BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

1140. Sự kỳ diệu của Việt Nam chấm dứt

Posted by adminbasam trên 13/07/2012

Foreign Policy

Sự kỳ diệu của Việt Nam chấm dứt

Đã là quá đủ cho câu chuyện thành công tiếp theo ở châu Á

Tác giả: Geoffrey Cain

Người dịch: Đan Thanh

11-7-2012

Thành phố Hồ Chí Minh – Tại cái nơi đã từng là một trong những thị trường đang nổi lên sôi động nhất châu Á, Nguyen Van Nguyen chỉ nhìn thấy phía trước là bầu trời ảm đạm. Kể từ năm 2008, công ty của ông ở thủ phủ kinh tế miền nam Việt Nam đã trải qua hai lần lạm phát rất đột ngột, đạt đỉnh vào tháng 8-2011 ở mức 23% – là mức lạm phát cao nhất châu Á vào thời điểm đó. Giờ đây, đề tự bảo hiểm trước rủi ro giá cả, ông chỉ nhận những đơn đặt hàng nhỏ từ nước ngoài cho nhà máy của mình – Bình Minh – nhà máy sản xuất mành trúc ở TP.HCM, từng một thời thịnh vượng. Ông bảo rằng khách hàng ở Australia, châu Âu, và Mỹ đều đã giảm bớt số đơn đặt hàng, sau khi nhu cầu toàn cầu suy thoái. Chi phí sản xuất trong ngành đã tăng xấp xỉ 30%, trong khi khách hàng chỉ còn sẵn sàng trả thêm chừng 10% nữa – theo ông Dang Quoc Hung, phó chủ tịch Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ và Đồ Gỗ ở TP.HCM. Ông Nguyen cũng thuê ít công nhân hơn cho mùa cao điểm là những tháng hè, và giảm lương của họ từ 200 USD xuống còn khoảng 120 USD/tháng. “Chúng tôi chỉ có thể làm chầm chậm thôi, mọi việc bây giờ khó khăn lắm” – ông than vãn như vậy hồi cuối tháng 6.

Đảng Cộng sản Việt Nam muốn các nhà đầu tư nhìn nhận những trường hợp như của ông Nguyên chỉ đơn giản là tác động tức thời ở địa phương của suy thoái kinh tế toàn cầu, chứ không phải là một sự suy yếu đi của cả hệ thống. Trong hai thập niên kể từ khi Đảng thiết lập cải cách kinh tế vào năm 1986, tăng trưởng GDP hàng năm đạt mức trung bình ấn tượng 7,1%. Quả thật, bốn năm về trước, Việt Nam có vẻ như là câu chuyện thành công tiếp theo ở châu Á. Trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, các nhà lãnh đạo của đất nước này cam kết sẽ còn làm tốt hơn, đẩy nhanh tốc độ một tiến trình khổng lồ – tái cơ cấu và tư hữu hóa các doanh nghiệp nhà nước làm ăn tốn kém của họ – tiến trình này được gọi tránh đi là “cổ phần hóa”. Quỹ Tiền tệ Quốc tế hồi năm 2007 dự đoán rằng, một trong các kết quả của việc gia nhập WTO là nhập khẩu rẻ hơn, có thể kìm giữ lạm phát, và cải cách cơ cấu có thể san bằng sân chơi giữa các đối thủ cạnh tranh nước ngoài và sở tại. Nhưng tại chuyến thăm của bà Hillary Clinton tới Hà Nội vào đầu tuần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị buộc phải rơi vào thế phòng vệ, phải hứa hẹn các điều kiện ưu đãi cho giới đầu tư nước ngoài, khi ông cố gắng duy trì “phép màu Việt Nam”.

Trong thập niên vừa qua, tiền công lao động tăng lên ở Trung Quốc đưa đến kết quả là những ngày họ đóng vai trò “công xưởng của thế giới” không còn bao lâu. Một Việt Nam ổn định, với lực lượng lao động trẻ tuổi và rẻ tiền, cơ sở hạ tầng tiện lợi, dường như là sự lựa chọn hợp logic tiếp sau Trung Quốc. Đầu tư nước ngoài tràn vào trong suốt những năm giữa thập niên 2000, với vốn ròng tăng hơn ba lần, đạt 9,6 tỷ USD vào năm 2008 so với hai năm trước đó. Việt Nam là “con hổ châu Á tiếp theo đang thành hình”, Goldman Sachs bảo vậy. Ông Edmund Malesky, một nhà kinh tế chính trị ở ĐH California, San Diego và chuyên sâu nghiên cứu về Việt Nam, nói: “Các nhà đầu tư nước ngoài không quan tâm đến năng lực điều hành của chính phủ hay là chính sách. Họ chỉ bị thu hút bởi động lực là tiền công lao động rẻ”.

Nhưng rồi té ra phớt lờ chính trị lại là một sơ suất tốn kém. Rất ít doanh nhân dự đoán được tình hình Việt Nam năm 2012: một đất nước phải vật lộn với đồng nội tệ yếu, lạm phát, quan liêu, chủ nghĩa tư bản thân hữu dẫn đến lãng phí hàng tỷ USD, và là đất nước có một chính phủ ra các quyết định như xây cảng, xây đường ở những nơi rất kỳ cục mà hầu như không có giá trị kinh tế.

Mọi thứ bắt đầu đi xuống khi Việt Nam khởi động một chương trình mở rộng tín dụng nội địa, trị giá 100 tỷ USD, từ năm 2007 tới năm 2010. Do cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, chương trình càng được tăng tốc. Thay vì hướng đến các doanh nghiệp tư nhân, chính phủ lại chuyển các quỹ tới tay những doanh nghiệp nhà nước có mối quan hệ về chính trị. Các đơn vị đó sử dụng vốn này để bành trướng mạnh mẽ vào những lĩnh vực ngoài ngành nghề chuyên môn của họ, tạo ra nhu cầu ngày càng tăng về nguồn lực và dẫn đến lạm phát. Sẵn lắm tiền mặt, họ đã có thể loại bỏ những đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn nhưng lại hiệu quả hơn. Hãng đóng tàu quốc doanh khổng lồ Vinashin, nơi tuyển dụng khoảng 60.000 công nhân và cai quản 28 xưởng đóng tàu, chia thành gần 300 đơn vị, gồm cả cơ sở sản xuất xe máy, khách sạn. Trước đó họ đã nhận được thêm 1 tỷ USD từ các nhà đầu tư quốc tế, trong năm 2007. Giới chức lãnh đạo hy vọng nó sẽ là lực kéo tăng trưởng kinh tế, giống như các tập đoàn (công-lô-mê-rát) nửa công nửa tư nhân của Hàn Quốc.

Nhưng, vào năm 2010, Vinashin bị phát hiện là đã làm giả chứng từ tài chính, và tập đoàn gần như sụp đổ vì khoản nợ trị giá 4,4 tỷ USD, cả với chủ nợ trong nước lẫn quốc tế. Con số này tương đương gần 5% GDP. Cuối cùng Vinashin vỡ nợ một khoản 400 triệu USD của Credit Suisse. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – người hậu thuẫn cho Vinashin bởi đó là dự án ưa thích của ông, dự án trung tâm của nền kinh tế do nhà nước điều hành – buộc phải xin lỗi Quốc hội trong một phiên tự phê bình rất đau đớn. Các đối thủ của Dũng, khi tìm cách bảo vệ lợi ích riêng của công ty mình và chỗ đứng chính trị của mình, đã tìm ra con dê tế thần: Tháng 3, chính quyền kết án 8 nhân viên điều hành. Nhưng thay vì đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa nhiều hứa hẹn mà chậm chạp thê thảm, được khởi động suốt từ những năm 1990, thì chính quyền giấu nhẹm mọi sự thất bại của họ.

Chính phủ bắt đầukiểm soát thiệt hại, từ chối bảo trợ cho khoản 400 triệu USD vay từ Credit Suisse trong khi Vinashin vẫn không chịu cởi mở thông tin với giới chủ nợ châu Âu. Phản ứng trước khủng hoảng, Moody hạ điểm tín dụng chủ quyền của Việt Nam một điểm, từ B1 xuống Ba3, đánh dấu “rủi ro tín dụng cao” dưới điểm về đầu tư.

Theo một số biên tập viên ở vài tờ báo quốc doanh, được phỏng vấn năm 2011, thì các vụ sụp đổ tương tự Vinashin khác cũng đã xảy ra, nhưng mạng lưới mánh mung bí mật cho phép họ che giấu sổ sách chứng từ thua lỗ trong nhiều năm. Vào tháng 5-2012, một cuộc điều tra của chính phủ cho thấy tập đoàn đóng tàu quốc doanh Vinalines đã vỡ nợ đối với 4 khoản nợ, trị giá 1,1 tỷ USD, và nợ lũy tiến 2,1 tỷ USD, gấp hơn bốn lần tài sản của họ. Kể từ tháng 2, đã có 4 nhân viên điều hành bị bắt vì quản lý yếu kém nguồn lực nhà nước; trong khi đó thì chính quyền đang truy nã vị cựu chủ tịch của hãng này (đã bỏ trốn).

Giới đầu tư ngoại quốc, đối diện với chi phí lao động và nguyên vật liệu tăng cao, bắt đầu lo sợ rằng Việt Nam đang mất đi lợi thế giá thấp. Bốn nhà đầu tư nước ngoài than phiền trong các cuộc phỏng vấn diễn ra hai năm qua, rằng các doanh nghiệp quốc doanh đã lạm dụng địa vị “người gác cổng trong nghề” có mối liên hệ mật thiết tới chính phủ. “Họ là ung nhọt” – môt luật sư kinh doanh người Mỹ ở TP.HCM nói. “Chẳng ai muốn dây dưa với đám ấy”.

Trong khi giới chức Việt Nam đang cố gắng đảm bảo với các nhà đầu tư rằng thời điểm tồi tệ nhất đã qua, thì một báo cáo kiểm toán nhà nước phát hành hồi đầu tháng 7 tiết lộ rằng ít nhất 30 doanh nghiệp nhà nước lớn khác cũng đang mắc những gánh nợ rất đáng lo ngại. Vấn đề sâu xa hơn nữa là ở Việt Nam, không giống như ở Trung Quốc, giới tinh hoa trong Đảng Cộng sản không ảo tưởng gì về chuyện chia lợi lộc với tư nhân, đặc biệt là doanh nhân nước ngoài. Ở Trung Quốc, nhìn chung đảng giữ tính cạnh tranh của thị trường bằng cách bảo vệ doanh nghiệp tư nhân, cải thiện chất lượng điều hành của chính phủ, tư nhân hóa khoảng 90.000 doanh nghiệp trị giá hơn 1,4 nghìn tỷ USD từ năm 1998 đến năm 2005, và gần đây là tiến hành thanh trừng các tay mao ít mới như Bí thư Tỉnh ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai. Giới lãnh đạo Việt Nam thì vẫn chưa xác định được phải sửa chữa, điều chỉnh nền kinh tế của mình như thế nào mà không phải từ bỏ một số hình thức kiểm soát về chính trị nào đó – một bước mà họ không muốn tiến hành.

Thay vì làm sạch đống mạng nhện giữa các doanh nghiệp nhà nước với những chính trị gia bảo hộ cho chúng, thì các tay chơi quyền lực lại tổ chức nhiều chiến dịch chống lại tầng lớp doanh nhân mới giàu (nouveau riche) kiêm đại biểu quốc hội. Hồi cuối tháng 5, Quốc hội bỏ phiếu với tỷ lệ 96% thuận để bãi nhiệm bà Đặng Thị Hoàng Yến – một trong chỉ một số rất ít trùm kinh doanh có chân trong cơ quan lập pháp mà không phải đảng viên – vì tội khai man lý lịch.

Thật ra tội đúng của bà Yến là: liên tục kêu gọi đối xử bình đẳng với doanh nghiệp tư nhân, vốn dĩ chiếm gần nửa nền kinh tế. “Dọn sạch cả căn nhà thì quá nhiều so với khả  năng xử lý của hệ thống” – ông David Brown, một nhà cựu ngoại giao của Mỹ tại Hà Nội, nhận xét.

Tới tháng 6, việc chính phủ thắt chặt tín dụng góp phần hạ lạm phát từ 23% tháng 8 năm ngoái xuống còn 6,9%. Chủ sở hữu các nhà máy nhỏ như nhà máy của ông Nguyên, than thở rằng vấn đề bây giờ là làn sóng tín dụng dễ dãi đã làm tăng nguy cơ khủng hoảng ngân hàng. Sa hai vụ sụp đổ doanh nghiệp nhà nước rất nặng nề, chính phủ đã đi đến lúc thừa nhận rằng hệ thống tài chính có vấn đề gì đó sai căn bản. Giám đốc Ngân hàng trung ương của Việt Nam, ông Nguyễn Văn Bình, có nói hồi đầu tháng 6 rằng khoảng 10% nợ của các ngân hàng Việt Nam là nợ xấu. Thay vì cải cách nền kinh tế, chính phủ đang đề xuất nhiều thứ cũng tương tự như cũ: Một kế hoạch là thành lập cơ quan quản lý tài sản quốc gia, với 4,8 tỷ USD để thanh toán nợ. Nhưng điều đó có nghĩa là lập ra một cơ quan hành chính quan liêu mới, nằm kẹt trong mạng lưới bảo trợ giữa các thành viên cao cấp trong đảng, ngân hàng và doanh nghiệp.

Các nhà đầu tư cũng đã than phiền về gánh nặng quá lớn do nạn quan liêu gây ra, và nhiều nhà đầu tư giờ đây bắt đầu nghĩ đến việc chuyển sang Indonesa, Bangladesh và Myanmar – Denny Cowger, một luật sư làm cho Duane Morris, công ty luật của Mỹ có văn phòng ở Hà Nội và TPHCM, nói. Trong Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, năm 2011 và 2012, Việt Nam tụt sáu bậc xuống vị trí 65, do luật lệ phiền toái, lạm phát, thâm hụt ngân sách, và cơ sở hạ tầng không tốt (báo cáo đánh giá cao Việt Nam do có thị trường lao động tương đối hiệu quả và có “tiềm năng đổi mới sáng tạo”).

Trong khi đó, khy vực nhà nước tiếp tục ngốn tới 40% GDP. “Vấn đề chính yếu là Việt Nam phải tiến hành một số cải cách kinh tế về căn bản trong nước, để duy trì được tính cạnh tranh” – ông Carl Thayer, giáo sư danh dự tại ĐH New South Wales, nói. “Có nhiều khả năng là giới lãnh đạo Việt Nam sẽ sử dụng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như lời biện hộ cho những thứ tương tự”.

Nguồn: Foreign Policy

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012

54 bình luận to “1140. Sự kỳ diệu của Việt Nam chấm dứt”

  1. dân ngu nói said

    Đọc bài Sự kỳ diệu của Việt Nam chấm dứt của tác giả Tác giả: Geoffrey Cain
    Người dịch: Đan Thanh,tôi thấy một số bạn phản ảnh rất đúng với hiện trạng VN ngày nay,như ý kiến của KTS Trần Thanh Vân hay của bạn Ngô Nhi..v..v….
    Nhưng các bạn thông cảm cho, vì tác giả là người nước ngoài, mà người nước ngoài làm sao lại am hiểu tình hình kinh tế của VN,như những người đang sống trên chính đất nước VN của mình?
    Thử nhìn lại suốt 37 năm qua kể từ khi miền Nam được giải phóng,dân chúng hai miền Nam Bắc hồ hởi bắt tay vào xây dựng đất nước, dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng csVN quang vinh muôn năm.Việc đầu tiên là những thành tựu của bọn đế quốc và bọn ngụy quân ngụy quyền, bị phá bỏ và đạp đổ vì được các nhà lãnh đạo ta gán cho đó là những tàn tích của chế độ Mỹ ngụy để lại cần phải dẹp bỏ, để xây dựng lại cái mới,đã làm cho đất nước mất đi bao thành quả của chế độ cũ bỏ lại.Rồi nào là phong trào “đánh tư sản”, làm cho bao nhiêu người có đầu óc kinh doanh tài giỏi, bị tán gia bại sản,đang từ những người chủ từng quản lý bao nhiêu công nhân, bổng ngày trước ngày sau trở thành tay trắng, còn phải bị đưa đi những vùng kinh tế mới?Làm cho nền kinh tế VN lúc bấy giờ trở nên khủng hoảng nghiêm trọng,cộng thêm sự cấm vận của nước Mỹ làm cho đời sống người dân vốn ảnh hưởng sau trận đánh tư sản cùng với sự cấm vận của Mỹ càng trở nên cơ cực hơn?
    Góp phần vào tiến độ làm cho đất nước VN kém phát triển, là cả một cơ chế quan liêu lạc hậu, kiềm hảm sự phát triển của đất nước,lúc bấy giờ người dân cả Thành phố Sài Gòn cũ(TP/Hồ Chí Minh hiện nay), đa phần phải sống nhờ vào thành phần vượt biên sang chính cái nước đế quốc Mỹ, làm việc cật lực ngày đêm mới có tiền gởi về cho những người thân nhân ở VN,để cho những người thân tạm thời có cuộc sống như được vay mượn từ những người vượt biên đó.Mà sự thật đó các bạn có thể kiểm chứng lại xem từ năm 1975 đến nay, nguồn ngoại tệ do những người vượt biên gởi về cho đất nước VN đến hôm nay,thì các bạn sẽ thấy lượng ngoại tệ đó nhiều đến mức độ nào?
    Mãi đến năm 1986 một số lãnh đạo VN hô hào đổi mới tình hình kinh tế đất nước lúc ấy đang tận cùng của sự yếu kém và lạc hậu,để đến nổi VN mang tiếng là đất nước nông nghiệp, nhưng dưới sự lãnh đạo thật tài tình của đảng csVN,cùng với chủ trương người cày có ruộng, mà hàng năm phải nhập lúa gạo từ nước ngoài về ăn.Vậy mà đến năm 1988 sau mười ba năm độc lập, nước VN lúc bấy giờ vẫn còn “nạn chết đói”,điển hình là tỉnh Thanh Hóa vài chục người bị chết vì đói,đến nổi nhà văn Phùng Gia Lộc với bài viết Cái đêm hôm ấy… đêm gì? Làm chấn động cả nước thời bấy giờ,vậy mà tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa chỉ bị sử lý nội bộ,tình trạng thiếu đói lúc bầy giờ không chỉ riêng gì Thanh Hóa mà một số nơi khác cũng xảy ra tình trạng thiếu đói tương tự như Thanh Hóa.
    Sự thiếu đói của tỉnh Thanh Hóa được cho là kéo dài từ năm 1975 cho đến năm 2011 vẫn còn Hơn 240.000 dân Thanh Hóa thiếu đói mà báo http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/436531/Hon-240000-dan-Thanh-Hoa-thieu-doi.html

    Đã đưa tin
    Rồi khi đất nước Liên Bang Xô Viết tan rã vào Đầu những năm 90 của thế kỷ 20, kèm theo các nước Đông Âu cũng chuyển hướng theo,lúc đó VN dưới sự lãnh đạo của cố Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh, cùng với Cố Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Phạm Hùng lúc bấy giờ mới thực sự hô hào “đổi mới”,phát động chương trình “Những việc cần làm ngay”,nào là khuyến khích người dân và các cán bộ lãnh đạo tham gia phong trào “nói thẳng nói thật”,thì đất nước VN lúc bấy giờ tạm thời được dể thở một chút,người dân lúc bấy giờ loe lói hi vọng được sự “đổi mới” của đât nước một chút.Nhưng với cái chết đột ngột Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Phạm Hùng thì “Những việc cần làm ngay” và “nói thẳng nói thật” cũng ra đi cùng với cái chết của ngài Phạm Hùng.
    Nhưng nền kính tế VN lúc đó vẫn còn què hoặc và lạc hậu. Phải đợi cho đến năm 1994 Mỹ bỏ cấm vận VN, thì các nhà tư bản các nước ồ ạt “đổ tiền” đầu tư vào VN,đường xá lúc đó bắt đầu được xây dựng,cùng các “công xưởng” của các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt tràn vào “bằng tiền” của chính các nhà đầu tư đó.Cùng với những “khoảng viện trợ” của các nước phát triển không hoàn lại,cộng với những “khoảng tiền” mà các lãnh đạo VN đi “vay mượn” từ những nước khác,kèm với “lượng ngoại tệ” do người Việt ở nước ngoài hàng năm gởi về,làm cho bộ mặt đất nước VN lúc bấy giờ hơi khởi sắc.
    Nhìn vào tình hình đất nước VN tù lúc đổi mới cho đến bây giờ, nhiều người không am hiểu về kinh tế, cho rằng kinh tế VN thực sự phát triển nhờ chính “nổ lực” của các nhà lãnh đạo VN và bằng chính “nội lực” của nhân dân VN.Chứ có mấy ai hiểu rằng cái nền kinh tế của VN hiện thời, được xây dựng trên một nền móng mà cái chân móng rất yếu kém và bấp bênh,không muốn nói đó là nền kinh tế mang tính bong bóng , như một số bạn như KTS Trần Thanh Vân hay của bạn Ngô Nhi..v..v….đã nêu ra , vì thực ra nền kinh tế VN hiện nay, chỉ là nền kinh tế “vay mượn”,mà đã là một nền kinh tế vay mượn, cộng thêm một “bầy sâu” chuyên đục khoét cái nền kinh tế mang tính vay mượn đó,như lời phát biểu của Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang đã từng phát biểu,kèm theo nhận định từ chính miệng lãnh đạo đảng csVN là TBT Nguyễn Phú Trọng khi cho rằng “Hiện tượng hư hỏng, tham nhũng, tiêu cực đúng là lắm lúc nghĩ hết sức sốt ruột, nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có…”
    Nhưng để lấp liếm cho phát biểu mang tính tiêu cực và đụng chạm nội bộ của mình TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu câu bổ sung “song phải có cái nhìn khách quan, biện chứng để không mất phương hướng….”.
    Vậy thì thử hỏi ngài TBT vấn nạn tham những ở đất nước VN hiện nay là do khách quan biện chứng,hay là chủ quan bè phái ? Xin ngài TBT giải thích cụ thể để bọn dân đen như tôi được thấu tình đạt lý ?
    Vậy thì một đất nước VN có nền kinh tế như tôi vừa nêu,cùng một số ý kiến của các bạn khác, thì cái đất nước VN nầy làm gì có Sự kỳ diệu nào đâu mà “chấm dứt” ?
    Vì vậy nền kinh tế đất nước VN hiện nay vốn là nền kinh tế “vay mượn”, lại cỏng trên lưng một “bầy sâu” chuyên đục khoét,cộng thêm đà suy thoái kinh tế toàn cầu, thì năm 2012 này không “thê thảm” mới là chuyện lạ?

  2. anh bốn sàm said

    tui thấy treo cái hình quá độc hàm ý quá nhiều thứ ở vn, 1 bà mẹ chở 2 đứa con bằng 1 chiếc xe made in hồi đó , đằng sau là 1 cái panel dự án hầm hố trên một mảnh đồng lúa .
    ý nghĩa : kinh tế vn giống như treo đầu dê bán thịt chó , bề ngoài thì được tô vẽ đủ thứ che đậy còn bên trong thì còn tệ hơn cái xe đạp cũ rích made in hồi đó mà cõng 1 lúc tới 3 người Khiếp ! đúng là vn anh hùng

    • anh bốn sàm said

      sorry ! không phải đồng lúa mà là bãi cỏ hoang trâu gặm chăng

    • Dế Mèn said

      Anh Bốn cũng tinh ý chẳng kém chi anh Ba. Điều “kì diệu của nền kinh tế VN” là thế đó, như bức hình được phô ra. Mà nghĩ cho kỹ đi, có cái gì là thực chất để gọi là kì diệu? Nước ngoài đầu tư vì “giá nhân công rẻ”, tư bản đỏ làm giàu nhanh nhờ tham nhũng và bè đảng, lãnh đạo thì, xin lỗi, chả mấy ai có thực tài, toàn là “siêu sâu”, mà lại “ác với dân, hèn với giặc” …
      Tất cả đều là “phồn vinh giả tạo”, trong khi người dân Việt thì đang ở trong trạng thái “nghèo nàn thật sự”.
      Nhưng có 1 sự kì diệu sắp xãy ra, đó là đảng sắp cáo chung, nhanh hơn dự kiến!

  3. TRỰC NGÔN_ABS said

    Tôi có chuyện kinh doanh ở Campuchia.Và tôi thấy rỏ tuy Campuchia còn nghèo, nhưng kinh tế thị trường đúng nghĩa là tự do buôn bán. Ơ đất nước này, cái gì sinh lợi và hợp pháp thì dân chúng có quyền thương mãi, có quyền nhập khẩu- xuất khẩu đường hoàng. Nói chung là Quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh được công nhận, nhưng không được hành xử để nắm giữ độc quyền, độc chiếm hay thao túng thị trường. ( khác xa với kinh tế thị trường của Việt Nam).
    – Trong bối cảnh lạm phát cao, đồng tiền mất giá, việc người dân tìm đến một tài sản để bảo toàn giá trị như vàng cũng là điều dễ hiểu. Tại sao chính phủ “ thình lình” phải can thiệp làm xáo trộn đời sống người dân, hàng ngàn cửa hàng kinh doanh, dập vàng miếng phải đóng cửa vì quy định ngặt nghèo của nghị quyết 11? Vậy phần thiệt hại do người dân đã tích trữ, giờ không được trao đổi mua bán vàng bình thường này thì ai gánh chịu?
    Chưa kể đến việc tại sao Ngân hàng Nhà nước đạo diễn cho vụ hàng trăm thương hiệu vàng miếng phải biến mất, nhường chổ cho thương hiệu SJC độc quyền, và chỉ có 8 ngân hàng được phép kinh doanh từ sau ngày 1/7/2012 ? Người dân lỡ mua vàng nhãn hiệu khác, giờ phải đi đổi qua SJC. Thiệt hại này ai tính đến ?
    – Như vụ ông Đinh La Thăng cứ mai cấm cái này,ai cấm cái khác, làm rối loạn thị trường xe hơi, xe gắn máy và quyền sử dụng của người dân. Đó chính là điển hình nhất của việc Chính phủ luôn dùng “ nghị quyết “ để can thiệp thô bạo vào kinh tế thị trường.
    đẩy thiệt hại về người dân và các công ty tư nhân,
    – Thêm một thí dụ khác về quyền kinh doanh của người dân bị Nhà nước xâm phạm gần đây là internet. Việc hạn chế, siết chặt quản lý internet băng thông rộng đã làm nghẽn mạng, đường truyền chậm, ảnh hưởng kinh doanh của các nhà cung cấp, dịch vụ kinh doanh games internet, bán hàng online…Chỉ có lý do mà ai cũng biết là Nhà nước sợ tự do thông tin trong xã hội, nên 01 triệu người Việt phải từ bỏ internet.
    – Hãy lấy cái giá điện của EVN tăng bất thường trong hai năm qua là dẫn chứng rõ nhất. Hãy lấy việc điều tiết giá xăng dầu với quỹ bình ổn của Nhà nước, việc cho phép định giá bán lẻ lên xuống chỉ sau 03 tháng nhập vào, làm cho dân chúng luôn trả tiền xăng dầu cao nhất ở Đông Nam Á này.
    Tất cả đều có sự can thiệp của Bộ Tài Chính, Bộ Công thương
    …của Nhà Nước, mà suy cho cùng là “ bảo hộ” những tập đoàn Nhà nước được độc quyền trên lĩnh vực này. Nó đi ngược lại nguyên tắc đầu tiên của thị trường tự do, nên mới nảy sinh các lợi ích nhóm.
    Tôi cũng khẳng định chính sách điều hành lãi suất gần đây của Nhà nước đã góp phần làm cho kinh tế Việt Nam đang tan hoang. Tại sao không khống chế trần lãi suất cho vay, có thời gian dài buông lỏng để các ngân hàng đua nhau nâng lên 20 đến 22 %/ năm, như là “ giết” doanh nghiệp ? Mà chỉ nhăm nhăm khống chế trần lãi suất huy động ? cái biên độ lợi nhuận quá lớn đó ai hưởng, nếu không phải là nhóm lợi ích ngân hàng. Khi cần thì đưa lãi suất vay và huy động lên cao chót vót. Khi hốt hoảng, thì hạ lãi suất huy động quá nhanh ( hiện giờ là 13- 15%), góp phần làm lạm phát tăng nhanh. Nguồn vốn trong dân lại chảy sang vàng và ngoại tệ. Thế là Nhà nước tiếp tục “siết” hai lĩnh vực đó, làm rối loạn thị trường Vàng.
    Với một nền kinh tế thị trường mà Chính phủ luôn can thiệp bằng các chính sách “ đùng một cái” ra nghị quyết cấm kinh doanh cái này, “ đùng một cái” hạn chế cái kia thì có còn đúng nghĩa là kinh tế thị trường . Hay là do cái đuôi “ định hướng XNCH” thì nó phải quái đản như vậy.
    Nếu vậy thì ông Phạm Bình Minh khi tiếp bà H.L.Clinton vừa qua, đừng có xin xỏ Chính phủ Hoa Kỳ gỡ bỏ các rào cản thương mại đối với hàng hóa Việt Nam, sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, dành cho Việt Nam Ưu đãi thuế quan phổ cập…vv.
    Chi cho mất công!

  4. “Đày tớ nhân dân” phá hoại đất nước, chia tiền nhà nước bắt nhân dân chịu, Khốn nạn cho nhân dân lao động. Vậy mà Đảng tự nhận là giai cấp tiên phong của người lao động ? hãy thử đi hỏi xem người lao động nước ta sống ra sao, có bằng đày tớ nhân dân không ? Họ đang bị bóc lột giữa 2 gọng kềm là chủ và cả cái công đoàn nhà nước trong thời bão giá này, đến đình công cũng không được phép !

  5. Bun Thoong said

    Thưa giao sư, giáo sư cần thêm vào một từ cho đày dủ , chính xác, minh bạch :”SỰ DIỆU KỲ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHẤM DỨT”

  6. Nhan said

    Ông Carl Thayer, giáo sư danh dự tại ĐH New South Wales, nói. “Có nhiều khả năng là giới lãnh đạo Việt Nam sẽ sử dụng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như lời biện hộ cho những thứ tương tự”.
    Tất cả đổ lỗi cho khách quan là xong! Sai và tội tày đình với dân nhưng họ tự xem đó là công trạng! Số đình chùa, di tích lịch sử … ở VN bị phá từ 1954 đến nay là bao nhiêu? Vinashin + Vinalines = ?… Kính thưa sao nhẹ như lông hồng vậy?

  7. Khánh Tường said

    Sự kỳ diệu của Việt Nam kết thúc từ khi Sài Gòn không còn được coi là viên ngọc của Viễn Đông nữa. Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị nhưng Sài Gòn mới thật sự là động lực chính thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển.

  8. Coi ảnh said

    Coi kỹ cái ảnh là biết ….nền khinh thế của Vịt Ngan ta và hạnh phúc thứ nhì thế giới ….hề hề 🙂

    • Sai sự thật said

      Cái bình chọn này ko phải do Việt Nam làm nhé bạn. Nó có nhiều mặt xấu nhưng có lẽ vẫn còn hơn 1 số nước nên người dẫn vẫn hạnh phúc. nếu bạn cho rằng ngta hạnh phúc vì họ ngu thì bạn cũng ko nên muốn bới móc hay chen vào đó làm gì. Trong cái xã hội ngu ấy có bạn bè và người thân của bạn đấy

  9. ngô nhi said

    Trong nền kinh tế Việt Nam thì làm gì có sự kỳ diệu nào mà chấm với chả dứt.Nếu nói đến sự tăng trưởng và liên tục phát triển năm sau cao hơn năm trước (cứ coi như kỳ diệu đi) thì chỉ có chỉ số lạm phát, tăng giá và tham nhũng mà thôi và đây đâu phải là cái cho chúng ta tự hào.

  10. Kiến Càng said

    Mới hôm thấy các báo chí lề phải đua nhau loan tin VN được 1 cái tổ chức nào đó xếp hạng là nước “HẠNH PHÚC” thứ 2 trên thế giới.
    Như vậy, nếu hôm nay VN “chấm dứt sự kỳ diệu” thì có thể tổ chức này sẽ công bố VN xếp hạng là nước “HẠNH PHÚC” thứ nhất thế giới rồi.
    Hoan hô các lãnh đạo VN, nhất là ông thủ tướng Dũng trong 2 nhiệm kỳ vừa qua, ông đã cố gẳng không mệt mỏi để đưa VN tiến tới thành tích vinh quang này.

  11. BocphetCaoDo said

    Trung cộng đang dùng chiêu dương đông kích tây trên con bài biển đông. Cụ thể nó đang đánh võng thế sự ở Việt nam trên biển đông bằng cách chuyển sang vùng biển Senkaku Nhật bản hòng đẩy Nga vốn liên minh với Việt nam rơi vào chiến lược tranh chấp vùng biển phía nhật (Nga từng đem máy bay áp gần biên giới biển nhật, Putin từng ra tham đảo gần đây) với mục đích làm Nga giảm căng thẳng trước chiến lược hung hăng của mình với Việt Nam. Trung cộng vốn muốn dùng thế nhùng nhằng của Mỹ ở biển đông nhằm câu lưu thời gian với mục đích kết hợp với ván bài một số nước vùng Trung đông vốn từng có sợi dây liên kết chính trị với Nga bị ảnh hưởng về chính trị nhằm mong muốn Nga giảm liều hỗ trợ Việt Nam về tiêng nói đồng thời dùng thế giả đối đầu với Mỹ ở tầm tương lai xa nhằm tăng cường ủng hộ của Nga trong vấn đề vũ khí tài cao cấp về chiến tranh trên biển (các vũ khí công và thủ toàn diện như tàu sân bay, pháo đài phòng thủ biển có tầm xa). Một số tiếng nói, phản ứng của Nga yếu ớt đối với sách lược này của Trung cộng có thể khẳng định điều này. Trung quốc với chiến lược biển đông thực nguy hiểm và thâm nho có thể vừa tạo được thế hỗ trợ của Nga ở tầm xa vừa giảm được phản ứng bảo vệ gần với Việt nam. Một con lươn thực thụ ngay từ thời còn là chủ nghĩa anh em cộng sản quốc tế với Liên xô và cho cả ngày nay vốn nổi tiếng trên thế giới với câu nói ” dấu mình chờ thời”, “tiện tay dắt dê”…

  12. KTS Trần Thanh Vân said

    Sự kỳ diệu chưa bao giờ có, chẳng qua là cố tưởng tượng và cố thổi phồng để gây lòng tin thôi, vậy thì làm sao mà hôm nay nói là đã chấm dứt được? Xin đơn cử hai dẫn chứng hùng hồn:
    Sau 30/4 năm 1975, cố tổng bí thư Lê Duẩn tuyên bố đất nước ta từ nay sạch bóng quân thù!!!
    Sự thật quân thù ở ngay bên cạnh mà 37 năm rồi có kẻ vẫn tưởng đó là bạn?
    Mới đây thôi, bà phó Chủ tịch Nguyễn thị Doan hùng hồn tuyên bố VN tự do bằng trăm lần nước Mỹ!!!
    Sự thật thì ???? hi hi hi

    • Văn Đức said

      Chị ơi:
      Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con” mà!
      Đói dài cổ, không có cái để “phân” với “phối” thì buông tay để Dân làm, tự nhiên có ăn; Mà lại tưởng do mình “lãnh đạo” mới có.
      Ngây thơ thì mắt tròn, mắt dẹt
      cái gì cũng thấy “kỳ diệu” để tự sướng rồi … xảo ngôn với mọi người.
      Giận thì giận mà thương thì … càng thương hại!
      Buồn!

    • Trần Quốc said

      Hôm đi Bắc ninh chơi, ông bạn cứ tấm tắc khen đường xá bây giờ ghê quá. Đành kể lại cho ông bạn lời tay phó giám đốc kỹ thuật người Nhật nói cách đây chừng hai chục năm ở công trường. “Làm đường xá, xây dựng là dễ nhất; bên Nhật dốt nhất thì vào xây dựng; thứ này cứ có tiền là làm được”. Chỉ “đá” thêm : Mà tiền này toàn tiền vay chứ có phải tiền mình đâu. Càng vay càng trúng. Chỉ khổ con cháu mình sau này tha hồ cầy mà trả nợ”.
      Ông bạn nghe xong gật gù. “Ừ quên mất, mình có làm được cái mả mẹ gì đâu.”

      Kỳ diệu nghe nó…kì kì cọ.

  13. Yêu nước said

    Nền kinh tế VN đã bao giờ “kỳ diệu” đâu mà chấm dứt nhỉ? Một nền kinh tế “bong bóng”, chẳng qua cũng nhờ bọn “giẫy chết” nó đổ vốn vào nên mấy năm đầu có vẻ như sáng sủa (do dân mình quen với tem phiếu từ lâu), rồi gặp gió thì bong bóng cũng vỡ. Thêm vào đó, khi bọn “giẫy chết” nó đổ vốn vào càng nhiều thì bọn ruồi nhặng càng bu vào chấm mút, lại được ông y sĩ điều hành nên kinh tế lụn bại là đúng rồi.

  14. Khách said

    Làm kinh tế và chính trị trong thời bình cần có “cái đầu đầy chữ”, cần sự thông minh, nhạy bén, không cần nhiều lắm “sự dũng cảm” như thời kỳ chiến tranh, chứ không phải là cái đầu rỗng tếch và cái tay vơ vét tài nguyên quốc gia như hiện nay đâu các cha ơi.

  15. hahien said

    Đây là bài học biện chứng và khách quan cho đồng chí Raul Castro để Cuba không đi vào vết xe đổ của Việt Nam (nếu chỉ muốn cải cách kinh tế mà phớt lờ những cải cách chính trị – xã hội phù hợp thì trước sau gì cũng đi vào ngõ cụt)

  16. ky cóp cho cọp nó xơi said

    Sự kỳ diệu của Việt Nam chấm dứt
    Chỉ chấm dứt sự kỳ diệu thì quay lại “phình phường” vì làm sao mà kỳ diệu mãi được? Kinh thế vưỡn chưa sụp đổ, nợ xấu 202 ngàn tỷ VNĐ vưỡn trong giới hạn cho phép? Vưỡn còn chưa bằng nợ xấu của nhiều nước, thấy ti vi bẩu thế. He, he…vỡ bank thì ối bác mất tiền…Khổ nhất là các bác lao động chân chính, tích góp được ít xiền gửi ngân hàng, tưởng rằng về già yên tâm thì bị …cọp nó xơi mất. Còn nhiều đại quan gia chả mất gì mà có khi lại thắng quả vì nắm vàng, đô gửi bank nước ngoài, đố cọp nội xơi được.

  17. KINH TẾ THỊ TRƯƠNG ĐIINH HƯỚNG XÃ HÔI XÃ NGHẸO ? said

    Kinh tế XHCN, tư tưởng Mác và Hồ CM đã đưa Việt Nam “đi từ cẳng lợi này đến cẳng đợi khác”: Từ cải cách ruộng đất đến liên minh hợp tác xã “xã hôi xã nghẹo”. Từ cải cách công thương đập vỡ sọ bon tư bản mại bản đến chính sách kinh tập trung không ai có quyền nghĩ ra và được lầm kinh tế riêng mà chỉ nghe chỉ đạo của nhà nước thôi. Từ cải cách mở cửa thị trường định hướng xã hôi xã nghẹo đến cú đấm thép của thủ tưởng Dũng đều luôn có dấu ấn tuyệt vời của một nền kinh tế dưới sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước xã hôi xã nghẹo?….

  18. Phanrang said

    http://vef.vn/2012-07-12-su-hi-sinh-cua-han-quoc-va-bai-hoc-cho-chau-au
    Có hai điều đáng nhớ về cách người Hàn Quốc đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Một là tốc độ tái thiết nền kinh tế thần kỳ và hai là sự sẵn sàng chung tay của người dân trong sự nghiệp của cả dân tộc.
    Tất cả mọi người dân Hàn Quốc, ai ai cũng có ý thức và trách nhiệm giúp đất nước vượt qua gian khó. Họ ngủ ít hơn, làm việc chăm chỉ hơn, chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn bên cạnh việc không ngừng học hỏi để phát triển khả năng cạnh tranh.

    Nhìn đứa cháu gái 9 tuổi đang chơi đùa, bà Choi nói về truyền thống được nhận quà (nhẫn vàng) khi sinh con của người Hàn Quốc.

    Thế nhưng bà lại không còn chiếc nhẫn nhận được khi sinh con gái trước đó bởi cũng giống như nhiều người phụ nữ Hàn khác, bà đã bán trang sức để góp phần giúp đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính.
    “Khi phải bán trang sức đi, với tôi là một cái gì đó thật đau đớn. Thậm chí là bây giờ, mỗi khi nghĩ tới, tôi lại rơi nước mắt. Bởi mỗi một món đồ trang sức là một kỷ vật, nhẫn đính hôn của hai vợ chồng tôi, nhẫn nhận được trong ngày sinh con gái…Nhưng vào thời điểm ấy thì đó là điều duy nhất chúng tôi có thể làm. Người ta nói, đất nước sắp phá sản.” bà Choi chia sẻ.

    Đây là một nghĩa cử cao đẹp của không chỉ bà Choi Gwang-ja mà còn của hàng triệu người dân Hàn Quốc lúc bấy giờ.

    Nhiều chiến dịch vận động được thực hiện trên khắp cả nước. Mọi người được khuyến khích mua hàng nội địa và quyên góp ngoại tệ cho chính phủ

    ————-
    Trong hoàn cảnh VN ta hiện nay, liệu người dân VN có chung nay với nhà nước như người dân Hàn Quốc năm 1997 không? Không, không bao giờ, vì người dân VN đã quá hiểu rõ về cái chế độ và nhà nước này rồi. Mặc dù tính yêu nước, tinh thần dân tộc không thua người Hàn Quốc

    Chính phủ Việt Nam (hiện nay) mãi mãi không bao nhờ chạy theo xách dép nổi cho chính phủ Hàn Quốc chứ chưa nói đến là học tập theo

  19. Phanrang said

    Câu này tác giả nhận định chính xác
    ….”và là đất nước có một chính phủ ra các quyết định như xây cảng, xây đường ở những nơi rất kỳ cục mà hầu như không có giá trị kinh tế”…

    Nhưng xin chia sẻ thêm với tác giả vì ông có thể không biết nguyên nhân:
    Cái chính phủ VN này nó vẫn biết làm cảng, làm đường ở những nơi kỳ cục là không có giá trị kinh tế cho đất nước nhưng nó lại có giá trị cho các quan chức chính phủ. Giá trị đó là gì? đó là những phiếu bầu từ các địa phương để vào UVTW, UVBCT. Là % được lại quả từ các dự án kỳ cục đó

  20. Rất Văn Xấu said

    Chừng nào mà vẫn còn những “lãnh tụ” kiểu như Trọng “lú”, Dũng “tham”, Hùng “hâm”, Sang “mồm”…

    … thì vẫn rối rối rắm rắm, vẫn loanh quanh luẩn quẩn, vẫn ú a ú ớ, vẫn đầu voi đuôi chuột, vẫn lo lo sợ sợ, vẫn huyên tha huyên thuyên, vẫn ngớ nga ngớ ngẩn…

    ….

    • Rất Văn Xấu said

      Làm quân y mà đi chỉ đạo kinh tế thì chỉ biết: trích, hút, quấn, bó, mang thuốc bệnh viện về nhà bán…. thôi, làm ăn cái gì

  21. Bách Việt said

    Xin chân thành góp ý với các bác CTV dịch thuật của trang Anhbasam thế này: Trong tiếng Anh, người ta có thể để là “Dung” (Dũng), nhưng khi dịch sang tiếng Việt, các bác nên cho thêm chữ ”ông” vào trước tên, vì nếu để theo kiểu của các bác (”Các đối thủ của Dũng”), thì thành ra nó thể hiện cái thái độ của người viết là coi thường hoặc xách mé ông thủ tướng, như vậy mất hết tính khách quan của bài viết.

    BS: Cám ơn bác góp ý. Có điều xin chân thành góp ý lại với bác để bác đọc kỹ: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị buộc phải rơi vào thế phòng vệ, phải hứa hẹn các điều kiện ưu đãi cho giới đầu tư nước ngoài, khi ông cố gắng…”“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – người hậu thuẫn cho Vinashin bởi đó là dự án ưa thích của ông …”

    Mặt khác, cũng mong bác hiểu rằng chúng tôi đăng/dịch bài của người nước ngoài cũng cần chuyển tải cái phong cách của họ, trong đó có đặc điểm không lụy ba thứ chức tước, quyền uy như người Việt (dưới chế độc này), nên việc có một, hai chỗ không có chữ “ông” nọ “bà” kia là mang cái tinh thần đó.

    Còn bác lo rằng chỉ vì thiếu một chữ “ông” mà “mất hết tính khách quan của bài viết” thì … hì hì … xin chịu cái … TÍNH CHỦ QUAN của bác.

    • Phanrang said

      Dịch nguyên văn thì nó phải như thế bác ạ

      • Bách Việt said

        Bác ơi, tiếng Anh người ta chỉ cần nói cái tên là tôn trọng rồi, nhưng tiếng Việt mình thì phải thêm vào trước tên là ông, bà, cụ, v.v…, nên nguyên văn tiếng Anh để là Dung không có vấn đề gì cả (không hàm ý xách mé coi thường ông Dũng). VD: Khi họ viết là Clinton, Washington, Ho (Hồ), Giap (Giáp), không có nghĩa là họ coi thường ông Clinton, Washington, cụ Hồ, cụ Giáp, mà đơn giản trong ngôn ngữ của họ, chỉ cần để thế là OK, nhất là trong trường hợp ở phần trước của văn bản họ đã giới thiệu là President Clinton, President Ho Chi Minh hay General Vo Nguyen Giap rồi.

    • Kiên said

      Tỉ mẩn một cách ngớ ngẩn!

      Hãy xem đoạn trước ” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – người hậu thuẫn cho Vinashin bởi đó là…” và xem các báo nhà nước VN “Obama: Mỹ không làm ngơ nếu Iran chọn giải pháp quân sự” http://dantri.com.vn/c36/s36-570968/obama-my-khong-lam-ngo-neu-iran-chon-giai-phap-quan-su.htm
      Barack Obama nhậm chức Tổng thống Mỹ, chọn “hi vọng thay vì sợ hãi”: Giữa trưa ngày 20/1 Barack Obama đã tuyên thệ nhậm chức, trở thành Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ
      http://dantri.com.vn/c25/s36-304534/barack-obama-nham-chuc-tong-thong-my-chon-hi-vong-thay-vi-so-hai.htm

    • Bách Việt said

      Có lẽ bác chưa hiểu ý tôi, tôi góp ý ở đây đơn thuần là về mặt ngôn ngữ, văn hóa và dịch thuật thôi. (Và xin hiểu cho là điều này khá quan trọng chứ không phải lẩm cẩm hay ngớ ngẩn như bạn nào đó miệt thị ở còm dưới kia).

      Như bác biết, người Việt trước khi xưng hô hoặc gọi ai đều đã có đánh giá trong đầu rồi, vd bác gọi ông Dũng là “Dũng” thì có nghĩa là 1) Bác hơn tuổi ông ấy 2) xét vai vế trong họ, (nếu bác là bà con họ hàng) bác cao hơn ông ấy; còn khi bác gọi ông ấy là “ông Dũng” là 1) bác tôn trọng ông ấy; 2) bác chả tôn trọng mà cũng chả xem thường (từ này trung tính). Tệ hơn, nếu bác căm ghét ông ấy, thì TV còn có chữ “thằng”, “tên”…

      Còn trong tiếng Anh và văn hóa phương Tây nói chung thì chỉ cần gọi tên là được, nghĩa là không có đánh giá hay thái độ khi xưng hô. Vậy nên, khi viết họ vẫn gọi cụ Giáp là “Giap, cụ Vĩnh là “Vinh”, hay bác Huệ Chi là “Chi”, v.v…mà không ảnh hưởng gì đến thái độ yêu ghét, kính trọng hay xem thường như người Việt (nghĩa là cách gọi đó là trung tính – neutral), và rõ ràng là ta không thể và không nên dịch sang tiếng Việt chỏng lỏn là là “Vĩnh”, là “Giáp” hay là “Chi” được. Khi dịch sang tiếng Việt, bác cũng phải dịch sao cho để người đọc biết được đúng thái độ của người viết (trung dung, khách quan – mà báo chí phương Tây chắc là luôn tôn trọng nguyên tắc này). Vậy trường hợp này ta nên dịch là ông Giáp, ông Vĩnh, ông Chi là hay nhất. Rứa đó, rứa đó, chứ không phải là “lụy” chức tước, quyền uy hay địa vị mà phải gọi các vị ấy là “ông” đâu bác ạ.

      Đôi điều dài dòng đơn thuần về mặt ngôn ngữ, văn hóa, dù tốn “đất” hay tốn thời gian cũng mong bác đừng bực mình nhé. Tôi yêu trang Anh Ba Sàm. Bắt chước thầy Tân, THỀ! Hì hì. Và tôi xin hứa sẽ chấm dứt chủ đề này ở đây.

      • hahien said

        Vì cái còm trước gõ vội nên có một số lỗi đánh máy. Nhờ ABS xóa giúp cái còm trước và thay bằng cái còm này:

        Tôi hiểu ý bác như thế này không biết có đúng không – tức là khi dịch các văn bản nước ngoài sang tiếng Việt thì bản dịch càng Việt hóa càng tốt. Tôi đồng ý với quan điểm này trong nhưng chỉ giới hạn ở lĩnh vực ngữ pháp và phong cách diễn đạt. Ví dụ tiếng Anh hay dùng loại câu bị động khi dịch sang tiếng Việt thì trong một số trường hợp ta nên chuyển thành loại câu chủ động thì hay hơn, hoặc thay đổi từ loại khi chuyển ngữ để phù hợp hơn với cách diễn đạt thông dụng của ngôn ngữ được dịch ra.

        Nguyên tắc này hoàn toàn đúng và là điều mà các ông thầy dạy ngoại ngữ hay nhắc nhở sinh viên. Nhưng nguyên tắc nào cũng có giới hạn áp dụng của nó. Nếu lạm dụng nguyên tắc này một cách vô giới hạn thì có nguy cơ bản dịch không phản ánh được phong cách ngôn ngữ của tác giả (trong trường hợp entry này là phong cách của dân tộc mà tác giả là đại diện). Đối với văn bản này, vì tác giả là người nước ngoài và một trong những phong cách của người nước ngoài là gọi thẳng tên người mà họ muốn đề cập (mà ta gọi là “gọi trống không”) thì việc giữ nguyên cách gọi của họ như trong trường hợp này tôi cho là cần thiết để mọi người có thể nhận ra đây là “Tây” đang nói chứ không phải ta đang nói.

        Tôi nhớ một vài năm trước đây có người hết lời chê một dịch giả là ngu dốt vì một bản dịch mà người ta cho là quá tồi, vì trong cả bản dịch (một tiểu thuyết nước ngoài) không có một dấu chấm câu, danh từ riêng chỉ tên người trong toàn bộ bản dịch cũng không viết hoa. Nhưng những người chê không biết rằng nguyên bản tiếng Đức (thì phải?) của tác phẩm này cũng được viết với phong cách như thế và tác giả cố ý viết thế để chuyển tải thông điệp riêng của mình chứ không phải người ta mới đi học vỡ lòng về tiếng Đức nên không biết viết hoa. Người dịch đã biết tiếng Đức thì cũng không ngu dốt đến mức không biết các quy tắc văn phạm tối thiểu như khi nào thì chấm câu, khi nào phải viết hoa nhưng anh ta không làm cái điều anh thừa sức làm là thêm các dấu chấm câu hay viết chữ hoa cho tên các nhân vật làm gì vì nếu làm như vậy thì không phải là dịch mà là sửa văn của tác giả và làm cho tác phẩm không truyền đạt đúng thông điệp của tác giả muốn gửi gắm. Theo tôi biết thì tác phẩm này đã đạt được giải thưởng rất cao về văn học ở nước ngoài.

        Những còm sĩ ở đây đại đa số cũng có kiến thức và trình độ nhận thức ở mức cao nên những điều bác e ngại (sợ mọi người hiểu lầm là tác giả coi thường các nhân vật được đề cập trong bài viết) có thể hơi… thừa.

        Tất nhiên đối với những người ít tiếp xúc với phong cách này, không biết ngoại ngữ để đọc trực tiếp nguyên bản thì họ có thể sẽ suy nghĩ giống như bác e ngại. Và nếu vậy thì việc bác nêu vấn đề này ra cũng rất tốt, nhưng theo tôi thì chỉ nên đưa ra những lưu ý như một sự ghi chú để tất cả mọi người đều hiểu hơn là đòi người dịch phải thay đổi trực tiếp vào bản dịch như đề nghị của bác.

        Nhân vấn đề bác nêu, đã “tốn đất” của ABS thì cũng xin chủ trang thêm một ít “đất” nữa để trao đổi với bác.

        Trân trọng.

        • hahien said

          Xin được nói thêm chút. Những cách thức diễn đạt kiểu “Tây” trong bản gốc có thể cần phải được chuyển đổi thành cách thức diễn đạt kiểu Ta (nghĩa là Việt hóa) khi dịch để người đọc dễ hiểu hơn, nhưng nó cũng chỉ nên được áp dụng trong chừng mực sự chuyển đổi đó không làm mất đi phong cách văn hóa có tính đặc trưng dân tộc của tác giả (như trường hợp này – không dùng các danh xưng như “ông”,”anh”, “thằng”,,, như phong cách văn hóa của người Việt) hoặc văn phong rất cá biệt của tác giả (như trường hợp không sử dụng dấu chấm câu như ví dụ ở trên)

    • dân ngu nói said

      Bạn Bách Việt ạ,khi đọc bài viết nào, bạn nên đọc một cách cẩn thận xem người viết người ta dùng văn phong như thế nào và tên nhân vật đã được tác giải diễn giải ở câu nói trên, là “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng” một cách rõ ràng và tên “Dũng” mà ở phần dưới,tác giải không muốn diễn giải dài dòng lợm thợm qua câu viết sau:
      Trích:
      Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – người hậu thuẫn cho Vinashin bởi đó là dự án ưa thích của ông, dự án trung tâm của nền kinh tế do nhà nước điều hành – buộc phải xin lỗi Quốc hội trong một phiên tự phê bình rất đau đớn. Các đối thủ của Dũng, khi tìm cách bảo vệ lợi ích riêng của công ty mình và chỗ đứng chính trị của mình, đã tìm ra con dê tế thần:
      ——————————————–
      Tác giả bài viết là người nước ngoài, thì phong cách viết của họ như thế nào, thì người dịch người ta dịch cho xác nghĩa theo lối nói của người nước ngoài đó, mà ABS đã giải thích một cách rõ ràng như vậy mà bạn vẫn cố tình không hiểu?Trong bài viết trên tác giả đã dùng cụm từ “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng” rất tôn trọng và lịch sự vậy thì cụm từ liền theo sau đó tác giả viết “Các đối thủ của Dũng” thì bạn phải hiểu rằng từ “Dũng” ở trong câu văn liền kề là tác giả nói “Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng” thì có gì không đúng văn phong bài viết đâu, vậy mà với suy nghĩ hẹp hòi của mình, cộng thêm không đọc kỹ câu văn diễn tả của tác giả, bạn một hai bảo ABS viết như vậy là không đúng văn phong người Việt?
      Bạn nên nhớ bài này là bài dịch, chứ không phải bài viết do chính ABS viết ra, thì bạn bảo ABS phải viết theo ý của bạn là sao vậy bạn?
      Tôi chỉ hỏi bạn vậy chứ bạn đưa một bài viết của bạn, cho người khác dịch sang tiếng Anh, mà trong đó có đoạn bạn viết, ví dụ như :
      {bạn nguyễn Văn An muốn dùng thủ đoạn để hại Lê Quốc Huy,nhưng “An” không ngờ “gậy ong đập lưng ong”, hại “Huy” không được, “An” bị “Huy” hại lại}

      Vậy thì trong câu văn trên nếu như người dịch người ta dịch theo ý của bạn, thì bạn có bảo người dịch là không đúng văn phong của người Việt không vậy bạn?Bạn có bắt người dịch phải dịch thay gì từ “Huy” và từ “An” bạn bảo người dịch là phải thêm vào là “ông Huy” “ông AN” hoặc là “thằng Huy” , “thằng An” không vậy bạn?
      Tôi chịu khó phân tích dài dòng như vậy, là để cho bạn mở mang cái suy nghĩ hẹp hòi của mình, nhưng lại hay bắt bẻ người khác theo ý của mình một cách vô lý như vậy?Nếu như bạn chưa thông còn thắc mắc, bạn cứ nêu ra tôi xin hầu tiếp bạn?Đồng thời chủ đề tranh luận không phải là từ ngữ, nên lần sau khuyên bạn đừng bắt bẻ từ ngữ phi lý như vậy không nên,tránh làm mất thời gian của các bạn khác?

      • dân ngu nói said

        Xin hiệu chỉnh “gậy ông đập lưng ông” thay cho “gậy ong đập lưng ong”.

      • Trần Quốc said

        Lời còm của Bách Việt sai đúng thì bàn, nhưng tin là vấn đề mà BV đã nêu thiện ý và có phần hữu ích; vả lại câu chữ diễn đạt của BV cũng khiêm nhường đâu có khệnh khạng hỗng hễnh .Phân tích đúng sai đâu chỉ dành cho nhau mà còn dành cho nhiều độc giả khác có dịp ngộ ra.
        Thiển nghĩ, tranh luận, nhất là giấy trắng mực đen khó lỡ lời hơn nói miệng, nhưng lại dễ bút sa gà chết, càng nên để ý tránh làm tổn thương nhau. Thành thực như vậy, không dám ‘cao đạo’ gì.
        PS: Ý kiến riêng. Đại từ nhân xưng VN nhiều khi phiền nhiễu. Theo kiểu Tây cho gọn và dễ bình đẳng !

    • Bách Việt said

      Tiếc là không có nút LIKE để bấm. Xin chân thành cảm ơn 2 bác Trần Quốc và bác Hà Hiền, thật đúng là những người hiểu biết thấu đáo, nói chuyện với các bác chắc dễ chịu lắm.

    • V. Đ. said

      “Tôn trọng” và “Tự trọng”

      Đọc lại, thì muốn phát (thêm một) biểu nữa: Cái ý của Anh Ba Sàm là hay.
      Chúng ta phải quen cách nói năng, viết lách, hành xử tự tin và tự trọng. Tôi thấy viết “Dũng” không cũng không tỏ ra thiếu tôn trọng ông Thủ tướng đương nhiệm, nếu không nói là thấu hiểu và thân mật. Hình như NBG có lần ca ngợi ý tưởng vươn ra biển của ông Dũng, nhưng làm dở quá thì thành … tàn hại. Giá trị 1 con người được tôn trọng khi có vị trí rồi thì phải thể hiện cái TÂM, cái TÀI và cái LỰC (“Dũng” mà) ra. Giữ ghế mà không làm được đúng ý nghĩa thì phần tôn trọng phải bị kém đi; Nhưng ta cũng không mất đi thiện cảm với cá nhân con người ông Nguyễn Tấn Dũng (Chưa bàn chuyện con cái, bè mảng, …)

  22. Rất Văn Xấu said

    Chính quyền này đã tạo nên một bộ máy quản lý khổng lồ nhưng hiệu quả hoạt động “cực thấp”. Nguyên nhân là bộ máy quản lý này hoạt động với mục đích gần như “duy nhất” là LÀM KINH TẾ, trong khi tỏ ra quan liêu và chậm thích nghi trong công việc CHÍNH của mình là quản lý, tạo môi trường, làm trọng tài…

    Loanh quanh mãi rồi cũng… dẫm phải cứt thôi, quy luật rồi!!!

  23. Nguyen ich Tráng said

    Đây có thể xem là”kết quả tuyệt vời” của kinh tế thị trường định hướng XHCN. Các DNNN thì được các thế lực chính trị hậu thuẩn về vốn: “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, song lại làm ăn gian dối:” lời giả lổ thật” luôn bưng bít các chỉ số và kết quả kinh doanh bây giờ mới lòi ra sự đổ vỡ không đường cứu chửa, làm đảo lộn tất cả nền kinh tế. Sự đổ vỡ không chỉ là gánh nặng lên đầu người dân về nợ, về thuế mà còn gián tiếp bóp chết các doanh nghiệp tư nhân qua sự đổ vỡ của hệ thống NH.Tái cấu trúc DNNN chỉ là sự duy ý chí ngu xuẩn, đó chỉ là mãnh đất của tham nhũng, lợi ích nhóm thể hiện sự độc tài trong lĩnh vực kinh tế vì không có sự cạnh tranh theo bản chất của kinh tế thị trường.

  24. […] Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012 […]

  25. b.v said

    Có nguồn kô? Hay lại lảm nhảm trong đống rơm!

  26. […] Thanh dịch, trích từ Ba Sàm Geoffrey Cain, theo Foreign […]

  27. Sản phẩm XHCN said

    báo lá cải à ? Thông tin bịa đặt, viết như Công an mạng, với cái nhìn lệch lạc của một kẻ mù quáng quay lưng lại với cái khổ cái đau của đồng bào. Người biểu tình được mua Ipad hồi nào, chỉ thấy UBND Hà Nội mua IPAD cho các đại biẻu nhà nước thôi. Mỹ có nhắc đến dân chủ và nhân quyền tại VN là để làm lợi cho nhân dân Mỹ hay là lợi cho nhân dân VN ? nếu làm lợci ho nhân dân Vn được thêm dân chủ và quyền lợi thì người VN nào nói ngược, thì hoặc là quá ngu, cocc theo nhóm lợi ích hay là phản quốc.

    • Comment trên là dành trả lời cho bài thọc gậy quậy phá của Hồ Chí (đã bị xóa). Lần sau, BS không nên xóa comment mà chỉ nên xóa trắng nội dung, đừng xóa cả comment để tránh hiểu lầm và các comments đúng mạch

  28. Thanh Nghị said

    Ôi, con người dạ thú! sẳn sàng bán nước, hèn với giặc, ác với dân, dối gian cùng cực nên không có gì mà không nói được, dù ngang ngược đến đâu!

  29. TMĐ ECOPARK said

    Tàn phá khủng khiếp cả đất nước.Thâu tóm tài chánh vào nằm gọn trong tay một nhóm người con ông cháu cha hoặc có quan hệ khăng khít với con ông cháu cha.Đẩy lực lượng nông dân vào đường cùng:chống trả lại quyết liệt cái chế độ mình đã trót ủng hộ trước đây.Băng hoại đạo đức đến tận lớp người vốn được xã hội trọng kính:thầy giáo,thầy thuốc,hoa hậu,nghệ sĩ,sinh viên.Trí thức lên tiếng thì bị quy kết ngay không úp mở:nặng,lực lượng thù địch;nhẹ,diễn biến hòa bình.Công an đông như kiến cỏ,mặc sức hà hiếp dân lành.Trên hai trăm ngàn doanh nghiệp phá sản.Hai triệu người mất việc làm,chưa kể số người thất nghiệp.Tài giỏi,đúng đắn,sáng suốt đến thế là cùng.Trước tình cảnh nước như thế,dân như thế,hướng giải quyết rất đơn giản:cần khách quan,biện chứng…Đúng là bậc thánh nhân,tài trí…

  30. skidrow_xb12 said

    Nản lắm rồi,lãnh đạo Việt Nam ngu dốt quá,không có kiến thức kinh tế,chuyên viên nhà nước thì chỉ chăm chăm ăn phong bì.hôm nay có 2 việc phải giải quyết ở kho bạc với bộ TC,mình làm đúng,chuẩn.mà nó hành cho phải đưa phong bì 2 lần.chậc.kì diệu gì nữa.
    tưởng bác VDH lên giỏi thế nào,cũng ảo lắm.
    tốt nhất là giải thể đi thôi CNXH à.để có tiền mà bảo vệ đất nước.

    • Cyclo! said

      Một trăm bác VĐH lên cũng rứa thôi à, chừng nào còn độc quyền lãnh đạo! Cho nên, hy vọng ông này lên ông kia lên sẽ có thay đổi thì đúng là… ảo tưởng thật!

  31. […] 1140. Sự kỳ diệu của Việt Nam chấm dứt […]

Gửi phản hồi cho b.v Hủy trả lời