BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

83:VN Thiếu đường sá xe lửa Bến Cảng vận chuyển Hàng Hóa

Posted by adminbasam trên 02/03/2009

The Earrth Times

Theo các nhà phân tích

Việt Nam phải đẩy mạnh

chi tiêu vào xây dựng

cơ sở hạ tầng

Hãng thông tấn Đức DPA

Thứ Ba, ngày 24-2-2009

Thành phố Hồ Chí Minh – Việt Nam đang rơi vào tình trạng nghiêm trọng (vì) thiếu chi tiêu vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng mà nước này cần có  để duy trì tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao, các chuyên gia đã nhận xét trong một buổi gặp mặt các nhà quản trị kinh doanh hôm thứ Ba.

“Nếu các vị nhìn vào các tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới, thì việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng cần phải nhiều gấp đôi mức tăng trưởng GDP,” theo nhận xét của ông Andrew Hong, giám đốc tài chính công ty của PriceWaterhouseCoopers Capital tại Malyasia.

Tại Việt Nam, “sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng cần phải vào khoảng 15% của tổng sản phẩm quốc nội, thế nhưng thay vào đó thì sự đầu tư có số lượng chưa tới 10%.

Paul Hoogwaterts, đại diện tại Việt Nam của Maersk, hãng vận tải biển hàng đầu trên thế giới, cho rằng việc thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng đã gây nên tình trạng thắt cổ chai nghiêm trọng tại các bến cảng của Việt Nam trong năm 2008, và chỉ tới khi nền kinh tế toàn cầu chậm lại thì nó mới giảm bớt được sức ép.

“Năm ngoái vào tháng Tư và tháng Năm (2008), việc thiếu thốn cơ sở hạ tầng đã thực sự giáng cú đòn vào chúng tôi,” ông Hoogwaerts nói. “Chúng tôi đã bị tắc nghẽn rất nhiều hàng hóa tại các hải cảng, bởi vì các nhà nhập khẩu đang mua hàng nhập vào Việt Nam cứ như thể là không còn có ngày mai.”

Ông Hoogwaerts cho là sự sút giảm xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam từ mùa thu năm ngoái (2008) đã ban cho đất nước này một cánh cửa của cơ hội để đuổi theo kịp những nhu cầu cung cấp về cơ sở hạ tầng. Việt Nam hiện đang trông đợi chín cảng công-ten-nơ mới được đưa vào sử dụng trong vài năm tới, thế nhưng VN lại sẽ cần khởi động một chu kỳ xây dựng bến cảng mới vào năm 2012 để bắt kịp với nhu cầu trong tương lai.

Nền kinh tế của Việt Nam đang bị lệ thuộc nặng nề vào xuất khẩu, lĩnh vực chiếm tới 70% GDP năm 2008. Các nhà xuất khẩu từ lâu đã kêu ca rằng cơ sở hạ tầng cho giao thông vận tải không thích hợp đang gây nên những khó khăn cho các hàng hóa của họ đến tay người tiêu dùng ở Âu châu và Hoa Kỳ (rất chậm trễ).

Bởi vì Việt Nam không có những cảng nước sâu để có thể tiếp nhận thế hệ hiện nay của những loại tàu lớn chở các thùng hàng (công-ten-nơ), nên hàng hóa bắt buộc trước hết phải được vận chuyển (bằng các tàu nhỏ) tới những hải cảng lớn hơn như Singapore và Hong Kong rồi chuyển sang tàu lớn khác.

Hải cảng hàng đầu của nước này có thể tiếp nhận những tàu chở các thùng hàng có trọng tải 80.000 tấn, là Tân cảng-Cái Mép mới ở phía nam Thành phố Hồ Chí Minh, đang được dự trù mở cửa vào tháng Sáu này.

Việt Nam đã và đang tỏ ra đặc biệt thiếu hiệu quả trong việc hợp nhất những khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Những cảng mới mở ở Thành phố Hồ Chí Minh và Tân Cảng-Cái Mép được lưu thông bởi những con đường quốc lộ bốn làn xe thường xuyên bị kẹt cứng những xe gắn máy hai bánh. Hệ thống đường xe lửa chở hàng hóa của nước này đều ở mức tối thiểu.

Ông Hoogwaerts cho rằng những quyết định của chính phủ đang cho xây những 9 hải cảng công-ten-nơ nhỏ bé thay vì xây một cảng lớn có vẻ như đã được định hướng sai lầm.

Mới đây hơn, chính phủ đã (sai lầm khi) phát triển những kế hoạch xây dựng một cảng nước sâu cho trung chuyển hàng hóa tại Vịnh Vân Phong ở miền trung của nước nầy, cách xa mọi sân bay và cách những trung tâm sản xuất quanh Thành phố Hồ Chí Minh hàng trăm cây số.

Nhưng ông Hong phát biểu rằng đầu tư tư nhân, chứ không phải sự cung cấp tài chánh của chính phủ, sẽ phải được yêu cầu để cung cấp tiền bạc cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết. Vào năm 2010 phần của chính phủ được cho rằng sẽ giảm xuống còn 23% trong tổng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, trong khi đó đầu tư tư nhân sẽ tăng lên 44%.


Hiệu đính: Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

 
%d người thích bài này: