BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

Archive for Tháng Bảy 30th, 2009

Trung Quốc và Vatican tiến tới bình thường hoá quan hệ

Posted by adminbasam trên 30/07/2009

ASIA TIMES

Trung Quốc và Vatican đạt được một bước ngoặt cho niềm tin

Francesco Sisci

Ngày 31-7-2009

 

BẮC KINH – Vào ngày 24 tháng Bảy, tờ nhật báo Hong Kong Wen Wei Po được Bắc Kinh ủng hộ đã cho đăng một bài báo ngắn và không được rõ ràng về một quyết định có vẻ như không quan trọng về Thiên chúa giáo ở Trung Quốc.

Tờ báo đã cho biết ý định của Trung Quốc muốn trì hoãn hội nghị của Hội liên hiệp Công giáo Yêu nước thuộc nhà nước, tổ chức không được sự công nhận từ Tòa thánh của Đức Giáo hoàng và Hội nghị các giám mục, một thể chế Thiên chúa giáo quan trọng được thành lập vào những năm 1960 bởi Hội đồng Vatican II.

Trước đó, hội nghị này đã được lên nghị trình vào nửa cuối năm nay. Nó sẽ bổ nhiệm một người thay vào vị trí ông Fu Tieshan, một cựu giám mục Bắc Kinh, người từng là tổng thư ký và phó chủ tịch hội liên hiệp. Ông Fu, đã qua đời vào tháng Tư năm 2007, không phải là một giám mục hợp pháp đối với Tòa thánh của Đức Giáo hoàng, khi mà giáo hoàng đã không công nhận ông.

Hơn nữa, nhiều quyết định quan trọng có thể được thông qua tại hội nghị này. Một sự thay thế có thể đem đến việc bổ nhiệm ông Liu Bainian, phó chủ tịch trên thực tế của Hội liên hiệp Công giáo Yêu nước. Ông Liu, sinh năm 1931, từng đứng đầu phái của những người Công giáo Trung Quốc chính thức ủng hộ Bắc Kinh trong hàng chục năm nay.

Quan trọng nhất đối với Rome là những quyết định cần được đưa ra về hội nghị các giám mục – ai cần phải được trở thành người lãnh đạo tổ chức này và ai cần phải tham gia vào tổ chức này. Điểm cuối cùng này là rất quan trọng.

Có bốn vị giám mục không hợp thức ở Trung Quốc được Bắc Kinh chỉ định song lại không được giáo hoàng công nhận. Quan điểm của Trung Quốc là họ cần phải được hợp thức hóa gần như là đồng loạt và vì thế mà việc này cần phải là một phần trong nội dung cuộc họp. Rome biện luận rằng việc hòa giải với giáo hoàng là một vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng, thứ cần được quyết định bởi giáo hoàng sau một cuộc họp riêng và có thể là một quyết định với cá nhân từng giám mục một.

Vấn đề đối với Nhà thờ đang hoạt động bí mật * có vẻ dễ dàng hơn, song nó cũng có những cái bẫy. Rome nghĩ rằng sau việc bình thường hóa các mối quan hệ, các linh lục và giám mục cần được yêu cầu có cách thức cam kết nào đó đối với chính quyền, như nhiều chính phủ ở châu Âu đã làm với các linh mục Thiên chúa trước đây. Những ai không công nhận chính phủ ở Bắc Kinh sẽ không được tham gia hội nghị các giám mục. Điều này có thể giải quyết được vấn đề.

Một số giám mục hoạt động bí mật có thể sẵn sàng ký tên vào một cam kết với chính phủ sau khi bình thường hóa các mối quan hệ với Vatican, song Bắc Kinh có lẽ vẫn cự tuyệt họ, bởi vì các quan chức Trung Quốc có thể có sự nghi ngờ về lòng trung thành thực sự của họ và sợ những giám mục này có thể giúp chiếm đoạt quyền điều khiển hội nghị từ tay chính phủ hoặc gây ảnh hưởng tới hội nghị.

Điều cuối cùng song không phải kém quan trọng, là quan điểm của các giám mục từ Hong Kong và Macau. Bắc Kinh tin rằng khi mà những lãnh thổ này đã trở về với đại lục, vì thế cần tới giới tăng lữ ở đó – nên họ sẽ là bộ phận trong cuộc họp các giám mục của Trung Quốc. Song ngược lại, các giám mục từ hai thành phố giờ đây đang tập hợp lại cùng với các đồng đạo của mình ở Đài Loan, nơi mà như chúng ta đều biết, là một thực thể chính trị riêng biệt với Trung Quốc Đại lục và có được quyền tự do tôn giáo lớn hơn so với Bắc Kinh.

Tóm lại, các nan đề là nhiều và rắc rối. Thêm nữa, tờ Wen Wei Po cho biết rằng để có nhiều ứng cử viên hơn cho chức chủ tịch của cả hai Hiệp hội Công giáo và hội nghị các giám mục (một điểm khó khăn nữa), cuộc họp đã phải trì hoãn cho tới sang năm.

Đây là một yêu cầu từ phía tòa thánh của Đức Giáo hoàng, mà dường như Bắc Kinh đã chấp nhận. Điều này thực chất là rất quan trọng, song thậm chí quan trọng hơn do trong những tháng gần đây Rome đã để lộ ra một số tài liệu gây nên tranh cãi về Công giáo ở Trung Quốc. Đầu tiên là một bức thư được khởi thảo bởi Hồng y giáo chủ Tarcisio Bertone, ngoại trưởng Vatican và là nhân vật thực chất đứng thứ hai trong Tòa thánh, trong đó giải thích bức thư của giáo hoàng gửi cho người Trung Quốc được công bố từ ba năm trước. Ví dụ trong bức thư của Giáo chủ Bertone đã không đồng ý đóng cửa đối với những nhà thờ mở tại tư gia, thứ bị Bắc Kinh phản đối vì những nơi này nằm ngoài các kênh chính thức của nhà nước.

Tài liệu thứ hai là một bức thư của Hồng y giáo chủ Joseph Zen của Hong Kong, người lãnh đạo thực chất của Công giáo Trung Quốc, từng khuyến khích tất cả các giám mục được nhà nước công nhận ở Trung Quốc hãy lưu tâm một cách nghiêm túc tới các chỉ dẫn tôn giáo của Rome. Đây cũng là điều có thể được cân nhắc một cách khéo léo trong việc tiến tới thiết lập các mối quan hệ với Rome.

Thực tế là Bắc Kinh đã quyết định lờ đi hai dấu hiệu này và thay vào đó đã gửi đi một tín hiệu tích cực, là trì hoãn hội nghị các giám mục, một sự biểu thị rất mạnh mẽ cho một bước tiến bộ to lớn trong các mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Rome và là một thay đổi hoàn toàn về thái độ đối với đạo Thiên chúa ở Trung Quốc.

Thời điểm hiện nay có thể đã chín mùi cho việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao, khi mà những bước đột phá quan trọng cũng đã được hoàn tất trong các cuộc hội đàm giữa đôi bên. Tuy nhiên, mặt nước hồ có thể bị khoấy động một lần nữa. Một số ít người từng đóng những vai trò rất quan trọng trong cuộc đối thoại gần đây sẽ sớm rời bỏ vị trí của mình.

Hồng y giáo chủ Ivan Dias, người lãnh đạo của Propaganda Fide, một tổ chức chủ yếu nắm Giáo hội Thiên chúa ở Trung Quốc, sẽ hồi hưu do tuổi cao. Tương tự, hai nhân vật hàng đầu trong những nhiệm vụ này cũng sẽ rời vị trí của mình. Ông Pietro Parolin sẽ được đưa lên làm giám mục và được phái đi làm đại sứ của giáo hoàng ở hải ngoại, và ông Liu Haixin sẽ được đề bạt trong vài trò là một nhà ngoại giao cao cấp của Trung Quốc tại Âu châu.

Điều này có thể là một dấu hiệu thêm nữa cho thấy rằng cả hai bên tin tưởng hầu hết vào công việc đã được thực hiện và một số quan chức có thể được cử vào những vị trí công tác cao khác. Tuy nhiên, con đường đi tới việc bình thường hóa các quan hệ giữa Trung Quốc và tòa thánh của Giáo hoàng cho đến lúc này đã tỏ ra hết sức nan giải và đầy cạm bẫy.

Có một điều – mà trong đó hai trong số những nhà ngoại giao cao niên nhất trên thế giới biết rất rõ – là hiện có những con người có thực quyền đứng đằng sau những kẻ khác, và những người khác thì sẽ đem tới những kết quả khác. Tiếp đến, việc thay đổi một đội hình đang chiến thắng trong khi cuộc đua chưa có vẻ đã kết thúc và giành được thắng lợi có thể không phải là chọn lựa tốt nhất. Trừ phi, sau thời gian quá dài, một bên hay cả hai bên sẽ nghĩ đến việc phải từ bỏ, hay đơn giản là lơi lỏng mối quan tâm vào một thời điểm khi cần phải được chú ý cao độ nhất.

Francesco Sisci là Biên tập viên Á châu của tờ La Stampa.

Hiệu đính: Trần Hoàng

 

* Khác với Việt Nam, ở Trung Quốc có nhiều nhà thờ Thiên chúa sinh hoạt tín ngưỡng bí mật, không chấp nhận theo tổ chức do nhà nước công nhận, quản lý và bổ nhiệm các vị chức sắc (BS).

————————-

 

China and the Vatican take a leap of faith

By Francesco Sisci

Jul 31, 2009

BEIJING – On July 24, the Beijing-backed Hong Kong daily Wen Wei Po ran a small and obscure article on an apparently minor decision about Catholics in China.

The newspaper reported China’s intention to postpone the meeting of the official Catholic Patriotic Association, which is not recognized by the Holy See, and the conference of bishops, an important Catholic institution established in the 1960s by the Vatican Council II.

Previously, the meeting was scheduled for the second half of this year. It would have named a replacement for Fu Tieshan, the former bishop of Beijing, who was secretary general and vice chairman of the association. Fu, who passed away in April 2007, was not a legitimate bishop for the Holy See, as the pope did not recognize him.

Furthermore, many important decisions could have been made at the meeting. A replacement could have been named for Liu Bainian, the actual vice chairman of the Patriotic Association. Liu, born in 1931, was head of the official pro-Beijing faction of the Chinese Catholics for decades.

Most importantly for Rome, decisions need to be made about the conference of bishops – who should be its chairman and who should take part in it. The last point is very sticky.

There are four illegitimate bishops in China who are appointed by Beijing but not recognized by the pope. China’s view is that they should be legitimated almost wholesale and thus should be part of the conference. Rome argues that reconciliation with the pope is a holy and religious matter, which should be decided by the pope after a private meeting and possibly a confession with each individual bishop.

The issue of the underground Church is apparently easier, but it also has traps. Rome thinks that after the normalization of ties, priests and bishops should be asked to make some kind of pledge to the government, as many European governments did with Catholic priests in the past. The ones who will not recognize the Beijing government would be out of the conference of bishops. This would solve the problem.

Some underground bishops might be willing to subscribe to an official pledge to the government after the normalization of ties with the Vatican, but Beijing may still refuse them entry, because Chinese officials may be suspicious of their true loyalty and fear the bishops might help to hijack the conference from government control or influence.

Last but certainly not least, there is the position of the bishops from Hong Kong and Macau. Beijing believes that as the territories have returned to the motherland, so should their clergy – they should be part of China’s conference of bishops. Yet conversely, bishops from the two cities now assemble with their colleagues from Taiwan, which, as we all know, is a separate political entity from Mainland China and offers greater religious freedom than Beijing.

In sum, the problems are many and troublesome. Plus, Wen Wei Po reported that in order to have more candidates to the presidency of both the Catholic Association and the conference of bishops (another difficult point), the meeting had to be postponed until next year.

This had been a request from the Holy See, which Beijing has apparently accepted. This is very important per se, but even more important because in recent months Rome has come out with a couple of controversial documents for Chinese Catholics. The first was a letter drafted by Cardinal Tarcisio Bertone, Vatican’s secretary of state and the virtual number two in the Holy See, interpreting the pope’s letter to the Chinese, which was issued three years ago. Bertone’s letter, for example, did not close the door to the home churches, which are opposed by Beijing because they are outside the official channels.

The second document was a letter by Hong Kong’s Cardinal Joseph Zen, the virtual head of the Chinese Catholics, who encouraged all Chinese official bishops to strictly heed Rome’s religious directives. This was also something that could be considered tricky in forging ties with Rome.

The fact that Beijing decided to ignore these two signals and instead sent a positive sign, the postponement of the conference of bishops, is a very strong indication of a massive improvement of ties between Beijing and Rome and of a radical change of attitude about Catholicism in China.

The time may now be mature for the normalization of the diplomatic relationship, as important breakthroughs have also been achieved in talks between the two sides. However, waters might become agitated once more. A few people who played very important roles in the recent dialogue will soon leave their positions.

Cardinal Ivan Dias, the head of Propaganda Fide, the organization that at the moment handles the Church in China, will retire because of old age. Similarly, the two point men of the talks will leave their positions. Pietro Parolin will be elevated to bishop and sent as a Nuncio abroad, and Liu Haixin will be posted as a senior Chinese diplomat in Europe.

This could be a further indication that both sides believe most of the job is done and some officers can be sent to other major posts. However, the path to normalization of ties between China and the Holy See has so far proved to be very slippery and full of snares.

For one thing, there is the problem – which two of the most ancient diplomacies in the world know well – that institutions in reality walk on the backs of men, and different men bring different results. Then, changing a winning team when the race is not quite finished and won may not be the best of choices. Unless, after so much time, one or both sides is thinking of giving up or simply relaxing at a time when attention should be sharpest.

Francesco Sisci is the Asia Editor of La Stampa.

 

Bài đã đăng trên trang Ba Sàm 2009, nhưng bị tin tặc xâm nhập, xóa mất, nay đăng lại, nên không còn các phản hồi ban đầu của độc giả.

 

 

Posted in Tôn giáo, Trung Quốc | Thẻ: | Leave a Comment »

 
%d người thích bài này: