BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1641. Vì sao cần kiến nghị sửa đổi hiến pháp?

Posted by adminbasam trên 24/02/2013

Vì sao cần kiến nghị sửa đổi hiến pháp?

(Nhân sự kiện Kiến nghị Hiến pháp của sinh viên – cựu sinh viên Luật)

Nguyễn Anh Tuấn (*)

24-02-2013

Vì sao các kiến nghị về Hiến pháp lại nở rộ thời gian qua? Phải chăng những người tham gia kiến nghị ngây thơ về chính trị? Không. Hoàn toàn không. Họ thừa hiểu nhà cầm quyền sẽ phớt lờ ý kiến của họ. Nhưng họ vẫn làm, vì hơn ai hết, họ hiểu rằng, điều cần hơn cho xã hội Việt Nam lúc này và mai sau là sự lan tỏa của tinh thần hợp hiến (đặc trưng bởi sự chế ước quyền lực nhà nước bằng pháp luật, tập quán, và các giá trị xã hội), chứ không phải một bản Hiến pháp thành văn, ngay cả với những câu chữ tuyên xưng dân chủ, tự do.

Thiếu vắng các cuộc thảo luận về Hiến pháp

Những ngày gần đây, các cuộc thảo luận xoay quanh chủ đề Hiến pháp ở Việt Nam diễn ra khá sôi nổi, dưới nhiều hình thức và trong nhiều không gian khác nhau. Một cách hình thức, các cuộc thảo luận này dựa trên căn cứ pháp lý là Nghị quyết số 38/2013/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Tuy nhiên, khi xét một cách kỹ lưỡng, chúng ta nhận ra phía sau các cuộc thảo luận là những vận động của xã hội Việt Nam đang thời kỳ chuyển đổi.

Nhìn về quá khứ,  Hiến pháp 1946, tuy được soạn thảo trong lúc nước sôi lửa bỏng của những ngày đầu lập quốc nhưng đã ấp ủ không ít những ý tưởng, tinh thần của chủ nghĩa hợp hiến hiện đại. Tuy nhiên, trong cảnh loạn ly của thời cuộc, chẳng những một cuộc phúc quyết Hiến pháp toàn dân đã không được thực hiện mà quốc dân đồng bào cũng không có cơ hội trải nghiệm những cuộc thảo luận về Hiến pháp – điều có ý nghĩa lớn lao với việc xây dựng tinh thần hợp hiến trong xã hội Việt Nam.

Sau đó, triết lý chính trị mà những nhà cầm quyền Hà Nội theo đuổi đã biến các Hiến pháp 1959 và 1980 trở thành vật trang trí. Xã hội cộng sản với nền chuyên chính vô sản theo đúng bản chất toàn trị độc đảng của nó, vận hành dưới các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy đảng; và trong bối cảnh đó, Hiến pháp đơn giản chỉ có chức năng phát ngôn cho cương lĩnh chính trị của đảng cầm quyền. Thực trạng này tiếp tục tước bỏ cơ hội thảo luận về Hiến pháp – đạo luật gốc giới hạn quyền lực nhà nước, bản khế ước tuyên xưng các nguyên tắc chung sống cộng đồng – của người dân Việt Nam trong vài chục năm.

Đổi mới 1986 đã thiết lập nền  kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Việc xác lập khuôn khổ pháp lý ổn định trở thành yêu cầu tất yếu để nền kinh tế thị trường có thể tồn tại. Điều này dẫn đến đòi hỏi về một bản Hiến pháp mới – Hiến pháp 1992. Tuy vậy, cả khi soạn thảo và ban hành bản Hiến pháp 1992 lẫn khi sửa đổi vào năm 2001, dường như nhà cầm quyền vẫn ‘một mình một chiếu’. Cả hai bản văn Hiến pháp này dù bước đầu ghi nhận một số nguyên tắc của chủ nghĩa hợp hiến hiện đại song vẫn chưa thoát khỏi ‘thân phận’ công cụ thể chế hóa cương lĩnh của đảng cầm quyền. Bên cạnh đó, người dân đa phần tiếp tục diễn vai ‘quan sát viên’ thờ ơ với công cuộc lập hiến được chính quyền đơn phương thực hiện, hoặc một số may mắn hơn được đóng vai ‘góp ý viên’ trong các buổi tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan đoàn thể quốc doanh khắp cả nước, để chứng tỏ sự đồng thuận với hiến pháp – cương lĩnh được thể chế hóa của đảng cộng sản.

Nỗ lực thảo luận Hiến pháp: Qua trường hợp Kiến nghị của sinh viên Luật

Sau nhiều cơ hội bị bỏ lỡ, lần sửa đổi Hiến pháp 2013 lần này chứng kiến những nỗ lực của người dân đòi lại quyền lập hiến của mình, vốn lâu này bị nhà cầm quyền cố tình lờ đi hoặc biến hóa thành những quyền khác như ‘quyền quan sát’, ‘quyền ủng hộ Hiến pháp của Đảng’, ‘quyền đồng thuận với dự thảo của Quốc hội’. Từ các thư ngỏ, kiến nghị cá nhân được đăng tải trên các mạng xã hội, đến các ý kiến thảo luận, tranh biện dài ngắn khác nhau của nhiều tầng lớp nhân dân được gửi trực tiếp đến website của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Trong nhiều ý kiến đóng góp, đáng chú ý là  Kiến nghị 72 của các nhân sỹ, trí thức và gần đây là  Kiến nghị Hiến pháp của sinh viên – cựu sinh viên Luật Việt Nam.

Nếu như Kiến nghị 72 với một phương án Hiến pháp được đính kèm hàm chứa hàng loạt các ý tưởng mới mẻ (khi so sánh với các bản Hiến pháp trước đây) về nguyên tắc tổ chức, vận hành hệ thống chính trị cũng như mối quan hệ giữa các thiết chế bên trong hệ thống chính trị và mối quan hệ nhà nước-công dân thì Kiến nghị của sinh viên – cựu sinh viên Luật, với hai đề nghị chính là bãi bỏ thời hạn góp ý và tiến hành thủ tục nhân dân phúc quyết Hiến pháp- lại nổi bật lên ở hai khía cạnh:

Thứ nhất, chủ thể kiến nghị là các sinh viên – cựu sinh viên Luật Việt Nam. Như kiến nghị lập luận, “lịch sử lập hiến của các quốc gia trên thế giới cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của những người tốt nghiệp từ trường luật, nếu không muốn nói rằng chính họ là những người dẫn dắt và thúc đẩy sự tiến bộ của tư duy lập hiến ở khắp mọi nơi.” Quả thực là, không chỉ trên thế giới mà ngay trong lịch sử vận động của chủ nghĩa hợp hiến của Việt Nam, một trong những văn bản đầu tiên gây tiếng vang có đề cập đến nền pháp quyền là Bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi Hội nghị Versaille 1919, đã được chấp bút bởi một số người Việt yêu nước từng là sinh viên luật như Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh. Do đó, những người đã và đang là sinh viên ngành Luật ở Việt Nam hiện có nhiều lợi thế nhất về chuyên môn để nhận lãnh “trách nhiệm to lớn trong việc xây dựng nên nền tảng cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam,” kế thừa trọng trách mà các bậc tiền bối của họ đã để lại. Dưới góc độ lịch sử, đây là lần đầu tiên những người học Luật ở Việt Nam ‘chung vai sát cánh’ trong một kiến nghị có tính chất dân sự về Hiến pháp, để hiện thực hóa những nguyên tắc pháp quyền mà họ đã từng thượng tôn lúc ở giảng đường đại học vào bản Hiến pháp mới của quốc gia.

Khía cạnh nổi bật thứ hai của bản kiến nghị là dự phóng thái độ của những người chấp bút và ký tên. Kiến nghị viết, “chúng tôi cho rằng, một bản Hiến pháp ban hành mà không thông qua thủ tục phúc quyết sẽ mất đi phần lớn ý nghĩa vốn có và không được nhân dân cũng như cộng đồng quốc tế ghi nhận”. Dù được trình bày dưới hình thức một nhận định nhưng câu văn này của bản kiến nghị gợi ý khả năng những người soạn thảo và ký tên sẽ không công nhận bản Hiến pháp sửa đổi nếu thiếu vắng thủ tục nhân dân phúc quyết. Điều này, đến lượt nó, phủ nhận tính chính danh của hệ thống chính trị dựa trên bản Hiến pháp mới – điều mà lực lượng cầm quyền ở Việt Nam đang theo đuổi. Đây cũng là lần đầu tiên có bản kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp triển khai một tuyên bố thái độ như thế.

Cả hai bản kiến nghị này đã lan truyền nhanh chóng trên Internet và được đông đảo người dân bình luận, trao đổi. Đây là lần đâu tiên trong lịch sử Việt Nam tồn tại một không gian thuần túy dân sự để người dân bàn luận vấn đề hệ trọng bậc nhất của quốc gia là lập hiến.

Ý nghĩa thực sự của các kiến nghị

Trong thực tế chính trị Việt Nam hiện nay, có lẽ đến người ngây thơ nhất cũng không tin vào khả năng lực lượng cầm quyền tiếp thu nghiêm túc các ý kiến đóng góp tâm huyết, khoa học và hợp lý của các tầng lớp nhân dân trong lần sửa đổi Hiến pháp này. Nguyên nhân cốt yếu là lợi ích: Việc tiếp thu các ý kiến này và chuyển hóa chúng thành nội dung của bản Hiến pháp mới đồng nghĩa với việc tự tước bỏ những đặc quyền đặc lợi lâu nay của lực lượng cầm quyền. Đơn cử, nhà cầm quyền nếu chấp nhận tự do báo chí, tự do ngôn luận thì phải chịu áp lực trách nhiệm giải trình. Hoặc, tham nhũng đất đai sẽ không dễ được nhà cầm quyền thực hiện nếu chấp nhận sơ hữu tư nhân về ruộng, đất.

Vậy câu hỏi là: Vì sao các kiến nghị về Hiến pháp lại nở rộ thời gian qua?

Phải chăng những người tham gia kiến nghị ngây thơ về chính trị? Không. Hoàn toàn không.

Họ thừa hiểu nhà cầm quyền sẽ phớt lờ ý kiến của họ. Nhưng họ vẫn làm, vì hơn ai hết, họ hiểu rằng, điều cần hơn cho xã hội Việt Nam lúc này và mai sau là sự lan tỏa của tinh thần hợp hiến (đặc trưng bởi sự chế ước quyền lực nhà nước bằng pháp luật, tập quán, và các giá trị xã hội), chứ không phải một bản Hiến pháp thành văn, ngay cả với những câu chữ tuyên xưng dân chủ, tự do. Thiếu gì trường hợp các quốc gia có Hiến pháp ‘tốt’ nhưng thực trạng xã hội tồi tệ. Cũng có quốc gia, như Vương quốc Anh, chẳng cần đến Hiến pháp thành văn vẫn sống dưới tinh thần hợp hiến, đủ khả năng điều chỉnh hành vi của nhà nước theo hướng tự do, dân chủ.

Cần phải thừa nhận rằng, tinh thần hợp hiến vẫn chưa là một thành tố chính yếu của văn hóa chính trị Việt Nam. Thực tế này được phản ánh qua (1) số lượng các văn bản cũng như hành vi vi hiến của chính quyền và (2) sự hiếm hoi của hành vi viện dẫn Hiến pháp của người dân trong đời sống pháp lý và xã hội . Điều này thật dễ hiểu nếu đặt trong bối cảnh thiếu vắng các cuộc thảo luận về Hiến pháp trong suốt chiều dài lịch sử đất nước. Người ta không thể tường minh những điều người ta ít hoặc chưa từng nghe tới.

Do đó, điều cần làm lúc này là, bất luận việc sửa đổi Hiến pháp lần này do ai khởi xướng và kết quả ra sao, vẫn tồn tại trong đó một cơ hội để quốc dân đồng bào thảo luận về Hiến pháp. Và đồng thời, cũng là cơ hội để tinh thần hợp hiến được lan tỏa trong xã hội, nhằm dựng xây một văn hóa chính trị hiện đại cho Việt Nam. Người viết cho rằng, đây mới là ý nghĩa quan trọng nhất của các bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp lần này.

——

(*) Tác giả: Nguyễn Anh Tuấn sinh năm 1990, là cựu sinh viên Học viện Hành chính. Đây cũng chính là “sinh viên tự thú”, người mà vào tháng 4/2011 đã gửi đơn “tự thú” việc “tàng trữ” một số bài viết của TS.Cù Huy Hà Vũ và đề nghị “được” Viện KSNDTC truy tố (Chú thích của BTV TTXVH).

– Mời xem lại bài cùng tác giả: + Đơn Tự thú của sinh viên Nguyễn Anh Tuấn (26-04-2011). + Thư ngỏ của Sinh viên Nguyễn Anh Tuấn (20-05-2011).

Trang Kiến nghị Hiến pháp của các sinh viên & cựu sinh viên Luật VN: hienphap.kiennghi.net

58 bình luận to “1641. Vì sao cần kiến nghị sửa đổi hiến pháp?”

  1. Theo tôi và nhiều bạn bè, Hiến Pháp 1946 là Hiến pháp khởi thảo sau hàng ngàn năm nô lệ, một Hiến Pháp “Landmark” nhưng cũng chưa hoàn hảo vì có 70 ghế không được nhân dân ta bầu cử trong ngày 6 tháng Giêng mà được “đặt cách” theo sự thỏa hiệp của Việt Minh và Quốc Dân Đảng, Đại Việt, hai đảng này lúc đó có sự che chở của quân đội xâm lược Tưởng Giới Thạch nên cái HP 1946 thực chất là HP đa đảng mà chỉ có Đảng LĐVN mới thực sự là người lãnh đạo Quốc hội thời đó. Kết quả là đánh gục thực dân Pháp và bè lũ tay sai giải phòng miền Bắc tiến lên với Hp 1959 và đã đánh gục Đế Quốc Mỹ và bọn Ngụy Quyền Tay sai Sài Gòn giải phóng miền Nam, Thống nhất Tổ Quốc sau hàng ngàn năm nô lệ.

    Chỉ có Hiến pháp 1959 -1980 -1992 mới xứng tầm anh hùng của Dân Tộc !

    Trong tình hình mới Đảng chủ trương cùng Nhân dân Soạn thảo Sửa đổi HP 1992 là đã tiến hành một cuộc cách mạng mới nhằm làm cho Xã hội Việt Nam “Dân Giàu, Nước Mạnh, Dân Chủ, Công Bằng, Văn Minh”.

    Mọi âm mưu sửa đổi HP 1992 theo phương thức Đa Đảng, Sở hữu đất đai tư nhân, và Quân đội trung lập là ý chí của “bóng ma Chống cộng, phản quốc và nô lệ”.

    Chúng ta hãy vạch mặt bọn chủ trương với những âm mưu sai trái đó và quyết tâm cùng Đảng Và Nhân dân bảo vệ cho kỳ được Hiến Pháp Vinh Quang 1992 mà đã từng làm cho kẻ thù của Dân Tộc gồm đủ màu sắc kinh hoàng nơi địa ngục !

    • Hoa Cải said

      Ông Hồ Chính Minh bị công lý địa ngục trói ké gần 44 năm nay vì tội giành độc đảng cai trị nhân dân theo sở thích. Ông trăn trối, nhiều lần gửi email vào hộp thư đảng CSVN (ông Nguyễn Phú Trọng biết), yêu cầu đảng trả quyền dân chủ cho dân chúng, yêu cầu đảng phải theo xu thế thời hiện đại đa nguyên, đa đảng, bình đẳng, tự do về quyền chính trị, hầu phát huy tối đa sức sáng tạo của con người Việt Nam, xây dựng, phát triển đất nước “mọi người đều sinh ra bình đẳng” của ông Hồ. Đảng muốn giải thoát cho ông Hồ thì hãy thực hiện nội dung email ông đã nhiều lần gửi lên đảng.

      Sự nghiệp quốc gia, dân tộc thuộc về nhân dân. Vài trăm người tự giành quyền, tự cho mình có công xứng đáng lãnh đạo đảng nhà nước hiện nay? Sự thật, họ chẳng có công gì đối với cái mà ông/bà cho là sự nghiệp đánh Tây, đánh Mỹ, đánh người anh em miền Nam, làm phỏng dái nhân dân miền Nam. Những người “có công” như ông Hồ đã nghĩ khác sau khi ông bị trói ké dưới chín tầng địa ngục.

      Đảng CSVN tiếp tục kể công và giành quyền lãnh đạo một mình và lãnh đạo theo sở thích Marx-Lé-Mao là tạo tiền lệ nguy hiểm cho tương lai dân tộc. Bởi lẽ, mai này có đảng nào đó siêu hạng, đánh đổ đảng CSVN, rồi họ cũng kể công đánh gục được cái đảng từng thắng Pháp, thắng Mỹ, nên mặc nhiên họ cũng giữ toàn quyền lãnh đạo. Cứ tiếp tục như vậy thì dân tộc này sẽ viết nên trang sử dài dằng dặc: Dân tộc nô lệ đảng.

  2. Nhìn những bộ mặt bì bì lì lợm của Trọng Sang mà thất vọng nhưng đọc những trang viết này thấyđời vẫn còn vui

  3. […] 1641. Vì sao cần kiến nghị sửa đổi hiến pháp? […]

  4. Vương Các said

    Xin một cái bắt tay với bạn Nguyễn Anh Tuấn!

  5. […] sự kiện Kiến nghị Hiến pháp của sinh viên – cựu sinh viên Luật) Posted byBasamnews  on […]

  6. Dư Luận Việt said

    Để chứng minh tính khoa học trung thực mà không dựa vào sự kết luận hồ đồ võ đoán nào, QH nên tổ chức bỏ phiếu kín cho toàn bộ cử tri xem nên hay không nên bỏ điều 4 của Hiến pháp? Đây là việc làm cần thiết và có thể tiến hành ngay được. Chỉ vì có vấn đề nào đó mà không giám tiến hành mà thôi!

    • Chỉ biết còn đảng còn mình said

      Quốc hội nào? Quốc hội hiện nay là của Đảng, thì họ đâu có ngu là “tổ chức bỏ phiếu kín…”.

  7. Mai Van Tam said

    Nhat tri voi tac gia gia Nguyen Anh Tuan

  8. Chích Chòe said

    Phong trào dân chủ Việt Nam với sự có mặt của các bạn còn rất trẻ như Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Lê Vương Các, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Phương Uyên, nhóm cựu SV Luật,…cùng nhiều bài viết sâu sắc và tâm huyết của họ cho chúng ta thấy tương lai cho nền dân chủ VN còn nhiều hy vọng
    Mặc dù đa số bạn trẻ hiện nay không quan tâm tới chính trị tương lai đất nước nhưng hy vọng qua những tấm gương dấn thân này tương lai cán cân sẽ có sự thay đổi

  9. buinhatquang said

    Rất phục tinh thần dũng cảm cùng những đóng góp của bạn trẻ Nguyễn Anh Tuấn, mong sao có thêm thật nhiều sinh viên quan tâm đến vận mệnh đất nước như bạn!
    Luôn ủng hộ bạn

  10. dân ý said

    anh DƯ LUẬN VIÊN nói rất đúng: chúng ta phải đưa 3 điều sau ra phúc quyết toàn dân: đảng lãnh đạo – tam quyền phân lập – sở hữu đất đai, để cho thế lực thù địch thấy rằng hầu hết nhân dân đều đồng ý Đảng ta là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội” qua trưng cầu dân ý!

    • Khách said

      Tại sao phải 3 điều ? chỉ cần fuck quyết Điều 4 HP 1992 – điều “đảng là lực lượng lãnh đạo NN và XH” !

  11. Trần Quốc Quang said

    Điều 4 hiến pháp không phải là “tử huyệt”, không phải là “hầm trú ẩn” mà là giỏ tiền của nhân dân

    • PháVòngNôLệ said

      Điều 4 HP là cái -ách thống tri – của đảng CS quàng vào cổ nhân dân VN.
      Bỏ điều 4 HP, nhân dân VN sẽ có tự do, quyền làm người.
      Không vì bỏ điều 4 HP – bỏ cái ách thống trị của đảng CS – mà đảng CS chết, nhưng đảng sẽ không còn được ăn trên ngồi trốc, ngồi mát ăn bát vàng, bóc lột nhân dân dân, cai trị đất nước VN bằng những “nghị định”, “nghị quyết” ngu xuẩn.

  12. […] Print […]

  13. Đinh Trí said

    Bọn sâu mọt của xã hôi , trên cương vị chức tước của mình thằng nào cũng đang ngoạm miếng mồi quyền và lợi béo bở. Không dễ gì bọn này giám nghe sự thật! toàn dân đoàn kết đánh mạnh vào cái đầu ngu lâu chậm hiểu của chúng thì chúng mới hết bảo thủ và tiếp tục làm oan dân- Nói dân nhat trí để điều 4 vậy những bản kiến nghị và chữ ký của dân hay của ai?Sao mà bọn phản động phá hoại nhiều thế? Tôi là một công dan tham gia bầu của QH và các loại HĐND cấp trên đã nhiều lần nhưng chưa một lần được gặp mặt trao đổi trực tiếp ý kiến với họ! Liên Xô sụp đổ có theo quy luật không? Một đất nước lạc hậu về sự phát triển kinh tế do tài hèn đức kém, lạc lõng về văn hóa ví dụ như hiến pháp ( điều 2 :quyền lực thì của dân nhưng điều 4 đảng lại lãnh đạo dân nghĩa là đảng dành quyền lực của dân bằng thứ chủ nghĩa chắp vá không có tiền lệ mà đại đa số nhân dân TG đã phế bỏ do hậu quả của nó). Bằng mồ hôi và máu của mình,dân có thể làm được tất cả hàng nghìn năm nay không cần bọn đày tớ khảng định hồ đồ thiếu cơ sở KH như Dư Luận Viên nói kiểu năm tỵ rắn thay da- một giọng điệu ăn lương làm công tác tư tưởng sáo mòn qua quýt thiếu trí tuệ và thiếu trách nhiệm. dẫm đè lên sự thật là: Ai để mất nhiều biển đảo về tay đồng chí của mình nhất? Ai tham lam quyền chức, tham nhũng, lãng phí ,phá hoại vay nợ kinh tế nhiều nhất? Ai gây bất bình đẳng về chính trị XH nhất? (tầng lớp cơ hội xu thời vụ lợi ăn trên ngồi trốc thì luôn luôn quang vinh, còn lại thì không quang vinh!)

  14. Dư Luận Viên said

    + “Vì sao cần kiến nghị sửa đổi hiến pháp?” . Vì chúng ta cần cho thế lực thù địch thấy , hầu hết các ý kiến, góp ý của nhân dân đều đồng ý Đảng ta là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội”.
    + Tuy nhiên còn một số ý kiến muốn “Làm rõ thêm trách nhiệm của Đảng trước nhân dân” hay “Cần có luật về sự lãnh đạo của Đảng”, ban dự thảo sẽ nghiêm túc tiếp thu. Qua đợt toàn dân góp ý vào dự thảo hiến pháp đã thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Như vậy điều 4 của Hiến pháp thể hiện nguyện vọng của nhân dân, đó là một thực tế khách quan!.

    • DƯ LUẬN VIÊN Y said

      Không cần lý luận bịp bơm chi cho nhiều bạn Dư Lợn Viên ạh nhân dân nghe hoài những lời quỷ quyệt ”con đường XHCN là con đường nhân dân lựa chọn,điều 4 của Hiến pháp thể hiện nguyện vọng của nhân dân”mà nhân dân thêm nhức đầu.họ không những không đồng cảm với đãng mà ngày thêm bức xúc vì cảm thấy bị lừa gạt quá lâu. Vậy thử đêm hai bản HP (1)của 72 nhân sĩ trí thức đại diện cho dân,và (2) là bản sửa đổi HP1992 do đãng ta chủ trương cho toàn dân lựa chọn có kết quả rồi hãy nói

      Làm dư luận viên khổ vậy bạn ạ,mình chỉ kiếm vài cắc bạc hôm nay mà phải bẻ cong ngòi bút nót tốt cho đãng tôi tìm hoài mà không ra ý tưởng,lý luận ngày càng cùn,nhưng tôi chợt nghĩ nếu minh nói dối,và bảo vệ cái giã dối của đãng thì đất nước này dân tộc này sẽ tụt hậu,suy đồi đạo đức, rồi con cháu chúng ta mai sau ra sao?

    • Hoa Cải said

      Một chính đảng mà hễ mở mắt ra là thấy “các thế lực thù địch” từ nhân dân bao vây tứ phía đòi lật đổ, thì không nghi ngờ gì nữa, cái đảng này là một đảng bất chính, nó là thế lực thù địch chống lại nhân dân, phản bội Tổ quốc, thông dâm với giặc ngoại xâm Trung cộng.

    • dân ý said

      anh DƯ LUẬN VIÊN nói rất đúng: chúng ta phải đưa 3 điều sau ra phúc quyết toàn dân: đảng lãnh đạo – tam quyền phân lập – sở hữu đất đai, để cho thế lực thù địch thấy rằng hầu hết nhân dân đều đồng ý Đảng ta là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội” qua trưng cầu dân ý!

  15. quần chúng said

    Khía cạnh nổi bật thứ hai của bản kiến nghị là dự phóng thái độ của những người chấp bút và ký tên. Kiến nghị viết, “chúng tôi cho rằng, một bản Hiến pháp ban hành mà không thông qua thủ tục phúc quyết sẽ mất đi phần lớn ý nghĩa vốn có và không được nhân dân cũng như cộng đồng quốc tế ghi nhận”. Dù được trình bày dưới hình thức một nhận định nhưng câu văn này của bản kiến nghị gợi ý khả năng những người soạn thảo và ký tên sẽ không công nhận bản Hiến pháp sửa đổi nếu thiếu vắng thủ tục nhân dân phúc quyết. Điều này, đến lượt nó, phủ nhận tính chính danh của hệ thống chính trị dựa trên bản Hiến pháp mới – điều mà lực lượng cầm quyền ở Việt Nam đang theo đuổi. Đây cũng là lần đầu tiên có bản kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp triển khai một tuyên bố thái độ như thế.
    ———-
    Cần bổ xung thêm ý kiến sau đây vào các bản kiến nghị về sửa đổi HP:

    “Chúng tôi, nhân dân VN đề nghị cộng đồng Quốc tế chỉ công nhận một HP mới của VN nếu nó đã được chính nhân dân VN phúc quyết!”

    Điều này rất có ích cho nhân dân và buộc đảng cầm quyền không thể tuỳ tiện áp đặt một HP duy đảng CS được nữa!

  16. Lê Công Chính said

    Quan chức từ xưa đến nay đều giống nhau về bản chất của kẻ thống trị mang theo đày đủ những mặt trái xấu xa (tham lam như thùng không đáy- tham nhũng chỉ là phần nổi của tảng băng mà thôi) do quy luật vật chất quyết định ý thức. Họ giống nhau ở cả giọng điệu tất cả vì dân, không thời nào là không vì dân. Nhưng thời phong kiến có tiến bộ hơn là những người hiền tài được tham gia quản lý nhà nước , kiểu như cụ Huỳnh Thúc Kháng còn có cơ làm phó CT nước thậm chí quyền CT nước thời đầu của nước VN dân chủ cộng hòa do còn rơi rớt chế độ PK để lại!. Còn ngày nay chỉ là đảng viên mới được quyền quản lý nhà trên tất cả các lĩnh vực, với đức tính hãnh tiến trong môi trường độc đảng thuận lợi đã gây tác oai tác quái đến mức tự trong nội bộ còn nhận thấy ngậm ngùi tự xin kỷ luật -vẫn biết rằng đây chỉ là kiểu lấy kiếm tự cắt tóc mình của Tào Tháo!

  17. Sửa đổi HP hay nói cho đúng là viết HP mới cho một nước VN cần đi những bước như bước đầu Hồ Chủ Tịch tuyên bố thành lập NN VNDCCH :
    1/ giải tán QH hiện thời
    2/ giải tán CP đương thời
    3/ giao cho CTN tạm gọi là Quốc Trưởng lập CP lâm thòi điều hành QG
    4/ CP lâm thời tổ chức bầu cử QHLH trong vòng 90 ngày.
    5/ QHLH soạn thảo HP trong vòng 6 tháng . Xong đem ra trưng cầu Dân Ý
    6/ Quốc Trưởng công bố HP đã được đa số nhân dân đồng ý . QHLH giải tán
    7/ CP thành lập theo HP mới có nhiệm vụ tổ chức bầu cử Tổng Thống và QHLP.

    • quần chúng said

      Đồng ý!

    • Đồng chí X said

      Không giao cho Chủ tịch nước cầm chịch, tư cách gì? Chính danh không? Nên giao cho 72 vị trí thức bầu ra hội đồng lập hiến lo soạn hiến pháp và uỷ ban chấp chính lâm thời đứng đầu là quốc trưởng điều hành đất nước trong thời hạn 2 năm. Cho phép đăng ký lập đảng phái, hội đoàn để chuẩn bị tranh cử. Có hiến pháp rồi thì bầu nguyên thủ quốc gia và quốc hội.

    • Nam Hà said

      Mình đang học tập và làm theo tấm gương đạo đức chủ tịch Hồ Chí Minh, mong bác làm ơn cho nguồn để tìm hiểu và học tập. Thank bác.

  18. Lemnhem said

    Cảm phục bạn tuổi trẻ chí lớn, tài cao! Thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng trong thời buổi này được mấy người như bạn, phần nhiều là “giá áo túi cơm”. Chúc bạn khỏe để tiếp tục tranh đấu góp sức đòi lại dân chủ cho nhân dân.

  19. Phước Khùng said

    Tôi ủng hộ Kiến nghị 72 vì không còn muốn thấy cảnh các đồng chí X, Y Z… ôm đồm quá mức đến khôi hài và không thể chấp nhận được, thử nghe xem nhé: đồng chí Y – ủy viên bộ chính trị, chủ tịch nước, đại biểu quốc hội khóa…; đống chí X – ủy viên bộ chính trị, thủ tướng chính phủ, đại biểu quốc hội khóa…; đồng chí Z – ủy viện bộ chính trị, tổng bí thư, đại biểu quốc hội khóa…; đồng chí H… Khôi hài thế mà vẫn tồn tại, thật không thể hiểu nổi! Tam quyền với chả phân lập, đời nào.
    Bạn TK 21 ví không sai:
    Kỳ nhông là ông Kỳ đà,
    Kỳ đà là cha Cắc ké,
    Cắc ké là mẹ kỳ nhông…

  20. hoacuc said

    Chúng ta nên thống nhất với nhau ở điểm này: quyền phúc quyết HP nếu được thực hiện không hề là cái bảo đảm cho một bản HP dân chủ, và một thể chế có được tinh thần dân chủ trong đời sống hiện thực. Phúc quyết hiến pháp chỉ là một khía cạnh, một hình thức nào đó của thể chế dân chủ. Lịch sử đã cho chúng ta thấy rất nhiều chế độ độc tài cũng đã sử dụng, thực thi quyền này. Kết quả phúc quyết HP thường đạt tỉ lệ % cao như ở sirya chẳng hạn nhưng nhân dân vẫn không có được đời sống dân chủ. Điều có thể đến với sự hiểu biết của nhân dân lúc này là nhu cầu về việc cần phải thành lập cho được hội đồng lập hiến mà đại biểu của nó là các thành phần do dân đề cử, và thứ hai, HP không thể là sự diễn dịch, cụ thể hóa của nghị quyết của đảng được. Nếu trước mắt đạt được 2 yêu cầu này cũng là tiến tới nền dân chủ lắm rồi. Trưng cầu ý dân về HP và phúc quyết lúc này là một cái gì xa xỉ, nếu không muốn nói chỉ là tư duy rập khuôn

  21. Hà Huy said

    Trên đất nước Việt thân yêu này còn rất nhiều bạn trẻ đầy nhiệt huyết như bạn Anh Tuấn . Nếu nhà nước có được sự hội tụ những tài năng ở mọi thành phần để xây dựng đất nước thì VN ta cất cánh rất cao . Bản HP dân chủ sẽ là sự lựa chọn cho đất nước lúc này . ĐCS vẫn làm ngơ coi như sự cáo chung của chế độ CS sẽ chấm dứt ở VN không xa . Còn họ tỉnh táo thì sự chuyển đổi từ CS sang Dân chủ sẽ vẻ vang cho rất nhiều ĐV còn có tâm huyết cho dân tộc . Sự tỉnh táo và khôn ngoan sẽ là sự lựa chọn thông minh . Cứ cố tình không hiểu thời cuộc sẽ bị dòng chảy của thể chế dân chủ vùi lấp . Ngày nay , công nghệ thông tin sẽ không cho phép mỵ dân , lừa bịp dân , coi thường dân được nữa . Những nhà dân chủ tiến bộ hãy cùng góp sức để tránh đổ máu cho đất nước một lần nữa . Những người tiến bộ hãy dũng cảm nhìn ra sự lạc lõng của chủ thuyết Mác-Lê trong dòng chảy Lịch sử Quốc tế . hãy chôn vùi những học thuyết hoang tưởng , sai lầm đã và đang thực thi ở một số thể chế độc tài trên thế giới . Góp sức để chế độ tự thoát ra khỏi học thuyết hoang tưởng là giúp họ chuyển hóa về xã hội văn minh trên thế giới . Nhất định nền dân chủ ở VN sẽ được thực thi trong một tương lai không xa

  22. GiaLongHp said

    ….Họ thừa hiểu nhà cầm quyền sẽ phớt lờ ý kiến của họ. Nhưng họ vẫn làm, vì hơn ai hết, họ hiểu rằng” :Đây là quyền,trách nhiệm công dân của mỗi người dân đối với xã hội mà mình đang và sẽ sống .Thứ nữa tham gia vào kiến nghị sửa đổi hiến pháp còn là trách nhiệm lớn với tương lai con,cháu của chính gia đình,dòng họ mình .Hãy dành thời gian đọc và có ý kiến sửa đổi hiến pháp hiện hành.Tôi đã ký tên vào bản kiến nghị .

  23. Trần Cung said

    Hôm nay mới thấy lớp trẻ kế thừa các vị tiền bối.Hoan hô các bạn trẻ .Khi lớp già chúng tôi nằm xuống,chúng tôi vẫn còn hy vọng một Việt Nam hùng cường.

  24. Phúc Quyết said

    Nhân dân phúc quyết hiến pháp theo hai cách:
    1) Chọn ra 03 Bản dự thảo Hiến pháp chuẩn – ví dự bản Dự thảo của Ban dự thảo Hiến pháp đã thông qua thường vụ Quốc hội vừa qua và đang được các phương tiện thông tin – ” Lề phải” phổ biến cho mọi người góp ý;2) Bản Dự thảo Hiến pháp của 72 vị trí trức đã được Đại diện trao cho Ủy ban soạn thảo Quốc hội vừa qua và đang thịnh hành trên các phương tiện thông tin – “Lề trái”; Bản dự thảo cho các Luật sư, sinh viên Luật soạn thảo chẵng hạn.; có thể gọi là Bản A, bản B và bản C.Tổ chức bỏ phiếu chọn như bầu cử theo hình thức phổ thông trực tiếp , Bộ Dự thảo nào chiếm tỉ lệ người ũng hộ cao nhất sẽ được giao cho Ban soạn thảo hoàn chỉnh câu chử, sắp xếp về mặt kỹ thuật để ban hành. Quốc hội chỉ thông qua.
    2) Chọn ra ba vấn để trọng yếu nhất để phúc quyết: a) Vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền ; b) Thực hiện tam quyền phân lập; c) Quyền sở hữu đất đai. Lấy ý kiến toàn dân theo hình thức bầu cử trực tiếp như trên .Mỗi vấn đề chỉ ghi Có hay Không – chọn 1.Sau khi các Vấn đề trọng yếu được chọn với ý kiến đồng thuận cao nhất sẽ giao cho Ủy ban soạn thảo liếp tục hoàn chỉnh, thông qua Quốc hội, ban hành.Tất nhiên những vấn đề đã phúc quyết toàn dân thì không được thay đổi.
    Đương nhiên việc tổ chức trưng cầu hay bỏ phiếu đều được tổ chức nghiêm túc, bảo đảm kết quả trung thực có sự giám sát của Ủy ban giám sát bầu cử độc lập và mời quan sát viên Liên hợp quốc tham gia Giám sát.
    Được nhu vậy thì quả là Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm trong tâm khảm mọi người Việt Nam và tiếng thơm sẽ trường tồn mãi mãi.Nếu làm ngược lại thì e sự tồn vong chỉ còn tính bằng thời khắc mà thôi!

    • QS said

      Ý kiến của bạn rất hay, tôi nhiệt liệt ủng hộ. Đảng biết rằng cần phải sửa Hiến pháp mới có cơ hội đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng trầm trọng như hiện nay, chống được tham nhũng và đưa đất nước tiến lên phía trước cùng thế giới. Vì vậy mong rằng Đảng sẽ tỉnh táo nghe ra những ý kiến tâm huyết đầy trách nhiệm với vận mệnh quốc gia của các nhân sĩ trí thức, cũng như mọi tầng lớp trong xã hội.Nếu việc sửa Hiến pháp mà vẫn phớt lờ quyền phúc quyết của dân thì ý Đảng và lòng dân luôn đi 2 hướng khác nhau, Hiến pháp sẽ chỉ là để trang trí như trước đây, không thể đi vào cuộc sống được. Nhân dân sẽ lại đời đời biết ơn Đảng một khi Đảng biết tin dân, trả lại thật lòng cho dân quyền làm chủ của mình.
      Nếu như việc lấy ý kiến nhân dân được tiến hành như bạn nói thì thật là tuyệt vời. Tôi sẵn sàng đem toàn bộ số tiền để dành được của mình ra để in các nội dung 3 bản hiến pháp và phiếu lấy ý kiến để phát cho từng hộ gia đình. Để dựa vào đó mọi người có thể suy nghĩ và đóng góp ý kiến được.

      • quần chúng said

        Trước hết các bạn Đảng viên phải hiểu rằng lý tưởng Cộng sản, cái mà các bạn tin tưởng một cách mơ hồ không có, trong đầu các bạn chỉ còn nỗi sợ bị tổ chức trừng phạt. Hãy thừa nhận đi, nỗi sợ đó là có thật. Nhưng điều đó là vô nghĩa, chính các bạn làm khổ mình. Vứt bỏ nỗi sợ đó, các bạn là người tự do. Lúc đó còn lại chung trong tâm hồn chúng ta, những người VN yêu nước là tình yêu tổ quốc, non sông.

        Chúng ta hãy thể hiện tình yêu đó cụ thể bằng việc xây dựng một HP mới. Đó là quyền hiển nhiên của chúng ta, quyền dân hiến. Hãy dũng cảm lên, sát cánh, kề vai bên nhau các bạn Đảng viên ạ!
        Vì một VN mới!

    • HP said

      Trên cơ bản tôi tán đồng ý kiến của bác PQ, tuy nhiên có lẽ cần xem xét thêm khi bác đề nghị để “Quốc hội thông qua”. Ở đây cần làm rõ “Quốc hội ” là quốc hội nào? Nếu là cái quốc hội hiện nay thì có lẽ không ổn về nhiều mặt. Trước nhất, họ chỉ là những người “đảng cử (là chính), dân bầu (cho có lệ)” nên hầu hết là đảng viên (trên 90%), lại là quan chức kiêm nhiệm nên khi biểu quyết họ sẽ làm theo ý đảng của họ. Hơn nữa, trình độ hiểu biết của họ về dân chủ, lập hiến, lập pháp cho thấy cũng rất đáng ngờ (kể cả trưởng ban dự thảo sửa đổi HP Phan Trung Lý) … Ngoài ra, việc QH lập pháp mà tự ban cho mình cái quyền sửa đổi HP (lập hiến) là khá trái lẽ vì nói chung QH này chỉ được dân trao quyền làm ra luật con, dân không trao quyền làm ra luật mẹ (HPháp)*.
      Như vậy, để đảm bảo tính dân chủ có lẽ phải cần tổ chức bầu một quốc hội lập hiến hoàn toàn mới hay ít nhất cũng có một hình thức tổ chức lập hiến ‘chữa cháy’ nào đó (ví dụ tổ chức gồm đại biểu của các nhóm soạn thảo HP khác nhau) để làm việc thông qua này chứ không thể phó thác cho cái Quốc hội hiện nay.
      ——————————-
      (*) Thật ra, QH lập pháp có thể làm điều này nếu HP có trao quyền này cho họ, nhưng thường phải qua những thủ tục rất nghiệm ngặt, chẳng hạn ở Nhật, QH có thể sửa đổi HP nhưng phải được đa số 2/3 của cả 2 viện thông qua và sau đó phải được toàn dân phúc quyết chấp nhận qua trưng cấu ý dân.

    • Nam Hà said

      (Nếu có thể) mong bác giúp bà con thêm nha …(có thể hơi dài , mong ABS cảm thông . Thank ), Hiện nay,” họ ” đang đi ( dự kiến ?) theo hướng nào ? trên cơ sở pháp luật nào ?. So với 2 ý ( phương pháp) của bác thì có gì a/ trùng.b/ không trùng;c/ điểm khác nhau cơ bản, bác có thể phân tích rõ hơn tính ưu việt ( nếu có) so với cách làm cũ mà “họ ” đang( dự kiến ) tiến hành.

  25. Tưng tửng said

    Chào bạn Nguyễn Anh Tuấn, chúc bạn khoẻ và có những góp hơn nữa cho cộng đồng. Good luck.

  26. Dư luận viên X said

    Tôi nhận thấy gợi mở góp ý sửa đổi HP của QH rất dân chủ. Đáng tiếc là quy trình góp ý của một số người không bám sát yêu cầu của Đảng ,Nhà nước nên góp ý bị sai, lệch không đi vào trọng tâm.
    Yêu cầu là căn cứ dự thảo sửa đổi HP của Đảng, Nhà nước chúng ta góp ý cho tập trung thì có 72 nhà trí thức lại có một kiến nghị rồi kèm theo 1 dự thảo hoàn toàn khác với dự thảo của Đảng, Nhà nước . Rồi có một trang Cùng viết hiến pháp cứ làm như hiến pháp dễ như viết tiểu thuyết ấy. Hôm qua thì lại có một trang mạng của các cựu sinh viên Luật kiến nghị kéo dài thời gian lấy ý kiến góp ý và yêu cầu hiến pháp phải được phúc quyết.
    Nếu cứ như thế này thì Hiến pháp sẽ rất ách tắc vượt ngoài dự kiến của ban soạn thảo ,
    1. Phải biết trong hiến pháp có điều 4 được Đảng,Nhà nước xem là điều khoản mặc nhiên (default), nghĩa là có thể sửa hoặc bỏ hết các điều khoản khác cũng không sao nhưng không được bỏ điều 4. Ấy thế mà dự thảo của 72 nhà trí thức vẫn có điều 4 nhưng tuyệt nhiên hoàn toàn khác hẳn, không có nói gì đến sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng. Rồi cũng không nói gì về chủ nghĩa Mac Lênin, CNXH. Vậy là đã rõ. Các người đòi đa nguyên, đòi thay đổi thể chế . Phổ biến trên mạng, đến bây giờ thì gần 5000 con người ký tên vào cái dự thảo không có Đảng lãnh đạo. Có thể gọi là tuyên truỳen lật đổ Nhà nước ? đc Nguyễn Minh Thông đã kịp thời không chấp nhận dự thảo của trí thức . Cứ thế, dân chủ là phải biết mở mồm đúng lúc, không đồng ý là phải ra ngay văn bản bác bỏ. Đảng,Nhà nước ta luôn cảnh giác trí thức , lấy ý kiến , chân thành lắng nghe nhưng tuyệt đối không dùng. Vậy là xem như đã giải quyết được một ổ đề kháng.
    2. đám cựu sinh viên luật với 2 ý kiến quá nguy hiểm . Đây là tử huyệt của Đảng. Đảng ta cần có ngay hiến pháp sửa đổi để phục vụ yêu cầu của Đảng không thể trì hoãn. Còn tổ chức phúc quyết thì không dễ cũng cần có thời gian tổ chức, rồi kết quả phúc quyết chắc chắn sẽ loại bỏ Đảng ta. Bài học Đảng CS Ba lan bị mất quyền lực vẫn còn đó, chỉ đạt 1% phiếu bầu trong khi nếu không đa đảng thì đâu có gì xảy ra. Đến nỗi Đại hội cuối cùng của Đảng Cs Ba lan phải đi thuê hội trường , ăn bánh mì nguội vì ngân sách không còn, quỹ Đảng không có đành phải giải thể . Đau thương lắm nếu ta nhân nhượng với nhân dân, chậm trễ trong việc ngăn chận các luồng ý kiến trên mạng đi ngược với định hướng của Đảng. Đc Nguyễn Minh Thông cần ra ngay văn bản không chấp nhận ý kiến của trang mạng cựu sinh viên Luật. Dân chủ là mở mồm đúng lúc áp dụng cho đc Thông .
    3. Trước đây các nhà lãnh đạo Đảng ta đều trưởng thành trong chiến đấu, vẫn có những tư duy thể hiện sự lãnh đạo. Còn bây giờ thì ta thiếu cái vốn liếng đó , cứ phải kể lể công lao của Đảng mà dân người ta nói là ăn mày dĩ vãng . Ta có cho dàn chính luận của Đảng thuộc loại đa đề , có phân công cụ thể đc Tú, Đc Thông bảo vệ điều 4 Đảng lãnh đạo độc nhất vô nhị ; đc trung tướng Bình bảo vệ điều 70 quân đội phải trung thành với Đảng. Dàn ngoại vi ta có bố trí đc Vũ Mão về hưu xung trận bảo vệ điều 4 bằng chiêu thức xoa dầu cù là , giữ Đảng vẫn còn nhưng phải có luật về Đảng ( khi nào có luật thì lờ đi đừng xác định); đc Nguyễn Mạnh Cầm hoà giải cho điều 70 bằng cách qui định quân đội trung thành với tổ quốc, nhân dân và Đảng ( phòng khi có chuyện xấu nhất quân đội đừng bắn để Đảng có thời gian sơ tán, cũng đạt yêu cầu).
    Nhưng theo nhận định các mặt phản kích của ta không đạt vì lý luận cùn, nói chay lấy được, dẫn chứng râu ông nọ cắm cầm bà kia. Đc Tú giờ thì thay vì bảo vệ Đảng thì phải vất vã lo đối phó vì trên mạng tung hê chuyện đc là tiến sĩ dởm, mà cũng chẳng có gì đối phó, trơ mắt ra nhìn dân mạng ném đá! Sao lại không xem cho kỹ cứ nghe Đảng hô bắn là tỏ ra xông xáo để em ra tay này kia, kêu đám trí thức là thế lực thù địch … ai dè trong đó có cả ông thầy hướng dẫn luận án tiến sĩ của mình mới chết chứ, bây giờ thì ai cũng biết đc Tú là phản thầy. Đc Tú không còn giá trị sử dụng công khai nữa, kỳ tới có lẽ phải chuyển sang làm TBT báo Nhân dân. Đc Thông là tổng thư ký Hội đồng lý luận trung ương thì bị bắt quả tang sử dụng số liệu giả để đánh nhau với dân mạng. Ai đời lại lý luận rằng các đảng độc tài trên thế giới cũng phổ biến để xếp Đảng ta đứng trà trộn vào như chính danh .Dân mạng có xem anh Thông là nhà lý luận đâu, lý sự cùn chính là anh này cộng với bác Trọng lú. Coi như xong phim. Đc Mão,đc Cầm là trí thức thật đấy chứ không dởm như hai anh Tú, Thông nên phát biểu vừa rồi hai đc nếu có bị tiếng chì tiếng bấc thì Đảng chỉ biết thành kính phân ưu vì hai đc tuy về hưu nhưng cũng biết vì Đảng đốt luôn cái tiếng tăm ít ỏi còn lại như là Cô bé bán diêm.
    4. Đám dân còm trên mạng mới là ghê, phải gọi là hồng vệ binh mới đúng. Chúng ra vô trên mạng vô cùng náo nhiệt, ném đá tứ lung tung, kêu toàn bộ Đảng ta ra mà chửi cho bằng thích. Đảng ta đối phó bằng cách tung 900 đ/c mang chức danh dư luận viên toả lên các trang mạng phản kích. Rất là tồi. Cả ban tuyên huấn, 700 báo đài, hội đồng lý luận , ban chính luận báo QĐND… thảy đều bị ném đá tối tăm mặt mũi mà không sao chống được thì làm sao mà đám dư luận viên trình đô loa phường có thể giải vây? Kiểu nói Đảng ta trí tuệ, văn minh, đảng quang vinh, hết linh rồi vì bây giờ lên internet cái gì cũng phơi bày cả. Đảng ta nếu thực sự tốt, trí tuệ thì vàng thật sợ gì lửa mà phải khổ sở, sợ hãi giành giật cái điều 4 với nhân dân. Cứ bầu cử tự do, minh bạch để sao cho TBT ta cũng xứng đáng nguyên thủ như Ôbama chứ không đến nổi phải chém gió tự sướng !
    Cái chế độ khốn khổ , làm người lãnh đạo Đảng cũng khổ mà làm thằng lính cũng khổ vì cái gì cũng không thật, cái gì cũng phải luồn lách. Đến như tôi một thằng dư luận viên loa phường mà mỗi khi lên võ đài chọt vài câu tung hô Đảng quang vinh, đc Mạnh mượt mạnh sinh lý thiểu năng trí , rồi nhân dân là thế lực thù địch, trí thức là phản động, Trung quốc là bạn… tôi phải tự hỏi tại sao Đảng lại tỏ ra thù địch với nhân dân như vậy. Thật là xấu hổ nghề còm ăn tiền, dù chỉ là nick , hoàn toàn ẩn danh tôi vẫn không tự tin khi vào mạng tác nghiệp . Tôi liên tục đổi nick. Nếu các bạn thấy trên mạng có những nick Dư luận viên mang số đuôi A,B,C… X,Y,Z… 1,2,3.. thì chính thị là tôi , dư luận viên cấp loa phường tác nghiệp phản kích nhân dân vì Đảng quang vinh, trí tuệ, văn minh…

    • Trùm Chăn nói said

      Bạn Dư Luận Viên X viết hay lắm,ăn tiền viết bày đôi khi cũng biết được lòng dân chửi đảng như thế nào mới là người thức thời,mới biết mình khổ sở như thế nào khi bẻ cong sự thật, viết theo chỉ thị dối trá của đảng,cám ơn bạn đã phơi bày sự thật.
      Một Dư Luận Viên X có lương tâm như vậy, sẽ là tấm gương cho các dư luận viên như Hoàng Mai,Hoàng Lan,Văn Lâm,Trưởng Bản…V.V….Lấy đó mà học hỏi,mà hổ thẹn cho cái nghiệp “bút nô bưng bô” của mình?

    • Dư luận viên X said

      Xin Anh ba sàm cho đính chính:
      Tôi xin lỗi Ô. Nguyễn Minh Thông , rằng ông chỉ làm nhiệm vụ kính chuyển kiến nghị của 72 trí thức cho Đảng,Nhà nước xem xét.
      Còn chính Ô. Phan Trung Lý trưởng ban dự thảo sửa đổi HP mới là người có công văn bác bỏ kiến nghị của giới trí thức. Nên dân chủ là mở mồm đúng lúc dành cho trường hợp Ô.Phan Trung Lý.

    • DƯ LUẬN VIÊN Y said

      Tôi biết bạn DLV X không phải là dư luận viên Y.
      Ừh hĩ nhân dân góp ý mà không theo ý đãng,không theo yêu cầu có lợi cho đãng là góp ý sai pháp luật đấy.Điều 4 HP 1992 như cái rọ ”nhốt” nhân dân vào đấy mà nếu tháo bỏ đi làm sao đãng ta ”chăn” được dân,cai trị được dân?có điều 4 đãng ta là vua muốn làm gì chã được?

    • Dân Việt said

      Tuyệt lắm, Dư luận viên X

    • quần chúng said

      Hoan ca ta lại hoan ca
      Vẫn ăn lương Đảng nhưng là nhân dân.

    • Sao bây giờ lý luận để bảo vệ đảng khó quá nhỉ!
      hay là tại vì! DANH KHÔNG CHÍNH nên NGÔN KHÔNG THUẬN!
      chắc như vậy rồi

  27. TK21 said

    Chính trị tại VN như kiểu trò hề của bài Đồng dao:
    Kỳ nhông là ông Kỳ đà,
    Kỳ đà là cha Cắc ké,
    Cắc ké là mẹ kỳ nhông,
    Kỳ nhông là ông Kỳ đà,…….
    Cũng thế!
    Nhân Dân là mẹ Đảng
    Đảng là ông Nhà nước,
    Nhà nước là cha Nhân Dân
    Nhân Dân là mẹ Đảng
    đúng là văn minh của TK 21

  28. gia văn said

    dân vẫn sợ nhất cái đuôi con cá đuối ve vẫy

  29. Nam ha said

    Rất mạch lac và có chuyên môn, xin cám ơn bạn trẻ nhiều.

    Nhân dân sẽ là người phúc quyết hiến pháp theo cách nào ?….a/ trưng cầu dân ý hay b/ thông qua đại biểu ( gật), hay c/ chưa biết …hì hì . Các bác thông tỏ luật hướng dẫn bà con tí chút.

  30. Văn said

    Hoan hô bài viết của Nguyễn Anh Tuấn. Nước Nam ta vẫn còn cơ hội tiến bộ với những người trí thức từ lớp già giàu vốn sống và lớp trẻ năng động nhận thức mới mẻ không chịu làm cừu. Nên nhớ trang web Kiến nghị Hiến pháp là của các SV và cựu SV trường luật.

  31. Nguyễn Mạnh Dần said

    Nếu như điều 2 hiến pháp quy định”Mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” thì điều 4 lại “Đảng lãnh đạo nhà nước”. Như vậy mọi quyền lực nhà nước thuộc về Đảng như việc quản lý nhà nước chẳng hạn thì hỏi còn quyền lực nào đáng giá dành cho dân nữa?:Vì lẽ đó mà nên bỏ điều 4. Còn 146 điều còn lại (về phong thủy, số146 đẹp có lộc hay hơn số147) tự nó nói lên tất cả. Dân – chủ thể của HP cần gì và làm như thế nào để đạt được ước vọng đó. Họ không cần bất kỳ một Đảng phái nào, một chủ nghĩa lý thuyết nào đặt trên họ. Để bình đẳng và tự do thì không cần tồn tại thêm trong XH một khái niệm đầy tớ của dân nữa!

  32. Nói tóm lại said

    …người dân đa phần tiếp tục diễn vai ‘quan sát viên’ thờ ơ với công cuộc lập hiến được chính quyền đơn phương thực hiện…

    Vì :

    Cái đuôi “Định hướng ” còn ve vẩy ,thì, kiến nghị [sửa đổi hiến pháp ] chỉ như nước đổ đầu vịt !

    • Người Hà Nội said

      Chính cái đuôi định hướng XHCN kéo chìm các loại VINA… xuống đáy biển sâu, để lại cho nhân dân ôm món nợ khổng lồ

  33. Nguyễn Việt said

    Rất cảm ơn ABS đã đưa ý kiến của chàng trai trẻ Nguyễn Anh Tuấn về một vấn đề mà nhiều nhà “Lão thành cách mạng” còn lảng tránh. Tôi còn tin vào vận mệnh dân tộc mình, vì vẫn còn những con người như cháu Tuấn đây, và hình như ngày càng nhiều.
    Chỉ xin hỏi Tuấn là cháu có được tiếp tục đi học nữa không và đang học gì hay làm gì?

  34. Trần Văn Dân said

    Các cuộc hội thảo về hiến pháp như bàn về điều 4 HP được phát trên các kênh thông tin là những ý kiến của các Đảng viên quan chức kiểu Nguyễn Thanh Tú mà không phải ý kiến của quần chúng nhân dân lao động, Nghe rất nhàm bởi tính trí tuệ hời hợt thiếu logic , tính thiếu bản lĩnh nói sư. thât.. Các cuộc hội thảo này họ tiêu xài tiền thuế của dân mà vắng bóng dân-chủ thể của HP lđể hướng dẫn dư luận dân.Đúng là một trò bịp bợm muôn thuở nực cười !

    • Người Hà Nội said

      Các xã phường cũng tổ chức cho dân phố họp lấy ý kiến (nhưng phải đồng thuận, ca ngợi công lao đảng) Thật là diễn tuồng vô bổ tốn tiền mất thời gian, người dân tham dự không dám nói thật lòng mình.

  35. […] Vì sao cần kiến nghị sửa đổi hiến pháp? […]

Bình luận về bài viết này