu và Liên Xô đang do dự. Chu Ân Lai trấn an Hoàng thân Sihanouk rằng Liên Xô sẽ xem xét lại.

Chu Ân Lai: [Bắc] Triều Tiên sẽ hỗ trợ Hoàng thân. Vài nước Ả Rập cũng sẽ hỗ trợ Hoàng thân. Tình hình các nước châu Phi cũng vậy. Trong tương lai, ngày càng có nhiều nước sẽ hỗ trợ những điều đúng đắn của Hoàng thân.

Hoàng thân Sihanouk: Tình hình này làm tôi khó chịu. Chea Sam (1) nói với tôi rằng, thái độ của Liên Xô rất thận trọng. Khá nhiều nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu theo gương của Liên Xô trong hành động của họ.

Chu Ân Lai: Liên Xô luôn hành động như thế, không chỉ về vấn đề Campuchia, mà còn về vấn đề Việt Nam. Trong tương lai, khi ba bên ban hành tuyên bố, Liên Xô sẽ xấu hổ và phải cân nhắc lại lập trường của họ.

Ghi chú:

1. Chea Sam (hoặc Chea Som) là Đại sứ Campuchia ở Liên Xô cho đến khi cuộc đảo chính ngày 18 tháng 3 năm 1970 lật đổ Sihanouk, sau đó Chea Sam tham gia chính phủ lưu vong của Sihanouk ở Bắc Kinh làm Bộ trưởng Tư pháp.

Ngọc Thu dịch từ Wilson Center

——–

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Hoàng thân Sihanouk

01-04-1970

Mô tả: Chu Ân Lai thể hiện sự chấp thuận việc người dân Campuchia muốn Hoàng thân Sihanouk trở về.

Chu Ân Lai: Người dân ở Campuchia rất vui mừng sau khi nghe bài phát biểu của Hoàng thân với người dân và tuyên bố năm điểm. Người dân ở nhiều nơi đã được huy động. Ở các tỉnh phía Đông Bắc Campuchia và gần Phnom Penh, có các cuộc biểu tình phản đối. Khẩu hiệu của quần chúng là yêu cầu Hoàng thân trở về Campuchia. Ban đầu Lon Nol có kế hoạch tổ chức một cuộc biểu tình hỗ trợ chế độ phản động, nhưng kế hoạch này đã thất bại.

Ngọc Thu dịch từ Wilson Center

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Trung Quốc | Leave a Comment »

37. Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng 21-03-1970

Posted by adminbasam trên 01/05/2011

CWIHP

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng

21-03-1970

Mô tả: Chu Ân Lai khuyên hỗ trợ Hoàng thân Sihanouk thay vì Lon Nol.

Chu Ân Lai: Pháp lo ngại rằng nếu Sihanouk nghiêng về phía chúng tôi, Campuchia sẽ trở thành một chiến trường nữa. Do đó, lợi ích của Pháp sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, Pháp muốn giành cảm tình của Sihanouk. Pháp cũng muốn giành cảm tình của Liên Xô. Pháp có thể giải thích cho Liên Xô rằng Lon Nol không hoàn toàn ủng hộ Mỹ, rằng ông ta thân Pháp và ông ta đang theo chính sách trung lập. Do đó, chính quyền Lon Nol có thể được công nhận (1). Pháp cũng có thể hứa sẽ khuyên chính phủ Lon Nol không tấn công Bắc Việt và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Đây có thể được xem như bối cảnh của tiến triển trong hai ngày qua: chính phủ Lon Nol đã hứa một chính sách trung lập, tôn trọng các hiệp ước mà Campuchia đã ký trước đó. Đặc biệt, họ đưa ra các biện pháp an ninh để bảo vệ đại sứ quán Trung Quốc và Liên Xô ở Phnom Penh.

Chúng tôi cần hỗ trợ Sihanouk trong lúc này và xem ông ấy sẽ hành động như thế nào. Chúng ta nên ủng hộ anh ấy, bởi vì ông ấy ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ ở Việt Nam, bởi vì các nước Đông Dương chống Nhật [và] Pháp trong quá khứ và bởi vì chúng ta đã và đang hỗ trợ ông ấy sau Hội nghị Bandung [của các quốc gia không liên kết năm 1955]. Chúng tôi cũng sẽ xem liệu ông ấy có thực sự muốn thiết lập một mặt trận thống nhất để chống Mỹ trước khi chúng tôi ủng hộ ông ấy. Nhưng vì hoàn cảnh, ông ta có thể thay đổi lập trường của mình. Tuy nhiên, chúng ta giành được nhiều cảm tình của ông ta thì tốt hơn. Đó là những gì chúng tôi nghĩ trước tiên.

Tôi nghĩ rằng một cuộc đảo chính của Lon Nol lật đổ Sihanouk được cả Pháp lẫn Mỹ chấp thuận. Dĩ nhiên, khi nói về điều đó, ông ta chỉ nói tới Mỹ, không nói tới Pháp. Tuy nhiên, theo Rayer [?], người đã nói chuyện với các nhà văn Trung Quốc – Hanzi – Pháp không còn tin tưởng Sihanouk nữa. Nên cả Pháp lẫn Mỹ ủng hộ cuộc đảo chính.

Khả năng chiến đấu của phe Sihanouk không thể phù hợp với khả năng chiến đấu của các ông. Nên nếu Sihanouk đồng ý thành lập một mặt trận thống nhất, lực lượng Campuchia có thể mạnh hơn. Nhưng Pháp khuyên ông ta đừng [thành lập], với lý do nếu ông ta cho phép người Việt Nam vào Campuchia, họ (người Việt) sẽ không bỏ đi. Cùng lúc, Pháp nghĩ rằng Sihanouk hoàn toàn không nghe theo Pháp, nên Pháp muốn Lon Nol thay thế Sihanouk. Tuy nhiên, Sihanouk đang nghiêng về phía Liên Xô và Trung Quốc, vì thế giảm ảnh hưởng của Pháp.

Về phần mình, Lon Nol không muốn làm phật lòng Trung Quốc và Liên Xô. Ngày 18 tháng 3, sau cuộc đảo chính, Lon Nol đã không tấn công lực lượng của các ông ở các khu vực biên giới và ông ta đã không gây sức ép cho chúng tôi để giải quyết vấn đề này. Ngày 18 tháng 3, họ phá hủy nhà cửa của những người Trung Quốc và Việt Nam sống ở tỉnh Svay Rieng. Tuy nhiên, ngày 19 thì họ ngưng các hành động này. Và vào ngày 20, họ đã ban hành một lệnh đặc biệt, không gây thiệt hại các đại sứ quán Trung Quốc và Liên Xô ở Phnom Penh.

Lon Nol cũng sợ những người Khmer sẽ đứng lên chống lại ông ta và cùng lúc sợ rằng nếu ông ta tấn công [lực lượng miền Nam] Việt Nam, miền Bắc Việt Nam sẽ đánh trả. Trung Quốc sẽ hỗ trợ miền Bắc Việt Nam. Do đó, cuộc chiến sẽ lan rộng. Chiến tranh đã nổ ra ở Lào. Tình trạng tương tự có thể xảy ra ở Campuchia.

Như vậy tình hình ở Đông Dương sẽ trở lại như thời trước Hội nghị Geneva năm 1954. Tôi chắc chắn rằng các ông vẫn còn nhớ những điều đồng chí Mao đã nói với Hồ Chủ tịch: “Đông Dương là một khối thống nhất. Tình trạng này do người Pháp tạo ra“. Nếu tình hình phát triển theo cách đó, cách mà các hành động của Mỹ sẽ dẫn đến, Đông Dương sẽ trở thành một chiến trường thống nhất.

Tôi không biết liệu lực lượng của Um Savuth (2) đã tới Rattanakiri chưa, và họ có liên lạc với lực lượng Việt Nam không?

Phạm Văn Đồng: Chúng tôi đã nhận được thông tin họ có [liên lạc]. Lực lượng này có thể quay trở lại chống Lon Nol. Chúng tôi cũng đã nhận được thông tin rằng quân đội ở Seam Reap đang chống đối Lon Nol (3).

Chu Ân Lai: Trong lúc nói chuyện với ông ta, các ông đã đưa ra khả năng hợp tác giữa Đảng Nhân dân Khmer, Khmer Đỏ và lực lượng của Sihanouk. Các ông cũng đề cập đến nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Chúng tôi có cảm giác rằng Sihanouk muốn chúng tôi giúp đỡ về điều đó. Vì vậy, chúng tôi xin rất muốn nghe từ các đồng chí Khmer của chúng ta trước khi chúng tôi nói chuyện với Sihanouk.

Phạm Văn Đồng: Chúng tôi đã nói rõ rằng, liên lạc nên diễn ra ở cả cấp độ cao lẫn thấp hơn để có sự hợp tác tốt ở các cơ sở.

Chu Ân Lai: Phản ứng của ông ấy thế nào?

Phạm Văn Đồng: Ông ấy chẳng nói gì ngoại trừ đưa ra sự nhất trí chung. Ông ấy không đề cập đến điều ông ta muốn chúng tôi làm. Có lẽ ông ấy sẽ hỏi ông. Điều đó sẽ tốt, cả Trung Quốc lẫn Việt Nam sẽ giúp.

Chu Ân Lai: Chúng ta có thể gây ảnh hưởng chính trị, nhưng họ, người Khmer, phải trực tiếp đương đầu với nhau.

Phạm Văn Đồng: Sẽ không khó khăn nếu chúng ta đồng ý các nguyên tắc hướng dẫn. Trong trường hợp này, chúng ta có thể yêu cầu cả hai bên hợp tác. Sihanouk hiện đang đợi ông trả lời về các yêu cầu của ông ta phải không?

Chu Ân Lai: Phải. Bởi vì tôi đã nói với ông ta rằng tôi sẽ trả lời sau cuộc họp của tôi với các ông. Lúc đầu, Lon Nol và Sirik Matak (4) sẽ thương lượng với cả hai miền Nam và Bắc Việt Nam. Các ông sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?

Phạm Văn Đồng: Trước khi tôi đến đây, chúng tôi đã thảo luận vấn đề này. Chúng tôi tiến hành đàm phán sẽ không mang lại bất kỳ kết quả nào, bởi vì cuối cùng họ sẽ đánh lại chúng tôi. Nhưng chúng tôi không để bị đánh bại. Nên sử dụng các cuộc đàm phán để làm gì? Tuy nhiên, hiện tại khi chúng tôi vẫn đang nói chuyện với các ông và với Sihanouk để xem tình hình sẽ phát triển như thế nào, chúng tôi yêu cầu các đồng chí của chúng tôi chờ, tìm hiểu thái độ của họ, và kéo dài thời gian. Đối với Sihanouk, thái độ của chúng tôi là khẳng định và lập trường của chúng tôi về các vấn đề khác sẽ dựa vào đó.

Ghi chú:

1. Thủ tướng Lon Nol dẫn đầu một cuộc đảo chính chống lại Sihanouk ngày 18 tháng 3, trong khi hoàng thân ở nước ngoài.

2. Um Savuth là trung tá của Lực lượng Vũ trang Hoàng gia, đóng quân tại Rattanakiri vào năm 1970. Ông ta không “đào ngũ”, mà ở lại trong lực lượng vũ trang của Cộng hòa Khmer, ở đó ông ta được thăng đại tá, và sau đó đã chiến đấu trong chiến dịch Chen La II ở Kampung Thom chống lại lực lượng phối hợp giữa Việt Nam và Khmer Đỏ.

3. Một số cuộc nổi loạn chống lại chính phủ trung ương ở Campuchia đã nổ ra vào đầu năm 1969. Một số phiến quân sau này gia nhập Khmer Đỏ hoặc lực lượng Việt Nam.

4. Phó Thủ tướng Campuchia, thân cận với Lon Nol.

Ngọc Thu dịch từ Wilson Center

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Leave a Comment »

36. Thảo luận giữa Lý Tiên Niệm và Lê Đức Thọ 29-04-1969

Posted by adminbasam trên 01/05/2011

CWIHP

Thảo luận giữa Lý Tiên Niệm và Lê Đức Thọ

29-04-1969

Mô tả: Lý Tiên Niệm tư vấn cho miền Nam Việt Nam hướng tới một thắng lợi hoàn toàn và đánh giá việc đàm phán có tầm quan trọng thứ yếu.

Lý Tiên Niệm: Vấn đề cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam không phải là chiến thắng lớn hay nhỏ, mà trong [thắng lợi] cuối cùng. Tôi vẫn còn nhớ Phó Chủ tịch Lâm Bưu nhấn mạnh từ “kiên nhẫn”. Thắng lợi cuối cùng phụ thuộc vào chiến đấu. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, chiến thắng không thể đạt được tại bàn đàm phán. Chúng ta phải có quyết tâm chiến đấu chống lại kẻ thù cho đến khi họ không còn gì để dùng đến. Tóm lại, thương lượng chị là thứ yếu nhằm phơi bày âm mưu của kẻ thù và chúng ta phải dựa vào chiến đấu nhằm tiêu diệt kẻ thù. Đây là kinh nghiệm của chúng tôi.

Ngọc Thu dịch từ Wilson Center

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Leave a Comment »

35. Chu Ân Lai, Khang Sinh, Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Thái và Phạm Hùng nói chuyện với phái đoàn Trung ương Cục miền Nam 20-04-1969

Posted by adminbasam trên 01/05/2011

CWIHP

Chu Ân Lai, Khang Sinh, Phạm Văn Đồng, Hoàng Văn Thái và Phạm Hùng nói chuyện với phái đoàn Trung ương Cục miền Nam

Mô tả: Chu Ân Lai thừa nhận rằng Nixon công nhận Campuchia và nhìn thấy những vấn đề liên hệ. Chu Ân Lai cảnh báo Việt Nam về việc bị những người xét lại của Liên Xô lừa dối trong quá trình đàm phán với Mỹ. Kháng Sinh phê bình số người Việt Nam đang được gửi ra nước ngoài học.

20-04-1969

Chu Ân Lai: Các tiến triển mới được nhìn thấy ở Đông Dương. Chúng ta phải thừa nhận rằng Nixon thông minh hơn Johnson. Ông ta thiết lập quan hệ ngoại giao với Campuchia và công nhận biên giới Campuchia với các nước láng giềng. Theo như tình hình ở Campuchia, chúng tôi không lạc quan như các ông. Mặc dù [Sihanouk] thực hiện chính sách hai mặt, ông ta đang nghiêng về bên phải. Hoa Kỳ cũng biết rằng Trung Quốc đang cung cấp trang thiết bị cho các lực lượng ở miền Nam Việt Nam qua ngả Campuchia và lực lượng vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng MNVN đang sử dụng một phần lãnh thổ Campuchia cho các chiến dịch của họ (1).

Vì chúng ta là đồng chí với nhau, tôi muốn nói chuyện thẳng thắn. Các ông thường nói với chúng tôi rằng: “Chúng tôi quyết tâm chiến đấu và chính chúng tôi tự quyết định“. Dĩ nhiên, bất kỳ đảng và quốc gia nào cũng có quyền ra quyết định cho số phận của mình. Và rất tốt để có một quyết tâm và niềm tin như thế. Nhưng là anh em, chúng ta phải nói chuyện với nhau một cách cởi mở, vì vậy tôi nói không thể nghĩ rằng các ông có thể đánh lừa Mỹ và những người xét lại của Liên Xô với chiến thuật của các ông. Chúng tôi có phần lo ngại, rằng các ông sẽ bị họ lừa. Chúng ta phải thận trọng vì cả Liên Xô và Mỹ đều là đầu sỏ đế quốc.

Các ông có thể nghĩ rằng với đề nghị của các ông về việc thành lập một chính phủ hòa bình và sự rút lui của quân đội Mỹ sau đó, các ông có thể bẫy họ. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ, đề nghị của các ông sẽ làm cho người dân ít cảnh giác hơn và không nhìn thấy các nguyên tắc. Trong quá trình đàm phán, nếu các ông không chấp nhận lời khuyên của họ (Liên Xô), họ có thể cắt viện trợ (có lẽ các ông biết điều này hơn chúng tôi). Liên Xô có thể gây áp lực, buộc các ông phải thương lượng khi các ông không muốn hoặc họ có thể nhận và bí mật liên lạc với một chính phủ trung lập. Nếu trường hợp này xảy ra, Đảng và người dân Việt Nam sẽ ở trong tình huống nào? Các ông nên cân nhắc cẩn thận. Người Xô Viết nói về hòa bình và chủ nghĩa xã hội, nhưng điều mà họ thực sự muốn là bảo vệ lợi ích của họ.

Tôi vẫn kiên định những gì tôi nói với đồng chí Phạm Văn Đồng và Mười Cúc trước đây, rằng các ông không nên phí tiền bạc và [thời gian của] các viên chức cho các cuộc đàm phán ở Paris.

————

21-04-1969

Khang Sinh: Nhiều sinh viên miền Bắc Việt Nam và các học viên đã được gửi ra nước ngoài. Có vẻ như các ông có nguồn tài nguyên về con người phong phú, để các ông có thể gửi người ra nước ngoài, đồng thời không gặp khó khăn trong việc cung cấp nhân lực cho các lực lượng vũ trang cũng như các lực lượng sản xuất. Hiện có khoảng 6.000 sinh viên Việt Nam và học viên ở Trung Quốc. Sẽ tốt hơn không, nếu những người này được tổ chức thành 10 đơn vị chiến đấu và được gửi đến chiến trường? Kẻ thù ở miền Nam đang bị thiệt hại về người, nhưng lực lượng của họ cũng được gia cố với một tốc độ nhanh chóng. Cùng lúc, Trung Quốc có một số vấn đề khó khăn. Chúng tôi muốn các ông cân nhắc vấn đề này nhằm sử dụng hợp lý và tốt hơn nguồn nhân lực của các ông.

Ghi chú:

1. Mỹ bắt đầu bí mật ném bom ở phía Đông Campuchia vào ngày 18.

Ngọc Thu dịch từ Wilson Center

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Leave a Comment »

34. Thảo luận giữa Mao Trạch Đông và Phạm Văn Đồng 17-11-1968

Posted by adminbasam trên 01/05/2011

CWIHP

Thảo luận giữa Mao Trạch Đông và Phạm Văn Đồng

17-11-1968

Mô tả: Mao Trạch Đông khuyên Việt Nam lợi dụng việc xuống tinh thần của Hoa Kỳ và Tổng thống mới Nixon. Mao Trạch Đông cũng cho rút số quân Trung Quốc không cần thiết, hứa sẽ gửi trở lại khi cần.

Mao Trạch Đông: Ông ở đây vài ngày, phải không? Tôi hơi quan liêu.

Phạm Văn Đồng: Ông khỏe không, Mao Chủ tịch?

Mao Trạch Đông: Không khỏe lắm. Tôi bị ho vài ngày. Tới lúc lên Thiên Đàng rồi. Dường như tôi được triệu đến để gặp vị Chúa tốt bụng. Hồ Chủ tịch khỏe không?

Phạm Văn Đồng: Khỏe. Ông ấy khỏe hơn [khi] ở Bắc Kinh. Lý do chính là ông ấy đã nhận được sự chăm sóc y tế tốt tại Bắc Kinh, kể từ khi trở về, ông ấy vẫn khỏe.

Mao Trạch Đông: Thời tiết ở Bắc Kinh có thể không thích hợp cho Hồ Chủ tịch.

Phạm Văn Đồng: Rất thích hợp.

Mao Trạch Đông: Theo tôi, có lẽ Quảng Châu tốt hơn.

Phạm Văn Đồng: Thay mặt Hồ Chủ tịch, Bộ Chính trị, tôi muốn gửi đến ông, Mao Chủ tịch, Phó Chủ tịch Lâm [Bưu] và các đồng chí khác lời chúc mừng trân trọng của chúng tôi.

Mao Trạch Đông: Cảm ơn ông.

Phạm Văn Đồng: Hôm nay, trong phái đoàn của chúng tôi có hai đồng chí ở miền Nam (chỉ vào đồng chí Mười Cúc, và đồng chí Lê Đức Anh (2)).

Mao Trạch Đông: Có phải đây là lần đầu tiên đồng chí Lê Đức Anh đến Trung Quốc? (Bắt tay Mười Cúc, Mao Chủ tịch nói rằng họ đã gặp nhau vào năm 1966).

Lê Đức Anh: Tôi đến Trung Quốc một lần vào năm 1962, nhưng đây là lần đầu tiên tôi gặp Mao Chủ tịch.

Mao Trạch Đông: Tôi hơi quan liêu. Ông đến đây, nhưng tôi đã không gặp ông. Ông có thể sa thải tôi vì tôi quan liêu. Chúng tôi sẽ triệu tập Đại hội Đảng, và Đại hội có thể sa thải tôi. Điều đó cũng tốt. Có lẽ bây giờ tôi nên thư giãn, chỉ làm những việc nhỏ như quét nhà. Gần đây, tôi đã không tham gia vào trận nào.

Các ông muốn đàm phán với Hoa Kỳ, và họ cũng muốn đàm phán với các ông. Hoa Kỳ gặp khó khăn lớn. Họ có 3 vấn đề cần giải quyết, cụ thể là các vấn đề ở Mỹ, chủ yếu là ở Mỹ, Châu Âu, và Châu Á. Họ đã tham gia ở châu Á cho đến giờ là 4 hoặc 5 năm. Không phải vô tư. Các nhà tư bản Hoa Kỳ đầu tư ở châu Âu chắc không hài lòng và bất đồng. Và trong lịch sử Hoa Kỳ, Mỹ luôn để các nước khác tham chiến trước và [họ] chỉ tham gia khi cuộc chiến đã xong nửa chặng đường.

Nhưng sau Đệ nhị Thế chiến, họ bắt đầu chiến đấu ở Triều Tiên và sau đó là ViệtNam. Nhưng những cuộc chiến này chủ yếu họ chiến đấu một mình, ít có sự tham gia của các nước khác. Các ông gọi đó là một cuộc chiến đặc biệt, một cuộc chiến giới hạn, nhưng đối với Mỹ, họ tập trung tất cả lực lượng vào đó. Hiện nay, các đồng minh của họ ở châu Âu đang phàn nàn rất nhiều, nói rằng [Hoa Kỳ] giảm quân [ở châu Âu] và rút bớt số quân có kinh nghiệm và các trang thiết bị tốt [từ châu Âu], chưa kể đến việc rút quân khỏi Nam Hàn và Hawaii. Dân số Hoa Kỳ có 200 triệu người, nhưng họ không chịu đựng nổi cuộc chiến. Nếu họ muốn huy động vài chục ngàn quân, họ phải tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc.

(Đến đây là cuộc trò chuyện giữa Mao Chủ tịch và một phụ nữ trẻ mới bước vào, đưa cho ông ta một tách trà nóng. Ông quay sang cô.)

Người phụ nữ trẻ: Làm ơn đừng lau mặt của ông!

Mao: Tại sao không? Khăn chứa chất độc à? Tôi sẽ không nghe theo.

(Mao cầm lên một gói thuốc lá. Ông ta cố gắng, nhưng không mở ra được. Sau đó, ông ta đưa gói thuốc cho người phụ nữ trẻ.)

Mao: Tôi không thể mở. Cô mở nó. Tên cô là gì?

Người phụ nữ trẻ: Leng Feng.

Mao: Tên đó có nghĩa là làn gió mát mẻ vào mùa hè? (Sau đó, ông ta quay trở lại những người khách Việt Nam: “Thử dùng những điếu thuốc này”!)

Mao Trạch Đông: Sau vài năm chiến đấu chống họ, các ông nên xem rằng không chỉ khó khăn cho các ông, mà còn [khó khăn] cho kẻ thù của các ông. Các ông đã và đang chiến đấu hơn một chục năm. 23 năm trôi qua kể từ khi Nhật đầu hàng vào năm 1945, mà đất nước của các ông vẫn tồn tại. Các ông đã chiến đấu chống Nhật, Pháp, và bây giờ các ông đang chiến đấu chống Mỹ. Nhưng Việt Nam vẫn tồn tại như các nước khác, và hơn thế nữa, đã phát triển hơn nhiều.

Phạm Văn Đồng: Đúng vậy.

Mao Trạch Đông: Tại sao Hội nghịGeneva được triệu tập? ([Ông ta] hỏi đồng chí Chu Ân Lai). Trong quá khứ, tôi đã nói rằng chúng ta đã phạm sai lầm khi chúng ta đến hội nghịGeneva năm 1954. Vào thời điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không hoàn toàn hài lòng. Khó khăn cho Hồ Chủ tịch phải từ bỏ miềnNam, và bây giờ, khi tôi nghĩ lại, tôi thấy ông ấy đúng. Tâm trạng của người dân miềnNam vào thời điểm đó đang dâng cao. Tại sao chúng ta có Hội nghịGeneva? Có lẽ, Pháp muốn có.

Chu Ân Lai: Đó là đề nghị của Liên Xô. Vào thời điểm đó Khrushchev đang nắm quyền. Và trong tháng 1 năm 1954, Liên Xô muốn giải quyết vấn đề.

Mao Trạch Đông: Bây giờ, tôi không thể nhớ toàn bộ câu chuyện. Nhưng tôi thấy sẽ tốt hơn nếu hội nghị này có thể hoãn lại một năm, để quân đội từ miền Bắc có thể đi vào miềnNam và đánh bại [kẻ thù].

Phạm Văn Đồng: Vào thời điểm đó, chúng tôi chiến đấu trên cả nước, không có sự phân chia giữa miền Bắc và miềnNam.

Mao Trạch Đông: Chúng ta đã phải đánh một trận quyết định. Dư luận thế giới vào thời điểm đó cũng muốn có hội nghị này. Theo tôi, vào lúc đó người Pháp muốn rút lui, Hoa Kỳ thì chưa [sẵn sàng] đến, và Diệm đang phải đối mặt với nhiều khó khăn (3). Tôi nghĩ để rút các lực lượng của chúng tôi ở [miền Bắc] có nghĩa là chúng tôi đã giúp đỡ họ. Một lần, tôi đã nói điều này với Hồ Chủ tịch, và hôm nay tôi nói điều này một lần nữa với các ông. Có lẽ quan điểm của tôi không đúng. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã để mất một cơ hội, như trong hiệp định, có một điều khoản về việc rút quân.

Chu Ân Lai: Rút các lực lượng vũ trang.

Mao Trạch Đông: Nhưng đó không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Đó chỉ là vấn đề về chém giết. Và chém giết dẫn đến chiến tranh. Khi chiến tranh nổ ra, người Mỹ đến, lúc đầu là các cố vấn, và sau đó là lính chiến đấu. Nhưng bây giờ, họ lại nói rằng người Mỹ ở ViệtNam là các cố vấn.

Phạm Văn Đồng: Họ không thể là cố vấn.

Mao Trạch Đông: Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng họ sẽ là cố vấn.

Phạm Văn Đồng: Hãy để đồng chí Mười nói về điều đó.

Mười Cúc: Thưa Bác Mao! Hồ Chủ tịch, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng của chúng tôi, ra lệnh cho chúng tôi chiến đấu cho đến khi không còn người Mỹ trên đất nước chúng tôi, kể cả các cố vấn. Máu của chúng tôi đã đổ ra trong nhiều năm nay. Tại sao chúng tôi phải chấp nhận họ ở lại làm cố vấn?

Mao Trạch Đông: Cho nên sẽ mất thời gian nếu các ông không để cho họ làm cố vấn.

Mười Cúc: Đúng vậy, Bác Mao. Chúng tôi liên tục chiến đấu cho đến khi miềnNam hoàn toàn được độc lập và tự do, cho đến khi đạt được mục đích thống nhất đất nước. Làm như thế, chúng tôi tuân lệnh của Hồ Chủ tịch cũng như lệnh của ông. Đây là điều mà Trung ương Đảng của chúng tôi nghĩ và cũng là những gì mà toàn bộ người dân ViệtNam mong muốn.

Mao Trạch Đông: Nghĩ như vậy rất tốt. Buộc phải chiến đấu và đàm phán cùng một lúc. Sẽ khó khăn nếu các ông chỉ dựa vào các cuộc thương lượng để yêu cầu họ ra đi.

Phạm Văn Đồng: Họ sẽ không đi đâu mà chỉ ở lại.

Mao Trạch Đông: Liên quan tới vấn đề chiến đấu, Hoa Kỳ dựa vào lực lượng không quân. Có khoảng 9 hoặc 10 sư đoàn Mỹ. Số quân đội Mỹ chiến đấu trong chiến tranh Triều Tiên lớn hơn. Người ta nói rằng họ có 5 sư đoàn – khoảng 200.000 quân – triển khai ở châu Âu. Nhưng con số này là cường điệu. Số máy bay đã giảm. Một số quân lính đã được gửi tới để củng cố Đệ thất Hạm đội. Tôi không biết có bao nhiêu sư đoàn đang được triển khai ở Mỹ.

Wang Xinting: Chín sư đoàn. [Diệp Kiếm Anh sửa lại: 6 sư đoàn và 4 trung đoàn].

Phạm Văn Đồng: Các sư đoàn tốt nhất của Mỹ đã được triển khai ở miền Nam ViệtNam.

Mao Trạch Đông: [Hoa Kỳ đối mặt với ba vấn đề:] thứ nhất thiếu quân, thứ hai thiếu trang thiết bị và cuối cùng là thiếu những người có kinh nghiệm.

Chu Ân Lai: Họ có 6 sư đoàn và 6 trung đoàn được triển khai ở Mỹ.

Mao Trạch Đông: Nhưng chiến trường Việt Nam là ưu tiên hàng đầu. Ở đó, họ có 9 sư đoàn và 4 trung đoàn. Nhưng theo như tôi nhớ, họ đã có 7 sư đoàn ở đó.

Chu Ân Lai: Sau đó, họ đã tăng cường.

Mao Trạch Đông: Tôi vẫn không hiểu tại sao bọn tư bản Hoa Kỳ đi đến Đông Nam Á và lợi ích gì mà các nhà tư bản người Mỹ tìm thấy ở đây. Khai thác tài nguyên thiên nhiên? Tất nhiên, khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên. Dầu, cao su ở Indonesia. Cao su ở Malaysia. Ở nước các ông có cao su không?

Phạm Văn Đồng: Nhiều lắm.

Mao Trạch Đông: Cao su và chè. Nhưng tôi không nghĩ rằng Hoa Kỳ cần thực phẩm hoặc cây cối.

Phạm Văn Đồng: Hoa Kỳ tìm các thứ khác khi chiến đấu ở Việt Nam.

Mao Trạch Đông: Họ chiến đấu ở miềnNam, nhưng mục tiêu phía Bắc và xa hơn nữa là Trung Quốc. Họ không đủ sức để nhắm mục tiêu vào các khu vực khác.

Phạm Văn Đồng: Nhưng họ là đế quốc.

Mao Trạch Đông: Tất nhiên, đế quốc phải có thuộc địa. Họ muốn các nước như nước của chúng ta trở thành thuộc địa. Trước đây, Trung Quốc đã từng là nước bán thuộc địa của đế quốc hơn 100 năm. Họ đã cướp cái gì của chúng ta? Kỹ thuật và nông nghiệp của Trung Quốc đã không phát triển.

Chu Ân Lai: Họ cướp vật liệu.

Mao Trạch Đông: vật liệu gì?

Chu Ân Lai: Cây đậu tương.

Mao Trạch Đông: Anh quốc khai thác than của Trung Quốc. Hoa Kỳ không cần than của Trung Quốc. Họ nói rằng Trung Quốc không có dầu. Về cơ bản, họ không liên quan đến việc sản xuất thép và kỹ nghệ. Họ sản xuất dệt may, nhưng Nhật Bản và Anh sản xuất nhiều nhất. Vì vậy, tôi thấy rằng mục tiêu của họ là dập tắt ngọn lửa, bởi vì lửa đã bùng phát trên đất nước các ông. Bởi vì các nhà tư bản muốn dập tắt ngọn lửa, họ phải thiết kế máy móc để làm như vậy, nên kiếm được tiền. Họ chi bao nhiêu tiền ở ViệtNam mỗi năm?

Phạm Văn Đồng: Hơn 30 tỷ đô la.

Mao Trạch Đông: Hoa Kỳ không thể mở rộng chiến tranh. Khoảng 4 năm là cao nhất. Hiện tại, ngọn lửa chưa được dập tắt, ngược lại, [nó] càng bùng lên dữ dội. Một số nhóm tư bản kiếm được nhiều lợi, nhưng số khác thì không. Vì lợi ích đã không được chia đều, nên họ mâu thuẫn với nhau. Mâu thuẫn này có thể bị khai thác.

Hơn nữa, các nhà tư bản được hưởng lợi ít hơn bây giờ trở nên ít tận tâm. Tôi đã thấy điều này trong những bài phát biểu khác nhau trong chiến dịch tranh cử. Gần đây, có một bài viết của một phóng viên người Mỹ cảnh báo một cái bẫy khác. Phóng viên tên là [Walter] Lippman. [Ông ta đã viết rằng] Hoa Kỳ hiện đang bị mắc kẹt tại Việt Nam và đang cố gắng thoát khỏi vũng lầy. Tuy nhiên, họ sợ sa vào bãi lầy khác. Đó là lý do tại sao trường hợp của các ông vẫn còn hy vọng. Năm 1964, trong một cuộc hội thoại 5 giờ với Hồ Chủ tịch, tôi nói rằng, năm đó có thể là năm quyết định bởi vì nó là năm bầu cử ở Mỹ. Mỗi ứng cử viên tổng thống phải đối mặt với vấn đề này. Liệu Hoa Kỳ sẽ tiếp tục chiến đấu hay thoát khỏi vũng lầy? Tôi nghĩ rằng sẽ khó hơn cho họ tiếp tục chiến đấu. Nhưng châu Âu đã không tham gia, điều này khác với cuộc chiến Triều Tiên.

Phạm Văn Đồng: Đúng vậy.

Mao Trạch Đông: Trong cuộc chiến Triều Tiên, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ tham gia.

Phạm Văn Đồng: Pháp cũng đã tham gia.

Mao Trạch Đông: Chỉ trên danh nghĩa và thực sự không nhiều.

Phạm Văn Đồng: Có một trung đoàn từ Pháp.

Mao Trạch Đông: Chúng tôi không có ấn tượng bởi sự tham gia của Pháp.

Chu Ân Lai: Có tổng cộng 16 nước tham gia trong cuộc chiến, gồm cả Nam Hàn.

Mao Trạch Đông: Nhật Bản và Đài Loan không tham gia trong cuộc chiến Việt Nam.

Phạm Văn Đồng: Họ khôn khéo. Đôi khi, chúng tôi rất lo ngại Nhật Bản sẽ tham gia.

Mao Trạch Đông: Nhật Bản sẽ không tham gia. Có thể tham gia về tài chính. Ít nhất, Nhật Bản có lợi về mặt vũ khí.

Mỹ đánh giá cao lực lượng của họ. Một lần nữa, họ mắc phải một sai lầm cũ: phân tán lực lượng. Đó không phải là ý kiến của tôi, mà là ý kiến của [Tổng thống Mỹ đắc cử Richard M.] Nixon. Ông ta nói rằng lực lượng Mỹ quá phân tán. lực lượng của họ đang nằm rải rác tại Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Ngay cả ở châu Á, lực lượng Mỹ cũng không tập trung. Có 70.000 quân Mỹ, gồm 2 sư đoàn thủy quân lục chiến tại Nam Hàn. Có một sư đoàn ởHawaii. Các căn cứ không quân và hải quân cần nhiều quân dự bị hơn nữa. Do đó, các ông có thể hiểu các nhóm cầm quyền Mỹ nghĩ như thế nào. Nếu ông là tổng thống Mỹ, ông sẽ nghĩ gì? Tôi không bao giờ nghĩ họ sẽ tấn công Bắc Việt. Nhưng dự đoán của tôi đã sai khi họ ném bom miền Bắc. Nhưng bây giờ, khi họ dừng lại, dự đoán của tôi được chứng minh là đúng. Nếu, trong tương lai, họ tiếp tục ném bom, tôi sẽ sai một lần nữa. Dẫu sao đi nữa, tôi đúng được một ngày.

Tuy nhiên, rất tốt là các ông đã chuẩn bị cho một số lựa chọn thay thế. Trong tất cả những năm chiến đấu, quân đội Mỹ đã không tấn công miền Bắc, cảng Hải Phòng đã không bị phong tỏa, và các đường phố của Hà Nội đã không bị đánh bom. Điều đó cho thấy Hoa Kỳ đang để dành một quân bài. Có một lúc, họ cảnh báo [rằng họ] sẽ đuổi các máy bay của các ông vào căn cứ không quân của các ông. Nhưng trên thực tế, họ đã không làm điều đó. Điều này cho thấy những cảnh báo của họ vô nghĩa.

Phạm Văn Đồng: Chúng tôi đã nhận ra điều này.

Mao Trạch Đông: Sau đó, họ đã không lặp lại cảnh báo này. Họ đã không đề cập đến hoạt động máy bay của các ông. Họ cũng biết có bao nhiêu người Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam, nhưng không đề cập đến điều này, mà đã làm ngơ. Có lẽ chúng ta nên rút số quân [Trung Quốc] không cần thiết. Các ông đã thảo luận vấn đề này chưa?

Chu Ân Lai: Chúng ta sẽ thảo luận với đồng chí Lý Ban, với Đại sứ của chúng tôi và các chuyên gia quân sự.

Mao Trạch Đông: Trong trường hợp họ đến, chúng tôi sẽ trở lại. Sẽ không có vấn đề gì.

Phạm Văn Đồng: Để chúng tôi suy nghĩ lại.

Mao Trạch Đông: Các ông cứ nghĩ lại. Hãy giữ những người mà các ông vẫn còn cần và chúng tôi sẽ rút những người mà các ông không cần hoặc chưa cần đến. Trong tương lai, khi các ông cần [sự trợ giúp], chúng tôi sẽ trở lại. Về không quân cũng vậy: nếu các ông cần căn cứ không quân của Trung Quốc, các ông cứ sử dụng, nếu các ông không cần đến, không sử dụng.

Chúng tôi đồng ý với khẩu hiệu chiến đấu của các ông trong khi đàm phán. Một số đồng chí lo lắng rằng Hoa Kỳ sẽ đánh lừa các ông. Nhưng tôi nói với họ đừng [lo lắng]. Đàm phán giống như chiến đấu vậy. Các ông đã rút ra kinh nghiệm, hiểu rõ các quy tắc. Nhưng đôi khi họ có thể đánh lừa các ông. Như các ông đã nói, Hoa Kỳ đã không giữ lời.

Phạm Văn Đồng: Họ rất tinh quái.

Mao Trạch Đông: Nhiều trường hợp, thậm chí họ còn nói rằng các hiệp định đã ký vô giá trị. Nhưng mọi việc đều có quy tắc của nó. Người Mỹ không thể nào làm điều đó được. Các ông sẽ thương lượng với họ trong 100 năm? Đồng chí Thủ tướng của chúng tôi nói: Nếu Nixon không thể giải quyết vấn đề trong thời gian hai năm, ông ta sẽ gặp rắc rối. Ông có phải là người đại diện chính trong các cuộc đàm phán? (hỏi Lê Thanh Nghị (4))

Chu Ân Lai: Đồng chí Lê Đức Thọ là đại diện chính. Đây là đồng chí Lê Thanh Nghị.

Mao Trạch Đông: Cả hai đều có họ Lê!

Phạm Văn Đồng: Như Mao Chủ tịch đã nói, chúng tôi tiến hành chiến đấu trong khi đàm phán. Nhưng chiến đấu nên được tiến hành ở một mức độ nhất định trước khi các cuộc đàm phán có thể bắt đầu. Ngồi tại bàn đàm phán không có nghĩa là [chúng ta] ngưng chiến đấu. Ngược lại, chiến đấu phải quyết liệt. Bằng cách đó, chúng ta có thể đạt được vị trí cao hơn, thông qua tiếng nói của chiến thắng và mạnh mẽ, những người biết làm thế nào để chiến đấu đến cùng và biết rằng cuối cùng kẻ thù sẽ thất bại. Đây là thái độ của chúng tôi. Nếu chúng tôi nghĩ ngược lại, chúng tôi sẽ không thắng. Liên quan đến điều này, miền Nam phải chiến đấu quyết liệt, đồng thời thực hiện đấu tranh chính trị. Hiện nay, điều kiện ở miềnNam rất tốt. Triệu tập hội đàm ởParis là nguồn động viên mới cho người dân miềnNam. Họ nói rằng nếu Hoa Kỳ thất bại ở miền Bắc, chắc chắn sẽ thất bại ở miềnNam.

Mao Trạch Đông: Có đúng là quân đội Mỹ vui mừng khi đàm phán được công bố?

Mười Cúc (5): Mao Chủ tịch, tôi muốn nói với ông rằng người Mỹ ăn mừng tin tức. Hàng ngàn người tụ tập lại để nghe radio nói về các cuộc đàm phán. Khi ra lệnh chiến đấu, một số đã viết trên mũ của họ: “Tôi sẽ sớm trở về nhà, xin đừng giết tôi“.

Quân đội Sài Gòn đang rất chán nản. Nhiều người trong số họ công khai phản đối Thiệu (6), nói rằng: “Nếu ông Thiệu muốn đánh, hãy để cho ông ta đến Khe Sanh và làm điều đó“. Tinh thần chiến đấu của quân đội và các viên chức chính phủ Sài Gòn rất thấp. Những người dân, cán bộ, và quân đội của chúng tôi ở miềnNam được khích lệ và quyết tâm chiến đấu mạnh mẽ hơn. Chúng tôi thấy rằng vì chúng tôi mạnh, chúng tôi có thể buộc Mỹ ngừng ném bom miền Bắc. Vì vậy, [đây] là thời điểm chúng ta nên chiến đấu nhiều hơn, do đó có thể đánh bại họ. Đây là nguyện vọng chung và tinh thần của nhân dân, cán bộ, và quân đội của chúng tôi ở miềnNam, Bác Mao.

Mao Trạch Đông: Số lính Mỹ chào đón các cuộc đàm phán [và] mong được về nhà là lớn hay nhỏ?

Mười Cúc: Lớn. Chúng tôi sẽ chiến đấu mạnh hơn, và đồng thời đẩy mạnh công tác vận động nhân dân và làm mất tinh thần của kẻ thù.

Mao Trạch Đông: Tốt. Tôi được nghe kể rằng quân đội Mỹ phải ở lại nơi trú ẩn dưới lòng đất. Các ông cũng phải làm như vậy. Mùa mưa thì thế nào?

Mười Cúc: Chúng tôi phải sử dụng áo mưa để che cho [lính].

Mao Trạch Đông: Mùa mưa kéo dài bao lâu?

Mười Cúc: Mỗi mùa sáu tháng, mùa mưa và mùa khô.

Mao Trạch Đông: Lâu vậy hả?

Mười Cúc: Nhưng trời mưa suốt trong ba tháng.

Mao Trạch Đông: Tháng nào?

Mười Cúc: Tháng Năm, tháng Sáu, và tháng Bảy.

Mao Trạch Đông: Giờ có phải là mùa khô?

Mười Cúc: Cuối mùa mưa và bắt đầu mùa khô.

Phạm Văn Đồng: Các mùa khác nhau ở nước tôi.

Mao Trạch Đông: Các mùa ở miền Bắc có khác với ở miền Nam không?

Mười Cúc: Bác Mao, lần này, giống như trước đây, chúng tôi được triệu tập ra Bắc, báo cáo tình hình ở miền Nam và nhận chỉ thị mới từ Hồ Chủ tịch và Bộ Chính trị. Sau đó, Hồ Chủ tịch và Ủy ban Trung ương của chúng tôi bảo đồng chí Lê Đức Anh và tôi đi cùng với đồng chí Phạm Văn Đồng và Lê Thanh Nghị sang Trung Quốc báo cáo với Chủ tịch Mao, Phó Chủ tịch Lâm Bưu, và các lãnh đạo khác của Trung Quốc về tình hình ở miền Nam. Ngày hôm kia, qua Thủ tướng Chu Ân Lai, chúng ta biết rằng Chủ tịch Mao khen ngợi chúng tôi, chúng tôi cảm thấy được khuyến khích.

Mao Trạch Đông: Chúng tôi đã nói ở đây, trong căn phòng này.

Mười Cúc: Chúng tôi biết rằng, mỗi khi giành được chiến thắng, Mao Chủ tịch gửi cho chúng tôi một bức thư khen ngợi. Điều này thực sự là một nguồn động viên to lớn đối với nhân dân, cán bộ, và quân đội của chúng tôi ở miền Nam. Chiến thắng của chúng tôi đạt được ở miền Nam là nhờ có sự hỗ trợ tuyệt vời, cũng như sự khuyến khích của nhân dân Trung Quốc và [khuyến khích] của ông, Mao Chủ tịch.

Mao Trạch Đông: Phần của tôi thì rất nhỏ.

Mười Cúc: Rất lớn, rất quan trọng.

Mao Trạch Đông: Chủ yếu là những nỗ lực của các ông. Đất nước các ông đoàn kết, Đảng của các ông đoàn kết, lực lượng vũ trang của các ông đoàn kết, nhân dân của các ông, bất kể từ Nam hay Bắc đều đoàn kết, điều đó rất tốt.

Mười Cúc: Chúng tôi cho rằng sự hỗ trợ tinh thần của Trung Quốc là quan trọng nhất. Ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất, chúng tôi có hậu phương lớn là Trung Quốc ủng hộ chúng tôi, cho phép chúng tôi chiến đấu đến lúc nào cũng được.

Hỗ trợ vật chất cũng rất quan trọng. Chúng tôi buộc quân đội Mỹ vào các nơi trú ẩn dưới lòng đất cũng nhờ súng đại bác của Trung Quốc đã cho chúng tôi.

Phạm Văn Đồng: Sự thật là như vậy.

Mười Cúc: Thậm chí chúng tôi sử dụng vũ khí của Trung Quốc để tấn công Sài Gòn. Đối phương sợ hãi.

Mao Trạch Đông: Dường như các ông tiếp thu luận lý về vũ khí (logic of weapons).

Phạm Văn Đồng: Đúng là chúng tôi dựa vào vũ khí của Trung Quốc.

Mười Cúc: Chúng tôi dựa vào sức mạnh của nhân dân, nhưng nếu không có vũ khí của Trung Quốc, thì sẽ khó khăn hơn.

Mao Trạch Đông: Tay không, không thể làm được. Phải có vũ khí tốt trong tay.

Mười Cúc: Như Bác Mao nói, chúng ta phải chiến đấu chống lại kẻ thù với súng và các bị gạo.

Mao Trạch Đông: Có lẽ tôi cũng đang tiếp thu luận lý về vũ khí (logic of weapons).

Phạm Văn Đồng: Trung Quốc đã cung cấp cho chúng tôi số lượng lớn vũ khí và gạo.

Mười Cúc: Quân đội của chúng tôi rất cảm động khi biết Mao Chủ tịch thậm chí quan tâm đến sức khỏe của họ. Ngoài vũ khí, chúng tôi còn nhận được gạo và thực phẩm Trung Quốc để quân đội của chúng tôi có thể ăn uống tốt hơn, do đó khỏe mạnh hơn.

Mao Trạch Đông: Nguồn tiếp tế đã tới chưa?

Mười Cúc: Vài thứ đã tới. Ví dụ như, bột trứng, đậu nành, gia vị.

Phạm Văn Đồng: Rất tốt.

Mao Trạch Đông: Nhiều loại tiếp tế khác có thể có sẵn. Chúng ta cũng phải cảm ơn Sihanouk.

Phạm Văn Đồng: Chúng tôi đã cân nhắc vai trò của ông ấy.

Mao Trạch Đông: Một vài loại phí tổn đường bộ thì cần thiết. Đáng để chi tiêu cho việc này.

Phạm Văn Đồng: Chúng tôi ước tính rằng số tiền này thậm chí còn lớn hơn viện trợ của Mỹ.

Mười Cúc: Trước đây, Mỹ đã cho Campuchia $20 triệu đô một năm. Bây giờ, số tiền mà Trung Quốc trả cho Sihanouk về gạo và phí đường bộ vượt quá $20 triệu. Để giúp đỡ chúng ta, Sihanouk vừa có lợi, vừa được tiếng tốt.

Phạm Văn Đồng: Ông ấy cũng có lợi từ việc phòng thủ của chúng tôi ở biên giới phía Đông Campuchia với miềnNam ViệtNam.

Mười Cúc: Cộng thêm sự đồng cảm Trung Quốc.

Mao Trạch Đông: Về phần chính trị, đôi khi ông ấy vẫn còn làm chúng tôi ngạc nhiên. Gần đây, ông ấy có thể cảm thấy bị Hoa Kỳ bỏ rơi, nên ông ấy đã hai lần tuyên bố Hoa Kỳ nên rút một số quân, không nên rút hết. Gần đây, ông ấy đã tuyên bố trên Đài phát thanh Paris rằng Hoa Kỳ nên rút quân nhưng không đưa họ về lại Hoa Kỳ, và rằng Mỹ không nên triển khai quân đội ở Campuchia, mà ở Thái Lan hay ở Philippines, để Trung Quốc sẽ không xâm lược đất nước của ông ấy. Ông ta thường nói bằng giọng điệu chống cộng. Theo những gì ông ta nói, có bằng chứng về việc Mỹ muốn rút quân. Nếu họ rút quân, Sihanouk sẽ lo lắng, và Thái Lan và Philippines cũng sẽ lo lắng. Ở miền Nam [Việt Nam], người đầu tiên lo lắng là Thiệu. Họ thực sự muốn quân đội Mỹ ở lại.

Vì vậy, thế giới bây giờ đang trong tình trạng hỗn loạn lớn. Những nước đó không đủ mạnh, cần sự giúp đỡ của các siêu cường, như trong trường hợp của Sihanouk. Ngay cả các nhà tư bản Nhật vẫn còn cần sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Người Nhật dường như hoan nghênh các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, trên thực tế thì họ không [thích đàm phán], bởi vì làm các nhà tư bản, họ nhận được rất nhiều lợi nhuận từ chiến tranh. Nhiều loại vũ khí Mỹ được sản xuất tại Nhật Bản.

Phạm Văn Đồng: Chúng tôi chú ý tới điểm này. Chúng tôi rất ngạc nhiên là Nhật Bản dường như muốn đóng góp vào việc giải quyết chiến tranh. Nhưng chúng ta phải xem xét thái độ thực sự của họ.

Mao Trạch Đông: Một số người nói một đường và nghĩ một nẻo. Khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, nhiều ngành công nghiệp Nhật Bản bị phá sản. Khi Mỹ bắt đầu cuộc chiến, Nhật Bản bắt đầu hưởng lợi.

Phạm Văn Đồng: Đó là chính sách tốt nhất của Nhật Bản.

Mao Trạch Đông: Các nhà tư bảnPhilippines cũng làm như vậy. Họ không đóng góp nhiều quân vào các nỗ lực chiến tranh của Mỹ ở miền Nam ViệtNam. Nhưng kể từ khi quân đội Hoa Kỳ có trụ sở ởPhilippines, các nhà tư bảnPhilippines được lợi rất nhiều. Các nhà tư bản Thái cũng vậy.

Phạm Văn Đồng: Trường hợp Thái Lan thì rất rõ ràng. Nhưng không phải họ là những người ra quyết định. Phải là người Việt Nam quyết định liệu Mỹ sẽ đi hay ở lại. Chúng tôi, tất cả người dân Việt Nam, xác định chiến đấu và đẩy họ đi. Chúng tôi đang chuẩn bị tập trung lực lượng và chiến đấu chống Mỹ ở miền Nam. Có thể chúng tôi sẽ tham gia vào các trận chiến quy mô lớn trong thời gian tới. Chắc chắn, cuộc chiến sẽ quyết liệt.

Mao Trạch Đông: Đầu mùa xuân này các ông đã chiến đấu khá tốt. Chúng tôi đã gợi ý rằng các ông đánh những trận quy mô lớn như trận Điện Biên Phủ. Vào thời điểm đó chúng tôi không biết các khu giải phóng của các ông thật sự đã bị chia cắt. Tình trạng này  [vẫn] còn xảy ra ở mỗi tỉnh?

Phạm Văn Đồng: Còn, nhưng tình trạng này không ảnh hưởng đến các nỗ lực của chúng tôi để bao vây Sài Gòn và các căn cứ khác hoặc phong tỏa các điểm quan trọng trong mạng lưới giao thông và liên lạc của họ. Chúng tôi cũng đã nghĩ đến những trận đánh quy mô lớn như Điện Biên Phủ, nhưng chúng tôi phải tính toán cẩn thận và kỹ lưỡng trước khi chúng tôi làm như thế.

Mao Trạch Đông: Các ông cần phải có các căn cứ nối kết với nhau về mặt địa lý. Nếu không có điều kiện này, thật khó để các ông tập trung lực lượng cho trận đánh quy mô lớn. Và có một vấn đề khác là: chế độ của Thiệu sợ Quân Giải phóng (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam). Thực tế này chứng minh rằng, Quân Giải phóng thích ảnh hưởng dân chúng ở miềnNam, không phải Thiệu. Phương tiện truyền thông đại chúng của họ đã nói về điều đó, không phải nói một cách chính thức, nhưng dựa vào các nguồn tin chính thức.

Chính phủ nào thực sự có uy tín tại miền Nam ViệtNam? Chính phủ Nguyễn Hữu Thọ (7) hay chính phủ Nguyễn Văn Thiệu? Cả hai đều có họ Nguyễn. Gần đây, Nguyễn Văn Thiệu đã cố gắng chơi hết mình, giả vờ như ông ta không muốn tham dự hội nghịParis. Nhưng trên thực tế, Hoa Kỳ đã nhìn thấy rất rõ, rằng vấn đề ViệtNam không thể được giải quyết mà không có sự tham gia của Quân Giải phóng. Các ông đã đọc tất cả [thực tế] này rồi phải không?

Mười Cúc: Chúng rất phức tạp.

Mao Trạch Đông: Bây giờ Hoa Kỳ tôn trọng Đảng và Chính phủ ViệtNam do Hồ Chủ tịch lãnh đạo, tôn trọng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam của Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ. Mỹ cũng không đánh giá cao bè lũ của Thiệu, coi chúng không hiệu quả.

Phạm Văn Đồng: Đúng vậy.

Mao Trạch Đông: Hoa Kỳ cung cấp cho Sài Gòn rất nhiều tiền, nhưng phần lớn đã bị biển thủ.

Phạm Văn Đồng: Ở Paris, những người đại diện của Thiệu dùng lời lẽ phản đối Mỹ. Lúc đó, chúng tôi hỏi các đại diện Mỹ, tại sao Mỹ cho phép Sài Gòn làm như vậy. Harriman trả lời rằng Sài Gòn làm như vậy để cố gắng chứng tỏ rằng họ không phải là những con rối.

Mao Trạch Đông: Họ đã được lệnh bày tỏ sự đối lập với Mỹ, đó là lý do tại sao. Có lẽ nhóm Harriman sẽ bị thay thế. Có lẽ Nixon sẽ chỉ định những nhà đàm phán mới.

Phạm Văn Đồng: Dĩ nhiên.

Lê Đức Anh: Mao Chủ tịch, quân đội của chúng tôi ở miền Nam đang trải qua [giai đoạn] giáo dục chính trị và huấn luyện quân sự. Chúng tôi đang chuẩn bị nhận vũ khí do Mao Chủ tịch [và] Đảng Cộng sản Trung Quốc cung cấp, và để thiết lập chiến trường cho các chiến dịch ác liệt sắp tới. Chúng tôi cũng đang chuẩn bị gây thiệt hại nghiêm trọng cho một số đội ngũ tinh nhuệ của quân đội Mỹ ở miềnNam. Theo sau chỉ thị của Hồ Chủ tịch, dựa trên kinh nghiệm gần đây nhất của chúng tôi, chúng tôi tin rằng chúng ta sẽ có được chiến thắng tuyệt vời.

Mao Chủ tịch, từ đầu năm nay, chúng tôi đã gây thương vong nặng nề cho một số đội ngũ ưu tú của Mỹ, chẳng hạn như sư đoàn 25, sư đoàn 1, và các đơn vị xe thiết giáp của họ. Chỉ riêng một trận đánh hồi tháng 8 ở Tây Ninh, chúng tôi đã giết chết và làm bị thương 12.000 lính, đa số là lính Mỹ, phá hủy 1.100 xe tăng, xe bọc thép, và hơn 100 súng đại bác. Khi quân bộ binh của chúng tôi tiến lên, xe tăng và xe bọc thép Mỹ rút lui, họ rất sợ quân lính của chúng tôi được trang bị vũ khí do Mao Chủ tịch cung cấp. Chẳng hạn như, [các loại] vũ khí như thế gồm B40.

Mao Trạch Đông: Vũ khí đó có mạnh không?

Lê Đức Anh: Rất hiệu quả để đánh xe tăng.

Mao Trạch Đông: Chúng ta có loại vũ khí này trước đây không? (Hỏi ông Xinting Wang)

Wang Xinting: Không, chúng ta không có.

Diệp Kiếm Anh: Chúng ta đã sử dụng B90 trong chiến tranh Triều Tiên.

Phạm Văn Đồng: Xe tăng sẽ tan chảy khi chúng gặp phải loại vũ khí này.

Lê Đức Anh: Và những người điều khiển sẽ bị đốt chết.

Mao Trạch Đông: Tốt. Chúng ta có thể sản xuất loại này nhiều hơn nữa không?

Wang Xinting: Có, nhưng để sản xuất đạn cho loại vũ khí này thì khó hơn là sản xuất vũ khí.

Lê Đức Anh: Kẻ thù có các mâu thuẫn nội bộ. Quân đội Sài Gòn chỉ trích Mỹ là hèn nhát [và] không tin vào họ nữa.

Mao Trạch Đông: Quân đội Sài Gòn chỉ trích người Mỹ hả?

Lê Đức Anh: quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn không tin nhau. Cả hai đều sợ Quân Giải phóng.

Mao Trạch Đông: Có lẽ đúng.

Lê Đức Anh: Trong một sự cố gần đây xảy ra từ ngày ngày 25 tháng 10 đến ngày 7 tháng 11, một đơn vị của Sư đoàn Bộ binh Thứ nhất của Mỹ từ chối chiến đấu. Trong chiến dịch tháng 8, chúng tôi đã giết chết một chỉ huy sư đoàn. Quân lính tại sư đoàn đó đó đã tổ chức ăn mừng cái chết của ông ta.

Mười Cúc: Tướng này rất tàn bạo.

Mao Trạch Đông: Không văn minh.

Lê Đức Anh: Ở Tây Ninh, chúng tôi loại bỏ 14 đại đội của Sư đoàn 25. Hoa Kỳ đã công nhận điều đó.

Mao Trạch Đông: Tây Ninh là ở đâu?

Lê Đức Anh: 60 km về phía Tây Bắc Sài Gòn và gần biên giới với Campuchia.

Mao Trạch Đông: Chúng tôi biết Sư đoàn 25 rất rõ. Chúng tôi đã đánh với nó ở Triều Tiên. Lúc đó, do những sai lầm của Bành Đức Hoài, nó đã không hoàn toàn bị nghiền nát. Quân đoàn 40 của chúng tôi dưới sự chỉ huy của Diệp Kiếm Anh đầu tiên đánh với nó. Chúng tôi không biết nhiều về Sư đoàn Thứ nhất.

Diệp Kiếm Anh: Chúng tôi đã dứt điểm một trung đoàn. Vào lúc đó, Sư đoàn Thứ nhất chưa có mặt ở Triều Tiên.

Mao Trạch Đông: Các đơn vị kỵ binh Mỹ cũng chiến đấu hả? Thật ra, đó là các đơn vị bộ binh phải không?

Lê Đức Anh: Đó là các đơn vị bộ binh hèn nhát.

Mao Trạch Đông: Tại Triều Tiên, họ đã ngạo mạn. Nhưng hiện nay, từ khi bị các ông đánh, họ đã trở nên hèn nhát. Các đơn vị này đã được triển khai ở phía Tây Triều Tiên phải không? (hỏi Diệp Kiếm Anh)

Diệp Kiếm Anh: Ở phía Đông Triều Tiên.

Mao Trạch Đông: Những sai lầm mà chúng tôi mắc phải ở Triều Tiên đó là chúng tôi muốn nuốt chửng một hoặc hai sư đoàn trong một trận chiến duy nhất. Nhưng chúng tôi đã không thể. Các trận chiến đã cho thấy rằng chúng tôi chỉ có thể nuốt một trung đoàn. Nếu chúng ta sử dụng tất cả các lực lượng của chúng ta để dứt điểm Sư đoàn 25, sẽ mất vài tuần.

Hoàng Văn Thái (8): Vào thời điểm đó, không có B40.

Mao Trạch Đông: Vào thời điểm đó, đã có 800 khẩu đại bác cho mỗi sư đoàn của kẻ thù. Về phía chúng tôi, đã có 800 khẩu đại bác trong ba quân đội (? – three armies) (9). Tất cả các sư đoàn Trung Quốc cộng lại không bằng một sư đoàn Mỹ.

Phạm Văn Đồng: Hiện nay, chúng được trang bị rất tốt.

Mao Trạch Đông: Chắc chắn rồi, 18 năm trôi qua kể từ năm 1950.

Lê Đức Anh: Mao Chủ tịch, chúng tôi hiện có khả năng xâm nhập và chiến đấu ở bất cứ nơi đâu. Chúng tôi thậm chí có thể xâm nhập vào các căn cứ được bảo vệ kỹ nhất.

Mao Trạch Đông: Đó là lý do tại sao họ nguyền rủa các ông vì đánh bừa bãi. Họ muốn ám chỉ rằng họ là những người khác biệt duy nhất.

Mười Cúc: Họ càng bị đánh bại, thì họ càng nguyền rủa chúng tôi.

Lê Đức Anh: Bây giờ, quân Mỹ ở Sài Gòn và các thành phố khác không thể thư giãn. Họ phải ở lại hầm trú ẩn dưới lòng đất. Họ biết rằng chúng tôi đang đánh bằng vũ khí Trung Quốc. Vì vậy, chúng tôi càng đánh nhiều hơn, tập trung lực lượng của chúng tôi vào chiến đấu với họ ở nông thôn cũng như ở các căn cứ lớn của họ. Chúng tôi sẽ chiến đấu quyết liệt hơn.

Mao Trạch Đông: Cần giáo dục chính trị cho quân đội của các ông. Các ông nên tận dụng lợi thế của các cuộc đàm phán cho giáo dục chính trị. Trước mỗi trận đánh lớn, luôn là một mệnh lệnh để dành thời gian cho giáo dục chính trị. Mỗi năm, nên có hai hoặc ba, hoặc bốn chiến dịch lớn là nhiều nhất. Quân đội chính quy nên dành thời gian còn lại cho giáo dục chính trị.

Phạm Văn Đồng: Đó là những gì chúng tôi làm.

Mao Trạch Đông: Khi chúng tôi đánh Nhật trong cuộc chiến tranh giải phóng, hàng năm, chúng tôi chỉ đánh vài chiến dịch. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng chúng tôi vẫn không đủ thời gian cho giáo dục chính trị. Không thể nào đánh nhau hàng tháng. Chúng ta cần thời gian để huấn luyện quân sự, tuyển dụng, và nhận thêm nguồn cung cấp vũ khí và đạn dược cũng như củng cố hậu phương. Có rất nhiều điều để làm giữa các trận đánh.

Mười Cúc: Chúng tôi đang cố gắng để sẵn sàng về mọi mặt. Đó là lý do tại sao chúng tôi nhìn thấy mệnh lệnh về giáo dục chính trị quân đội của chúng tôi.

Mao Trạch Đông: Rất cần thiết. Nên có ít nhất một khoảng thời gian lớn để tiến hành giáo dục chính trị. Có thể mất hai hoặc ba tháng, hoặc vài tuần. Khoảng cách giữa các trận đánh là thời điểm thích hợp để thực hiện điều đó.

Mười Cúc: Đó là những gì hiện chúng tôi đang làm. Chúng tôi đang rút kinh nghiệm, chuẩn bị nhiều hơn cả về vật chất lẫn tâm lý cho những trận đánh lớn và chiến thắng lớn sắp tới. Trong khi các cuộc đàm phán đang diễn ra, chúng tôi tiếp tục chiến đấu vì chúng tôi thấy rằng chiến trường quyết định kết quả cuối cùng. Trong thời gian giáo dục chính trị, chúng ta phải ngăn chặn những ý nghĩ hy vọng phát triển quá nhiều từ các cuộc đàm phán.

Mao Trạch Đông: Lối suy nghĩ này có thể xuất hiện. Luôn có xu hướng về lối suy nghĩ ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, xu hướng nào cũng chỉ ngắn ngủi và tạm thời.

Mười Cúc: Thời gian này, chúng tôi được triệu tập ra Bắc, Hồ Chủ tịch và Bộ Chính trị đã nói với chúng tôi rằng, kẻ thù đang chịu đựng thất bại nặng nề, nên họ phải chấp nhận thương lượng mặc dù họ vẫn kiên trì. Liên quan đến điều này, chúng tôi phải duy trì lối suy nghĩ nghiêng về sự kiên nhẫn, về tổng cách mạng và về các trận đánh lớn. Và chúng tôi đang theo đúng hướng dẫn này.

Mao Trạch Đông: Tốt.

Phạm Văn Đồng: Các đồng chí Mười Cúc, Lê Đức Anh, các đồng chí khác và tôi biết ơn đối với ông, Mao Chủ tịch, đã dành thời gian tiếp đón và nói chuyện với chúng tôi. Những điều mà Chủ tịch nói với chúng tôi hôm nay và những gì đồng chí Thủ tướng Chu Ân Lai và đồng chí Kháng Sinh nói với chúng tôi ngày trước càng khuyến khích tất cả chúng tôi. Chúng tôi nghĩ rằng những điều Mao Chủ tịch nói rất đúng, rất phù hợp với tình hình của chúng tôi trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước.

Mao Trạch Đông: Một số [suy nghĩ của tôi] không nhất thiết chính xác. Chúng tôi phải tham khảo những phát triển thực tế.

Phạm Văn Đồng: Cuối cùng, chúng tôi đưa ra quyết định dựa trên tình hình thực tế ở Việt Nam và dựa vào sự hiểu biết các quy tắc chiến tranh của chúng ta như thế nào. Đây cũng là điều Mao Chủ tịch đã nói với Hồ Chủ tịch và các đồng chí Việt Nam khác. Một lần nữa, chúng tôi xin được nhắc lại trước Mao Chủ tịch và các nhà lãnh đạo khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc, rằng chúng tôi quyết định chiến đấu đến cùng cho đến khi nào giành thắng lợi hoàn toàn. Đây là cách tốt nhất để bày tỏ lòng biết ơn của chúng tôi cho sự hỗ trợ và viện trợ mà Chủ tịch Mao và ĐCS Trung Quốc đã cung cấp cho chúng tôi cũng như nhân dân Trung Quốc anh em. Chúng tôi chúc Mao Chủ tịch có nhiều sức khỏe.

Mao Trạch Đông: Tôi chúc Hồ Chủ tịch nhiều sức khỏe, sống lâu. Tôi cũng chúc các đồng chí khác trong Bộ Chính trị của các ông dồi dào sức khỏe.

Phạm Văn Đồng: Cảm ơn Mao Chủ tịch.

Ghi chú:

1. Tháng 11 năm 1968, một phái đoàn Bắc Việt do Phạm Văn Đồng dẫn đầu (trên đường trở về từ Moscow) và một phái đoàn Trung ương Cục miền Nam do Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh) đến thăm Trung Quốc. Họ có ba cuộc họp với Chu Ân Lai vào ngày 13, 15, 17 tháng 11, trong các cuộc họp đó, Phạm Văn Đồng đã thông báo với Trung Quốc về các cuộc hội đàm của ông với Liên Xô và các cuộc đàm phán ở Paris. Sau khi gặp Chu Ân Lai, phái đoàn đã yêu cầu một cuộc họp với Chủ tịch Mao Trạch Đông. Tối ngày 17 tháng 11 năm 1968, Mao tiếp phái đoàn tại nhà riêng ở Trung Nam Hải. Có sự hiện diện của Lâm Bưu, Chu Ân Lai, Chen Boda, Kháng Sinh, Wang Xinting (Phó Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc – PLA), Diệp Kiếm Anh và những người khác phía Trung Quốc, và Phạm Văn Đồng, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, và những người khác, phía Việt Nam.

2. Lê Đức Anh: (1920 -), sĩ quan quân đội, Phó Tổng tham mưu QĐND Việt Nam năm 1963-1964, Tham mưu trưởng và sau đó làm Phó Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Giải phóng Nhân dân từ năm 1964-1968 (chức vụ này ông vẫn còn nắm khi ông viếng thăm Trung Quốc cùng với Nguyễn Văn Linh vào năm 1968), Tư lệnh Quân khu 9 (Đồng bằng sông Cửu Long) năm 1969-1974. Một trong những Phó Tư lệnh của Chiến dịch Hồ Chí Minh hồi tháng 4 năm 1975, và Tổng Tư lệnh lực lượng xâm chiếm Campuchia vào năm 1978. Ủy viên Bộ chính trị Trung ương ĐCS 1982-1997, và Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam từ 1992-1997.

3. Thật ra, lúc đầu Ngô Đình Diệm trở thành Thủ tướng vào ngày 16 tháng 6 năm 1954, trong Hội nghị Geneva.

4. Lê Thanh Nghị: (1911-1989), thành viên lâu đời của Đảng Cộng sản Quốc tế, đã từng ở trong Trung ương Đảng thời kỳ Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Từ thập niên 1960 đến thập niên 1980 là Ủy viên Bộ Chính trị và là Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế, gồm cả viện trợ kinh tế từ nước ngoài.

5. Nguyễn Văn Linh: (Nguyễn Văn Cúc hoặc Mười Cúc) (1913?-1998), là thành viên lâu đời của ĐCS Quốc tế, người gốc miền Bắc, Việt Nam, nhưng phần lớn cuộc đời sống ở miền Nam. Trở thành người lãnh đạo hàng đầu của đảng ở miền Nam khi Lê Duẩn ra Hà Nội năm 1957, và sau này phục vụ như là cấp phó của Nguyễn Chí Thanh và người kế nhiệm của ông là Phạm Hùng làm lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam. Sau năm 1975, trở thành người chịu trách nhiệm điều hành miền Nam Việt Nam, và giữ chức Tổng Bí thư Đảng CSVN thời kỳ cải cách 1986-1991.

6. Nguyễn Văn Thiệu: (1924 – 2001), Tướng quân đội, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam) từ năm 1967-1975.

7. Nguyễn Hữu Thọ: (1910-1996) là luật sư và là thành viên bí mật của ĐCS Đông Dương, Phó Chủ tịch Phong trào Hòa bình Sài Gòn theo sau các thỏa thuận trong hiệp định Geneva năm 1954, bị chính phủ Diệm bắt giữ nhiều năm, sau đó được MTGPMN giải phóng. Là Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam từ khi thành lập năm 1960, và từ năm 1969 Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Phó chủ tịch nước CHXHCNVN từ năm 1976-1980.

8. Hoàng Văn Thái: bí danh Hoàng Văn Xiêm (1906-1986), là sĩ quan quân đội, Hiệu trưởng trường Quân chính, trụ sở của Việt Minh tại Tân Trào trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Là Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN đầu tiên từ năm 1945-1953, chỉ huy các chiến dịch chính trong Chiến tranh Đông Dương, trở thành Ủy viên Trung ương Đảng Lao động Việt Nam năm 1961, và là thành viên của Hội đồng Quốc phòng năm 1964. Tư lệnh Quân khu 5 (Nam Trung bộ ViệtNam) 1966-1967. Chỉ huy Lực lượng Vũ trang Giải phóng Nhân dân năm 1967-1973, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND VN và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng 1974-1981. Ủy viên Trung ương Đảng Lao động VN/ Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1960-1976, và một lần nữa từ năm 1982-1986.

9. Một bản đã chỉnh sửa về cuộc hội đàm này đã được đăng tải ở Bắc Kinh vào năm 1994 (Mao Trạch Đông wenxuan waijiao, trang 580-583). Phiên bản này có nội dung như sau:

Mao Trạch Đông: Do thời gian gần đây không có trận đánh nào, các ông có ý định thương lượng với người Mỹ. Các ông có quyền thương lượng, nhưng rất khó để làm cho Mỹ rút quân thông qua đàm phán. Hoa Kỳ cũng muốn thương lượng với các ông, bởi vì họ đang ở trong một tình thế khó xử. Họ phải đối phó với các vấn đề trong ba khu vực: thứ nhất là châu Mỹ – Hoa Kỳ, thứ hai là châu Âu, và thứ ba là châu Á. Vài năm qua, Hoa Kỳ đã đưa các lực lượng chính đóng quân ở châu Á và đã tạo ra sự mất cân bằng. Về vấn đề này, các nhà tư bản Mỹ đầu tư ở châu Âu không hài lòng. Hơn nữa, trong lịch sử, Hoa Kỳ luôn để cho các nước khác đánh trước, họ sẽ nhảy vào lúc nửa chừng. Chỉ sau Đệ nhị Thế chiến, Hoa Kỳ bắt đầu đi đầu trong chiến đấu, trước tiên là Chiến tranh Triều Tiên và sau đó là chiến tranh Việt Nam.

Ở Việt Nam, Hoa Kỳ đang dẫn đầu, nhưng chỉ một số nhỏ của các nước khác đi theo. Cho dù đây là cuộc chiến đặc biệt hay một cuộc chiến giới hạn, Hoa Kỳ hoàn toàn hết lòng cho cuộc chiến. Bây giờ họ không có khả năng chú ý đến các nước khác. Chẳng hạn như, quân đội của họ ở châu Âu phàn nàn, nói rằng thiếu hụt nhân lực và những người lính có kinh nghiệm và những người chỉ huy đã bị loại bỏ và các trang thiết bị tốt hơn đã bị di dời. Hoa Kỳ cũng đã bố trí lại quân lính từ Nhật Bản, Nam Hàn, và các khu vực khác của châu Á. Hoa Kỳ nó rằng dân số của họ có 200 triệu người? Nhưng họ không thể chịu đựng cuộc chiến tranh. Họ chỉ gửi đi có vài ngàn quân. Có sự giới hạn trong quân lính của họ.

Sau khi chiến đấu hơn một chục năm, các ông không chỉ nghĩ về những khó khăn của riêng mình. Các ông cũng nên nhìn vào những khó khăn của đối phương. Đã 23 năm kể từ khi Nhật đầu hàng hồi năm 1945, nhưng đất nước của các ông vẫn còn tồn tại. Ba nước đế quốc đã đưa quân xâm lược, chống lại các ông: Nhật Bản, Pháp, và Hoa Kỳ. Nhưng đất nước ông không chỉ sống sót mà còn phát triển.

Dĩ nhiên, chủ nghĩa đế quốc muốn đánh. Một trong những mục đích chiến tranh của họ là dập tắt ngọn lửa. Một đám cháy đã bắt đầu ở nước các ông, và chủ nghĩa đế quốc muốn dập lửa. Mục đích thứ hai là kiếm tiền thông qua sản xuất vũ khí. Để dập tắt ngọn lửa thì phải sản xuất máy dập lửa, điều này sẽ mang lại lợi nhuận. Hàng năm Hoa Kỳ tiêu trên 30 tỷ đô ở nước các ông.

Tục lệ của người Mỹ là không đánh cuộc chiến lâu dài. Những cuộc chiến họ đã chiến đấu, trung bình khoảng 4-5 năm. Đám cháy ở nước các ông không thể dập. Ngược lại, nó đã lan rộng. Các nhà tư bản ở Hoa Kỳ bị chia thành phe phái. Khi phe này kiếm được lợi nhuận nhiều hơn và phe kia kiếm được lợi nhuận ít hơn, sự mất cân bằng trong việc chia chiến lợi phẩm sẽ xảy ra và rắc rối sẽ bắt đầu trong nước. Những mâu thuẫn này cần được khai thác. Các nhà tư bản độc quyền kiếm được ít tiền không sẵn sàng tiếp tục chiến tranh. Mâu thuẫn này có thể được phát hiện trong các bài diễn văn bầu cử được hai phe thực hiện. Đặc biệt, nhà báo Mỹ, Walter Lippmann, đã đăng một bài báo gần đây, cảnh báo không để rơi vào cái bẫy khác. Ông ấy nói rằng Hoa Kỳ đã rơi vào một cái bẫy ở Việt Nam và rằng vấn đề hiện nay là làm cách nào để leo ra khỏi cái bẫy này. Ông ấy sợ rằng Hoa Kỳ có thể đã rơi vào những cái bẫy của họ. Vì vậy, mục tiêu của các ông là đầy hứa hẹn.

Năm 1964, tôi có trò chuyện với Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hàng Châu. Lúc đó, Hoa Kỳ đã nối lại các cuộc tấn công ở miền Bắc Việt Nam, nhưng đã không gia hạn ném bom. Tôi nói rằng Hoa Kỳ có thể kết thúc chiến tranh năm đó bởi vì đó là năm bầu cử ở Mỹ. Bất kỳ tổng thống nào lên cầm quyền, ông ta sẽ gặp phải vấn đề là liệu Hoa Kỳ có nên tiếp tục cuộc chiến tranh hay rút quân bây giờ. Tôi tin rằng những khó khăn mà Hoa Kỳ phải đối mặt sẽ tăng nếu họ tiếp tục cuộc chiến. Tất cả các nước ở châu Âu không tham gia cuộc chiến này.

Tình trạng này khác hẳn với chiến tranh Triều Tiên. Có lẽ Nhật Bản sẽ không tham chiến. Nhật có thể trợ giúp về kinh tế vì họ có thể kiếm tiền bằng cách sản xuất đạn dược. Tôi nghĩ người Mỹ đánh giá cao sức mạnh của họ trong quá khứ. Bây giờ Hoa Kỳ lặp đi lặp lại cách thực hành của họ trong quá khứ bằng cách kéo căng lực lượng của họ. Không chỉ chúng tôi nói điều này, Nixon cũng đã nói như vậy. Hoa Kỳ đã kéo căng lực lượng của họ không chỉ ở châu Mỹ và châu Âu, mà còn ở châu Á. Lúc đầu, tôi không tin rằng Hoa Kỳ sẽ tấn công miền Bắc Việt Nam. Sau đó Hoa Kỳ ném bom miền Bắc Việt Nam, chứng tỏ lời nói của tôi không chính xác. Bây giờ Hoa Kỳ đã ngừng ném bom. Lời nói của tôi, một lần nữa, chính xác. Có lẽ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ném bom, chứng tỏ lời nói của tôi không chính xác lần thứ hai. Nhưng cuối cùng lời của tôi sẽ chứng minh chính xác: Hoa Kỳ đã ngừng ném bom. Vì vậy, tôi tin rằng các ông làm một số kế hoạch đối phó những tình huống bất ngờ cũng đúng thôi.

Tóm lại, trong những năm qua, quân đội Mỹ không xâm lược miền Bắc Việt Nam. Hoa Kỳ đã không phong tỏa Hải Phòng cũng không ném bom thành phố Hà Nội. Hoa Kỳ đã để dành một phương pháp. Có lúc họ tuyên bố rằng họ sẽ thực hành một [chính sách] “truy kích nóng”. Nhưng khi máy bay của các ông đã bay trên đất nước chúng tôi, Hoa Kỳ đã không thực hiện việc “truy kích nóng”. Do đó, Hoa Kỳ đã đánh lừa. Họ không bao giờ nhắc đến thực tế là máy bay của các ông đã sử dụng sân bay của chúng tôi. Lấy một ví dụ khác. Trung Quốc có rất nhiều người làm việc tại nước các ông. Hoa Kỳ biết điều đó, nhưng chưa bao giờ đề cập đến, như thể điều đó không hề tồn tại.

Về những người còn lại Trung Quốc đã gửi qua đất nước của các ông, những người không còn cần thiết, chúng tôi có thể cho rút họ về. Các ông đã thảo luận vấn đề này chưa? Nếu Hoa Kỳ đến nữa, chúng tôi cũng sẽ gửi mọi người đến cho các ông. Làm ơn thảo luận về vấn đề này để xem các đơn vị nào của Trung Quốc mà các ông muốn giữ. Hãy giữ lại những đơn vị nào có ích cho các ông. Chúng tôi sẽ rút hết các đơn vị mà các ông không sử dụng. Chúng tôi sẽ gửi tới cho các ông nếu các ông cần họ trong tương lai. Điều này cũng giống như máy bay của các ông đã sử dụng sân bay Trung Quốc: sử dụng chúng nếu các ông cần và không sử dụng nếu các ông không cần. Cách làm việc là như vậy.

Tôi ủng hộ chính sách của các ông, chiến đấu trong khi đàm phán. Một số đồng chí của chúng tôi lo sợ rằng các ông có thể bị người Mỹ lừa gạt. Tôi nghĩ các ông sẽ không bị. Phải chăng đàm phán cũng giống như chiến đấu? Chúng tôi có thể có được kinh nghiệm và biết các khuôn mẫu qua chiến đấu. Đôi khi người ta không thể không bị lừa. Như các ông đã nói rằng, người Mỹ không giữ lời. Johnson đã từng nói công khai rằng, ngay cả các thoả thuận đôi khi không có giá trị. Nhưng mọi thứ đều có quy luật của nó. Lấy các cuộc đàm phán của các ông làm ví dụ, các ông định thương lượng trong một trăm năm? Thủ tướng của chúng tôi đã nói rằng, nếu Nixon tiếp tục các cuộc đàm phán thêm hai năm nữa và vấn đề không được giải quyết, ông ta sẽ gặp khó khăn trong việc giành chiến thắng thêm một nhiệm kỳ nữa.

Thêm một điểm nữa, chế độ bù nhìn ở miền Nam Việt Nam sợ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Một số người ở Mỹ đã chỉ ra rằng, chính phủ thực sự hiệu quả cho dân chúng miền Nam Việt Nam không phải là chính phủ Sài Gòn, mà là Mặt trận Giải phóng. Đây không phải là lời tuyên bố được cho là của người nào trong Quốc hội Hoa Kỳ. Đây là tin tức từ các nhà báo, nhưng tên của người nói đã không được xác định. Tuyên bố này được quy cho một cá nhân của cái gọi là chính phủ Mỹ. Tuyên bố đặt ra một câu hỏi: Ai đại diện cho chính phủ có uy tín thực sự tại miền Nam Việt Nam? Nguyễn Văn Thiệu hay Nguyễn Hữu Thọ? Vì vậy mặc dù Hoa Kỳ công khai ca ngợi Nguyễn Văn Thiệu, nói rằng ông ta sẽ không đi đến Paris để tham dự các cuộc đàm phán, thực ra, họ nhận ra rằng, vấn đề không thể được giải quyết nếu Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam không tham gia các cuộc đàm phán.

Ngọc Thu dịch từ Wilson Center

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Leave a Comment »

33. Thảo luận giữa Trần Nghị và Lê Đức Thọ 17-10-1968

Posted by adminbasam trên 01/05/2011

CWIHP

Thảo luận giữa Trần Nghị và Lê Đức Thọ

17-10-1968

Mô tả: Trần Nghị chỉ trích Việt Nam về các nhượng bộ Mỹ trong quá khứ, phá hoại Trung Quốc và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam; Trần Nghị cũng chỉ trích Việt Nam về việc chấp nhận đề nghị đàm phán của Liên Xô.

Trần Nghị:

(1) Từ tháng 4 vừa qua, khi các ông chấp nhận việc ngưng ném bom một phần của Mỹ và tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình với họ, các ông đã đánh mất thế chủ động trong các cuộc đàm phán với họ. Bây giờ, các ông chấp nhận đàm phán bốn bên. Các ông thất bại một lần nữa. Do đó, điều này sẽ gây thiệt hại nhiều hơn cho người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân ở miền Nam.

(2) Hiện nay, Washington và Sài Gòn đang công bố các cuộc đàm phán, cho thấy thực tế là các ông đã chấp nhận các điều kiện của Hoa Kỳ đưa ra. Các ông trở về nhà để nhận chỉ thị của đảng, tất cả càng chứng minh điều đó cho người dân thế giới. Qua việc chấp nhận của các ông về các cuộc đàm phán bốn bên, các ông đã cho phép chính phủ bù nhìn được công nhận hợp pháp, do đó, loại bỏ tình trạng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, là đại diện hợp pháp duy nhất của người dân miền Nam.

Vì vậy, người Mỹ đã giúp chế độ bù nhìn của họ có được tư cách hợp pháp trong khi các ông đã làm cho Mặt trận [Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam] mất uy tín của mình. Điều này làm cho chúng tôi tự hỏi rằng, phải chăng các ông đã làm tăng vị thế của kẻ thù, trong khi làm suy yếu chúng ta. Các ông đang hành động trái ngược với những lời dạy của Hồ Chủ tịch, các nhà lãnh đạo vĩ đại của nhân dân Việt Nam, do đó hủy hoại uy tín của Hồ Chủ tịch đối với nhân dân Việt Nam.

(3) Thời gian này, các ông chấp nhận đàm phán bốn bên sẽ giúp cho Johnson và [Phó Tổng thống Mỹ và là ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Dân chủ, ông Hubert H.] Humphrey giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, do đó để cho người dân miền Nam vẫn còn dưới sự cai trị của đế quốc Mỹ và các con rối của họ. Các ông chẳng những không giải phóng người dân miền Nam, mà còn gây thiệt hại cho họ nhiều hơn nữa. Chúng tôi không muốn các ông mắc thêm một sai lầm nữa. Chúng tôi tin rằng người dân miền Nam Việt Nam không muốn đầu hàng và họ sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến. Nhưng giờ đây, [để đạt được] mục đích thì khó khăn hơn và cái giá phải trả [cho chiến thắng] đắt hơn nhiều.

(4) Theo ý ​​của chúng tôi, trong một thời gian rất ngắn, các ông đã chấp nhận các đề xuất thỏa hiệp và đầu hàng do những người theo chủ nghĩa xét lại của Liên Xô đưa ra. Cho nên, giữa hai đảng và và hai Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc, không còn điều gì để nói. Tuy nhiên, như Hồ Chủ tịch đã nói, mối quan hệ giữa chúng ta là mối quan hệ vừa là đồng chí, vừa là anh em, do đó, chúng ta sẽ cân nhắc những thay đổi tình hình trong tháng 11 và sẽ có ý kiến ​​nhiều hơn nữa.

Lê Đức Thọ: Về vấn đề này, chúng ta hãy chờ xem. Và thực tế sẽ cho chúng ta câu trả lời. Chúng tôi đã có kinh nghiệm trong 15 năm qua. Hãy để thực tế chứng minh.

Trần Nghị: Chúng ta đã ký hiệp định Geneva năm 1954 khi Hoa Kỳ không đồng ý làm như vậy. Chúng ta đã rút các lực lượng vũ trang của chúng ta từ Nam ra Bắc, như vậy để cho người dân ở miền Nam bị giết hại. Vào thời điểm đó, chúng ta đã làm sai mà chúng tôi [người Trung Quốc] chia sẻ một phần [trách nhiệm].

Lê Đức Thọ: Bởi vì chúng tôi đã nghe theo lời của các ông (3)

Trần Nghị: Các ông chỉ nhắc điều đó tại Hội nghị Geneva, các ông đã sai lầm bởi vì các ông nghe theo lời khuyên của chúng tôi. Nhưng lần này, các ông sẽ sai lầm nếu các ông không nghe lời của chúng tôi.

Ghi chú:

1. Lê Đức Thọ (*) (1910-1990), thành viên cao cấp của Đảng Cộng sản Đông Dương, là Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam (dưới quyền Lê Duẩn) năm 1949-1954 (trước năm 1951 là Xứ ủy Nam bộ). Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Lao Động VN từ năm 1954. Từ năm 1963 làm Trưởng ban giám sát miền Nam, đã hội đàm bí mật với Henry Kissinger tại Paris từ tháng 2 năm 1970, và từng là trưởng đoàn đàm phán của Bắc Việt trong các cuộc đàm phán hòa bình ở Paris. Cùng với Kissinger, năm 1973, [Lê Đức Thọ] được trao giải Nobel Hòa bình mà ông từ chối nhận.

2. Trên đường trở về từ đàm phán Paris, Lê Đức Thọ dừng chân tại Bắc Kinh. Ông đã gặp gỡ và báo cáo với ông Trần Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc. Sau đó, ông được yêu cầu thông báo cho Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai cũng như các Ủy viên Trung ương ĐCS Trung Quốc và Nhóm Lãnh đạo Cách mạng Văn hóa về nội dung của cuộc đàm thoại. Ngày 17 tháng 10, một lần nữa, Trần Nghị đã gặp Lê Đức Thọ để truyền đạt ý kiến ​​cá nhân của Chu Ân Lai dựa trên các chỉ thị chung của Mao Chủ tịch và các Ủy viên Trung ương ĐCS Trung Quốc.

3. Xem các bài luận văn do ông Stein Tonnenson giới thiệu trong Tài liệu Làm việc số 22: “77 cuộc hội thoại giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và lãnh đạo nước ngoài về các cuộc chiến tranh Đông Dương, 1964-1977“, về ý kiến của các đại từ được sử dụng trong cuộc trao đổi này.

Ngọc Thu dịch từ Wilson Center

———-

Ghi chú của người dịch:

(*) Về tiểu sử của ông Lê Đức Thọ ghi trong tài liệu này, có phần hơi khác với các tài liệu khác, như năm sinh, có nơi ghi 1911, cũng như thời gian nhận các chức vụ, có tài liệu ghi Lê Đức Thọ trở thành Ủy viên BCT Đảng Lao Động VN năm 1955, thay vì 1954.

Về việc Lê Đức Thọ không nhận giải Nobel Hòa bình, có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng Lê Đức Thọ không nhận giải Nobel là vì đảng không cho nhận, bởi nếu Lê Đức Thọ nhận giải đó, chẳng khác nào đảng thừa nhận nền hòa bình tại VN được giải quyết bằng con đường đàm phán, thương lượng, không phải do đảng lãnh đạo thành công “cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. Cũng có ý kiến cho rằng, Lê Đức Thọ không dám nhận vì làm như vậy là qua mặt Lê Duẩn. Một ý kiến khác, Lê Đức Thọ không muốn cùng đứng chung nhận giải với “kẻ thù” là Henry Kissinger.

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Leave a Comment »

32. Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Hùng 29-06-1968

Posted by adminbasam trên 01/05/2011

CWIHP

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Hùng

29-06-1968

 Mô tả: Trung Quốc tư vấn Việt Nam chống lại lập trường đàm phán yếu ớt với Hoa Kỳ; Trung Quốc cũng cảnh báo chống lại áp lực của Liên Xô để thương lượng. 

Chu Ân Lai: … Rất tốt là hôm nay các ông cho chúng tôi biết rõ, rằng các ông đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh kéo dài. Những cuộc tấn công gần đây của các ông vào các thành phố chỉ nhằm mục đích cản trở lực lượng của kẻ thù, giúp công tác giải phóng các khu vực nông thôn, huy động lực lượng lớn ở các khu đô thị. Tuy nhiên, tất cả đều không mang tính quyết định.

Những người theo chủ nghĩa xét lại của Liên Xô tuyên bố rằng, các cuộc tấn công vào Sài Gòn là tấn công thật, rằng chiến thuật sử dụng các vùng nông thôn để bao vây các khu thành thị là sai và rằng tiến hành một cuộc đấu tranh kéo dài là một sai lầm. Theo họ, chỉ tấn công nhẹ vào các thành phố lớn là quyết định. Nhưng nếu các ông làm [như thế], Hoa Kỳ sẽ vui mừng, khi họ có thể tập trung lực lượng để phản công, do đó gây nên sự tàn phá lớn hơn cho các ông. Thiệt hại mà các ông gánh chịu sẽ đưa đến chủ nghĩa bại trận về phía các ông. Và Liên Xô sẽ khai thác tình hình này để gây áp lực nhiều hơn cho các ông, buộc các ông phải thương lượng.

 Khi các ông chấp nhận đàm phán với Mỹ, đặt các ông vào thế thụ động. Các ông bị Liên Xô cho vào bẫy. Bây giờ, Johnson có sáng kiến. Đối mặt với khó khăn, ông ta ra lệnh ném bom một phần. Và khi ông ta ít khó khăn hơn, ông ta sẽ tiếp tục ném bom, và khi ông ta gặp nhiều khó khăn hơn, một lần nữa ông ta sẽ trở lại ném bom một phần.

Thực tế, gần đây, việc ném bom đã trở nên dữ dội hơn, tập trung vào một khu vực nhỏ hơn, gây thiệt hại nhiều hơn cho các ông và tạo ra nhiều trở ngại hơn cho sự hỗ trợ của các ông ở miền Nam. Các ông chấp nhận việc ném bom một phần của họ, và đồng ý nói chuyện với họ, đã làm cho vị thế hiện tại của họ tốt hơn so với vị thế của họ năm 1966 và 1967. Mặc dù các ông vẫn duy trì các nguyên tắc của mình trong đàm phán, các ông đã giảm số lượng khó khăn của họ trong cuộc bầu cử năm nay. Đây là lỗi lầm của Liên Xô. Từ lâu, Liên Xô có những người làm tay sai cho Mỹ và giúp Mỹ chống lại những người làm cách mạng trên thế giới ….

Chúng tôi đã làm một danh sách những lỗi lầm mà Liên Xô đã phạm. Chúng tôi muốn chuyển cho Chủ tịch Hồ Chí Minh xem xét.

Không lâu trước đó, những người Liên Xô hợp tác với Hoa Kỳ, đề ra hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Liên Hiệp Quốc, nhằm chống lại Trung Quốc. Nhưng hiệp ước đó không áp dụng lên Trung Quốc. Hiệp ước này được thiết kế để ngăn cấm phát triển vũ khí hạt nhân của một số nước khác ngoài Hoa Kỳ và Liên Xô bởi vì nó không cho phép dự trữ hạt nhân hoặc thử nghiệm dưới lòng đất. Hiệp ước này cấm các nước không có ngành công nghiệp hạt nhân phát triển khả năng hạt nhân. Đây là hành động của chủ nghĩa thực dân mới Liên Xô, chủ nghĩa thực dân mới hạt nhân Liên Xô. Liên Xô đã trở thành một nước đế quốc chủ nghĩa xã hội.

… Ngày 27 tháng 6, Gromyko có bài phát biểu trước Xô viết Tối cao. Bài phát biểu này đã được các phương tiện truyền thông đại chúng đế quốc hoan nghênh rộng rãi.

Ghi chú

1. Chu Ân Lai tiếp phái đoàn Việt Nam và đã có các cuộc hội đàm từ 11giờ sáng đến 6 giờ chiều. Những người tham gia các cuộc đàm phán phía Trung Quốc gồm: Chu Ân Lai, Khang Sinh, Lý Tiên Niệm, Diệp Kiếm Anh, Lý Tường (Bộ trưởng Bộ Ngoại thương Trung Quốc), Hàn Niệm Long. Phía Việt Nam gồm có: Phạm Hùng, Ba Long, Lý Ban, Ngô Minh Loan.

Ngọc Thu dịch từ Wilson Center

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Leave a Comment »

31. Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Hùng 19-06-1968

Posted by adminbasam trên 01/05/2011

CWIHP

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Hùng

19-06-1968

Mô tả: Chu Ân Lai bàn về vai trò của Trung Quốc và Việt Nam trong cuộc cách mạng Campuchia.

Chu Ân Lai: Tôi muốn nói rằng, tôi không biết làm thế nào những người Cộng sản Khmer giải quyết mâu thuẫn giai cấp giữa họ và các lực lượng phản động tại Campuchia. Đảng Cộng sản Khmer tiến hành một cuộc đấu tranh vũ trang tại khu vực giáp biên giới với Việt Nam. Chính quyền Khmer đàn áp họ và cũng không muốn cung cấp gạo cho các lực lượng cách mạng Việt Nam đi qua ngả Campuchia. Vì vậy, các đồng chí Việt Nam phải đối mặt với khó khăn.

Người ta nói rằng vũ khí mà Trung Quốc gửi cho các đồng chí Việt Nam đã có lần rơi vào tay Cộng sản Khmer và Sihanouk không hài lòng về điều này. Chuyện đó có thực sự xảy ra, hay những người cộng sản Khmer đã tịch thu vũ khí của Trung Quốc mà lực lượng vũ trang của chính phủ Khmer đã sở hữu?

Các ông có gặp những người cộng sản Khmer khi các ông đi ngang qua Campuchia? Đồng chí Sơn Ngọc Minh (2) không có bất kỳ mối liên lạc nào với các đồng chí của ông ấy ở trong nước Campuchia phải không? Chúng tôi không muốn Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia có bất kỳ mối quan hệ nào với Đảng Cộng sản Khmer vì vấn đề này quá phức tạp.

Gần đây, đại sứ quán của chúng tôi ở Campuchia báo cáo, Đảng Cộng sản Khmer phàn nàn rằng các đồng chí Việt Nam không cung cấp vũ khí cho họ khi cơ hội đấu tranh vũ trang chín muồi. Sẽ tốt nếu thời cơ đến. Nhưng nếu thời cơ chưa tới và một cuộc đấu tranh vũ trang bắt đầu bằng cách nào đó, thì sẽ không tốt.

Chúng tôi đã nói với đồng chí Phạm Văn Đồng và sau đó với Hồ Chủ tịch rằng, chúng tôi không có các mối quan hệ trực tiếp với các đồng chí Khmer. Sẽ dễ dàng hơn nếu các đồng chí Việt Nam có thể trực tiếp trao đổi ý kiến ​​với họ. Đồng chí Phạm Văn Đồng nói rằng, chúng ta không nên can thiệp vào công việc nội bộ của Đảng Cộng sản Khmer. Tuy nhiên, tôi nghe họ phàn nàn rằng các đồng chí Việt Nam có thái độ Sô-vanh, không muốn giúp đỡ, thảo luận với họ, hoặc cung cấp vũ khí cho họ. Vấn đề này rất phức tạp. Ngay cả khi các ông có vũ khí, vẫn khó để cung cấp cho họ. Có phải là do các cán bộ Việt Nam ở cấp thấp hơn? Họ có thái độ không thích hợp trong việc đối phó với các đồng chí Khmer, nên gây hiểu lầm? Có lẽ các ông nên dạy cho quân lính Việt Nam đi ngang qua Campuchia cần chú ý nhiều hơn về vấn đề quan hệ với Đảng Cộng sản Khmer.

Dĩ nhiên không phải tất cả các quân lính liên quan đến các mối liên hệ này. Nhưng các ông nên để cho các viên chức phụ trách các vấn đề chính trị ở vài cấp biết về vấn đề này và yêu cầu họ thể hiện thái độ bình đẳng, và giải thích rõ chính sách của Đảng [CS] Việt Nam. Các ông nên làm cho họ hiểu được toàn bộ bối cảnh, nhận thức được nhiệm vụ lớn hơn là đánh bại Mỹ. Đánh bại Mỹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc cách mạng Campuchia. Tóm lại, các ông nên làm cho họ hiểu được cách tiếp cận quốc tế và hiểu rằng một nước không thể chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc.

Tôi đề nghị các ông báo cho Hồ Chủ tịch và BCH Trung ương, và xin phép [họ] thông báo cho một số cán bộ phụ trách chính trị của vấn đề này để tránh gặp rắc rối. Chúng tôi phải đối mặt với một tình huống mà người dân Campuchia có thể xin vũ khí khi quân Việt Nam hành quân qua Campuchia. Các ông sẽ cung cấp vũ khí cho họ? Nếu các ông cung cấp, Sihanouk sẽ không hài lòng. Nếu các ông không cung cấp, những người làm cách mạng ở Campuchia sẽ nghĩ gì?

Vấn đề thật là phức tạp. Các đồng chí Campuchia muốn phát triển đấu tranh vũ trang. Sihanouk sẽ đàn áp họ, và các ông không thể đi qua Campuchia. Và nếu Sihanouk đàn áp những người Cộng sản Campuchia, Trung Quốc không thể cung cấp vũ khí cho Campuchia.

Nếu toàn bộ Đông Dương tham gia các nỗ lực để đẩy Mỹ ra khỏi Việt Nam, lúc đó cách mạng Lào và Campuchia sẽ thành công, mặc dù không nhanh như mong đợi. Cán bộ của chúng tôi tại Đại sứ quán [Trung Quốc] ở Campuchia không có chức vụ cao, chúng tôi không muốn họ liên lạc với những người Cộng sản Campuchia. Vì vậy, tôi đề nghị các ông nên xem xét tình hình và nếu phù hợp, các ông nên mời các đồng chí Campuchia đến Tây Ninh hoặc Tây Nguyên [cao nguyên trung phần] để thảo luận cách tham gia chống lại người Mỹ trước, và sau đó chống lại các lực lượng phản động ở Campuchia. Các ông cũng nên xem, liệu điều này có lợi hơn hoặc sẽ tốt hơn nếu mỗi bên tiến hành cuộc đấu tranh theo cách riêng của mình.

Tôi nghe từ đồng chí Phạm Văn Đồng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Khmer hiện tại tốt nghiệp tại Pháp và và thường đến Hà Nội.

Ghi chú:

1. Phái đoàn Việt Nam gồm có Phạm Hùng, Ba Long, Ngô Minh Loan, và Trần Văn Quang.

Phạm Hùng (1912-1988), ủy viên bộ chính trị Đảng Lao Động Việt Nam từ năm 1957, từ năm 1967 chỉ huy cuộc chiến ở miền Nam, là Bí thư Trung ương Cục miền Nam (COSVN) và là Chính ủy Các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam (PLAF). Phó Thủ tướng từ năm 1976 và Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam từ tháng 6 năm 1987 cho đến khi chết vào năm 1988.

Ba Long: bí danh Lê Trọng Tấn, Lê Trọng Đê (Để, Đề?) được huấn luyện quân sự ở Trung Quốc và Liên Xô, và là chỉ huy sư đoàn QĐND Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương. Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân năm 1954-1960, Phó Tham mưu trưởng 1961-62. Vào miền Nam phục vụ với chức Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam 1964-1969 và đã đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong các chiến dịch miền Trung, miền Nam Việt Nam và Lào 1970-1975, đáng chú ý nhất là chức Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh hồi tháng 4 năm 1975. Ba Long kế nhiệm Văn Tiến Dũng làm Tham mưu trưởng QĐND VN, sau này trở thành Bộ trưởng 1978-1980.

Trần Văn Quang: bí danh Trần Thúc Kinh (1917-), cựu chiến binh cuộc cách mạng năm 1945 ở phía Bắc Trung phần Việt Nam, ủy viên BCH TW Đảng Lao Động VN 1960-1976. Phó Tổng Tham mưu QĐND VN năm 1959-1961, đóng một vai trò quan trọng ở Trung ương Cục miền Nam trong nửa đầu thập niên 1960. Sau giữ các chức vụ quan trọng ở miền Trung Việt Nam trong khi là ủy viên Quân ủy Trung ương ở Hà Nội. Trở lại làm Phó Tổng tham mưu trưởng năm 1974-1977, và chỉ huy các lực lượng Việt Nam ở Lào năm 1978-1981. Năm 1992 được bầu làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

2. Sơn Ngọc Minh: lãnh đạo Cộng sản Campuchia, nhiều năm sống lưu vong ở Hà Nội. Ông đã mất liên lạc với đảng ở Campuchia khi Pol Pot lên cầm quyền Đảng Cộng sản Campuchia thời gian từ năm 1960-1963.

Ngọc Thu dịch từ Wilson Center

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Leave a Comment »

30. Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Trần Nghị và Xuân Thủy 07-05-1968

Posted by adminbasam trên 01/05/2011

CWIHP

Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Trần Nghị và Xuân Thủy

07-05-1968 (*)

 Mô tả: Chu Ân Lai dựa vào sự khác biệt giữa chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam, là cách cho thấy tầm quan trọng của chiến thuật đàm phán mạnh mẽ ở Việt Nam. Ông ta cũng yêu cầu Xuân Thủy giữ các cuộc đàm phán bí mật với Liên Xô.

 Chu Ân Lai: Tình hình đàm phán về vấn đề Triều Tiên khác với tình hình của các ông. Lúc đó, [vấn đề Triều Tiên] liên quan đến một nửa Triều Tiên, nhưng tình hình mà các ông đang phải đối mặt hiện nay liên quan đến sự thống nhất Việt Nam. Phân nửa Việt Nam là vấn đề [chúng ta đã đối mặt] mười bốn năm trước đây. Khi đồng chí Mao Trạch Đông gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh lần cuối (2) ông ấy nói rằng có thể việc ký Hiệp định Geneva [1954] của chúng tôi là một sai lầm.

Sau khi chúng tôi ký hiệp định, nhiều người lính miền Nam Việt Nam rút về miền Bắc. Hoa Kỳ từ chối ký vào hiệp định. Nếu chúng tôi cũng từ chối ký hiệp định, chúng tôi có lý do để làm như vậy. Nhưng Hồ Chủ tịch nói rằng có quyền lợi liên quan đến việc [ký hiệp định]. Làm như thế, sau thời kỳ khó khăn, thời kỳ Ngô Đình Diệm bắt bớ, giam giữ, và đàn áp, gây ra cái chết của hơn 200.000 người dân miền Nam Việt Nam, với kinh nghiệm đau thương này, đã đánh thức để làm cuộc cách mạng, dẫn với tình hình hiện nay. Do đó, tình hình các cuộc đàm phán Triều Tiên khá giống với tình hình quanh Hội nghị Geneva năm 1954. Các cuộc đàm phán Triều Tiên được tiến hành trên chiến trường.

Cuộc chiến kéo dài gần ba năm và các cuộc đàm phán kéo dài hai năm. Nhưng khi vấn đề Triều Tiên đã được thảo luận tại Hội nghị Geneva năm 1954, chiến tranh đã chấm dứt, và lúc đó rất khó để giải quyết vấn đề thông qua đàm phán. Bất cứ điều gì chúng tôi nói, họ sẽ không đồng ý. Do đó, các cuộc đàm phán Triều Tiên chỉ dẫn đến đình chiến, và không có thoả thuận chính trị nào khác đạt được. Về vấn đề rút quân [nước ngoài] khỏi Triều Tiên, họ đã từ chối thảo luận. Chúng tôi đã rút quân [khỏi Triều Tiên] năm 1958, nhưng họ không chịu rút quân của họ. Tình huống mà các ông đang đối mặt lần này thì khác.

Các ông đang đàm phán với Mỹ từng bước một. Điều này có thể tốt. Bước một bước và các ông có thể quan sát bước kế tiếp. Nhưng vấn đề cơ bản là, điều mà các ông không thể có được trên chiến trường, cho dù các ông có cố gắng thế nào đi nữa, các ông sẽ không nhận được tại bàn đàm phán. Điện Biên Phủ dựng lên vĩ tuyến 17, do đó Hội nghị Geneva có thể đạt được thỏa thuận.

Có lẽ đồng chí Phạm Văn Đồng đã truyền đạt thái độ của chúng tôi sau khi trở về Việt Nam. Ý kiến ​​của chúng tôi là, các ông đồng ý [thương lượng] quá nhanh và quá vội vàng, có thể gây cho người Mỹ một ấn tượng rằng các ông sẵn sàng thương lượng. Đồng chí Mao Trạch Đông đã nói với đồng chí Phạm Văn Đồng rằng, có thể chấp nhận đàm phán, nhưng [trước tiên] các ông phải duy trì một lập trường trên cao. Thứ hai, những người Mỹ, những nước lệ thuộc, và những tên bù nhìn có một lực lượng quân sự hơn 1.000.000, và trước khi họ bị gãy xương sống, hoặc trước khi năm, sáu ngón tay của họ bị gãy, họ sẽ không chấp nhận thất bại, và họ sẽ không rời bỏ.

Trần Nghị: Các ông không cần phải thông báo cho Liên Xô về tiến triển trong các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ bởi vì họ có thể thông báo cho Hoa Kỳ.

Chu Ân Lai: Các ông không cần phải thông báo cho họ điều mà các ông dự định làm vì có những trường hợp những người xét lại công bố bí mật quân sự và ngoại giao. Các ông nên thật thận trọng.

Ghi chú:

1. Xuân Thủy (1912-1985), lúc đầu là một nhà báo và là quan chức cấp cao cửa các tổ chức mặt trận cộng sản trong chiến tranh Đông Dương. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao năm 1962-1965, bộ trưởng nội các và là người đứng đầu phái đoàn Bắc Việt trong các cuộc đàm phán bốn bên tại Paris 1968-1973.

2. Không rõ lúc nào, nhưng có thể vào mùa Đông – Xuân năm 1968, khi ông Hồ được báo cáo đã ở Bắc Kinh để chữa bệnh. Chúng tôi cám ơn ông William Duiker giúp làm rõ điểm này.

(*) Một tài liệu khác ghi cuộc thảo luận này bắt đầu lúc 9:45 tối ngày 7 tháng 5 năm 1968, tại Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh.

Ngọc Thu dịch từ Wilson Center

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Leave a Comment »

29. Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Khang Sinh và Phạm Văn Đồng 29-04-1968

Posted by adminbasam trên 01/05/2011

CWIHP

Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Khang Sinh và Phạm Văn Đồng

29-04-1968

 Mô tả: Thảo luận về phong trào cộng sản quốc tế và các nguyên nhân có thể có thể mang lại sụp đổ.

 Chu Ân Lai: Trong thời gian dài, Hoa Kỳ nửa bao vây Trung Quốc. Bây giờ Liên Xô cũng bao vây Trung Quốc. Sự bao vây đang tiến tới toàn diện, ngoại trừ [phần] Việt Nam.

Phạm Văn Đồng: Tất cả chúng ta quyết tâm hơn để đánh bại đế quốc Mỹ trong lãnh thổ Việt Nam.

Chu Ân Lai: Đó là lý do tại sao chúng tôi hỗ trợ các ông.

Phạm Văn Đồng: Chiến thắng của chúng tôi sẽ có tác động tích cực ở châu Á. Chiến thắng của chúng tôi sẽ mang lại những kết quả không lường trước được.

Chu Ân Lai: Các ông nên nghĩ theo cách đó.

Phạm Văn Đồng: Các đồng chí Liên Xô đã lắng nghe chúng tôi với lòng nhiệt tình. Họ muốn biết tình hình cũng như kinh nghiệm của chúng tôi. Lúc đó, đồng chí Nguyễn Đôn (2) thông báo cho đồng chí [Ngoại trưởng Liên Xô, Andrei] Gromyko về một số vấn đề quốc phòng. Các đồng chí Liên Xô hết lòng ủng hộ chúng tôi và họ cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với thắng lợi hoàn toàn của chúng tôi. Tuy nhiên, họ đã nói rằng sẽ có hy sinh nhiều hơn kể từ khi những trận đánh quy mô lớn xảy ra. Chúng tôi trả lời rằng sẽ không thể tránh khỏi khó khăn. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ chuẩn bị nhiều hơn cho các trận chiến quy mô lớn lẫn khó khăn. Chắc chắn chúng tôi sẽ giành chiến thắng.

Khang Sinh: Đại Cách mạng Văn hóa bắt nguồn từ ý tưởng đấu tranh giai cấp vẫn còn tồn tại trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Ý tưởng này vừa là lý thuyết lẫn thực tiễn. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, ngay cả ở Liên bang Xô Viết – quê hương của Lenin – Đảng Bolshevik đã theo chủ nghĩa xét lại. Kinh nghiệm của chúng tôi hơn 20 năm qua trong việc xây dựng một chế độ độc tài vô sản, và đặc biệt là các sự cố gần đây ở Đông Âu, nơi chủ nghĩa tự do tư sản và chủ nghĩa tư bản được phục hồi (3) cũng đặt câu hỏi về cách thức tiến hành một cuộc cách mạng trong bối cảnh chế độ độc tài vô sản và trong điều kiện xã hội chủ nghĩa. Để giải quyết vấn đề này, Mao Chủ tịch khởi xướng Đại Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc.

Mao Chủ tịch đưa ra một kế hoạch ba năm, bắt đầu từ tháng 6 năm 1966. Nhiệm vụ của năm đầu là huy động nhân dân, [của] năm thứ hai là giành chiến thắng quan trọng và [của] năm cuối cùng là kết luận về cuộc cách mạng. Về một cuộc cách mạng lớn như thế này, ba năm không phải là thời gian dài. Hơn nữa, theo Mao Chủ tịch, Đại Cách mạng không chỉ bao gồm một hoặc hai cuộc cách mạng nhỏ hơn.

Bây giờ tôi nói về giai đoạn chuẩn bị từ tháng 12 năm 1965 đến tháng 6 năm 1966. [Giai đoạn này bao gồm] việc chuẩn bị sẵn sàng về quan điểm và suy nghĩ. Trong giai đoạn này, chúng tôi vạch trần Bành Chân, La Thụy Khanh, Lục Định Nhất, Dương Thượng Côn (4). Cũng trong giai đoạn này, chúng tôi phát hành hai tài liệu quan trọng: quyết định tháng 2 năm 1966 của đồng chí Lâm Bưu trao quyền cho đồng chí Giang Thanh triệu tập hội nghị Hoạt động Văn hóa của Lực lượng Vũ trang và tuyên bố ngày 16 tháng 5 về cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng. Tài liệu sau (tức tuyên bố ngày 16 tháng 5) có ý nghĩa lịch sử to lớn, đặt nền tảng lý thuyết cho cuộc cách mạng bắt đầu. Hồ Chủ tịch có một bản sao của bản tuyên bố trước khi nó được công bố.

Để tôi nói về tội phản động của Bành Chân, La Thụy Khanh, Lục Định Nhất, Dương Thượng Côn. Một lần, khi Bành Chân bị bắt, ông ta thú nhận với Tưởng Giới Thạch. Không những ông ta một kẻ phản bội, mà ông ta còn tiếp tục quan hệ với các đặc vụ của Tưởng. Cha vợ của ông ta là một kẻ đại phản bội. Lời thú tội của Bành Chân dẫn đến việc bắt giữ nhiều đảng viên ĐCS Trung Quốc. Ông ta đã lợi dụng tình hình bí mật để che giấu tội ác của mình.

La Thụy Khanh là một đảng viên ĐCSTQ giả, như ông ta đã tự thú nhận sau này, rằng ông ta chưa bao giờ được nhận vào đảng. Ông ta cũng thú nhận rằng, ông ta ở Vũ Hán, học tại một trường quân sự, nhưng ông ta đã không tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Xương. Năm 1929, ông ta ở Thượng Hải, tự xưng là đảng viên ĐCSTQ. Hồ sơ quá khứ của ông ta được tiết lộ trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Chúng tôi cũng biết rằng, khi ông ta đang làm việc tại Bộ Nội vụ, ông ta đã sử dụng công tác phản gián để ăn cắp tài liệu bí mật quốc gia và gửi cho kẻ thù. Tôi chỉ đưa ra hai trường hợp: ông ta báo cáo với kẻ thù về chuyến tham quan của Mao Chủ tịch tới Liên Xô năm 1949-1950 và một trong những chuyến viếng thăm của đồng chí Phạm Văn Đồng đến Trung Quốc.

Lục Định Nhất tham gia cuộc cách mạng với thái độ tiêu cực và các động cơ mánh khóe gian lận. Năm 1930, ông ta trở lại Trung Quốc, khôi phục các mối quan hệ với bạn bè cũ của mình trong Quốc Dân đảng. Trong thời kỳ hợp tác giữa ĐCSTQ và Quốc Dân đảng chống lại Nhật năm 1937, ông ta làm việc tại văn phòng ĐCS Trung Quốc tại Nam Ninh và bảo vệ quyền lợi của gia đình ông ta, có nguồn gốc phong kiến ​​và tư bản. Hồng vệ binh khám xét nhà của ông ta và tìm thấy tài liệu về những hành động này. Vì vậy, ông ta không thể không thú nhận rằng, ông ta là chỉ điểm của Quốc Dân đảng từ năm 1930.

Dương Thượng Côn đã gửi nhiều tài liệu cho những người xét lại ở Liên Xô.

Trong giai đoạn chuẩn bị, ngoài việc vạch trần những người này, chúng tôi cũng có những người về mặt tâm lý sẵn sàng và đặt cơ sở lý thuyết cho Đại Cách mạng Văn hóa bắt đầu.

Chu Ân Lai: Trong Hội nghị Bộ Chính trị tháng 5 năm 1966, đồng chí Lâm Bưu đã đọc một báo cáo xuất sắc, phân tích các đặc điểm của thời kỳ Mao Trạch Đông và tập trung vào quan điểm sau đây: tất cả các cuộc đấu tranh nhằm mục đích cướp chính quyền và củng cố quyền lực. Báo cáo này không chỉ vạch trần bốn người kia mà còn ngụ ý chỉ trích Lưu Thiếu Kỳ, chưa từng công bố tư tưởng Mao Trạch Đông. Tôi đã gửi báo cáo của đồng chí Lâm Bưu cho các đồng chí Việt Nam.

Khang Sinh: Ngày 16 tháng 5 năm 1966, Mao Chủ tịch nhấn mạnh: những kẻ xét lại, những kẻ phản động, và những kẻ phản bội đang lẫn trốn trong chúng ta và đang có được lòng tin của bạn bè chúng ta. Lúc đó, nhiều cán bộ không hiểu điều mà Mao Chủ tịch nói thực sự có nghĩa là gì, nghĩ rằng sự ám chỉ đó là La [Thụy Khanh] và Bành [Chân]. Nhưng thực ra, Bành Chân đã bị vạch trần. Không ai dám nghĩ những kẻ phản bội là những người trong chúng ta.

Chu Ân Lai: Tuy nhiên, đồng chí Mao đã nghĩ điều này.

Khang Sinh: Trong báo cáo của mình, đồng chí Lâm Bưu có một câu nói nổi tiếng: “Cả nước sẽ đứng lên để đối đầu với bất kỳ ai chống lại Mao Chủ tịch và chính sách của chế độ độc tài vô sản“.

Trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 1966 và tháng 1 năm 1967, Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình đã bị vạch trần như là [thành phần] chủ nghĩa tư bản và phản động.

Ngày 1 tháng 6 năm 1966, Chủ tịch Mao quyết định xuất bản báo tường của Đại học Bắc Kinh trên cả nước, đốt lên ngọn đuốc cho Đại Cách mạng Văn hóa. Sau đó ông gửi một lá thư hỗ trợ Hồng Vệ binh, do đó giúp phong trào Hồng vệ binh phát triển trên cả nước. Sau ngày 13 tháng 8, Chủ tịch Mao tiếp đón đại diện của Hồng Vệ binh 8 lần. Sau đó, Hội nghị lần thứ 11 đã chỉ trích chính sách phản động của Lưu [Thiếu Kỳ] và Đặng [Tiểu Bình] và thông qua bản tuyên ngôn 16 điểm về Đại Cách mạng Văn hóa và phát hành một tuyên bố của Hội nghị này. Mao Chủ tịch đã viết một bài báo có tựa đề “Nã pháo vào bộ tư lệnh”.

Tháng 11 năm 1966, một hội nghị khác được Uỷ ban Trung ương triệu tập tiếp tục chỉ trích Lưu [Thiếu Kỳ] và Đặng [Tiểu Bình] và mở rộng cuộc vận động chống Khrushchev tại Trung Quốc. Lúc đó, chính sách cách mạng của Mao Chủ tịch đã thành công và những gương mặt phản cách mạng ẩn giấu một thời gian dài của Lưu [Thiếu Kỳ] và Đặng [Tiểu Bình] đã bị vạch trần. Hồng vệ binh xem xét các tài liệu của Pháp và Quốc Dân đảng và phát hiện ra rằng, năm 1925, Lưu [Thiếu Kỳ] đã đầu hàng kẻ thù. Năm 1927, Lưu [Thiếu Kỳ] đã ra lệnh cho các công nhân Vũ Hán buông vũ khí đầu hàng chính phủ Quốc Dân đảng. Theo các tài liệu Nhật, Lưu [Thiếu Kỳ] đầu hàng Nhật năm 1929 ở Mãn Châu và như tài liệu ngân hàng cho thấy, từ năm 1936, Lưu đã nhận tiền của Quốc Dân đảng.

Còn có một điểm khác mà chúng tôi muốn đưa ra: vợ của Lưu Thiếu Kỳ – Vương Quang Mỹ – là một đặc vụ của tình báo Mỹ. Tôi còn nhớ vụ chỉ trích La Thụy Khanh, nói rằng kẻ thù, vì chúng ta thiếu cảnh giác, có thể gửi xe tăng vào giường của chúng ta – xe tăng là tiếng lóng chỉ người vợ. Lý do tôi nói thế là vì, cuộc hôn nhân của La [Thụy Khanh] với đặc vụ Nhật Bản, lúc cô ta bị phơi bày đã phải bỏ chạy. Lúc đó xe tăng của La còn nhỏ. Bây giờ trên giường của Lưu Thiếu Kỳ có một xe tăng Trung Quốc lớn và tinh vi do Mỹ gửi tới.

Về phần mình, rõ ràng Đặng Tiểu Bình là một người đào ngũ trong cuộc nội chiến. Ông ta cũng phản đối những tư tưởng của Mao Trạch Đông một cách nhất quán. Ông ta đã cố cản trở Mao Chủ tịch và gửi các thành viên của gia đình ông ta cũng như các thành phần xấu tới Đảng. Chúng tôi đã phát hiện ra các Khrushchev của Trung Quốc đã ẩn nấp trong chúng ta.

Trường Đảng và các chi nhánh ở cấp huyện và tỉnh đã có trong 18 năm qua, đại diện cho một pháo đài ngoan cố chống lại tư tưởng Mao Trạch Đông. Lưu Thiếu Kỳ kiểm soát trường Đảng từ năm 1948 cho đến Cách mạng Văn hóa, sử dụng trường học để trao đổi tài liệu tình báo với Liên Xô.

Chu Ân Lai: Trong thời gian từ tháng 9 năm 1967 đến nay, Mao Chủ tịch nói rằng một chiến thắng toàn diện đã đạt được. Trong thời kỳ này, chúng tôi đã đấu tranh với ai? Những kẻ phản động còn lại trong hàng ngũ của chúng tôi. Nhưng nói chung, chính sách cách mạng của Mao Chủ tịch đã giành được thắng lợi to lớn và các chính sách phản động đã bị sụp đổ. Ủy ban cách mạng đã được thành lập ở tất cả mọi nơi, ngoại trừ 8 tỉnh. Thực tế đã chứng minh sự thành công trong chính sách của Mao Chủ tịch. Những kẻ phản bội, những kẻ đào ngũ trong đảng, đã bị phơi bày, trình độ giáo dục của người dân và cán bộ đã được nâng lên, và các đảng viên đã được tinh lọc và hiện nay tương đối tinh khiết.

Tại Đại hội Đảng lần thứ 7, Lưu Thiếu Kỳ đọc một báo cáo về tình trạng của đảng, trong đó có một phần dành cho tư tưởng của Mao Trạch Đông. Thực ra, có người đã viết phần này cho ông ta và ông ta đã sử dụng phần này để đánh lừa các đảng viên ĐCSTQ và Trung ương để chiếm được lòng tin của đảng. Sau Đại hội, ông Lưu không bao giờ đề cập đến tư tưởng của Mao Trạch Đông nữa, và ông ta đã không sử dụng tư tưởng Mao Trạch Đông để chỉ trích cuốn sách “Về sự tiến bộ của đảng viên“. Ngược lại, ông sử dụng cuốn sách đó để chống lại tư tưởng Mao Trạch Đông.

Đồng chí Lâm Bưu đã viết nhiều công trình ủng hộ tư tưởng Mao Trạch Đông. Nhưng là một người khiêm tốn, ông ấy không công bố công khai. Đồng chí Lâm Bưu đã trải qua các thử nghiệm về cuộc đấu tranh kéo dài. 40 năm đã trôi qua kể từ cuộc họp đầu tiên của ông (Lâm Bưu) với Chủ tịch Mao. Ông ấy đã chứng tỏ mình là một đồng chí trong tay của Mao Chủ tịch.

Khang Sinh: Sau khi giải phóng dân tộc, Lưu Thiếu Kỳ đã đi đến Thiên Tân và đọc một bài phát biểu, nói rằng nền tảng công nghệ Trung Quốc thì yếu kém, thậm chí không bằng thời Sa hoàng. Thậm chí ông ta còn nói rằng, khai thác tư bản chẳng những không sai, mà còn có ích.

Về mặt lý thuyết, Lưu là hậu duệ của Bernstein, Kautsky, Bukharin và Khrushchev. Ở Trung Quốc, chúng tôi có những người giống như vậy, cụ thể là Cù Thu Bạch, Trần Độc Tú, Lý Lập Tam, Vương Minh, Trương Quốc Đào, và Lưu Thiếu Kỳ. Lý thuyết của họ rất có hại cho phong trào cộng sản quốc tế.

Ghi chú:

1. Phái đoàn của đảng và nhà nước Việt Nam đã đến Bắc Kinh sau chuyến thăm Liên Xô.

2. Nguyễn (Văn) Đôn (1918- ) là người miền Nam (sinh tại Quảng Ngãi). Ông là chỉ huy và cán bộ chính trị Liên khu V (phía Nam miền Trung Việt Nam) cho đến năm 1967, và sau đó đóng vai trò quan trọng ở Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tham mưu trưởng. Dường như bị mất ảnh hưởng vào năm 1976. Ảnh: Trung tướng Nguyễn Đôn.

3. Có thể ám chỉ đến các phong trào cải cách ở Tiệp Khắc (Mùa Xuân Praha – “Prague Spring”) và có thể Ba Lan, nơi chính quyền gần đây đã bắt đầu một cuộc đàn áp những người bất đồng chính kiến.

4. Trước khi bị thanh trừng cuối năm 1965, Dương Thượng Côn là ủy viên dự khuyết Ban Bí thư Trung ương ĐCSTQ và là Giám đốc Phòng Hành chính Trung ương của Trung ương ĐCSTQ.

Ngọc Thu dịch từ Wilson Center

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Leave a Comment »

28. Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng 19-04-1968

Posted by adminbasam trên 01/05/2011

CWIHP

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng

19-04-1968

 Mô tả: Chu Ân Lai phê phán gay gắt Việt Nam về việc dường như là quá hòa giải trong các cuộc đàm phán và để mất cơ hội có thể có được lập trường mạnh mẽ hơn chống lại Hoa Kỳ.

 Chu Ân Lai: Theo chúng tôi, hiện nay các ông chấp nhận đề nghị của Johnson về việc Mỹ ngưng ném bom có giới hạn ở miền Bắc, không tốt về thời gian và không thuận lợi. Chúng tôi khẳng định cách nhìn này. Về Johnson, hiện tại là câu hỏi làm thế nào để tồn tại trong năm bầu cử, làm thế nào để tránh trách nhiệm về cuộc chiến thất bại. Ông ta cũng muốn được xem như là một người của “hòa bình” cũng như muốn vượt qua những khó khăn hiện tại, bên trong lẫn bên ngoài. Đây là những mục tiêu của ông ta và những tính toán của ông ta không [thích hợp] cho bất kỳ kết quả cụ thể nào cho cuộc họp.

Tuyên bố của đồng chí Nguyễn Duy Trinh ngày 28 tháng 1 năm ngoái (1967), có một số ảnh hưởng trên trường quốc tế. Không những ở các nước châu Phi và châu Á, mà còn ở một số nước phương Tây và Bắc Âu. Các nước này hiểu rằng, ngừng ném bom hoàn toàn miền Bắc là điều kiện tiên quyết cho đàm phán. Như vậy, tuyên bố được hỗ trợ không những của người dân trên thế giới, mà còn của một số chính phủ phương Tây, gồm cả chính phủ De Gaulle.

Vì vậy, khi Johnson đã phải đối mặt với thời điểm khó khăn nhất – tôi đã không đề cập đến phong trào bùng nổ của người Mỹ da đen – các ông đã chấp nhận đề nghị của ông ta. Hành động này làm nhân dân thế giới thất vọng. Các nhóm ủng hộ Mỹ rất vui mừng. Các nước châu Phi và châu Á, vốn hỗ trợ yêu cầu của các ông về việc chấm dứt ném bom hoàn toàn, thì ngạc nhiên. Một số nước phương Tây cũng ngạc nhiên, trong đó có Pháp.

Các ông đã chấp nhận ngừng ném bom một phần, và sau đó chấp nhận nơi đàm phán không phải là Phnom Penh. Do đó, các ông đã thỏa hiệp hai lần. Các ông không chủ động, mà ngược lại, các ông đang đánh mất thế chủ động. Các ông đã nhanh chóng chấp nhận Warsaw là nơi hội họp, và làm như vậy, các ông đã không tạo thêm khó khăn cho Johnson, mà thực ra, các ông đã giúp ông ta. Cho nên bây giờ Johnson đòi hỏi thêm: ông ta đề nghị một danh sách 15 địa điểm họp. Rusk cũng đã đề cập đến danh sách này, mà không đề cập đến bất kỳ nơi nào ở Đông Âu hay Phnom Penh. Tôi không muốn nói rằng Phnom Penh nhất thiết là nơi thích hợp, nhưng một khi các ông đề cập đến Phnom Penh, các ông phải khăng khăng đòi nó. Bởi vì các ông đã thỏa hiệp từ lập trường [ngưng ném bom] hoàn toàn cho đến một phần, bây giờ các ông phải giữ Phnom Penh [là nơi họp mặt].

Đánh giá của chúng tôi rằng, hai thỏa hiệp này đã giảm sự cứng rắn của tuyên bố ngày 28 tháng 1. Từ kinh nghiệm của chúng tôi, chúng tôi thấy rằng các cuộc đàm phán phải bắt đầu khi chúng ta có lập trường mạnh mẽ hơn, không phải một lập trường yếu. Johnson không xem xét các cuộc đàm phán, các cuộc họp, hoặc mối liên hệ sẽ mang lại kết quả nào. Đối với ông ta, hiện nay, mở ra các mối liên hệ là đại diện cho vốn quý. Hoặc các ông có kế hoạch cản trở cuộc họp khi nó được triệu tập hay không? Nếu vậy, tại sao các ông chấp nhận ngừng ném bom một phần? Nếu họ không có kế hoạch cản trở cuộc họp thì sao?

Chúng tôi không hiểu toàn bộ kế hoạch của các ông. Chúng tôi cũng không tin các kế hoạch khác đã được báo chí phương Tây đề cập. Đáng lý, có một kế hoạch khả thi.

Phạm Văn Đồng: Kế hoạch gì?

Chu Ân Lai: Như tôi đã nói, các ông phải yêu cầu chấm dứt ném bom hoàn toàn thì mới bắt đầu liên lạc. Nhưng bây giờ, liên lạc sẽ bắt đầu khi chấm dứt [ném bom] một phần. Trước đây, Hoa Kỳ nói rằng họ sẽ đến bất cứ nơi đâu để gặp các ông. Nhưng khi các ông đề nghị Phnom Penh, thì họ đã không chấp nhận. Sau đó, các ông đề nghị Warsaw. Tôi đoán rằng Hoa Kỳ sẽ chọn Warsaw, nhưng họ dùng kế hoãn binh, đề nghị 15 địa điểm khác, đợi cho các ông đề nghị một nơi khác thì cuối cùng chấp nhận Warsaw. Khi gặp các ông ở Warsaw, họ có thể đề nghị để đổi lấy việc Mỹ ngưng ném bom hoàn toàn, các ông phải ngưng giúp đỡ miền Nam, điều này dĩ nhiên các ông sẽ không chấp nhận. Sau đó có thể họ đề cập đến việc hỗ trợ gián tiếp từ miền Bắc. Một ngày nọ, đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói [miền Bắc] sẽ gửi vũ khí và ngưng gửi người vào Nam.

Phạm Văn Đồng: Không, tôi chưa bao giờ nói thế, chưa bao giờ, chưa bao giờ. (Hai bên tranh luận về điểm này và cuối cùng là Chu Ân Lai đồng ý rằng sự hiểu lầm là do dịch sai).

Phạm Văn Đồng: Tôi muốn nói thêm một điểm: đó là chúng tôi gửi người dân và quân đội vào miền Nam, cho thấy toàn bộ đất nước chúng tôi sẽ chống lại Hoa Kỳ. Ý chí này của chúng tôi giống như sắt, đá, không thể lay chuyển được. Chúng tôi đã phải đối mặt với một số thời điểm vô cùng khó khăn và các ông cũng đã quan ngại cho chúng tôi. Nhưng chúng tôi quyết tâm tiến lên phía trước, không bao giờ cho phép rút lui. Toàn bộ đất nước chúng tôi đang chiến đấu chống Mỹ đến thắng lợi cuối cùng. Toàn bộ 31 triệu người Việt Nam đang đấu tranh để giành chiến thắng cuối cùng. Bởi vì các ông nghe nhầm, chúng tôi phải nói với các ông một lần nữa.

Chu Ân Lai: Đối với miền Bắc, Mỹ ném bom và phong toả là hành vi xâm lược. Có lẽ vì thông dịch tệ, có một điều tôi vẫn chưa rõ: Hoa Kỳ yêu cầu chấm dứt hỗ trợ gián tiếp [miền Nam] và các ông chấp nhận ngừng ném bom một phần [miền Bắc]. Đó có phải là cách thừa nhận rằng các ông đang hỗ trợ miền Nam một cách gián tiếp?

Khang Sinh: Điều này đã được lặp đi lặp lại trong các tuyên bố ngày 1 tháng 1, ngày 8 và ngày 12 tháng 12.

Phạm Văn Đồng: Tôi không biết ông muốn nói gì khi nhắc tới sự giúp đỡ gián tiếp miền Nam? (Hai bên lại tranh luận về điểm này và phía Trung Quốc đưa ra cụm từ giảm leo thang).

Phạm Văn Đồng: Có phải ông muốn nói tới việc giảm leo thang trong việc hỗ trợ miền Nam?

Chu Ân Lai: Đúng vậy.

Phạm Văn Đồng: Tôi muốn nói cho các ông biết chiến lược lớn của chúng tôi áp dụng trong cuộc chiến chống Mỹ. Chúng tôi đã nói với các ông về điều đó từ cuối năm 1966. Chiến lược này được thể hiện trong khẩu hiệu sau đây: bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam … Chúng tôi chia nó thành hai khía cạnh, hoặc hai bước, hai giai đoạn, nhằm từng bước đánh bại Mỹ. Chúng tôi vẫn theo chiến lược này ….

Bây giờ, tôi trở lại câu hỏi của các ông, về việc liệu chúng tôi có đang giảm leo thang. Nếu giảm leo thang được hiểu là bớt chiến đấu, câu trả lời tuyệt đối là không. Nếu giảm leo thang được hiểu là thỏa hiệp, câu trả lời là không, chúng tôi không suy nghĩ và hành động theo cách đó. Ngược lại, tất cả chúng tôi tấn công nhiều hơn, sử dụng các chiến thuật ngoại giao, dồn họ vào góc tường, vận động dư luận thế giới chống lại kẻ thù. Bây giờ là lúc chúng tôi leo thang và thắng kẻ thù, không phải lúc giảm leo thang.

Chu Ân Lai: Trong phạm vi miền Nam, từ chiến đấu quy mô nhỏ hiện nay, các ông tiến hành chiến đấu quy mô lớn, có nghĩa là các ông leo thang. Nhưng đối với miền Bắc, từ yêu cầu chấm dứt ném bom hoàn toàn, đến chấp nhận việc chấm dứt một phần, các ông có thể xem đó là sự leo thang như thế nào?

Phạm Văn Đồng: (mỉm cười).

Chu Ân Lai: Ngày nọ, các ông chấp nhận đánh giá của chúng tôi rằng Hoa Kỳ sẽ tập trung lực lượng ném bom khu vực giữa vĩ tuyến 17 và 20, do đó gây khó khăn cho chúng ta. Hơn nữa họ có thể tiếp tục ném bom bất kỳ lúc nào họ muốn, ngay cả khi họ đã liên lạc với các ông. Bất cứ khi nào các ông không trả lời [các yêu cầu của họ], họ sẽ tiếp tục ném bom. Tuy nhiên, ý kiến ​​trên thế giới đã hỗ trợ yêu cầu của các ông về việc chấm dứt ném bom hoàn toàn. Tóm lại, chúng tôi vẫn cho rằng tuyên bố của các ông đã giúp Johnson. Chúng tôi đang nói chuyện với các ông về vấn đề này một cách thẳng thắn.

… Các đồng chí Việt Nam nói rằng, chính sách của các ông là dồn lực lượng Hoa Kỳ vào một góc. Nếu các ông muốn làm như vậy, các ông nên yêu cầu chấm dứt ném bom hoàn toàn khi họ đề nghị ngừng ném bom một phần …. Các ông chấp nhận ngừng ném bom một phần và sau đó chấp nhận họp, có nghĩa là một sự thỏa hiệp so với lập trường trước đó. Ý kiến ​​của công luận thế giới cũng nhận ra điều đó. Hay các ông vẫn đòi hoặc là Warsaw hay Phnom Penh sẽ là nơi họp và sau đó trở nên bế tắc nếu họ không đáp ứng?

Vậy mục đích của các ông trong việc chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ là gì? Đối với Mỹ, họ tính toán rằng họ sẽ cố gắng kéo dài quá trình đàm phán một khi bắt đầu. Chúng tôi đưa ra giả thuyết tình hình như sau: các ông sẽ đòi chấm dứt ném bom hoàn toàn, giữ vừng lập trường 4 hoặc 5 điểm, sau đó Harriman sẽ không phản đối hoàn toàn, kéo dài thời gian và đưa thêm một số điều kiện. Khi các ông từ chối, quá trình sẽ được kéo dài. Khi các ông gây cản trở cuộc họp, họ sẽ không [gây trở ngại]. Họ kéo dài, do đó đạt được mục tiêu giải quyết những khó khăn của họ trong cuộc bầu cử năm nay. Vì vậy, các ông giúp họ rất nhiều. Tình hình sắp tới sẽ chứng minh sự phán đoán này. Chúng tôi tin sự phán đoán của chúng tôi, đó không phải sự phán đoán của cá nhân tôi, mà là sự phán đoán của Trung ương [Đảng] của chúng tôi. Các ông nói rằng các ông không có bất kỳ ảo tưởng nào. Đối với dư luận thế giới, các ông đã thỏa hiệp. Về đấu tranh ngoại giao của các ông, các ông có lập trường thụ động. Các ông có thể nghi ngờ đánh giá của chúng tôi, nhưng các ông sẽ thấy rõ ràng khi các cuộc đàm phán bắt đầu.

… Tuy nhiên, yếu tố quan trọng là chính cuộc chiến tranh. Chiến thắng được quyết định bởi chiến tranh. Nhưng trong phạm vi đàm phán, chúng tôi vẫn giữ quan điểm của chúng tôi, đó là các ông mất thế chủ động và rơi vào thế thụ động. Các ông đã khẳng định trong tuyên bố ngày 28 tháng 1, chúng ta sẽ dồn họ vào một góc, Johnson sẽ đối mặt với nhiều khó khăn hơn, cả trong lẫn ngoài. Johnson đã ở trong góc tường, thậm chí không có tuyên bố ngày 3 tháng 4. Bây giờ các ông nên phân tích hậu quả của các mối liên lạc. Tôi nghĩ rằng, chắc chắn họ sẽ chấp nhận Warsaw hay Phnom Penh, nhưng với một số điều kiện. Họ cố ý đề cập đến 15 địa điểm khác. Nhưng đó chỉ là chiến thuật của họ trước khi nhận [một trong những đề nghị về địa điểm họp của các ông]. Tóm lại, tuyên bố của các ông là một thỏa hiệp. Nếu các ông không thể nhìn thấy hậu quả bây giờ, các ông sẽ nhìn thấy sau này.

Phạm Văn Đồng: Ông đã nêu ý kiến ​​một cách xây dựng, và chúng tôi nên chú ý đến ý kiến đó nhiều hơn. Bởi vì, cuối cùng tất cả chúng tôi là những người chiến đấu chống Mỹ và đánh bại họ. Chúng tôi phải chịu trách nhiệm cho hai hoạt động quân sự và ngoại giao.

Cảm ơn ý kiến của các ông rất nhiều. Chúng tôi sẽ xem xét nó để thực hiện tốt hơn cho chiến thắng chống Mỹ của chúng tôi.

Ngọc Thu dịch từ Wilson Center

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Leave a Comment »

Việt Nam đã bị nước Mỹ bỏ rơi?

Posted by adminbasam trên 01/05/2011

San Francisco Chronicle

Việt Nam đã bị nước Mỹ bỏ rơi?

Nguyễn Khoa Thái Anh

Người dịch: Hiền Ba

01-05-2011

Bà Ngô Đình Nhu, người từng phụng sự như là đệ nhất phu nhân của Nam Việt Nam, đã qua đời ở tuổi 86 vào Lễ Phục sinh.

Thật trớ trêu, Bà Nhu qua đời vào hôm 23 tháng Tư, chỉ vài ngày trước lễ tưởng niệm Sài Gòn thất thủ. Mặc dù kết cục đau buồn của cái chương sử dính líu đáng buồn ở Việt Nam đã bị đem đi vứt vào đống rác của lịch sử Mỹ, song cuộc tranh đấu liên tục vì dân chủ và nhân quyền cho người dân Việt Nam lại đang diễn ra ác liệt dưới một hình thức mới mẻ khác.

Hơn một chục nhà bất đồng chính kiến ôn hòa và blogger bị bắt giam. Cù Huy Hà Vũ, đứa con cưng của chế độ và là học giả về luật được đào tạo tại Pháp có tiếng nói thẳng thắn, đã bị một phiên tòa “chuột túi” kết tội và ngạo mạn chặn miệng không cho nói một lời nào bằng một bản án 7 năm tù giam cộng với 3 năm quản chế tại gia.   

Có lẽ cái tin Bà Nhu qua đời, người em dâu của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (từ năm 1955 đến 1963), hầu như không được chính quyền của Obama để ý tới vào lúc họ đang bận túi bụi với cuộc đứng dậy tự giải phóng ở Lybia và ở một nơi nào đó khác ở Bắc Phi và Trung Đông.

Tôi cứ tự hỏi phải chăng nước Mỹ vẫn còn ám ảnh với bóng ma Việt Nam khi họ cân nhắc những vấn đề đeo đẳng lâu nay về Iraq và Afghanistan?

Khi Tổng thống Lyndon Johnson thúc giục Quốc hội thông qua Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ hôm 7 tháng 8 năm 1964, báo hiệu cuộc chiến tranh với Hà Nội, thì Obama lúc đó chưa lên 3 tuổi. Nhưng đối với rất nhiều người Mỹ gốc Việt, họ là nạn nhân của cuộc tan rã xảy ra sau năm 1975, thì vụ sát hại ông Diệm và ông Nhu (phu quân của Bà Nhu) để dọn đường cho sự can thiệp quân sự của người Mỹ nhiều nhất cũng vẫn chỉ là một chính sách đối ngoại không trước sau như một, còn tồi tệ nhất thì đó là một sự phản bội gây ra những bi kịch to lớn.

Có lẽ người Việt và cả người Mỹ cũng vậy đều cần suy nghĩ về thái độ kiên định của Bà Nhu tại một cuộc trả lời phỏng vấn do mạng lưới phát thanh và truyền hình ở Boston WGBH thực hiện năm 1982: “Như vậy chính quyền chính danh duy nhất của Việt Nam là chính quyền do Tổng Thống Ngô Đình Diệm đảm đương và đó lại là chính quyền bị Mỹ chặt đầu.”

Là một người dạy Lịch sử Hoa Kỳ và nền Dân chủ Mỹ trong hai thập niên nay, tôi đã đánh vật với hai nguyên tắc cạnh tranh nhau: chủ nghĩa Lý tưởng của Mỹ và Chính sách ngoại giao Đô la. Tôi không thể dạy cho học trò về tính chất phức tạp của những vấn đề liên quan đến Việt Nam mà không cần thừa nhận những vai trò qua lại, ấy là vai trò của một nước Việt Nam đi tìm dân chủ đối lập lại với vai trò của nước Mỹ đang theo đuổi lợi ích quốc gia của họ. Khi nào thì chủ nghĩa lý tưởng kết hợp làm một với chính sách thực tế [realpolitik]?  Và tiền đồ của Việt Nam phản ánh quan điểm của Miền Bắc hay Miền Nam?

Song, cả chính phủ sáng suốt lẫn công chúng Mỹ thiếu kiên nhẫn đều đã không hiểu được tiếng nói của Bắc Việt hay Nam Việt Nam, bất chấp cái điều mà Mục sư Martin Luther King Jr. đã cố gắng nói thay chúng ta ngày nào trong bài diễn văn chống cuộc chiến tranh Việt Nam: “… trong lúc tôi đã cố gắng dùng vài phút cuối cùng này để bày tỏ một tiếng nói nhân danh những người không được cất lên tiếng nói ở Việt Nam và để bày tỏ cảm thông với tiếng nói bất đồng của những người bị gọi là kẻ thù thì tôi đã vô cùng lo lắng về quân đội của chúng ta đang ở đó cũng như bất cứ điều nào khác.”

Hôm nay, chiều chuộng Hà Nội để Việt Nam “cai sữa” ảnh hưởng ý thức hệ của Trung Quốc bằng cách bỏ rơi những khát vọng dân chủ của người Việt Nam thì xem ra dường như đó là một hành động kỳ cục.

Vậy là 36 năm sau kết cục bi thảm dành cho Việt Nam, vào lúc này khi mà tiếng nói của nhân dân ở bên trong đất nước Việt Nam vẫn đang bị bịt cho câm lặng thì tôi lại nhớ đến câu nói: “Đến một lúc nào đó im lặng chính là sự phản bội.”

Và một thời điểm như vậy đang đến đối với chúng ta với tư cách những người Mỹ trong mối quan hệ với Việt Nam.

Ông Nguyễn Khoa Thái Anh dạy môn khoa học xã hội tại một khu học chính ở San Francisco [San Francisco Unified School District].

 

Người dịch: Hiền Ba

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm vào 05-2011, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

Posted in Chiến tranh VN, Lịch sử | Leave a Comment »

27. Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng 17-04-1968

Posted by adminbasam trên 01/05/2011

CWIHP

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng

17-04-1968

Mô tả: Chu Ân Lai nhấn mạnh đến chiến thắng vĩ đại, nói với Phạm Văn Đồng rằng ông ta phải sẵn sàng chiến đấu trong ba năm tới.

Chu Ân Lai: Các ông phải chuẩn bị chiến đấu trong hai hay ba năm tới, cụ thể là những năm 1968, 1969 và 1970. Đồng chí Mao nói rằng vấn đề không phải là thành công hay thất bại, cũng không phải là thành công lớn hay nhỏ, mà vấn đề là làm cách nào để các ông giành được chiến thắng vĩ đại. Đây là thời điểm chín mùi cho các ông giành thắng lợi hoàn toàn. Nhiệm vụ đó là nguyên nhân về sự cần thiết của các trận đánh quy mô lớn.

Ngọc Thu dịch từ Wilson Center

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Leave a Comment »

26. Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng

Posted by adminbasam trên 01/05/2011

CWIHP

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng

13-04-1968

Mô tả: Chu Ân Lai thảo luận với Phạm Văn Đồng về việc Việt Nam nên hành động như thế nào khi đối mặt với bất ổn của Mỹ ở trong nước Mỹ và các cuộc đàm phán ở Việt Nam.

Chu Ân Lai: … Theo lập trường trước đó của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt), nếu Mỹ không ngừng ném bom hoàn toàn và vô điều kiện, không thể có bất kỳ cuộc nói chuyện nào (1). Nhưng tuyên bố ngày 3 tháng 4 của Chính phủ Bắc Việt là một bất ngờ không chỉ cho người dân thế giới, mà còn bất ngờ ngay cả với các đối thủ của Johnson. Tuy nhiên, trong tuyên bố của các ông, các ông chỉ sử dụng từ “liên hệ”. Các ông đã có các mối liên hệ bí mật trước khi hạn chế ném bom. Bây giờ với tuyên bố này, các ông đã công khai các mối liên hệ kia. Và, đối với nhân dân thế giới, đó là sự thỏa hiệp của các ông phần nào, và giúp Mỹ giải quyết các khó khăn của họ.

Sau các cuộc tấn công Tết Mậu Thân, Hoa Kỳ đã cố gắng che giấu những khó khăn của họ. Sau khi [tướng Earle] Wheeler đến thăm Sài Gòn, ông ta trở về Washington và nói chuyện với Tổng thống Johnson và [tướng William] Westmoreland. Họ đã phải thừa nhận những khó khăn… Westmoreland lúc đó xin thêm 200.000 quân nhưng Quốc hội Hoa Kỳ và chính phủ từ chối …

Các cuộc bầu cử sơ sơ bộ ở một số tiểu bang cho thấy, số phiếu dành ​​cho Johnson đã giảm chỉ còn 38%. Điều đó đã chứng minh rằng chính sách xâm lược của Johnson là thất bại. Khắp thế giới, mọi người yêu cầu Johnson ngừng đánh bom. Tất cả chúng ta đều biết điều này, ngay cả De Gaulle cũng đã thừa nhận. Và cuộc khủng hoảng đồng đô la cũng đã xảy ra vào thời điểm đó.

Chỉ có một điều chúng ta đã không đoán trước, đó là vụ giết [lãnh đạo dân quyền Martin] Luther King ngày 4 tháng 4, một ngày sau khi các ông đưa ra tuyên bố. Nếu tuyên bố của các ông đưa ra một hoặc hai ngày sau, vụ giết người có thể đã bị dừng lại. Cũng giống như Gandhi của Ấn Độ, Luther King chủ trương chính sách bất bạo động. Ngay cả một người như ông ta còn bị giết chết, nói gì đến những người da đen khác. Điều này giải thích sự phát triển của phong trào người Mỹ da đen, lan rộng đến hơn 100 thành phố. Do đó, Johnson đã phải hủy bỏ chuyến đi đến Honolulu cũng như hoãn việc triển khai thêm 10.000 quân ở miền Nam [Việt Nam] …

Trong tình hình quốc tế này, cuộc khủng hoảng tiền tệ trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến bế tắt. Hồi cuối tháng 3 năm 1968, Mỹ tổ chức cuộc họp ANZUS ở Wellington, [Tân Tây Lan]. Johnson đã dự định đến đó, nhưng ông ta đã không thể đến. Rusk đã đi thế [ông ta]. Ở đó, Mỹ yêu cầu các đồng minh gửi thêm quân đến Việt Nam nhưng đã không giành được sự hỗ trợ của họ. Thậm chí Mỹ còn yêu cầu Tưởng Giới Thạch rút 7 sư đoàn của ông ta từ Jinmen-Mazu [Quemoy-Matsu], và gửi ít nhất 2 sư đoàn đến Việt Nam. Tưởng không chấp nhận và yêu cầu đại sứ của ông ta ở Washington trì hoãn việc thể hiện lập trường. Các đề nghị tăng thêm quân, tăng thuế, và tăng chi tiêu cho cuộc chiến Việt Nam đã không được Quốc hội Hoa Kỳ chấp nhận.

Trong hoàn cảnh này, Johnson buộc phải đưa ra tuyên bố ngày 31 tháng 3. Đó là một âm mưu độc ác và dối trá. Thực ra, ông ta không muốn từ bỏ cuộc chiến. Tuyên bố chỉ là một phương tiện để họ vượt qua thời điểm khó khăn này. Và Johnson thậm chí còn tuyên bố rằng ông ta không nên tái tranh cử. Đó cũng là cách thức quen thuộc được sử dụng trong lịch sử chiến dịch tranh cử của tổng thống Mỹ … Nhưng hóa ra tuyên bố ngày 3 tháng 4 của các ông giúp giải quyết khó khăn của ông ta. Tình hình đã được thay đổi. Tác động của nó có thể là tạm thời, nhưng bất lợi.

Khang Sinh: Số phiếu dự đoán bầu ​​cho Johnson tăng từ 38% lên 57%.

Chu Ân Lai: (tiếp tục) Vì vậy, nhiều người không hiểu tại sao các đồng chí Việt Nam đã quá vội vã trong việc đưa ra tuyên bố này … Đó là ý kiến ​​của người dân trên thế giới.

Trong mắt của người dân thế giới, các ông đã thỏa hiệp hai lần. Trong tuyên bố của mình, Johnson sử dụng từ “cuộc họp” nhẹ hơn từ “liên hệ”. Ông ta cũng nói rằng, Hoa Kỳ có thể đi đến bất kỳ nơi nào để họp. Ông ta đã chỉ định [Averell] Harriman làm việc này… Sau đó, các ông đề nghị ở Phnom Penh. Đó là một chiến thuật tốt vì các ông có thể giành được cảm tình của Sihanouk và đặt Hoa Kỳ vào tình thế khó khăn. Khi Hoa Kỳ từ chối, một lần nữa các ông thỏa hiệp mà không tranh luận. Dĩ nhiên, rất đúng khi các ông từ chối năm địa điểm ở châu Á mà Hoa Kỳ đề nghị. Sau đó, các ông đề nghị Warsaw. Chúng tôi hiểu rằng đề nghị của các ông dựa trên thực tế các cuộc đàm phán Trung – Mỹ cũng đã được tổ chức ở đó. Các ông đã bổ nhiệm đồng chí Hà Văn Lâu (2) tham dự cuộc họp nhưng một lần nữa Hoa Kỳ lại bác bỏ đề nghị này.

Tình hình cho thấy các đồng chí Việt Nam dễ dàng thỏa hiệp. Không thể ngăn nhân dân thế giới nghĩ rằng các ông đang phải đối mặt với một số khó khăn trong công cuộc đấu tranh của các ông. Các ông đã thay đổi lập trường, đã làm tăng số phiếu dự định bầu ​​cho Johnson, tăng giá cổ phiếu ở New York, và giảm giá vàng ở thị trường tự do … Vì vậy, bây giờ các ông đã tạo điều kiện cho họ sử dụng chính sách hai mang. Trong hoàn cảnh này, họ không bỏ bom toàn bộ lãnh thổ Bắc Việt, nhưng vẫn tiếp tục ném bom phía Bắc (sic: rõ ràng phải là miền Nam) của vĩ tuyến 20 và cùng lúc kéo dài các cuộc đàm phán. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào kinh nghiệm chiến đấu của các ông. Nhưng ở một mức độ nào đó, chúng tôi có nhiều kinh nghiệm hơn các ông khi tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ.

Tôi đã nói nhiều lần hồi năm ngoái và cách đây hai năm, rằng các cuộc đàm phán có thể diễn ra trong chiến tranh. Tại một thời điểm nhất định, các cuộc đàm phán có thể bắt đầu. Đồng chí Mao Trạch Đông cũng nhắc nhở đồng chí Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng về đàm phán, nhưng với một lập trường mạnh mẽ hơn. Nhưng với tuyên bố của các ông, cho thấy rằng lập trường của các ông bây giờ yếu hơn, không phải mạnh hơn. Vì lợi ích mối quan hệ của hai đảng mà chúng tôi sử dụng mọi cơ hội để nhắc nhở các ông về vấn đề này. Và khi chúng tôi nói với các ông điều này, chúng tôi nói cho các ông biết tất cả những điều mà chúng tôi nghĩ.

Ghi chú:

1. Ngày 31 tháng 3, Tổng thống Johnson tuyên bố chấm dứt một phần ném bom của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam và ý định của ông sẽ không tái tranh cử. Bắc Việt đã trả lời vào ngày 3 tháng 4, tuyên bố sẵn sàng mở các mối liên lạc với Mỹ.

2. Hà Văn Lâu: đại tá QĐND Việt Nam, thành viên của phái đoàn Việt Nam đến Hội nghị Geneva năm 1954. Dẫn đầu phái đoàn Liên lạc QĐND VN đến Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám sát ở Việt Nam 1954-1973. Đại diện Bắc Việt tại Tòa án tội phạm chiến tranh quốc tế Russell ở Copenhagen năm 1967 và là thành viên của phái đoàn Bắc Việt tại các cuộc đàm phán hòa bình Paris 1968-1970. Sau tiếp tục phục vụ như đại sứ ở Cuba, Liên Hiệp Quốc, Pháp, và như Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Ngọc Thu dịch từ Wilson Center

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Leave a Comment »

25. Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh 07-02-1968

Posted by adminbasam trên 01/05/2011

CWIHP

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh

07-02-1968

Mô tả: Chu Ân Lai đề nghị Việt Nam tổ chức các quân đoàn bổ sung để thực hiện các công tác hoạt động ở các căn cứ xa nhà.

Chu Ân Lai: Từ khi chiến tranh Việt Nam đã đạt đến giai đoạn hiện tại (1), [các đồng chí Việt Nam] có thể xem xét việc tổ chức một, hai, hoặc ba quân đoàn được hay không? Mỗi quân đoàn gồm 30.000-40.000 binh sĩ, và mỗi hoạt động chiến đấu phải nhằm mục đích loại bỏ 4,000-5,000 quân địch trong toàn đơn vị. Các quân đoàn này có thể thực hiện các nhiệm vụ hoạt động ở xa căn cứ của họ, và có thể tham gia vào các hoạt động trong khu vực chiến tranh này, hoặc khu vực khác.

Khi họ tấn công các lực lượng đối phương riêng lẽ, họ có thể làm theo chiến lược tiếp cận kẻ thù bằng các đường hầm dưới lòng đất. Họ cũng có thể theo chiến lược chiến đấu ban đêm và chiến đấu tầm ngắn, để máy bay ném bom của địch và pháo binh sẽ không được ở vị trí quan trọng. Trong khi đó, các ông có thể xây dựng các đường hầm ở dưới lòng đất, khác với các đường hầm đơn giản dưới lòng đất, ba hoặc bốn hướng [xung quanh kẻ thù], và sử dụng chúng để chuyển quân và vận chuyển đạn dược. Các ông cũng cần để dành một số đơn vị để đối phó với quân tiếp viện của địch.

Ghi chú

1. Cuộc đàm thoại này được tổ chức trong bối cảnh trận chiến Khe Sanh, bắt đầu ngày 21 tháng 1, và cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân, bắt đầu vào ngày 31 tháng 1.

Ngọc Thu dịch từ Wilson Center

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Hồ Chí Minh, Lịch sử, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Thẻ: , , | 1 Comment »

24. Thảo luận giữa Kiều Quán Hoa, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ Việt Nam Ngô Minh Loan 13-05-1967

Posted by adminbasam trên 01/05/2011

CWIHP

Thảo luận giữa Kiều Quán Hoa, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ Việt Nam Ngô Minh Loan

13-05-1967

Mô tả: Kiều Quán Hoa không đồng ý về kế hoạch chuyển máy bay của Liên Xô qua Việt Nam bằng đường hàng không thay vì bằng đường xe lửa.

Kiều Quán Hoa: Tôi có một vấn đề cần thảo luận với đồng chí đại sứ. Đây là một vấn đề cụ thể liên quan đến viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam.

Ngày 6 tháng 5 năm 1967, chúng tôi được đồng chí Thứ trưởng Nghiêm Bá Đức (1) và đồng chí Phạm Thanh Hà (2) thông báo ở Hà Nội và Bắc Kinh rằng, tháng 5 và tháng 6 năm 1967, Liên Xô sẽ cung cấp cho Việt Nam 24 máy bay Mig-17 và Mig-21 (12 máy bay mỗi loại) và chúng tôi cũng được yêu cầu giúp vận chuyển những máy bay này đi qua ngõ Trung Quốc.

Ngày 9 tháng 5 năm 1967, đồng chí Phạm Thanh Hà chính thức thông báo với Ủy ban Kinh tế Đối ngoại của chúng tôi là, 24 máy bay này sẽ được vận chuyển bằng đường xe lửa. Sẽ có hai chuyến hàng, mỗi chuyến có thể chở 12 máy bay.

Tuy nhiên, cùng vấn đề này, phía Liên Xô thông báo cho chúng tôi khác đi: ngày 8 tháng 5, họ yêu cầu máy bay AN-12 của họ chở 24 máy bay này đi qua vùng trời của Trung Quốc trong khoảng thời gian 10 ngày, từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 24 tháng 5 năm 1967.

Ngày 9 tháng 5 năm 1967, đồng chí Nghiêm Bá Đức tại Hà Nội đề xuất kế hoạch vận chuyển bằng đường hàng không.

Lãnh đạo của chúng tôi đặt nặng vấn đề này trong chương trình nghị sự. Chúng tôi đã nghiên cứu yêu cầu của cả hai phía Việt Nam và Liên Xô rất cẩn thận. Thay mặt chính phủ Trung Quốc, tôi muốn thông báo cho đồng chí đại sứ, rằng chúng tôi đồng ý với kế hoạch đề xuất của đồng chí Phạm Thanh Hà về việc vận chuyển 24 máy bay bằng đường xe lửa, chứ không phải bằng kế hoạch vận chuyển bằng đường hàng không.

Việc vận chuyển bằng đường hàng không 24 máy bay này là một vấn đề quan trọng. Như đồng chí Đại sứ đã biết, ý kiến của chúng tôi từ lâu khác với ý kiến của phía Liên Xô. Từ đầu năm 1965, khi viện trợ của Liên Xô bắt đầu đến Việt Nam, nhiều lần Liên Xô đề nghị chuyển hàng đến Việt Nam bằng đường hàng không, qua vùng trời của Trung Quốc. Nói chung, chúng tôi không đồng ý với ý kiến đó. Trước đây, Việt Nam cũng không đồng ý vận chuyển bằng đường hàng không, bởi vì các ông hiểu lập trường của chúng tôi [về vấn đề này]. Lần này, tôi muốn nói rõ ràng hơn với các đồng chí Việt Nam về lý do tại sao Liên Xô muốn vận chuyển hàng viện trợ cho Việt Nam bằng phương pháp này.

Trong vài năm qua, bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng của mình, Liên Xô đã và đang cố gắng công bố công khai số hàng viện trợ với quy mô lớn cho Việt Nam. Chúng tôi cho rằng Liên Xô cố ý làm như vậy để cho Hoa Kỳ biết về khoản viện trợ quy mô lớn của Liên Xô cho Việt Nam và làm như vậy, Liên Xô tiết lộ một số bí mật cho phía Mỹ.

Trong vài năm qua, chúng tôi giúp Việt Nam vận chuyển hàng viện trợ bằng tàu hỏa, rất an toàn và kịp thời. Phía Việt Nam cũng đã rất hài lòng. Vậy tại sao lần này Liên Xô đòi vận chuyển bằng đường hàng không? Nếu Liên Xô phải sử dụng đến việc vận chuyển bằng đường hàng không với quy mô lớn, máy bay do thám Mỹ – vốn luôn bay trên bầu trời Trung Quốc – sẽ phát hiện ra ngay, sau khi máy bay của Liên Xô cất cánh khỏi Irkutsk. Lập trường của chúng tôi về vấn đề này rõ ràng đối với Việt Nam: làm như vậy, Liên Xô muốn khoe khoang với Hoa Kỳ [về khoản viện trợ cho Việt Nam], công khai tiết lộ bí mật quân sự cho kẻ thù.

Họ cũng sử dụng viện trợ cho Việt Nam để kiểm soát tình hình và hợp tác với Mỹ, để buộc Việt Nam phải chấp nhận đàm phán hòa bình. Báo chí phương Tây thậm chí còn nói rằng Liên Xô tăng cường viện trợ cho Việt Nam để tạo ra tình trạng đối đầu trực tiếp giữa Liên Xô – Mỹ, điều này sẽ dọn đường cho thỏa hiệp. Tôi đưa nhận xét của chúng tôi về vấn đề này để cho các ông hiểu rõ lập trường của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi không có ý định áp đặt nó lên các ông. Tóm lại, chúng tôi cho rằng:

(1) đề nghị của Liên Xô về vận chuyển bằng đường hàng không là có ý xấu và là một âm mưu,

(2) việc vận chuyển những chiếc máy bay này là một hành động quân sự lớn, nhưng Liên Xô đã không tham khảo ý kiến với chúng tôi và buộc chúng tôi phải chấp nhận. Điều này không có gì khác hơn là thái độ của người theo chủ nghĩa Sô vanh.

Ghi chú:

1. Nghiêm Bá Đức, Thứ trưởng Bộ Ngoại thương VN Dân chủ Cộng hòa từ năm 1954, thành viên của đoàn đại biểu kinh tế đến Liên Xô và Đông Âu giữa năm 1965 và 1975. Sau đó làm cố vấn kinh tế tại Lào.

2. Phạm Thanh Hà là sĩ quan hậu cần quân sự của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là người dẫn đầu phái đoàn viện trợ quân sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh từ năm 1965-1973.

Ngọc Thu dịch từ Wilson Center

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Quan hệ Việt-Trung, Quân sự, Trung Quốc | Thẻ: , | Leave a Comment »

23. Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Trần Nghị, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp 12-04-1967

Posted by adminbasam trên 01/05/2011

CWIHP

Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Trần Nghị, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp

12-04-1967

Mô tả: Chu Ân Lai bàn về đấu tranh giai cấp hiện tại ở Trung Quốc.

Chu Ân Lai: … Trong mười năm qua, chúng tôi đã tiến hành một cuộc chiến tranh khác, một cuộc chiến không đổ máu: đấu tranh giai cấp. Nhưng thực tế là, trong số các tướng tá của chúng tôi, có một số người, [mặc dù] không phải tất cả, biết rất rõ làm thế nào để tiến hành một cuộc chiến tranh đẫm máu, [nhưng] bây giờ không biết làm cách nào để tiến hành một cuộc chiến không đổ máu. Thậm chí họ coi thường quần chúng. Một ngày nọ, khi chúng tôi đang ở trên máy bay, tôi đã nói với ông rằng, cách mạng văn hóa của chúng tôi lần này là nhằm lật đổ một nhóm người cầm quyền trong đảng, những người muốn đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Các mạng văn hóa cũng nhằm tiêu diệt các lực lượng cũ, văn hóa cũ, hệ tư tưởng cũ, phong tục tạp quán cũ, đã không còn phù hợp với cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Trong một bài phát biểu hồi năm ngoái, đồng chí Lâm Bưu nói: Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải tiêu diệt “quyền sở hữu tư nhân” của giai cấp tư sản, xây dựng “quyền sở hữu công cộng” của giai cấp vô sản.

Đọc tiếp »

Posted in Chính trị, Chiến tranh VN, Lịch sử, Quan hệ Việt-Trung, Trung Quốc | Thẻ: , | Leave a Comment »

 
%d người thích bài này: