BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

663. VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆN TOÁN CAO CẤP VÀ GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU

Posted by adminbasam trên 24/01/2012

Đôi lời: Vụ này hồi mới nghe đã thấy tức cười, muốn bình mà giờ có người nói hộ rồi, tuy mới là khía cạnh khoa học, giáo dục. Còn … chính trị? Thôi thì đây cũng là rơi rớt cái căn bệnh của hệ thống XHCN, luôn muốn kiếm những thứ “đỉnh cao” để chứng tỏ chế độ mình là “đỉnh cao nhân loại”, ưu việt hơn tụi “giãy chết”. Không đâu xa, mới Olympic Bắc Kinh 2008, cố thể hiện “tính ưu việt” thành thử bao nhiêu trò giả dối phơi bày làm trò cười cho thế giới. Xin mời xem tạm vài bài BS đã dịch đăng: +  Sự thật trần trụi từ lễ Khai mạc Thế vận hội;  + Lễ khai mạc Olympic sử dụng giọng hát của cô bé mà không cho cô xuất hiện;  + Phải trả giá đắt để có những chiếc huy chương vàng cho Trung Quốc;  +Tin tặc Hoa Kỳ khuấy động cuộc tranh cãi về vận động viên thể dục Trung Quốc;  + Trung Quốc bênh vực cho đội bóng đá của mình.

Sô Viết, thành trì phe XHCN, đã sụp đổ cũng phần vì cố gồng mình lên kiểu này.

VÀI SUY NGHĨ VỀ

VIỆN TOÁN CAO CẤP VÀ GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU

Luật gia Trần Đình Thu *

 

Không phải đến bây giờ, khi cộng đồng mạng đang ồn ào về phát biểu của Giáo sư Ngô Bảo Châu chúng tôi mới đặt vấn đề này. Trước đây chúng tôi cũng đã có đặt vấn đề trong một hai bài viết liên quan. Trong những bài viết ấy chúng tôi có nhắc đến sự cần thiết hay không khi thành lập viện toán này. Nhưng khi ấy chúng tôi chỉ đặt vấn đề một cách gián tiếp. Nay chúng tôi xin trở lại vấn đề này một cách trực tiếp trong một bài báo đầu xuân.

Chúng ta hẳn còn nhớ việc chúng ta đưa phi công Phạm Tuân lên vũ trụ, coi đó như một chỉ dấu cho sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ bao cấp. Có lẽ tới bây giờ thì không còn ai là không thấy bật cười với sự ngây thơ của chính chúng ta khi đó. Tôi e rằng cách nghĩ ấy của mấy mươi năm về trước nay trở lại với trường hợp của Viện toán cao cấp.  

Việc phát triển của bất cứ một lĩnh vực riêng biệt nào trong một quốc gia cũng phải tương đồng với trình độ phát triển chung của quốc gia ấy. Không thể có một quốc gia nghèo đói Châu Phi sản xuất ra loại máy tính làm chao đảo thị trường toàn cầu, không thể có một quốc gia Châu Á lạc hậu bỗng nhiên có số lượng giải thưởng Nobel nhiều bằng nước Pháp nước Mỹ. Trong một quốc gia, có thể có một vài lĩnh vực đột biến phát triển nhanh hơn các lĩnh vực khác nhưng nhìn chung đều không thể tách khỏi quỹ đạo của sự phát triển chung của quốc gia đó đối với thế giới. 

Việt Nam xếp thứ hạng dao động khoảng đoạn giữa của thế giới về trình độ phát triển nói chung. Như vậy các lĩnh vực riêng biệt khác cũng trồi sụt trong khoảng đó. Từ khoa học cơ bản cho đến khoa học ứng dụng rồi thì văn học hội họa điện ảnh… Tất tần tật đều xoay quanh cái đoạn lưng chừng thế giới ấy mà thôi. Và toán học dĩ nhiên không thể ngoại lệ. Lập luận như thế để chúng ta thấy đâu là sự hợp lý đâu là sự bất cập của việc thành lập viện toán này.

Theo như chúng tôi biết, nhiệm vụ của một viện toán cao cấp như thế thường là giải quyết các vấn đề cốt lõi của toán học nhân loại. Nó rất cần có ở một nước như Mỹ, như Nga, như Pháp, như Đức… Còn ở Việt Nam thì sao? Có quá sức không khi chúng ta đặt nhiệm vụ giải quyết các vấn đề tầm cao ấy của toán học nhân loại lên trên vai chúng ta và có cần thiết không khi chúng ta, còn rất nhiều việc phải làm, ngay trong lĩnh vực toán học ứng dụng, lại đi gánh vác một nhiệm vụ quá lớn lao thế này?

Trên phạm vi toàn cầu, luôn có sự phân công một cách tự nhiên về nghiên cứu khoa học. Các nước phát triển nhất bao giờ cũng gánh vác nhiệm vụ khai mở, các nước khác sẽ phát triển theo từng rìa nhánh tùy theo trình độ phát triển của mình. Một đất nước có nền kinh tế xếp hạng lưng chừng thế giới liệu có nên và có thể gánh vác việc giải quyết các vấn đề đỉnh cao toán học không?

Xin lấy một ví dụ đời thường thế này. Xưa nay có ai thấy nhà nghèo mà đi buôn vàng buôn kim cương không? Có thể anh ta là kỹ sư chế tác kim cương giỏi, nhưng mở tiệm buôn bán vàng kim cương là chuyện khác. Toàn bộ tài sản của anh ta nếu vét hết thì có chừng năm bảy hoặc mười lăm hai mươi cây vàng, anh ta nên mở tiệm buôn vàng bạc kim cương không hay chỉ nên làm cơ sở vệ tinh chế tác cho các đại gia lấy tiền công? Tầm thế giới cũng như vậy thôi. Nước giàu làm chuyện lớn, nước nghèo làm chuyện nhỏ. Đó là sự phân công hợp lý.

Chúng tôi không rõ sáng kiến thành lập viện toán này là của ai, chỉ thấy nó rộ lên từ khi Giáo sư Châu đoạt giải Fields và sau đó nhanh chóng đi vào hiện thực. Có cảm giác rằng Giáo sư Châu xem viện toán này như là một phần thưởng quốc gia dành cho ông, song song với một phần thưởng vật chất khác là ngôi nhà. Là một nhà khoa học, mấy mươi năm chăm chăm toán học, giờ đây ôm cái phần thưởng là một viện toán học, xoay trở thế nào đây? E rằng lực bất tòng tâm. Thực ra Giáo sư Châu cũng chỉ là một phần mấy chục nghìn của toán học thế giới. Bổ đề cơ bản Langlands tuy rằng quan trọng nhưng nó không phải là tất cả. Toán học mênh mông, phần Giáo sư Châu làm được chỉ như hạt thóc giữa đống lúa trong vụ mùa bội thu. Vì thế ôm cái phần thưởng ấy có khi mất nhiều hơn được. Người nhận thưởng mất, người trao thưởng cũng mất. Chúng tôi nhận thấy dường như Giáo sư Châu đang bị gánh nặng đè lên vai. Mong nhà toán học của chúng ta bình tĩnh trong mọi việc.

T.Đ.T

* Cùng một tác giả, trên Ba Sàm:  +  493. ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÔNG THỂ PHÁT BIỂU VI HIẾN;  +  552. THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG ĐÃ HÀNH XỬ HỢP LÝ KHI KÝ CÔNG HÀM 1958.

116 bình luận to “663. VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆN TOÁN CAO CẤP VÀ GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU”

  1. Ẩn danh said

    Neu hieu qua thi NBC hay van dong lap quy xay dung VTHCC ma khong can tien NN.

  2. NCT said

    NB Châu là một tài năng trẻ. Điều đó không bàn cãi. Nhưng NB Châu chưa có gì xứng đáng để được tôn vinh ầm ĩ như vậy. Hãy xem các đóng góp của GS Hoàng Tụy, GS Phan Đức Chính, GS Lê Văn Thiêm, … cho nền Toán học của Việt nam, cho thực tiễn VN và của Thế giới thì mới thấy NB Châu chưa đáng để bàn.
    Giải Field là một giải cho những tài năng Toán trẻ trên Thế giới. Hãy hiểu đúng chuẩn mực của giải.
    Và cũng xin đừng đòi hỏi quá nhiều ở NB Châu.

  3. Bàm Tá said

    Tôi rất thần tượng về tài năng và cách làm việc nghiêm túc, đam mê nghiên cứu của NBC. Nhờ Ông mà chính phủ quan tâm đến nghiên cứu khoa học cơ bản thật đáng mừng. Nó sẽ hổ trợ cho khoa học ứng dụng khác phát triển. Tuy nhiên với sự ra đời của viện toán CC không ít người nghi ngờ, vì có quá nhiều tổn thất tiền của trong quá trình quản lý ngành, đề án, dự án … có nhiều ý kiến nghi ngờ, lo lắng cho NBC, lo lắng cho viện toán, lo lắng NBC quá trong sáng chỉ nghiên cứu KH còn GĐ điều hành sẽ cơ hội và xơi hết. Nói về tiền 600 tỷ đối với chúng ta thì quá lớn, nhưng đối với những quỹ tiền tệ của các ngành chính phủ giao thì không lớn so với ngân sách các ngành đang nắm giữ . Nhưng các ngành ấy bí mật, các ngành ấy không công khai minh bạch , không công bố chi tiết tài chánh đã chi cho các công trình nghiên cứu như thế nào và chúng ta không có cơ hội để thảo luận hay có ý kiến ý cò gì cả, và chúng vẫn tồn tại việc chi tiêu vô tội vạ. Thôi thì viện ra đời không biết như thế nào nhưng việc nhà nước trao toàn quyền để Ông NBC thoát được việc phải trình , xin, ký duyệt, chung chi nhiều cấp … bằng việc hoàn toàn tự quyết định tài chính. Qua các ý kiến trên của nhiều người có thể giúp NBC nhận ra sự phức tạp của nó. Ông NBC phải cảm ơn và lắng nghe những ý kiến mà không phải dể dàng bình thường người ta được nói ra đâu. Có thể với đam mê nghiên cứu toán học của Ông thì việc ra đời của viện là niềm mơ ước của Ông thành hiện thực. Nhưng Ông chưa trãi nghiêm hay chưa quan tâm nhiều đến thực tế bối cảnh VN có phù hợp cho sự ra đới của viện không? Tôi không nhớ là đọc ở đâu đó đại khái ” Đừng biến một nhà hóa học giỏi thành một nhà quản lý tồi”. Nhưng hãy tin tưởng như người ta vẫn đánh giá người VN sống rất lạc quan, hãy hy vọng biết đâu sự ra đời của viện toán CC sẽ thành công bất ngờ và nó sẽ minh chứng cho mọi người thấy sự lãnh đạo tài tình, nếu thất bại sẽ để lại nhiều bài học quý giá và quí vị cũng đừng có lo, nếu có chuyện bê bối, làm sai thì nhà nước sẽ thành lập ban thanh tra kiểm điểm NBC sau. Túm lại thân phận người dân mình chỉ biết đi cày để nuôi con, nay mình cũng phát biểu tí để thấy được dân chủ tự do phát biểu, khỏi bị chết lâm sàng, thế thôi.
    Cảm ơn BS, NBC, TĐT và tất cả nhưng ý kiến đã cho mình đọc thật vui.

  4. Trần Quốc said

    Bạn Let It Be lúc 04:49, 26/1/2012, có đặt câu hỏi thế nào là “thiết thực”.
    Phản hồi của tôi,đúng sai chưa rõ,nhưng muốn trao đổi về v/đ này:

    1.Mong bạn đọc toàn bài phỏng vấn NBC của giáo sư toán Neal Kobnitz (ĐH Washington).( Đàm Thanh Sơn blog, 18/4/2011)
    Chỉ xin trích ngay ở đây:……

    NK: Trường phổ thông ở Việt Nam dạy toán thuần túy học ở trình độ cao, nhưng nội dung thì xa rời so với thực tế cuộc sống. Do đó giới trẻ rất giỏi toán học lý thuyết. Ví dụ, Việt Nam thường đạt kết quả tốt tại các kỳ thì Olympic Toán Quốc tế- anh cũng đóng vai trò quan trọng trong thành công của năm 1988 và 1989. Nhưng mặt khác, Việt Nam không tham gia cuộc thi Toàn học Mô phỏng ( ngược lại Trung Quốc có rất nhiểu đội tuyển thành công ở cuộc thi này). Cần làm gì để lớp trẻ nắm được toán học tốt hơn ở những lĩnh vực liên quan đến các ứng dụng trong cuộc sống.

    NBC: Thực tế là còn rất nhiều việc phải làm để toán học không chỉ được xem như công cụ tuyển chọn mà còn là con đường để tìm hiểu thế giới. Chúng tôi vẫn còn phải học hỏi nhiều từ những nước khác trước khi xây dựng những đề án ở Việt Nam. Chúng tôi sẽ xem xét làm thế nào để những kế hoạch toán học cho nước nhà đạt hiệu quả. Ngoài ra, chúng tôi cũng thành lập “ Quỹ khuyến học”, nó cũng là một phần của dự án….( hết trích)

    Qua đoạn này ta có thể hiểu giáo sư Kobnitz mong muốn nước ta hết sức chú ý toán ứng dụng. Có lẽ có thể nói NBC lúng túng, lạc đề hoặc không tự tin để trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của Kobnitz.

    2. Tôi đã phản hồi lúc 11:18 ngày 25/01/2012 ở mục này: Ông anh họ tôi, giáo sư toán tại một trường ĐH có tiếng ở Mỹ,có lần nói cho tôi rõ thêm: toán học có chỗ thuần lý thuyết, nó chỉ như một trò chơi cho một số người, gần như không thể ứng dụng, tỉ như mấy bài toán thiên niên kỷ; toán học cao cấp cứ nên để ‘bọn’ Tây ‘nó’ làm; ngay Tây về cơ bản chú trọng toán thực tế cần cho khoa học công nghệ, kỹ thuật, nhất là toán kinh tế, nước mình không nên ‘chơi’sang tốn kém chẳng đâu vào đâu.
    Xin nói thêm: ông anh tôi còn nói một thí dụ khác, có hai quả bóng đen ở ngoài và đỏ ở trong lồng vào nhau, lấy kim chọc một lỗ ở quả đen rồi rút quả đỏ ra ngoài qua lỗ kim ấy, khi đó quả đen nằm ở trong và quả đỏ lại nằm ở ngoài; rồi ngược lại.Ông ấy nói đại khái giải quyết việc này phải dùng không gian 5 hay 6 chiều mà các chiều 5 hoặc 6 này là do tưởng tượng, nhưng có giải được thì cũng gần như 100% không ứng dụng được trong thực tế.

    3. Từ lý thuyết sang đến ứng dụng là một khoảng cách rất xa vời. Có thể nói điều đó chỉ có thể thực hiện được trong rất nhiều điều kiện đồng bộ không thể kể ra ở đây ở những nước phát triển cao. Ta nên tùy tiền biện lễ , liệu cơm gắp mắm, không thể nghĩ mình làm cái máy gặt lúa không xong mà lại muốn làm tầu vũ trụ thám hiểm sao Hỏa.

    PS: Xin Let It Be hiểu cho, tôi phản hồi riêng biệt, cho khách quan!

  5. hoaden said

    Tôi nghĩ có hai vấn đề nên tách bạch ra
    Vấn đề 1: Viện Toán Cao cấp: đã nên thành lập chưa và xây dựng nó như thế nào. Toán học cho con người tư duy lô gic và văn học giúp cho con người tư duy diễn đạt.Cả hai đều là nền tảng của tư duy.Chỉ khi chú trọng hai nền tảng này (lẽ tất nhiên còn một số bộ phận khác không kém phần quan trọng như lịch sữ,..) thì ta mới tiến lên vững chắc.Kinh nghiệm thành lập viện Kids của Hàn quốc đã được nhiều nhà khoa học đề cập từ lâu vì cơ chế của ta quá nhiều lủng củng.Những kinh nghiệm tốt thế giới vào ta chưa hẳn là tốt,mà nhiều khi là xấu.Đặc biệt đối với ta mặt bằng cuộc sống các nhà khoa học nói chung và nhà toán học nói riêng còn quá thấp,cộng với cơ chế quản lý tài chính “dở hơi” thì liệu đầu tư xã hội có làm nên “cơm cháo gì không” hay chỉ chảy vào túi các tay “Cò” khoa học.Nói thế không phải ta bó tay trước hiện thực có quá nhiều lộn xộn hiện nay.Theo tôi vẫn phải làm nhưng phải bàn đường đi nước bước cẩn thận,không bốc đồng,không đơn thuần làm chính trị.Tôi nghĩ nên cân nhắc về giữa “nghiên cứu Toán và đào tạo nền tảng Toán” ,giữa Toán Cơ bản và Toán Ứng dụng”,..Mục tiêu nhằm đến là “phát triển Toán để phát triển xã hội”,phát triển Toán để phát triển “tiềm năng đất nước”.Bằng mọi cách liên kết “Toán nghiên cứu-Toán Ứng dụng và Công nghệ và thực tiễn sản xuất”.Nói thì dễ nhưng làm thì cực kỳ khó khăn:đòi hỏi không những người,đội ngũ có chí có tâm mà cả có chính sách đúng.Với tâm tư “nhiệm kỳ” với phương thức “chụp giât” thì cảnh báo vô vàn khó khăn.
    2. Vấn đề Ngô Bảo Châu. Hiện có nhiều phê phán Châu quá nặng nề.Tôi nghĩ Châu trước hết là nhà khoa học có năng lực,có nhiệt huyết.Châu là một trí thức với nghĩa là một con người làm viecj thiên về lao đọng trí óc,chất xám,trong khi xã hội đòi hỏi Châu là một trí thức theo nghĩa là một “sĩ phu”.Theo tôi nghĩ với Châu là một người đam mê đến đắm đuối khoa học như Châu thì không thể nào trở thành một sĩ phu như một số chúng ta mong muốn. Xã hội có nhiều bức xúc và chính điều này làm cho chúng ta có phần không được công tâm,ví dụ,nhà mà chính phủ tặng có phải là tài sản của Châu đâu,đó chỉ là tạo phương tiện cho Châu làm việc (là nhà khách của Viện).Những điều Châu phát biểu không có gì sai đối với xã hội chuẩn mực.Chỉ điều khi phát biểu Châu không làm rõ cho “thông tình,đạt lý”
    Chung cuộc tôi nghĩ chúng ta nên ủng hộ Ngô Bảo Châu ở những công việc ích nước lợi nhà và cũng nên góp ý một cách chân thành với các tình huống mà khá nhạy cảm đối với Ngô Bảo Châu

  6. Thành lập Viện Toán Việt Nam không phải là để “gánh vác việc giải quyết các vấn đề đỉnh cao toán học” trên thế giới mà là để đào tạo các nhà toán học trẻ có năng lực toán ở Việt Nam và cũng là nơi cho các nhà toán học người VN đang sống và giảng dạy trên thế giới có chỗ trở về góp phần giảng dạy và xây dựng nền toán học non trẻ VN. Trước đây nhiều người đã phàn nàn rằng vì ở VN không có sơ sở nghiên cứu và giảng dạy tốt nên các nhà khoa học Người Việt trên thế giới không muốn trở về giảng dạy các ngành khoa học nói chung và ngành toán nói riêng ở VN.

    Trên thực tế, toán học VN cũng luôn đạt những giải cao trong các kì thi toán Quốc tế vì vậy thành lập và xây dựng Viện Toán ở VN là cần thiết….Nhất là khi VN đã có một nhà Toán Học lừng danh- Giáo Sư tre tuổi nhất Việt Nam, Ngô Bảo Châu.

    Mặt khác, việc tôn vinh giải thưởng Fields của Ngô Bảo Châu và cá nhân ông là chưa đủ mà phải tạo điều kiện cho cá nhân ông giảng dạy đào tạo nền toán học Vn trong giai đoạn mới là một việc làm đúng đăn của Đảng và Chính phủ, là một ý tưởng nhân văn la lương thiện….

  7. Dân ngoại ô said

    Nếu nhìn nhận Viện Toán CC dưới góc độ “nhà nhà tìm dự án” thì thấy các tác giả của nó cũng khôn ngoan không kém các quan chức khác.
    Còn dưới các góc độ khác tôi e chúng ta đang làm mọi người nhớ đến HXH.
    Một đàn thằng ng… đứng xem chuông
    Chúng bảo nhau rằng ấy……

  8. Anh Sinh said

    Chắc bây giờ tôi có ý kiến thế này: 1. Có thành lập viện toán học cờ cờ hay không? Có hoặc không?
    2. Nếu có thì chức năng của viện toán học cờ cờ này thì xã hội đòi hỏi thành quả mang lại là gì?
    3. Theo suy nghĩ chủ quan của tôi, chắc là gs NBC phải có suy nghĩ của mình về vấn đề này rồi, đơn giản chuyện LÀM ĐƯỢC hay KHÔNG LÀM ĐƯỢC, gs có lẽ phải rõ hơn ai hết.. Tôi không tin vì sự háo danh, hám lợi mà gs chấp nhận “thiêu thân” vì cái viện toán học cờ cờ này..
    Tôi không thích lối vu vạ kiểu vì ăn “bả vật chất” mà giờ gs đang “phát ngôn” và “hành động” những việc theo kiểu “con cừu”.
    Trên đây là suy nghĩ của tôi.

  9. dan viet said

    thưa giáo sư NBC và các nhà trí thức thần kinh. các ông đừng đốt tiền của dân vào những hão huyền . đừng để dân đen chúng tôi nổi khùng như đoàn van vươn ở hải phòng

  10. GIATU said

    KHONG AI GIONG AI, DUONG TA TA DI, CU DAN THAN ROI SE CO KET MA

  11. duyviet2412 said

    Bản thân tôi rất trân trọng những ý kiến đóng góp, dù là ủng hộ hay phản đối bài viết của Luật gia.

    Tuy nhiên tôi muốn nhấn mạnh rằng những suy luận của chúng ta ở đây đều mới là phỏng đoán, thông qua những sự kiện xảy ra trong quá khứ và hiện tại.

    Trên con đường đi ban đầu, cỏ rác, bùn và muôn vạn hình thức cản lối trá hình nhân danh lẽ phải và danh dự, kể cả những kẻ ăn hôi cổ võ xí phần tiên phong vẫn là nhan nhản.

    Tôi chỉ muốn nói một điều rằng, mọi sự thành bại tất có nguyên nhân, cũng như tất có hệ quả của nó. Xin hãy suy xét kỹ càng và chờ đợi thời gian trả lời cho chúng ta những câu hỏi, lẽ thường sẽ không thỏa mãn tất cả chúng ta, nhưng phải dưới con mắt tinh tường một người quan sát.

    Vì một lời nói ra, tứ mã nan truy.

  12. Hoàng Thach said

    Viện toán cao cấp cũng chưa cần thiết lắm vì đã có viện toán nằm trong vien khoa hoc VN.Trong khi đó những bài toán đơn giản.bức bách trong cuộc sống ko giải dược như quy hoạch đô thị,ùn tắc giao thông,bênh viện trường học bao nhiêu vấn đề nhức nhối ko làm hoặc làm ko hiệu quả.
    Suy cho cùng chi phí xây đựng viện toán cao cấp ko là gì cả so với BONG ĐÁ ‘- Trả lương cho ộng BẦU tháng 20-30 ngàn USD,cầu thủ thì mua với giá đến 15 ty VNĐ,mà vừa qua cũng chẳng được cái “” giải dút””gì,mà có đươc cũng chả giải quyết được vấn đề gì-đất nước toàn của những kẻ HÁO DANH HÃO HUYỀN.Nếu có vô đich bóng đá ASEAN,kể cả vô địch bóng đá TG đi chăng nữa cũng để làm gì,trong khi tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng 30-40 người/ngày,ai giải quyết,ai trách nhiệm.Tôi nghĩ nếu như sô tiên thuê ông bầu va cầu thủ bóng đá nươc ngoài thì thuê 1 ông bầu nước ngoài về giao thông,y tế,giáo dục .. thì mọi viec sẽ tốt hơn nhiều…
    Trả lương cho GS NB Châu và các nhà khoa học hàng đầu VN đươc bao nhiêu ?so với ông bầu bóng đá,hay cầu thủ như Công Vinh chẳng hạn,mà lai đòi hỏi ở họ quá nhiều
    Hoàng Thạch từ London

  13. Ẩn danh said

    cho tôi một chút phản hồi về cái ông giáo sư bắt đầu hợm hĩnh và đi theo định hướng của đảng này

    bổ đề Langlands chỉ là 1 phần rất nhỏ trong hệ thống toán học
    Châu không phải là người phát minh ra nó, châu chỉ theo đuổi như một cuộc marathon nhằm chứng minh nó đúng trước khi hàng vạn nhà toán học cũng đang tham gia cuộc marathon đó và châu đã nỗ lực cán đích
    Châu thông minh, đúng nhưng công hiến suất sắc ? xin thưa là bình thường thôi, không có châu cũng có hàng vạn người rồi cũng tìm cách chứng minh bổ đề đó đúng cũng như bài toán fermat cả thế kỷ rồi cũng có người chứng minh ra .

    Châu không phải là tất cả, tượng đài thực sự phải nói đến giáo sư Hoàng Tụy người phát minh ra Tuy’s cut trong giải tích hiện đại . Châu chẳng có phát minh gì, nếu nghiêng mình kính cẩn cần phải tôn vinh Hoàng Tụy , thật tiếc thay ở vn người ta không hiểu ra điều đó mà chỉ thấy cái hư danh fields che lấp cả bầu trời .

    Châu sẽ được tôn trọng nếu châu biết dừng lại đúng lúc đừng phát ngôn nông nổi để rồi sau này sẽ ân hận với bia miệng thế gian .

    • danHN said

      Chuẩn không cần chỉnh.

    • khach said

      “cho tôi một chút phản hồi về cái ông giáo sư bắt đầu hợm hĩnh và đi theo định hướng của đảng này”

      Tôi cũng chưa thấy ông Châu bắt đầu hợm hĩnh gì cả !
      Thật vậy không thấy Châu bảo : một xã hội o phản biện là xã hội chết lâm sàng đấy sao?!
      Ông ta cũng chẳng bảo ông là to lớn vĩ đại gì cả, quý vị gán đặt cho ông Châu cho cố rồi đòi hỏi ông phải suy nghĩ cho giống mình mới thành vĩ đại thì là ở lỗi quý vị đấy chứ !

      “bổ đề Langlands chỉ là 1 phần rất nhỏ trong hệ thống toán học
      Châu không phải là người phát minh ra nó, châu chỉ theo đuổi như một cuộc marathon nhằm chứng minh nó đúng trước khi hàng vạn nhà toán học cũng đang tham gia cuộc marathon đó và châu đã nỗ lực cán đích”

      Ai không biết điều này và ông Châu có bảo ông làm ra bổ đề này đâu nhỉ ?!
      Bác nói buồn cười nhể ! dĩ nhiên rồi chạy marathon hay chạy gì đi nữa cũng sẽ có người cán đích thôi, nhưng cái hay là người nào cán đích trước thế thôi 🙂

      “Châu thông minh, đúng nhưng công hiến suất sắc ? xin thưa là bình thường thôi, không có châu cũng có hàng vạn người rồi cũng tìm cách chứng minh bổ đề đó đúng cũng như bài toán fermat cả thế kỷ rồi cũng có người chứng minh ra”

      Châu có bảo Châu vĩ đại đâu nào, người ta (mà nhiều người lắm kể cả nhiều bộ não xuất sắc, cả bác Hoàng Tụy mà bác đề cập dưới cũng bảo Châu giỏi đấy.
      Phần tôi, tôi cũng thấy Châu giỏi đấy chứ bác nhỉ :). Mình hay nhiều ngước khác làm hổng (hay chưa) được mà một người nào đó làm được thì người ta chí ít là là giỏi hơn mình trong lãnh vực đó rồi chứ còn gì là buồn bực!

      “Châu không phải là tất cả, tượng đài thực sự phải nói đến giáo sư Hoàng Tụy người phát minh ra Tuy’s cut trong giải tích hiện đại . Châu chẳng có phát minh gì, nếu nghiêng mình kính cẩn cần phải tôn vinh Hoàng Tụy , thật tiếc thay ở vn người ta không hiểu ra điều đó mà chỉ thấy cái hư danh fields che lấp cả bầu trời ”

      Có ai nói (mà Châu cũng đâu nói) là Châu là tất cả đâu !!! có bác bảo thế rồi lại bỏ chữ vào miệng người khác rồi lên án người ta thôi !

      “Châu sẽ được tôn trọng nếu châu biết dừng lại đúng lúc đừng phát ngôn nông nổi để rồi sau này sẽ ân hận với bia miệng thế gian”

      Tôi thấy Châu cũng như bác có quyền nói lên suy nghĩ của mình thôi, sao bác lại cấm người ta nhỉ . Mà bác có thấu hiểu hết những điều Châu nói không nhỉ ?!

      Tôi chỉ có lời này cùng bác nè : bác chẳng tranh luận chi hết chỉ bôi bác cá nhân thôi mà bôi bác cũng chẳng đúng chi cả !
      Buồn có cái kiểu phản biện này lắm !

      • người phản biện trung thực said

        anh nên đọc bài này của gs huệ chi đăng trên bbc để hiểu vì sao người ta bắt đầu không còn hâm mộ châu nữa, cái gì đúng nói đúng cái gì sai nói sai, không ai ganh ghét gì châu cả . Anh đừng nên suy bụng ta ra bụng người hoặc quá cố chấp trong phản biện .
        Châu đã tự mâu thuẩn, tự nửa vời và bắt đầu dần theo cái định hướng xhcn lề trái lề phải mà ngày trước hình như anh ta có viết bài chê bai mà tôi biết có rất nhiều người đọc .

        http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/01/120123_vn_intelligentsia_huechi.shtml

        • khach said

          Tưởng không nên tranh cãi cá nhân không cần thiết nhưng xin viết vài điều nhé :

          “anh nên đọc bài này của gs huệ chi đăng trên bbc để hiểu vì sao người ta bắt đầu không còn hâm mộ châu nữa”

          Chuyện Châu phát biểu thì cứ đọc và suy nghĩ , chổ nào Châu viết trái thì gióp ý, chổ nào đúng thì nhìn nhận chứ. Chúng ta cũng biết suy nghĩ chứ tại sao phải theo ý người này người nọ hè !

          “cái gì đúng nói đúng cái gì sai nói sai, không ai ganh ghét gì châu cả”

          Nếu được thế này thì tốt quá ! viết được thế này mà có thực hành được đâu nào!

          Châu nó nói chưa đúng chổ nào thì ý kiến chổ đó chứ đem chuyện cái giải Fields , cái bổ đề ra rồi bảo anh ta nghĩ mình là này nọ … nó có ăn nhập gì câu anh ta nói đâu nhỉ ?! : thế mà nói “cái đúng nói đúng cái sai nói sai” là răng nhỉ , nghe ngộ chưa ?!

          “Anh đừng nên suy bụng ta ra bụng người hoặc quá cố chấp trong phản biện”

          Cái kiểu phản biện như thế mới là cố chấp, mới tào lao, mới tầm phào đấy chứ !

          “Châu đã tự mâu thuẩn, tự nửa vời và bắt đầu dần theo cái định hướng xhcn lề trái lề phải mà ngày trước hình như anh ta có viết bài chê bai mà tôi biết có rất nhiều người đọc”

          Anh tự mâu thuẩn thì chỉ ra anh tự mẫu thuẩn mà tranh luận, chí ít cũng như GS Chi hay Bác Phạm Toàn có hơn không nào, chứ viết tầm phào đánh cá nhân nhau để làm gì hè. Phản biện mà thế đó hả !

          Anh cần nhớ rằng con người có ai mà hoàn hảo hè, tranh luận thì đi vào chi tiết người ta nói gì chưa hợp lý chổ nào nhé , chứ không có nghĩa anh nói chưa hợp lý một luận điểm nào (vì một lý do gì đó) là mang anh ra mạ lỵ theo kiểu như bài của ông bạn bên trên!

  14. […] VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆN TOÁN CAO CẤP VÀ GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU […]

  15. Nhân kỷ niệm 30 năm Viện Công nghệ Thông tin (1976-2006), xin gửi các anh, các chị đã và đang công tác ở Viện video clip ghi ngày kỷ niệm 27-12-2006 cùng một số ảnh do các anh Vũ Duy Mẫn, Nguyễn Chí Công, Đặng Hưng và Hồ Tú Bảo cung cấp.

    NHỚ MỘT NGƯỜI BẠN LỚN CỦA VIỆT NAM

    boxitvn 20/04/2010

    […]

    http://boxitvn.wordpress.com/2010/04/20/nh%E1%BB%9B-m%E1%BB%99t-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BA%A1n-l%E1%BB%9Bn-c%E1%BB%A7a-vi%E1%BB%87t-nam/

  16. dân nghèo said

    Nhớ câu ” cả nước ăn khoai, ăn mỳ. Mày lên vũ trụ làm gì hả Tuân” mà cười buồn về bệnh hoang tưởng, thích oai của chế độ (của đảng) ta thời ấy. Lại còn đem theo bèo hoa dâu lên vũ trụ để thí nghiệm. Ha ha!

    Bây giờ lại xây viện toán cao cấp với kinh phí 650 tỷ đồng. Mục đích gì đây? Hay là vì tầm nhìn tới 2020, toàn bộ Ban chấp hành TƯ đảng có bằng tiến sĩ toán học. Đặc biệt BCT có 14 giả Nobel.

    Chết cười!

    Chưa biết dân chủ là gì
    Mày xây viên Toán làm gì hả Châu?

    Ha ha….!


  17. BẤM VÀO XEM CHI TIẾT NHÂN BÀN về VIỆN TOÁN CAO CẤP THỬ LƯỚT QUA những Trải nghiệm đau buồn trong VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VIỆT NAM

    Thật sự đã có một “bô xít Tây Nguyên” từng tàn phá Khát vọng và Tiềm năng thật sự trong suốt
    30 năm qua của Nền Công nghệ Thông Tin Việt Nam

    Trong rất nhiều năm, Lý trí của xã hội dường như ngủ yên, xã hội bị cuốn đi bởi ma lực của lợi quyền hoặc bởi khát vọng nông cạn, tình trạng đó có trách nhiệm lớn của giới Trí thức.
    (Hà Sĩ Phu)

    Vì « Tầm nhìn hạn hẹp và lợi ích nhóm đã mang tất cả di sản của phòng thí nghiệm vi tính bán cho đồng nát. Thời đó, miếng cơm manh áo quá lớn nên che hết cả tầm nhìn cho tương lai. »

    …cộng thêm những lũ lãnh đạo chóp bu thiển cận và tính toán cá nhân của người trách nhiệm Viện CNTT …

    Không bao giờ bắt nhịp được nữa khi thuở ban đầu ít cạnh tranh lại có những tầm nhìn xa thấy rộng như hai Anh Alain Teissonnière và Trương Trọng Thi và đội ngũ trẻ nhiệt tình lý tưởng của Thập niên 70 và 80 tại Hà Nội … Âu le Temps des cérises đã trôi qua qua rồi không bao giờ trở lại …. !!!

    Gần 500.000 sinh viên du học từ năm 1986 Mở cửa chỉ mới vài trăm sinh viên về trình diện

    Bài báo nhan đề «Khi nẻo về.. .. còn xa.. ..» . Du học sinh VN ra hải ngoại có bao nhiêu người đã về nước ? Có bao nhiêu xù nợ quịt nơ lừa nợ Học bổng Quốc gia LẠC LỐI VỀ ???

  18. Ẩn danh said

    Viện toán và sự ầm ĩ của nó kể từ ngày GS Ngô Bảo Châu được giải Fields, theo tôi có lẽ chỉ xảy ra ở Việt nam mà thôi. Với thể chế chính trị này, tất cả đều phục vụ mục đích chính trị của đảng cs mà thôi. Có đầu tư bao nhiêu đi nữa cho viện toán, Việt nam cũng không thể trở thành một cường quốc toán học được. GS NGô Bảo Châu có tài, nhưng có lẽ ở nước ngoài quá lâu, không am hiểu cơ chế đối với khoa học của đất nước này.

  19. said

    Ở ẤN ĐỘ khi chế tạo tên lửa có tầm bắn hàng ngàn cây số ,các nhà khoa học của 18 trường đại học đã tham gia chương trình này,để tìm ra các thông số kỹ thuật ,như lực đẩy ,chế độ bay ,độ chính sác,muấn tìm ra các ẩn số đó phải có các phương trình toán học rất phức tạp .Viện toán học cao cấp ẤN ĐỘ được giao nhiệm vụ.
    Viện toán cao cấp Việt nam hãy gải bài toán các vụ cháy ô tô ,xe máy vừa qua vậy ,xem nguyên nhân từ đâu

    • Lãng tử said

      23 vụ +3 vụ nữa là 26 vụ. Để có 26 vụ cháy thì nguyên nhân là vụ đầu tiên. Hihi.

    • Dânđen said

      Các nhà phân tích của ta bước đầu đã tìm ra nguyên nhân của các vụ cháy xe là do lửa còn bước kế tiếp …quyết liệt điều tra ,cứ từ từ,,,

  20. Ẩn danh said

    tinkinhte
    on 25/01/2012 lúc 14:25 said:
    He he, bác bi quan quá rồi đó nhé.
    Chả lẽ ngần đấy tiền, lại được toàn
    quyền mà GS Châu không chọn ra
    được 60 -100 trong cả chục ngàn
    người để đầu tư. Chả lẽ sau 5-10 năm
    nữa, những người được đầu tư lại
    không làm việc cho Mẽo, Tây Âu.
    Trình như vậy, chả lẽ lại không có
    mức thu nhập 80-120 ngàn $/năm….
    ———————-
    GS Ngô Bảo Châu tiết lộ “bí mật” của
    Viện Toán cao cấp
    (GDVN) – Về nước 1 tuần, GS Ngô Bảo
    Châu liền bắt tay vào công việc tại Viện
    Toán cao cấp. Trong ngày ra mắt Viện
    toán, GS Châu chia sẻ nhiều điều thú vị ở Viện.

    ……GS Châu thẳng thắn nhìn nhận,
    hiện nay tỷ lệ giảng viên toán có trình độ tiến sỹ chỉ là một con số rất nhỏ, quan trọng hơn tỷ lệ giảng viên toán có các công trình nghiên cứu khoa học theo chuẩn quốc tế nào đó lại là một con số vô cùng nhỏ (………….) vào dịp hè năm trước dư luận còn xôn xao về thành tích không tốt của đội tuyển Olympic toán học Việt Nam: “Thực ra, con số đáng lo ngại hơn nhiều vấn đề đó là điểm chuẩn đầu vào của khoa toán, các ngành khoa học cơ bản rất thấp. Con số đáng buồn này phần nào làm lu mờ đi tương lai của nền toán học Việt Nam” GS Châu cho biết.( hết trích dẫn )
    Về thực trạng của ngàng giáo dục, bác cũng có thể tìm hiểu thêm trên mạng hoặc các nhà giáo dục kỳ cựu tại VN.
    Với một con bệnh đã thâm căn mà bác đòi NBC trị hết bệnh chỉ trong vòng 5-10 năm thì bác có vẽ hơi ép NBC rồi đó.
    Tất nhiên đứng trước con bệnh ngặt nghèo, người bác sĩ phải có những lời nói dối dễ thương với người nhà của bệnh nhân.

  21. Tran Hoai Nam said

    che do^. do.c tai thuong cho ra ca’c san pham di thuong

  22. Let It Be said

    Tớ nghĩ mấy cha rảnh chuyện thật, cái gì cũng “phản biện” được tuốt. Hay là để được công nhận là “trí thức” theo lý luận của mấy cụ đâu đó khẳng định như đinh đóng cột rằng “trí thức là phải phản biện”?

    Riêng ông tác giả của bài báo này đặt vấn đề theo tớ là cực kỳ vớ vẩn. Ông bảo viện toán cao cấp chỉ hợp ở các nước Mỹ, Pháp, … còn Việt Nam thì không hợp. Đúng là nói như một tác giả nào đấy thì đó chính là sự hạ thấp chính mình vì sự mặc cảm của một công dân ở một đất nước nhược tiểu. Nếu không có những ước mơ được bay như anh em nhà Wright thì làm sao hôm nay ông tác giả này có thể chu du từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc?

    Tớ phải bật cưới vì nghĩ rằng ông tác giả này sinh thời cũng anh em nhà Wright thì chắc ông cũng có một bài phản biện ra trò với anh em nhà Wright về ý tưởng được bay lên bầu trời. Không chừng còn gọi anh em nhà Wright là 2 thằng khùng nữa đấy!

    • Trần Đình Thu said

      Thưa ông Let It Be. Ông có thể cho biết anh em nhà Wright là người nước nào vậy ông? Họ bay vào lúc nào? Xin ông nói rõ hơn.

      • hoangcon said

        một vài thông tin về chuyến bay của 2 anh em nhà Wright ( Orville Wright và Willbus Wright ) :
        -chuyến bay vào ngày 17/12/1903,
        -máy bay sải cánh dài 12,3 m, nặng 274 kg, cánh quạt bằng gỗ, khởi động bằng cách lấy tay quay,
        -động cơ máy bay có công suât 12 ngựa (hp), nặng khoảng 84 kg
        -máy bay bay được chiểu dài 36,6 m trong thời gian 12 s, tốc độ là 10,9 km/g
        Hơn 100 năm sau, máy bay ngày nay thế nào, các bạn đã biết cả !

        • Trần Đình Thu said

          Bạn Hoàng Con không hiểu ý tôi. Ý tôi muốn nói với bác Let It Be rằng 2 anh em nhà họ là người Mỹ ấy mà. Chỉ có nước Mỹ mới có thể có người khai sinh ra ngành hàng không. Không thể là một nước Lào, Campuchia hay Việt Nam có thể có 2 anh em như nhà Wright

          • Người ngoại ô said

            Những người làm toán ở Việt Nam cách đây chỉ 15 năm, trong giấc mơ thôi cũng không bao giờ dám nghĩ răng sẽ có thằng annamit, mũi tẹt da vàng, mà dành được giải thưởng Fields. Chả thế mà cụ Hoàng Tụy nói sự may mắn chỉ mỉm cười với dân tộc Việt Nam hàng trăm năm mới có một lần.

      • Let It Be said

        Câu hỏi của ông đã có Hoangcon trả lời hoặc phiền ông nhờ anh Google vậy. Mà chính xác thì câu hỏi của ông cũng mang tinh thần của một kẻ nhược tiểu. Có thể nói là tinh thần nhược tiểu nó đã thành căn bệnh thâm căn cố đề, thế nên ông mới khẳng định “chỉ có nước Mỹ mới có thể khai sinh ra ngành hàng không”! (Nhớ vào google mà tìm hiểu thêm về lịch sữ hàng không nhé!)

        Tớ nghĩ nếu NBC cũng có tinh thần nhược tiểu như ông thì làm sao NBC có được một giải Nobel toán học? Có lẽ lúc đó với tinh thần nhược tiểu thâm căn cố đế thì ông mới phán rằng, “bổ đề langlands cũng nên được giải quyết bởi người Mỹ”??????

        Ngoài đời tôi đoán ông là người không thành công trông cuộc sống vì với một tinh thần nhược tiểu thường trực thì con người làm gì có ước mơ, hoài bảo và sự nổ lực phấn đấu để đạt được thành công?

        • Kido said

          “Ngoài đời tôi đoán ông là người không thành công trông cuộc sống vì với một tinh thần nhược tiểu thường trực…”. Sai rồi, ông Thu này chẳng có “tinh thần nhươc tiểu ” tý nào, ngược lại là khác, bằng cớ ông chẳng qua cái trường Luật nào, chức “luật sư” với “luật gia” chỉ là do ông tự phong thôi. Vậy sao bảo ông có tính thần nhược tiểu?

    • Nguyễn Đăng Thiên said

      “Nếu không có những ước mơ được bay như anh em nhà Wright thì làm sao hôm nay ông tác giả này có thể chu du từ Đông sang Tây, từ Nam chí Bắc?” hết trích.
      Chẳng ai cấm ông mơ cả, ông mơ ngủ ạ. nhưng ông làm cài gì cũng thiết thực một tí cho dân chúng tôi được nhờ. Việt Nam cũng có người chế tạo máy bay rồi đấy, nhưng mà đảng đéo cấp giấy phép cho bay, nên máy bay của mấy ông ở Tây Ninh giờ phải đắp chiếu. Ông đang sống ở đất nước này, hãy hiện thực một tí đi, đừng mơ ngủ là mình đang ở Mỹ nữa.

      • Let it be said

        Bố (láo) Nguyễn Đăng Thiên giải thích cho tớ hiểu thế nào là “thiết thực” cái coi nào? Thành lập viện toán cao cấp theo bố là không thiết thực? Thế bố lý giải vì sao không thiết thực cho tớ nghe đi? Đừng có đem mấy cái chuyện cơm áo, gạo tiền của cuộc sống hàng ngày vào để so với các vẫn đề học thuật rồi bảo là không thiết thực. Lý luận thế thì bố đang mơ ngủ chứ bố còn nói ai?

        Nói thật là tớ cũng vô cùng bức xúc với các vấn đề xã hội hiện nay như các bố. Nhưng không phải vì thế mà cái gì các bố cũng phản biện một cách cực đoan được. Cái viện toán cao cấp nó mới thành lập, ít nhất cũng đợi nó một thời gian rồi lúc đó các bố phản đối/ủng hộ thì tùy. Chứ chưa biết nó như thế nào, kết quả ra sao mà các bố cứ nhân tiện đá[…]

        • Trần Đình Thu said

          Đây mời Let It Be xem thông tin nầy:

          “GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội cũng cho biết, thực tế mô hình Viện nghiên cứu cao cấp về toán đã hoạt động nhiều năm nay ở một số nước phát triển…”

          ““Tuy vậy, việc thành lập Viện nghiên cứu toán học cao cấp ở Việt Nam, ở một nước đang phát triển, với trình độ phát triển kinh tế xã hội tương đối thấp, đó là một hiện tượng hiếm hoi… ”

          http://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/gs-ngo-bao-chau-tiet-lo-bi-mat-cua-vien-toan-cao-cap/98595.gd

          Nói rõ hơn trong số các nước sàn sàn không có ai lập viện loại này. Ngay cả các nước đàn anh chúng ta như Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore đều không có.

          Nói thế để bác Let It Be tự ngẫm lấy thôi. Chống lại tinh thần nhược tiểu phải chăng là “lấy thúng úp voi”?

          • A3S's fan said

            bác Thu oi,
            tôi rât kính trọng bác, và cũng hay đọc các bài viết của bác…
            chỉ xin mạn phép : sao bác lại gọi ngay cả các nước ĐÀN ANH chúng ta như Thai la,…
            bác vỗi quá, có thê bức xúc nữa, họ có thê vượt trội hơn ta nhiều mặt vẻ trình độ phát triển, vè quản lý xã hội…nhưng gọi là đán anh, thì …mong bác xem lại hộ nhé !
            cảm ơn Bác, chúc bác mạnh giỏi năm con rồng.

    • Nguyễn Đăng Thiên said

      Tôi rất trân trọng tâm nguyện của GS NBC hay của ai đó là xây dựng Việt Nam thành nước phát triển mạnh về toán học. Tôi chưa nói đến phần trăm, phần nghìn, thành công hay thất bại của việc thành lập Viện toán học cao cấp, nhưng tôi không ủng hộ việc thành lập Viện toán học này vì: Chúng ta đã có một Viện toán học Việt Nam đang hoạt động với các giáo sư nổi tiếng đã từng làm việc ở đây như giáo sư Hoàng Tụy …. vậy tại sao không cho mở rộng chức năng, nhiệm vụ và phát triển viện này mà lại phải đi xây mới một viện khác cho tốn kém? Đất nước chúng ta còn nghèo, mỗi đồng ODA chúng ta đi vay về để phát triển kinh tế, chúng ta phải có trách nhiệm và có liêm sỉ trước nhân dân để khi sử dụng những đồng tiền đi vay này có hiệu quả nhất, khi nào chúng ta giàu có rồi thì muốn xây dựng viện gì thì xây. Đừng háo danh tinh thần ” nhược tiểu, nhược đại” gì đó mà nhắm mắt làm bừa, ăn nói hàm hồ, chuyện cơm áo gạo tiền ư? không có thực thì không vực được đạo đâu. Nếu có tham vọng lớn thì xây mẹ nó cái Viện nghiên cứu vũ trụ không gian đi, năm 2020 tiến lên Công nghiệp hóa rồi biết đâu lại có con tàu vũ trụ bay vào không gian chứ chả chơi. Mấy chục năm nay phấn đấu è cổ ra mới có 1200USD xách dép cho Thái Lan chẳng xong chứ ra đấy mà so sánh. Chúc năm mới khỏe nhé “Let it be” bình tĩnh suy nghĩ chứ đừng leo dây điện nữa.

  23. Lãng tử said

    Thôi thì kết một câu: Nghèo mà đòi xài sang.

  24. Thị Dân said

    Dù Ngô Bảo Châu có được giải Nobel đi chăng nữa thì đất nước ta cũng chẳng hơn gì. Đất nước chưa cần đến ông này, mà cần đến những nhà khoa học như các GS ngành Y, ngành Dược, ngành kinh tế, ngành Vật lý, ngành Hoá Sinh, ngành Nông nghiệp… Đó là những ngành đang trực tiếp thúc đẩy kinh tế của ta đi lên, cũng từ đó mà văn hoá, xã hội đi lên. Viện Toán mà làm gì, chỉ tiêu tốn tiền của, nhân lực, trí lực của dân tộc mà thôi, bởi đang nghèo rớt mồng tơi, vừa nghèo vừa hèn, thì hãy lo cái tiền đồ trước mắt đi đã để mà tiến lên bắt kịp người ta. Hãy đầu tư vào những nghiên cứu ứng dụng về khoa học công nghệ để phát triển kinh tế, giáo dục, đừng lãng phí nó vào những cái nghiên cứu cao siêu. Đừng giữ thói học đòi làm sang của trưởng giả khi ta chưa phải là phú ông, đừng đòi bay bổng khi ta còn chưa “vỡ bụng cứt” ! Đừng mơ lên tàu vũ trụ làm gì khi ta vẫn “chân dép lốp” !
    Cần phải cắt bớt đi ít nhất 40% chương trình Toán học của phổ thông vì nó vô bổ, cao siêu, không thiết thực, chỉ tổ làm nặng đầu học sinh mà thôi. Mà nặng đầu trẻ thì chỉ làm chúng thêm tâm thần, mất thì giờ để học những cái kiến thức và kỹ năng thiết thực phục vụ trực tiếp cho bản thân và mọi người. Giảm 40% cũng là giảm được số GV kha khá, lấy kinh phúi đó mà tăng lương cho GV để học dạy cho tử tế, chu đáo…
    Hãy vứt bỏ cái Viện toán cao cấp ấy ngay đi và khuyên ông Ngô Bảo Châu hãy ra nước ngoài dạy học để bớt gánh nặng cho kinh tế VN !

  25. […] Ngô Bảo Châu Posted on 24/01/2012 by bahaidao  Luật gia Trần Đình Thu Posted by Basamnews on 24/01/2012 Đôi lời: Vụ này hồi mới nghe đã thấy tức cười, muốn bình mà […]

  26. Ẩn danh said

    663. VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆN TOÁN CAO CẤP
    VÀ GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU
    Đôi lời: Vụ này hồi mới nghe đã thấy tức cười, muốn bình mà giờ có người nói hộ rồi, tuy mới là khía cạnh khoa học, giáo dục.
    Còn … chính trị? Thôi thì đây cũng là rơi rớt cái căn bệnh của hệ thống XHCN, luôn muốn kiếm những thứ “đỉnh cao” để chứng tỏ chế độ mình là “đỉnh cao nhân loại”, ưu việt hơn tụi “giãy chết”…

    tinkinhte on 25/01/2012 lúc 02:12 said:
    Tôi có suy nghĩ theo hướng tích cực khi
    nhà nước đầu tư hơn 600 tỉ đồng cho
    Viện toán cao cấp và giao toàn quyền
    cho GS NBC quyết định theo những lẽ sau
    đây:
    1. Tôi cho rằng với vị thế của VN hiên
    nay (so với thế giới) thì việc đầu tư…..
    ……………..
    4. Hơn 600 tỉ đầu tư cho Viện toán cao
    cấp chắc chắn là không thể mất trắng.
    Tuy không kỳ vọng nhiều nhưng tôi tin
    rằng sau 5-10 năm nữa với “cú hích”
    đầu tư này thì riêng ngành toán Việt
    Nam hoàn toàn có khả năng cung cấp
    cho thế giới 60-100 nhà khoa học có
    mức thu nhập từ 80-120 ngàn USD/năm.
    Suất đầu tư này ( 6- 10 tỷ VND cho 1 nhà
    khoa học) nhiều người có thể cho là đắt
    ( vâng tất nhiên là đắt rồi), nhưng xét
    rộng ra, nếu các ngành khoa học công
    nghệ khác của Việt Nam mà tranh thủ
    được “cú hích” này để phát triển thì việc
    VN cung cấp cho thế giới 20.000 nhà
    khoa học thực thụ ( lưu ý không phải
    20,000 ngàn tiến sĩ của cái chiến lược
    hay kế hoạch khỉ gió gì đâu nhé) có mức
    thu nhập từ 50-100 ngàn USD là trong
    tầm tay. Tất nhiên lúc đó suất đầu tư cho
    một nhà khoa học cũng sẽ phải giảm đi
    nhiều.
    Tóm lại, “guồng máy” mới đã khởi động,
    vấn đề chính bây giờ là làm sao để…..

    ——————–
    Nghe bác này nói lại nhớ đến đại ca chém gió đã từng kêu gọi giới đầu tư hãy mua chứng khoán năm nào khiến nhiều người khóc dở mếu dở. Đã vậy đại ca “còn đếm cua trong lổ” nào là năm này thu nhập bình quân của VN sẽ là…, năm kia sẽ đạt được là…, năm kìa sẽ là….!!! Bác cứ tưởng đào tạo ra một nhà khoa học dễ như lấy đồ trong túi? Cứ hỏi NBC xem nơi anh ta được đào tạo đã đào tạo ra được bao nhiêu nhà khoa học cho thế giới? Nếu dễ dàng như bác nói thì VN đâu đến nỗi này. Bác nói: “tôi tin
    rằng sau 5-10 năm nữa với “cú hích”
    đầu tư này thì riêng ngành toán Việt
    Nam hoàn toàn có khả năng cung cấp
    cho thế giới 60-100 nhà khoa học có
    mức thu nhập từ 80-120 ngàn USD/năm”. Thú thật, không phải là bi quan, nhưng có lẽ cũng không có ai dám lạc quan như bác. Chỉ với 5-10 năm, VN cung cấp cho thế giới 60-100 nhà khoa học?!!! Ngay cả các GS nơi đã đào tạo NBC cũng chưa chắc dám nói điều này nếu đưa các vị ấy về dạy tại Viện Toán học cao cấp của VN.

    • tinkinhte said

      He he, bác bi quan quá rồi đó nhé. Chả lẽ ngần đấy tiền, lại được toàn quyền mà GS Châu không chọn ra được 60 -100 trong cả chục ngàn người để đầu tư. Chả lẽ sau 5-10 năm nữa, những người được đầu tư lại không làm việc cho Mẽo, Tây Âu. Trình như vậy, chả lẽ lại không có mức thu nhập 80-120 ngàn $/năm.
      Đến 2020 thay vì đầu tư để có 20.000 tiến sĩ làm quan ở Việt Nam ta đầu tư để có 20,000 nhà khoa học thực thụ làm việc ở Mỹ, Tây Âu không hơn à (chả lẽ các bác lại muốn đầu tư tiếp cho VINASHIN, bauxite,…) ? Chả lẽ cả 20,000 người này lại “ăn không” khoản đầu tư của đồng bào họ à? Cứ đà như thế mà đầu tư thì dăm chục năm nữa có cả trăm ngàn người Việt có trình cao làm việc ở nước ngoài VN lo gì mất nước, lo gì không có dân chủ, lo gì không phát triển, lo gì không có vị thế trên thế giới.
      Em ủng hộ những ý kiến tranh luận thẳng thắn, cảnh báo GS Châu dù đúng sai hay sai. Nhưng em chúa ghét những tranh luận bới móc, xảo ngôn, xúc phạm cá nhân.
      Do đó em nói rằng cần có quan điểm tích cực. Đừng vì mất niềm tin vào chế độ hiện thời mà đánh mất luôn niềm tin vào tương lai dân tộc. Một cơ hội nếu có lợi cho dân tộc thì dù nhỏ nhất cũng phải hy vọng, tin tưởng và cố gắng hành động cho nó thành hiện thực, như thế chẳng hơn ư?

  27. Hà Củ Chi said

    600 tỷ nghe nhiều, nhưng thực ra rât đáng để chi tiêu, vì :
    -Đánh bóng cho chế độ. Trước giờ toàn nghe phê bình lãnh đạo dốt, tham nhũng , nay cho thấy lãnh đạo cung có tầm nhìn, mạnh dạn đầu tư cho khoa học , kỷ thuật [ có tâm, có tầm ây mà ]
    -Chứng t̉ỏ chính phủ đãi ngộ trí thức , [ tổ cha đứa nào nói Đảng coi trí thức như cục phân ] .Rồi ta sẽ thấy nươm nượp các giáo sư hải ngọai đi đi , về về ( miễn có tiền trả lương cao là được )
    -Còn đứng hạng 40 về toán trên thế giới , 70 % trình độ tiến sỹ đến năm 2020 ( khoa học giã tưỡng ) có đạt được hay không thì bất quá như lúc thành lập Vinasin quyết vươn ra biển lớn , không vươn được thì tái cơ cấu , có chết quan nào
    -Chỉ tội giáo sư NBChâu chỉ là cái bình phong , giao sư dầu giỏi toán , nhưng đâu biết bài toán phức tạp hậu truờng Đảng đã giãi xong , kể cả kế hoạch quyết liệt tái cơ cấu viện toán sau này Đảng cũng tính rồi . hà . hà ..

    • mai said

      Có một nghịch lý đáng lạ thế này:

      Anh lớp 3 lấy tiền đóng thuế của dân ném cho anh giáo sư toán, anh đi buôn dùnbg tiền lừa đưuọc làm nhà cho anh giáo sư toán. Vậy là nhà khoa học lại sống, ở và làm việc trên đống tiền lừa đảo của mấy anh ít học. hô hô hô.
      Vậy thì chứng tỏ anh giáo sư không có tư duy minh triềt.
      vậy thì sẽ có ngu7òi cố gắng học để được hưởng lợi của những kẻ vô học.
      qua vũ viện toán chứng tỏ chính phủ của thủ tướng tiêu tiền vô tội vạ, mang 600 tỷ của dân cho một anh không biết dùng tiền đẻ ra tiền. cách quản lý kinh tế này thì nguy cho xã tắc tổ tông và nguy cho tu7ong lai của dân tộc

  28. Ông Ngô Bảo Châu đã lập Viện toán cao cấp đè lên Viện toán thường. Đề nghị Ông Đặng Thái Sơn lập một Nhạc Viện cao cấp để lấn át Nhạc Viện, Tiếc rằng trước đây ông Tôn Thất Tùng đã không được lập Bệnh Viện cao cấp ở Việt nam. Nếu không bệnh nhân Việt nam đã được thành bệnh nhân tiên tiến của thế giới.

  29. Vậy cút […]

  30. Trần Quốc said

    Bận,chưa tìm lại được bài phỏng vấn NBC của giáo sư toán người Mỹ>Khi ông này đặt ra những vấn đề cần trao đổi về phát triển, đào tạo toán học cao cấp ở VN và việc TQ chú trọng phát triển toán mô phỏng ứng dụng thì cảm thấy rõ rệt NBC lúng túng đến lạc đề.Mong ai đó đã đọc, tìm lại hộ. Bài này diễn ra sau khi NBC được Fields.

    Ông anh họ tôi, giáo sư toán tại một trường ĐH có tiếng ở Mỹ,có lần nói cho tôi rõ thêm: toán học có chỗ thuần lý thuyết, nó chỉ như một trò chơi cho một số người, gần như không thể ứng dụng, tỉ như mấy bài toán thiên niên kỷ; toán học cao cấp cứ nên để ‘bọn’ Tây ‘nó’ làm; ngay Tây về cơ bản chú trọng toán thực tế cần cho khoa học công nghệ, kỹ thuật, nhất là toán kinh tế, nước mình không nên ‘chơi’sang tốn kém chẳng đâu vào đâu.

    Cả đời làm việc trong n/c KHKT, tôi vẫn nghiêng về KH ứng dụng, thiết thực!

    BS: Và VN cũng rất cần, nhưng không “thèm”, nên nông dẫn giờ vẫn cảnh “con trâu đi trước …”

  31. : Viện nghiên cứu cao cấp về toán của Việt Nam mà GS NBC là GĐ khoa học ra đời theo khuôn mẫu Hoa Kỳ : Viện nghiên cứu cao cấp Princetone ( Institute for Advanced Study) là một trung tâm nghiên cứu lý thuyết cao cấp có trụ sở tại Princeton, New Jersey. Được thành lập năm 1930, IAS được biết tới như là viện nghiên cứu lý thuyết nổi tiếng thế giới, tuy chỉ có 27 thành viên thường trực chính thức, IAS thường mời các nhà khoa học nổi tiếng tới làm việc trong thời hạn vài tháng hoặc vài năm, hiện nay trung bình có khoảng 190 thành viên được IAS lựa chọn mỗi năm. Viện NC toán cao cấp của GS NBC cũng hoạt động theo kiểu mời có thời vụ các nhà toán học nổi tiếng thế giới như vậy. Hiện nay Viện đang có chương trình làm việc về toán ứng dụng kết hợp giữa thống kê với khoa học máy tính xử lý khối lượng dữ liệu rất lớn bằng phương pháp học, rồi tiếp đó là chương trình toán cơ bản về lý thuyết số…vân vân. Vậy thì dù đã có Viện toán thuộc UBKHNN mà hiện nay bị các nhà khoa học “vỉa hè” giễu thành ” Viện toan sơ cấp” , nay có thêm Viện nghiên cứu cao cấp về Toán thì cũng rất tốt chứ sao ? Tôi thấy trước khi nhận xét về Viện này của GS NBC, chúng ta nên tìm hiêu kỹ nó, đừng vội mang chuyện “dép lốp lên tàu vũ trụ” mà xóa nhòa những cố gắng vươn lên tầm hiện đại của các nhà khoa học Việt Nam.Xưa nay các cụ ta thường nói :’ Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”. Số tiền 650 tỉ nếu có đổ vào nghiên cứu toán cao cấp lại chẳng hơn đổ vào cả trăm cái lễl hội phù phiếm, vô bổ trên đất nước ta sao ? Chẳng hạn như 1000 năm Thăng Long để lại cái gì ???

    • Nguyễn said

      Bác Nhật Tuấn đừng đánh tráo khái niệm. Cái nào ra cái đó. Không phải vì để lãng phí vào chuyện nọ mà ta đem đầu tư một cách không tính toán vào chuyện kia. Chi phí lễ hội là chi phí lễ hội, chi phí giáo dục là chi phí giáo dục.

      • Trần Đình Thu said

        Cái lãng phí còn nằm ở chỗ, đã có Viện toán học Việt Nam hoạt động mấy chục năm nay với bao thế hệ các nhà toán học nổi tiếng của Việt Nam từng làm việc trong đó có một vị xuất chúng là Giáo sư Hoàng Tụy, nay mở thêm một viện mới nữa. Tại sao không giao cho Viện toán học VN mở rộng chức năng nhiệm vụ?

        • Thúy Hoa said

          “Tại sao không giao cho Viện toán học VN mở rộng chức năng nhiệm vụ?” Cái Viện toán học Việt Nam kia liệu có ai đủ uy tín và quan hệ quốc tế như GS NgÔ Bảo Châu để mà mời được các nhà toán học hàng đầu thế giới tới VN làm việc . Sao ông thù ghết “tài năng thứ thiệt” vậy hả ông “luật gia” không bằng cấp ?

        • Nguyễn Đăng Thiên said

          Tôi hoàn toàn đống ý với ý kiến “Tại sao không giao cho Viện toán học VN mở rộng chức năng nhiệm vụ?”, uy tín cái gì? nước ta có cái gì mà uy tín? Nước ta còn nghèo, cái gì cần thiết thì đầu tư trước, cái nào chưa cần thiết thì đầu tư sau, khi nào giàu có rồi thì muốn làm gì thì làm. Xin các vị đừng tiêu tiền thuế của dân như tiền chùa nữa.

        • Người ngoại ô said

          Tôi rất kính trọng cụ Hoàng Tụy.
          Nhưng xin hỏi bác Thu là bác có biết chắc vị trí của cụ Tụy trong giới toán học quốc tế ở chỗ nào không?
          Theo thiển nghĩ của tôi, nhiều vị đang lấn sang lĩnh vực không phải sở trường của mình.

          • Nguyễn Đăng Thiên said

            GS Hoàng Tụy vị trí nào trên thế giới hả? Mới nhận giải thưởng “Constantin Caratheodory Prize” mệnh danh là cha đẻ của toán học Tối ưu toàn cục. đủ uy tín không “ngoại ô”?

  32. Ẩn danh said

    Giáo chức về hưu

    Tôi tán thành bài viết của LS Trần đình Thu .
    Bao giờ Gs Châu đoạt giải Nobel Toán học , tôi mới tin tưởng . Giải Fields tôi không quen nghe .

    • Dong said

      Ông Nobel không trao giải Toán, ông ấy biết nó ít mang đến những thành tựu có tính thực tiễn cho nhân loại.

  33. kendu said

    Tui chỉ mong gs Châu sử dụng đồng tiền của dân đen tụi tui cho hợp lý, chứ đừng nghĩ đây là tiền của anh Nhân phong trào. Sau này nghe dân chửi đừng trách.

  34. Mấy cái Ông giáo dục này không tin được đâu

    Phần 43:Sau Giám đốc Sở giáo dục đào tạo Hà Nội – Ông Nguyễn Hữu Độ anh Minh sẽ viết Đơn tố cáo Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh- Ông Nguyễn Đắc Vinh???Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Cường đang được Ban bí thư Trung ương Đoàn bao che??? Ban chuyên án sẽ mời Thành ủy viên, Đại biểu HĐND, Giám đốc Sở giáo dục Hà Nội lên để hợp tác điều tra ???

    http://luatsuvidan10.wordpress.com/2012/01/22/ph%E1%BA%A7n-43sau-giam-d%E1%BB%91c-s%E1%BB%9F-giao-d%E1%BB%A5c-dao-t%E1%BA%A1o-ha-n%E1%BB%99i-ong-nguy%E1%BB%85n-h%E1%BB%AFu-d%E1%BB%99-anh-minh-s%E1%BA%BD-vi%E1%BA%BFt-d%C6%A1n-t%E1%BB%91-cao-bi/

  35. mc said

    Thực ra viện toán cao cấp được thành lập do ý nguyện của ai? đến giờ mình chưa rõ. Phải chăng đây là quyết định sau những giây bốc đồng nào đó của lãnh đạo chúng ta. Nếu đó là đề xuất của GS Châu thì GS phải chịu trách nhiệm với chính phù và người dân. Nếu đây là thứ người ta giúi vào tay, GS nhận thì tối thiểu cũng chịu trách nhiệm với nhân dân. Nhưng mình nghĩ cái viện này sẽ chỉ tốn tiền dân thôi, còn làm được gì thì khó đánh giá lắm, ngâm cứu mà!

    • anhtusg said

      Lại một suy nghĩ võ đoán nữa.Nếu bạn thực sự quan tâm ,hãy gõ google vào chữ Viện Toán cao cấp và trong chục phút bạn sẽ biết quá trình thành lập Viện chi tiết và vì sao ông NBC được đề cử vào chức vụ GIÁM ĐỐC KHOA HỌC ( không phải Viện trưởng nhe bà con) và Viện có một giám đốc điều hành nữa.Cứ dựa vào những dữ liệu suy đoán rồi ném đá “không trúng thì trật” thì không hiểu các bác là dạng gì nữa.

  36. anhtusg said

    Sự nghi ngờ của một số người về giá trị của một Viện Toán cao cấp đều bắt nguồn từ sự bất tín của cái thể chế cộng sản này và xin đừng từ đó lại ném đá qua giáo sư NBC thì quả là HÈN HẠ. Biệt thự Tuần Châu là tặng cho Viện Toán ,650 tỷ chỉ là kinh phí trên cửa miệng của Viện Toán ,không liên quan đến NBC .Các bác hay có kiểu suy bụng ta ra bụng người ,cứ nghĩ tiền là ai cũng tham nhũng,cũng tham lam và từ đó miệt thị người khác khi hoàn toàn không có bằng chứng một cách thì tay LUẬT GIA Trần Đình Thu này nên về giở sách luật ra học lại đi.VU KHỐNG là một tội đó và suy đoán vô tội là nguyên tắc bất di bất dịch trong luật khi anh chưa có chứng cứ.Đằng này chỉ là một khoản tiền Nhà nước hứa cấp cho Viện và bằng cách dùng ngôn từ kiểu giật gân “bí mật ” để câu khách rồi từ đó mấp mé đến chuyện TIỀN SẼ DO NBC TỰ QUYẾT ĐỊNH để từ đó suy luận rằng anh sẽ coi món tiền như của mình và sẽ có nhưng lem nhem về tiền bạc thì quả là TƯ DUY KHỐN NẠN của những kẻ quen với cái chính thể công an trị,một tư duy của bọn an ninh cộng sản,của báo công an các loại là bôi nhọ đời tư người khác.Viện Toán mới thành lập ,Viện có tới 2 giám đốc ,còn một giám đốc về điều hành và NBC chỉ là giám đốc về khoa học của Viện mà lập tức dùng từ ngữ con buôn để suy diễn đến tiền bạc thì quả là không còn gì để nói.Tôi không có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực Ngiên cứu khoa học nhất là lĩnh vực Toán nhưng tôi thiển nghĩ chỉ những người thực sự hiểu về nền khoa học nước nhà mới nên có những phát biểu về giá trị của nó ,sự cần thiết của nó,việc đầu tư cho nó chứ những phát biểu cảm tính hoàn toàn như kiểu của ông luật gia này thì quả là chả ngửi được.Tôi đề nghị những vấn đề này nên có những phát biểu của các nhà Toán học VN và anhbasam nên đăng ý kiến của họ thìtốt hơn là những loại ý kiến ý cò này.

    BS: Góp ý với bác này, là nên tranh luận trực tiếp với độc giả nào đó. Còn cứ “các bác” thì không rõ bác nói chuyện với ai, vì ở đây có nhiều ý kiến khác nhau, vậy mà bác cứ mắng hết thảy là “HÈN HẠ” thì không hiểu bác ra làm sao nữa.

  37. uyen said

    Dẹp! Đỉnh cao trí tuệ muốn gì chả được! Việc dùng búa tạ để giết một con kiến là chuyện hàng ngày và con kiến đi kiện cái búa cũng hàng ngày luôn!
    Xuất khẩu gạo: Đồng bằng sông cửu long!
    Xuất khẩu tôm cá: Miền nam
    Xuất khẩu trái cây: Miền nam.
    Xuát khẩu nghị quyết: Miền bắc.
    Là nhờ các viện ấy đấy chớ không phải là nông dân đâu!
    Chổng mông lên giời, cắm mặt xuống đất: Nông dân!
    Giống tôt: Nhập từ trung quốc!
    Các viện ấy xài tiền chùa sướng hè! Cái bổ đề ông Châu chưa ai thấy đâu nhưng bổ thân thì quá phì nhiêu!

  38. nguyễn văn Đức said

    xin lỗi Gs Ngô Bảo Châu có thể mong muốn đóng góp một cái gì cho đất nước của Châu sẽ bị lợi dụng. kinh phí dành cho viện toán cao cấp là 650 tỉ một PTT tuyên bố: nghiên cứu cái gì và mục đích nghiên cứu cũng tùy Gs. càng bày ra viện này bộ kia chỉ là hợp thức hóa hay danh chánh ngôn thuận cho các quan chức dễ dàng rút công quỹ và người dân thì càng nghèo do phải đóng thuế nặng.

    • Nguyễn Văn Ninh said

      Với kính phí lớn như vậy, được thành lập hơn một năm rồi mà trang web của viện toán (http://viasm.edu.vn) chẳng có tin tức gì để đọc, thư viện thì vẫn đang xây dựng. Giám đốc điều hành kiểu gì mà làm mỗi trang web cũng không ra hồn. Thật là phí tiền của dân!

  39. VN said

    Viện toán Việt Nam đã có. Lại thêm một viện toán cao cấp nữa. Nó thể hiện sự hiếu danh của người Việt Nam. Chỉ có bài toán giao thông mà ỏm tỏi. Nhờ ông Ngô giải cho ông Đinh La Thăng nhé. Phải nói VN hay tự cho mình hơn người khác. Trong lúc đó ta chỉ hơn Lào, Căm pu chia và một số nước châu Phi thôi. Đảng CS VN sợ người ta chê dốt nên hay bốc đồng.

    • Kể chuyện góp vui ngày Mồng 3 Tết - Nhâm Thìn said

      Kể chuyện góp vui ngày Mồng 3 Tết – Nhâm Thìn
      Cơ quan cũ của tôi có 3 ông Phó tổng giám đốc, được Tổng giám đốc phân công nhiệm vụ như sau:
      1. Ông chuyên về Nội chính: Phụ trách Y tế, duyệt chi VPP, duyệt xe đi công tác, ký bảng thanh toán lương.
      2. Ông chuyên về Kỹ thuật: Phụ trách kỹ thuật công nghệ, đảm bảo an toàn lao động, an toàn công trình, khắc phục bão lụt, chủ tịch hội đồng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, xử lý sự cố tai nạn chết người, túc trực mọi nơi, đâu đâu cũng được mời dự họp.
      3. Ông chuyên điều hành về kế hoạch và đầu tư: Phê duyệt dự án, thương thảo hợp đồng, đại diện chủ đầu tư thực hiện dự án, thanh lý và mua sắm thiết bị.
      Ở Viện Toán cao cấp còn thiếu một ông về Nội chính (1)
      Ông Châu vị trí số (2), nhân vật số (3) nhờ các bác thông tin.

    • Ducky said

      Tôi đồng ý một phần với bác VN rằng người Việt Nam ta hiều danh và giải thưởng Fields cho Ngô Bảo Châu càng ve vuốt thói háo danh của chúng ta. Nhưng tôi chẳng đồng ý là VN hơn Lào và Campuchia hay một số nước châu Phi đâu. Tôi đã từng đi 2 nước này và một số nước châu Phi, tôi thấy họ hơn VN nhiều. Điều làm tôi thích ở những nước đó là người dân của họ chân thành, khiêm tốn, tự trọng. Những phấm chất đó dường như đang phai nhạt ở VN ta, cứ nhìn vào những vụ bạo lực gần đây ở VN thì thấy.
      Túm lại, chúng ta nên khiêm tốn hơn, đừng “hoắng” vì một giải thưởng.

  40. Dong said

    Đồng ý với ông Thu.
    Nhật Bản có viện Toán cao cấp không nhỉ?
    Thái Lan có không?
    Mã Lai?

  41. D.Nhật Lệ said

    Bài viết này của Lg.TĐThu có nhận định hợp lý và rất thiết thực với toàn cảnh một nước nói chung
    còn có nhiểu mối bận tâm phải giải quyết cấp bách hơn là cái viện Toàn cao cấp kia !
    Tôi thấy vài bác lạc quan đến mức ảo tưởng,có vẻ như họ nghĩ VN.sẽ đào tạo nhiều NBChâu trong
    tương lai và nhiều lý thuyết toán học nữa sẽ được “sản xuất” theo đơn đặt hàng…không kịp ! Dễ như
    lấy đồ trong túi vậy ! Cứ thích những chuyện tự hào dởm,không một mảy may thực chất như thề này thì nước ta khó mà cất cánh lên được !
    Xin ai đó hãy tỉnh ngủ đi vì sáng tạo ra một lý thuyết hay công thức toán học,dù chẳng cao cấp đi nữa cũng không phải là chuyện dễ dàng như…ăn củ khoai lang !

  42. Hùng Mạnh said

    Xem hậu quả đề án 112 sẽ biết hồi kết của Viện toán cao cấp

  43. khach phuong xa said

    Bài viết thể hiện một cách nhìn về Viện toán cáo cấp, là những người có chút văn hóa và học vấn tôi nghĩ chúng ta tôn trọng quan điểm của nhau.

    Theo tôi việc thành lập viện toán cao cấp với những mục đích tổng quát đã được anh Châu hay ai đó trình bày cũng với mục đích gióp phần phát triển khoa học và công nghệ VN trong trường kỳ mà thôi.

    Tôi không thấy sự so sánh với Vinashin hay các công ty quốc doanh khác ở đây (mà một số vị trình bày) là một sự so sánh nghiêm túc vì ngữ cảnh, con người trong trường hợp này là khác. Tôi cũng không nghĩ là bất hợp lý khi đổ thêm tiền phát triển viện toán mà lại thành lập thêm viện toán cao cấp vì tôi nghĩ rằng những ai đã từng công tác tại các “viện nghiên cứu” và “trường đại học” ở Việt Nam cũng rõ nguyên nhân.

    Hơn thế nữa chúng ta cũng ai cũng biết rằng hàng năm cũng bạc trăm tỷ, ngàn tỷ cho nghiên cứu tại Việt Nam chứ không phải ít đâu nhưng kết quả như thế nào ?! tiền nghiên cứu về tay ai thì những người làm NC, giảng viên đều rõ cả !!!!

    Có người sẽ hỏi tại sao nhà nước không cải tổ cho hiệu quả đi đã chứ thiết lập viện mới làm gì ? Một câu hỏi quá thơ ngây thôi !

    Thật vậy, chúng ta ai cũng nói được câu: “lỗi hệ thống” nhưng thử hỏi có bao nhiêu người “muốn và dám” thay đổi nó?!. Ai dám đứng lên đập đổ nó để làm lại hệ thống mới không hay chỉ nói và sau đó chờ người khác vào tù còn mình thì lo việc cơm áo gạo tiền, lo ôm khư quyền lợi cá nhân và gia đình !!!!!

    Do vậy với 600 tỷ trong 10 năm hay sao đó cho một viện nghiên cứu với những cơ chế “độc lập” so với hàng trăm tỷ, hàng ngàn tỷ/ năm bỏ ra rồi hô biến chẳng thấy đâu thì cũng chấp nhận được đấy.

    Vấn đề chính là anh Châu, (bỏ qua những câu nói gây bức xúc vừa qua đi) một GS toán có năng lực và năng lực toán của anh ta cũng đã được chứng minh trong lãnh vực toán, sẽ làm gì và hiệu quả thế nào trong việc gióp phần thúc đẩy khoa học và công nghệ VN. Làm một người thông minh tôi tin Châu biết làm và sẽ làm tốt.

    Có một điều tôi muốn nói là: “làm Nghiên Cứu” (nói chung chứ chẳng phải gì toán học) khác với “làm quản lý nghiên cứu” và chắc là phức tạp và phi tuyến hơn nhiều vì có yếu tố con người bên trong đó.

    Với Viện Toán Cao Cấp, Châu cần nhớ rằng anh đang bắt tay vào quản lý nghiên cứu đấy nhé. Trước đây trong một phát biểu nào đó tôi không nhớ rỏ : Châu bảo cũng đã hướng dẫn PhD students nhưng chưa thành công đấy ! dù rằng nó hoàn toàn không như vậy nhưng là thể hiện nhỏ của bài toán quản lý NC.

    Tuy nhiên là người thông minh tôi nghĩ rằng Châu cũng lường trước và đã chuẩn bị cho công việc này bên cạnh việc NC toán của mình.

    Mặc dầu tự do ngôn luận là một quyền, nhưng xin hãy để Châu thực hiện hoài bão của mình cho ngành và cho quê hương trước đã !

    Thân mến
    Khách Phương Xa

    BS: Bác KPX nói “Thật vậy, chúng ta ai cũng nói được câu: “lỗi hệ thống” nhưng thử hỏi có bao nhiêu người “muốn và dám” thay đổi nó?!. Ai dám đứng lên đập đổ nó để làm lại hệ thống mới không hay chỉ nói và sau đó chờ người khác vào tù còn mình thì lo việc cơm áo gạo tiền, lo ôm khư quyền lợi cá nhân và gia đình !!!!! “

    Vậy không lẽ bác không nhận thấy là mỗi ý kiến ở đây, kể cả của bác, chính là đang tham gia vào thay đổi cái “lỗi hệ thống” hay sao?

    Tại sao cứ phải đao to búa lớn thách thức là “ai dám đứng lên đập đổ nó”? Rồi mỉa mai tất cả những ai chỉ nói (như ở đây, trong đó có bác) nghĩa là “ngồi chờ người khác vào tù”, v.v.. Bác đánh giá thấp những ý kiến đóng góp của mỗi độc giả đến vậy sao?

    Và bác biết chắc rằng những người đóng góp ý kiến ở đây không làm gì cả hay sao?

    • toi ghet gia doi said

      Bái phục cái niềm tin bauxite của Khach Phuong Xa “…một GS toán có năng lực và năng lực toán của anh ta cũng đã được chứng minh trong lãnh vực toán, sẽ làm gì và hiệu quả thế nào trong việc gióp phần thúc đẩy khoa học và công nghệ VN. Làm một người thông minh tôi tin Châu biết làm và sẽ làm tốt”! Cầu mong năng lực toán (đã được chứng minh) của anh Châu cùng với hiệu quả nghiên cứu (chưa được minh chứng) của Viện Toán sẽ góp phần thúc đẩy nền công nghệ VN đến năm 2020 sản xuất được 100% chiếc xe đạp, hoặc cái lưỡi lam cạo râu, hoặc con đinh ốc, để hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa!
      Còn về lời kêu gọi của bác “Mặc dầu tự do ngôn luận là một quyền, nhưng xin hãy để Châu thực hiện hoài bão của mình cho ngành và cho quê hương trước đã !” thì tôi xin phép không giơ tay nhất trí bởi lẽ tôi không ưa đánh bạc, đặc biệt không ưa tự bịt miệng đứng ngó kẻ khác đánh bạc (canh bạc 650 tỷ, 5 ăn 5 thua!) bằng chính đồng tiền vốn đã khó kiếm của tôi và đồng bào tôi.

    • Ducky said

      Tôi không đồng ý với bác Khách phương xa ở chỗ bác nói Viện Toán cao cấp có “cơ chế độc lập”. Bác làm tôi ngạc nhiên vì nếu muốn có cơ chế độc lập thì không nên nhận tiền của nhà nước. Mà thực ra đó là tiền thuế của dân! Hơn nữa, tại sao Viện Toán học Việt Nam và các viện/cơ quan nghiên cứu khác lại không được hưởng cơ chế độc lập đó? Nếu họ có được cơ chế độc lập trong bao nhiêu năm qua thì có thể chúng ta đã có nhiều Ngô Bảo Châu hơn rồi cũng nên!

      Tôi không nghi ngờ hay trách móc gì Ngô Bảo Châu, tôi chỉ thấy hành xử của các vị lãnh đạo thật lạ lùng!

  44. khong con long tin said

    Tôi không tin là Viện toán cao cấp sẽ thành công. Phải sống theo hiến pháp, mà theo điều 4 hiến pháp, Đảng cộng sản Việt nam, sẽ là lực lượng lãnh đạo, và họ không có kinh nghiệm lãnh đạo nghiên cứu, họ chỉ có kinh nghiệm: chuyên chính vô sản và đấu tranh giai cấp!

  45. Ẩn danh said

    Chẳng biết ông nghị Phước dạo này đi đánh cờ ở đâu sao không ghé qua thăm viện Toán cao cấp để thấy dân trí ở nước ta cao như thế nào. Tôi dốt toán nên nghe tin cậu giáo Châu đoạt giải nobel toán học tôi rất là khâm phục cậu ta. Sau đó thì đọc thấy cậu giáo Châu viết về chuyện con cừu, người tự do, lề phải, lề trái, và gần đây nhất là chuyện phản biện chi đó thì tôi không có rành. Nhưng tôi tôn trọng ý kiến cá nhân của cậu giáo Châu. Không phải khách nào ghé tiệm Basam cũng đều mong có được tự do ngôn luận, tự do phát biểu những gì mình thật sự muốn nói hay sao? Nay cậu giáo Châu đã có cơ hội để thực hành cái tự do ngôn luận mà cậu mang từ Mỹ về thì mình nên mừng cho cậu ta và hy vọng là cái ngày mà tât cả chúng ta có tự do ngôn luận sẻ đến sớm hơn. Cây nêu ngày tết vẩn chưa hạ xuống thì mong mọi người hãy để cho cậu ta ăn tết vui vẻ đi hả.

    Còn cái Viện Toán cao cấp gì đó theo tôi thì rồi đây cũng sẻ như Học viện chính trị- hành chính quốc gia HCM, nghĩa là cũng có dạy học, có nghiên cứu, có cấp bằng và bán bằng với giá khuyến mãi. Muốn vào viện Toán thì ngoài các vị thạc sỹ, tiến sỹ toán, thì còn có các thạc sỹ, tiến sỹ lý luận chính trị để đảm bảo rằng các thành tích nghiên cứu toán học cao cấp ở nước ta đều do sự chỉ đạo sáng suốt của cấp uỷ và là sự kết hợp tuyệt vời giửa tư tưởng HCM với toán học. Xem ra cái chức giám đốc viện toán cao cấp mà cậu giáo Châu đãm nhận thật sự không phải dể làm đâu.

  46. tinkinhte said

    Tôi có suy nghĩ theo hướng tích cực khi nhà nước đầu tư hơn 600 tỉ đồng cho Viện toán cao cấp và giao toàn quyền cho GS NBC quyết định theo những lẽ sau đây:

    1. Tôi cho rằng với vị thế của VN hiên nay (so với thế giới) thì việc đầu tư phát triển vào khoa học công nghệ tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao là lựa chọn đúng nhất, tiết kiệm nhất.

    2. Tại sao CP Việt Nam lại đầu tư và trao toàn quyền quyết định (Viện toán học cao cấp) cho GS NBC một nhà khoa học trẻ giỏi chuyên môn, thành danh nhờ bên ngoài và có 2 quốc tịch?
    Gạt (trừu tượng) hết những “trò chơi chính trị” đi thì ít nhất tôi thấy hai điểm tích cực:
    – Một là, Chính phủ Việt Nam đang muốn chứng tỏ một cách cụ thể việc trải thảm đỏ mời các nhà khoa học giỏi, các chuyên gia đầu ngành gốc Việt thành công ở bên ngoài về cống hiến cho Việt Nam.
    – Hai là, Chính phủ VN đang dùng chiêu “khích tướng” ( khiến họ cay mũi) đối với các nhà khoa học trong nước để thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ trong nước. Thực tế cho thấy, các ngành khoa học trong nước vốn dĩ vẫn được đầu tư cả núi tiền, số các công trình, ứng dụng khoa học chất đầy ngăn kéo nhưng vẫn thua sự mầy mò sáng tạo của mấy anh nông dân trong thực tiễn.
    Thậm chí ngay cả khi đây là “trò chơi chính trị” thì nó cũng mặc nhiên tạo ra lợi thế cho những người trong giới lãnh đạo, nhà khoa học có tâm với đất nước có cơ sở để lên tiếng và đấu tranh sau này.

    3. Tại sao không đầu tư vào các ngành khoa học công nghệ khác cần thiết, quan trọng hơn; thậm chí sao không đầu tư vào viện toán hiện có mà phải thành lập Viện toán cao cấp?
    Trình bày ở mục 2 trên đã trả lời một phần cho mục 3 này. Quan điểm tích cực theo tôi là: với “cú hích” đầu tư cho Viện toán cao cấp từ chính phủ, các ngành khoa học công nghệ, các nhà khoa học ở VN hãy chứng tỏ mình và đòi hỏi quyền lợi xứng đáng được đầu tư để phát triển.

    4. Hơn 600 tỉ đầu tư cho Viện toán cao cấp chắc chắn là không thể mất trắng. Tuy không kỳ vọng nhiều nhưng tôi tin rằng sau 5-10 năm nữa với “cú hích” đầu tư này thì riêng ngành toán Việt Nam hoàn toàn có khả năng cung cấp cho thế giới 60-100 nhà khoa học có mức thu nhập từ 80-120 ngàn USD/năm. Suất đầu tư này ( 6- 10 tỷ VND cho 1 nhà khoa học) nhiều người có thể cho là đắt ( vâng tất nhiên là đắt rồi), nhưng xét rộng ra, nếu các ngành khoa học công nghệ khác của Việt Nam mà tranh thủ được “cú hích” này để phát triển thì việc VN cung cấp cho thế giới 20.000 nhà khoa học thực thụ ( lưu ý không phải 20,000 ngàn tiến sĩ của cái chiến lược hay kế hoạch khỉ gió gì đâu nhé) có mức thu nhập từ 50-100 ngàn USD là trong tầm tay. Tất nhiên lúc đó suất đầu tư cho một nhà khoa học cũng sẽ phải giảm đi nhiều.

    Tóm lại, “guồng máy” mới đã khởi động, vấn đề chính bây giờ là làm sao để “guồng máy” đó vận động đúng hướng và tạo đà cho các”guồng máy” khác nhằm mục đích tối thượng là mang lại lợi ích cho dân tộc Việt chứ không nên tranh luận kiểu bàn lùi, bới móc hoặc phá bĩnh.

  47. Nguoi co chi so IQ thap said

    tôi ủng hộ ý kiến luật gia Trấn dình Thu,cứ nhìn lại quả đấm thép của việt nam thi rõ ”tập doàn đóng tàu Vinashin”

  48. Việt Mường said

    Tôi không biết tiêu chí cụ thể của Viện toán thế nào nên khó đánh giá. Nhưng tôi thấy lập viện toán cũng là việc nên làm vì người Việt ta nhiều người học toán giỏi và số tiền đầu tư không lớn. Toán thuộc nhóm các môn khoa học cơ bản, khả năng ứng dụng vào VN hiện nay sẽ thấp nhưng nó sẽ làm nền tảng về tương lai lâu dài và nâng cao khả năng học thuật của nước nhà.

    Việc phản biện của Luật gia Trần Đình Thu cũng là cần thiết, có thể coi như ý kiến để Viện toán hoạt động nghiêm túc và hiệu quả.

  49. Hoàng Lan said

    Có quá nhiều những bất cập trong bài viết này mà các phản hồi trước đã nêu, tôi cũng không muốn dành thời gian bới móc thêm làm gì. Chỉ xin đưa một quan điểm mà do trao đổi trực tiếp với giáo sư Châu mà đã học hỏi được, dù tôi cũng không dám chắc là có truyền đạt lại đúng ý GS hay không:

    Việc thành lập viện toán có ý nghĩa như là một cái đầu tàu, nó sẽ là nơi để các nhà khoa học được làm việc nghiêm túc, và do đó làm ví dụ, thí điểm cho các trường, các viện nghiên cứu khác. GS cũng nói, cái thuyết đầu tàu này không phải GS nghĩ ra, mà thực tiễn đã đúc kết: Ở tàu khi họ muốn đổi mới kinh tế họ làm thí điểm ở Thâm Quyến, ở Mĩ khi muốn thúc đẩy khoa học công nghệ họ mở thung lũng silicon, … Ngay như ở ta, thời kì đầu đổi mới cũng phải thực hiện thí điểm kinh tế thị trường, hay thí điểm khóa hộ khóan mười (tự phát từ tỉnh – bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc; nhưng sau đó cũng nhân rộng ra cả nước). Tôi ủng hộ thuyết rằng điều kiện chúng ta còn hạn hẹp, đầu tư vào một điểm mũi nhọn để làm đầu tàu kéo theo những khu vực khác phát triển theo là một hướng đi đúng đắn.

    Một ý nhỏ khác, như cụ Hoàng Tụy, ở trong nước, từ bài toán làm sao tối ưu hóa xe vận tải trong kháng chiến mà dẫn đến bài toàn lớn về tối ưu toàn cục, sáng tạo ra cả một ngành học có ý nghĩa rộng lớn áp dụng vào thực tế. Đấy là thực tế ở nước ta, cụ thể về ngành toán. Còn bao ngành khác vẫn có những tấm gương sáng. Tôi không quá lạc quan hão; nhưng nếu bảo vì điều kiện nước ta mọi mặt còn chưa được phát triển mà không thể làm nghiên cứu mũi nhọn ở đẳng cấp quốc tế thì xin theo lời vị ở trên, gọi tác giả là “tiểu nông”. Phải xác định là làm được thì mới dám làm chứ thậm chí trong ý nghĩ còn không dám nghĩ thì làm sao dám làm? Đồng ý là còn nhiều khó khăn, nên mới cần phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể để mọi người cùng đóng góp trên tinh thần xây dựng. Nhưng những ai bàn lui phá thối thì xin tránh đường để cho người khác làm.

    BS: Hic! Bác này hình như quên một điều … không ai quên được. Đó là ngoài ông GS NBC ra, thì cái Viện đó nó gồm những ai, ở cái xứ sở nào.

    • toi ghet gia doi said

      Bài CM của bác Hoàng Lan khiến tôi rùng mình vì bóng dáng mấy con ma (hay quỉ sứ?) có tên:
      – Mũi nhọn, đầu tàu, hướng đi đúng đắn… Chưa thấy con quả đấm thép nhỉ?
      – Dám nghĩ, dám làm (nhưng 2 tên này hình như mang nhãn lộn tùng phèo: “làm được thì mới dám làm”, trời đất!). Còn thằng “làm sai thì sửa, càng sửa càng sai” chắc đang ốm nặng nên vắng mặt.
      – Phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể để mọi người cùng đóng góp trên tinh thần xây dựng (cho điểm 10/10 vì rất thuộc NQ, nhưng thế nào là tinh thần xây dựng nhỉ?).
      – Và đây là Con Ma Vua (Ma Vương): “những ai bàn lui phá thối thì xin tránh đường để cho người khác làm”

      Dạ, thưa bác Hoàng Lan đỉnh cao, em xin răm rắp tránh đường. Bye! Bye! Bye!

      BS: Bổ sung chút, là thời này nổi lên loại “dám làm … liều”, “dám ăn tàn phá hại”, “dám không nhận trách nhiệm” nữa mới ghê. Nên kinh tế VN nó mới tới nông nỗi này.

    • Ducky said

      Ô hô, thế thì trước hết (hay chí ít là song song với việc thành lập Viện Toán cao cấp), việc cấp thiết phải làm là cải tổ lại cách quản lý khoa học ở VN, để tất cả các cơ quan nghiên cứu khoa học đếu được hoạt động với cơ chế độc lập. Nói như bác Hoàng Lan thì phải đợi cho đến khi nào Viện Toán cao cấp chứng minh được là cách làm việc mới hiệu quả hơn hẳn thì mới thay đổi hay sao?

      Nếu lý sự là vì Ngô Bảo Châu được làm việc trong môi trường tiên tiến nên mới đoạt giải Fields và vì thế thành lập Viện Toán cao cấp để cho các viện khác noi theo thì cũng phải đầu tư cho các viện khác số tiến kha khá để họ noi theo chứ nhỉ? Chẳng biết các nhà đầu tư kia nghĩ gì nhưng cách họ vồ vập Ngô Bảo Châu và quyết định đầu tư vào VTCC thấy khó coi quá.

  50. Ta dung said

    O VN Cac loai vien nhu vien nang luong vien cong nghe vv…an luong nua the ky nay ma chua de cho nguoi nong dan co may nao ay vay ma tu tay nguoi nong dan may mo sang tao ra co may gat dap lua tren canh dong nen nho nuoc ta 90 phan tram la nong nghiep.Dieu do chang phai la cai tat vao mat cua nhung cai goi la (vien khoa hoc cong nghe,vv…)Nhung khoan tien ay de cho nhung nguoi nong dan kia con hon nuoi cai lu an hai.Chi thich vo nguc la nha (khoa hoc).

  51. Dốt còn hay hót đây! said

    Thật đáng buồn cho suy nghĩ như tác giả.

    Xin tác giả hãy nhớ là KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ.
    Tôi có cảm giác bài báo nhằm hạ Ngô Bảo Châu xuống, như muốn nhắc – “ông chẳng là gì ghê gớm- có qua là hơn chúng tôi một tẹo”.
    Nếu ông không ghép chính trị hay cái gì gì ông không ưa vào cách nhìn GS Châu thì tốt hơn.
    Ông đừng cấm nhà nghèo đi buôn kim cương, đừng cấm anh học xong lớp 4 làm phát minh máy móc, đừng cấm người Việt Nam không được ước mơ và liều lĩnh vươn lên.

    Nếu chỉ chui trong xó bếp thì e rằng các huy chương vàng toán học của Việt Nam cũng thui chột mất thôi.
    Còn bêu rướu người tài thì đất nước này còn lâu mới phát triển được.
    Còn có những cái đầu tự nhận là trí sỹ tiến bộ mà ngu muội – dốt nát thì chẳng bao giờ xã hội tiến bộ.

    Nếu được thách đố – tôi xin thách ông đoạt lấy một giải quốc tế trong lĩnh vực của ông, thách ông đào tạo được 1 người trong dòng tộc được giải nào tương xứng như GS Châu.

    Nói thì dễ – vì CÁI LƯỠI KHÔNG CÓ XƯƠNG – làm mới khó đấy – dám nghĩ dám làm – dám thất bại thì không phải ai cũng dám – thưa ông!

    • Long A said

      GS Châu là sinh viên Toán & nghiên cứu Toán học ở đâu nhể, bạn ?

      “… thách ông đào tạo được 1 người trong dòng tộc được giải nào tương xứng như GS Châu.

    • lãng tử said

      Anh hùng làm sao! Gáy cũng ghê đấy nhỉ.

    • Huy Hoang said

      Khong dong tinh voi cach benh NBC the nay. Viec Vien toan cao cap thanh lap chi de huong cai nha cua ong Tuyen va can ho cao cap cho rieng NBC, them nua la co so vat chat cho cai vien nay. Tien o dau ra neu khong phai la thue cua nguoi dan dong gop va lanh dao ban tong ban thao tai nguyen. Vien toan cao cap da lam duoc gi? va se dong gop gi cho xa hoi? Da ai thay chuong trinh hanh dong cua vien nay chua? ai phan tich xem hieu qua cua vien nay tu khi duoc thanh lap, hoac it nhat cung la danh gia so bo ve dinh huong hoat dong cua vien nay. Toi thay Vietnam nhieu nguoi rat gioi toan nhung ho co phat huy duoc gi dau? Nhieu giang vien toan cao cap phai song bang nghe luyen thi dai hoc. Vay thi that la vo van. Vai dong suy nghi ca nhan neu bac nao khong vua lo tai thi xin loi nhe.
      Gan day vi giao su tre nay phat bieu rat chan, cu nhu la may mon qua to cua chinh phu va dai gia da lam cho giao su nay hen va lu lan. Buon qua, toi mat di mot nguoi ma minh da to long nguong mo khi ong dang bai viet ve CHHV va chong lai du an Boxit. Bao Chau co con la BC hay da la nguoi khac?

  52. Hùng Hà Nội said

    Bài viết của ông Trần Đình Thu thể hiện một cái nhìn rất….. tiểu nông. Ý chính của ông là, với một đất nước ” lưng chừng” như ở ta thì việc thành lập Viện Toán hay Viện Toán cao cấp là phi lý ? Xin thưa : Không có ” Đỉnh cao trí tuệ” nào không bắt nguồn từ việc xây dựng nền móng, cũng như không thể có nhân tài nếu chúng ta không đào tạo nhân tài. Nước Mỹ, châu Âu và các quốc gia phát triển khác sở dĩ có nền khoa học cơ bản phát triển như vậy vì họ đã nhìn xa trông rộng hơn ta; họ lại giàu có nữa nên dư sức để đầu tư. Ta chưa có điều kiện đầu tư như họ được nhưng thí sinh của ta đi thi quốc tế đã mang về rất nhiều vinh quang cho Tổ quốc. Đấy là ta chưa đầu tư bài bản. Đầu tư bài bản chắc chắn sẽ khác. Nói như ông Thu thì đất nước này cứ vác rá đi ăn đong mãi ?
    Vấn đề ở chỗ là thành lập Viện Toán rồi thì ta sẽ biến cái Viện Toán thành cái gì. Đây mới là câu hỏi cần trao đổi.
    Tôi không biết Viện Toán GS Châu làm Viện trưởng sẽ có tương lai ra sao nên không bình luận.

    • Long A said

      Hùng Hà Nội đã nói
      25/01/2012 lúc 00:46

      “… Nói như ông Thu thì đất nước này cứ vác rá đi ăn đong mãi ?

      Bạn làm tôi nhớ đến đất nước của nhà Kim 3 đời. Tay cầm “hột mít”, tay chìa nhận viện trợ lương thực mà vẫn vỗ ngực hô to rằng : “Toàn thế giới khâm phục chúng ta !”

      Thành lập Viện Toán rồi thì ta sẽ biến cái Viện Toán thành cái gì ? Thành nơi cấp chứng chỉ cao cấp cho “giai cấp tiền phong” ? (có người đã nói)

    • lãng tử said

      Lập viện toán rồi ta sẽ vẽ quỹ đạo lên thiên đường. Còn bét quá thì ta biến thành viện bảo tàng toán học. Kiểu gì cũng lợi cả.

    • Cái Viện nghiên cứu cao cấp về Toán này rồi sẽ trở thành Vinashin thứ hai mà thôi. Cứ nghe những vụ đầu tư hàng trăm tỉ là thấy rùng mình bác ạ.

  53. Khách said

    Lập xong viện toán cao cấp, thằng nào muốn làm quan ngoài bằng chính trị cao cấp ra phải có bằng toán cao cấp nữa mới cho làm.

  54. Rainbow said

    That’s enough. Please leave him alone.

    This is the first time Vietnamese Government gave a hug grant to research without any request that hints its “macromanagement”. It’s also a test. If Ngo Bao Chau won’t able to be successful, from now on Gov. will have a reason and proof to blame and fight back any complaint. If he’s successful, Gov. will gain an experience in research budgeting.

    Ngo Bao Chau needs to hire a budget management team to help him in financial plan and to build a professional team to choose a project to work, not neccessary Math (because Gov. didn’t ask for that)
    I wish him success. Hope him to focus and open mind. I don’t see any people of research in US talking to much on new or media. They just work hard year after year, and appear finally with… victory 🙂

  55. Long A said

    Cái mà GS Châu muốn là : mở mang, nâng cấp nền Toán học nước nhà. Đó là 1 điều tốt & nên làm. Ấy nhưng mà các Cụ cũng nghĩ được như thế thì phúc đức cho dân tộc. Chỉ e các Cụ muốn chứng tỏ đẳng cấp trên quả địa cầu này thôi.

  56. Ba Xạo said

    ĐƯỢC MẤT
    Mỗi người có quyền đưa ra quan điểm dựa trên các lập luận “tiên đề” của mình. Song luật gia Trần Đình Thu đưa ra nhiều tiên đề dễ gây tranh cãi quá.

    Trước tiên, xin nói rằng việc nhiều người đặt câu hỏi về việc thành lập Viện Toán cao cấp và viện trưởng NBC là chuyện bình thường. Dù là trước đây hay bây giờ và cả 10 năm sau nữa, khi viện đã có nhiều trí thức, tức các người lao động trí óc, làm toán, tạo ra các giá trị thông qua các sản phẩm phục vụ ai đó với quy mô nào đó.

    Nhưng liên hệ của luật gia Trần Đình Thu về viện toán cao cấp với phi công vũ trụ Phạm Tuân thì có thể khiến nhiều người phải cười phì. Không hiểu luật gia nghĩ gì khi cho rằng “chúng ta đưa phi công Phạm Tuân lên vũ trụ”. “Chúng ta” đó là gồm những ai? Cách thức “chúng ta” đưa PT lên trời là gì, “chúng ta” trả tiền cho Liên Xô đèo PT lên vũ trụ chăng? Nếu PT không lên vũ trụ thì số tiền đó “chúng ta” có được LX cho không để làm cái gì khác chăng?

    Lập luận bất cứ thứ gì của VN cũng trồi sụt quanh quẩn “Tất tần tật đều xoay quanh cái đoạn lưng chừng thế giới ấy mà thôi” là 1 QUY LUẬT? Xin hỏi tại sao Việt Nam tham nhũng hàng đầu thế giới chứ không chịu lưng chừng theo quy luật? Tại sao nền dân trí, IQ của Việt Nam không nằm cỡ lưng chừng của thế giới? Xin hỏi tại sao VN và các nước loanh quanh Phi, Miến, Hàn, Thái Mã lại có sự trồi sụt bất thường trong vài thập kỷ vừa qua không theo quy luật loanh quanh khúc giữa hoặc theo tiềm năng có sẵn?

    Lập luận về việc lập viện toán cao cấp là chưa cần thiết dựa trên tiên đề “nguồn lực của chính phủ là có giới hạn, chất xám của dân tộc là có giới hạn, đã tập trung cho viện toán tất sẽ hổng mất viện lý, viện hóa, viện mội trường … là không phù hợp với Việt Nam”. Làm như không dùng nguồn lực xã hội cho viện toán thì sẽ dùng số nguồn lực khác cho việc khác có ích hơn?

    Nên nhớ thay vì đem tiền của và chất xám để lập và làm toán, người ta có thể dùng số tiền đó lập viện khổng tử, viện chống diễn biến hòa bình hoặc lập viện TO OÁN CAO CẤP. Cái viện toàn “trí thức” sẽ ngốn không biết bao nhiều là giấy, mực, công lao động và cả núi tiền của để chỉ tạo ra 1 sự kỳ diệu mà dân gian đã từng ca ngợi KỲ DIỆU THAY ĐẤT NƯỚC CỦA NHỮNG NGƯỜI LÀM RA NGHỊ QUYẾT. Thà làm cả chục cái viện toán cao cấp còn có ích hơn.

    Nhận định sau: “Có cảm giác rằng Giáo sư Châu xem viện toán này như là một phần thưởng quốc gia dành cho ông, song song với một phần thưởng vật chất khác là ngôi nhà”. Đã là “cảm giác” thì không dám bàn đúng sai nhưng mà bàn phần thưởng là ngôi nhà thì quá là nhỏ nhen, sao lại có thể đánh giá chim hồng chim hộc qua cách nhìn chim sẻ thế được.

    “Toán học mênh mông, phần Giáo sư Châu làm được chỉ như hạt thóc giữa đống lúa trong vụ mùa bội thu. Vì thế ôm cái phần thưởng ấy có khi mất nhiều hơn được. Người nhận thưởng mất, người trao thưởng cũng mất.”: không ai ca ngợi quá lời về thành tựu 1 cá nhân với toán học loài người cả, chỉ toàn là thành tực hạt cát cả, cho dù đó có là *** hay là NBC. Nhưng cái dự đoán quá bi quan “được – mất” khi chưa kịp để cho người ta thời gian để thể hiện khả năng sáng tạo, khả năng lèo lái lãnh đạo thì quá tệ.

    Khi nhà nước Việt Nam đổ ra, dù chỉ 1 đồng, cho việc đúng đắn -dù chỉ là đúng đắn chút xíu xiu- , thu được 1 chút lợi ích nhỏ nhoi, kéo theo vài món lợi ích xã hội cũng nho nhỏ khác, cũng không bao giờ MẤT. Vì họ đã bớt được 1 đồng ngân sách tiêu xài lãng phí tiền của vào các cái thúng lủng đáy, thế cũng là đáng mừng lắm rồi.

    Luật gia hãy khóc thét lên khi nghe tin đồn sẽ có viện cờ tướng sắp được Viện trưởng LÈO lập ở tỉnh Sóc Trăng. Người dạy và người học sẽ MẤT kể cả mất chức phó, phó thường dân.

    BS: Cám ơn bác BX công phu phân tích. Xin được bổ sung thêm cho cái “phản phản biện” của bác.

    Đó là rất có thể đây là bước đột phá hy vọng thoát khỏi tình trạng các viện nghiên cứu đói mốc meo, không có việc làm. Vẽ đề tài ra, mỗi cái ngốn hàng tỉ, nhưng đều có người “chủ nhiệm đề tài” là các GS, TS kiêm … bộ trưởng, trưởng ban chẳng hạn. Thế là xong! Đề tài hoàn thành, lĩnh tiền, cất cả hai thứ giấy nầy vô két.

    Giờ có GS NBC như tờ giấy trắng, quyền lực, năng lực, tiền lực đủ cả, sẽ là “lá cờ đầu” để thay đổi hết, không còn lối đốt ngân sách để con cháu đốt giấy lộn nữa. Ha ha!

    • long hai said

      thấy rằng làm người thật khó, mọi người chực chờ bạn làm sai, nói sai một phát là lao vào xâu xé ngay, cho dù mọi chuyện rôì sẽ qua, lắng xuống. bạn phải suy nghĩ, làm việc gì cũng phải tuyệt đối đúng. haizzzzz! mình cảm thấy thật ngưỡng mộ những người không thông minh, người xấu mà vẫn sống tốt, vẫn vui vẻ. quechoablog kể về kỷ niệm ngày xưa đi tán gái nhưng phải nhường cho một thằng du côn, trí thức sẽ làm gì khi đứng trước một thằng du côn, cặn bã(mà càng ngày càng thấy nhiều kẻ như vậy) đối phó ra sao anh ba sàm bày với, em thật sự không biết. trí thức- phản biện-mong muốn thay đổi làm gì khi mà chuyện nhỏ vậy cũng không làm được, phải giải quyết tốt những chuyện nhỏ, tầm thường mới nghĩ đến chuyện lớn lao chứ/ những nhà khoa học, nhà phát minh là những người đáng kính trọng nhất. chỉ mình GS Châu giải được bổ đề trong hàng tỷ người sống- các bác là ai mà đủ tầm phán xét. làm khoa học nếu không có cái tâm sáng , chỉ theo đuổi danh vọng sẽ không bao giờ đi đến đỉnh cao cả, mà người tâm tốt thì làm việc gì cũng hướng thiện, GS cần cứt gì cái vinh quang ảo mà nhiều kẻ ghán ghép đó/ Nói ngoài lề một chút: Lê Văn Luyện-một thằng con nít nhãi ranh mà làm tốn bao nhiêu giấy mực-các bạn nghĩ nó bĩ ẩn, đủ thông minh đẻ nghĩ ra những phương án đó ư?- đến khi bị bắt- các bạn cười nhạo, bàn tán cho đến khi đêm đến nó mò vào buồng làm cho một phát thì..ai sẽ bảo vệ chúng ta- mọi người nghĩ những chuyện đó sẽ không bao giờ xảy đến với mình. việc những tội ác man rợ, những kẻ xấu sống nhởn nhơ hoành hành làm cho những mặc cảm tội lỗi vì những gì đã làm, lương tâm dịu lại nhẹ bớt đi nếu so sánh..haha, chúng ta thanh thản hơn- đó là hệ quả/ Bác Hồ có nói các vĩ nhân nếu sinh cùng thời với nhau sẽ sống hòa thuận, nhưng những trí thức với nhau chắc là hòa thuận lắm lắm/ Bill Gates thì sợ những người ngu dốt, mình thì sợ những người thông minh/ anhbasam rất giỏi- đừng chê em viết lộn xôn vì trình độ em tại chức thôi/ những nhà lãnh đạo thông minh xuất chúng-được học hành đàng hoàng tử tế tốt nghiệp Havard ra (kennedy, Kissinger..) sử dụng trí thông minh của mình để làm hại dân tộc khác, biết làm sao được khi ở vị trí đó/ anh xàm chỉ đến đó mà thôi

  57. Ẩn danh said

    Có gì đó nhầm lẫn ở đây? Viện Toán Học Việt Nam đã tồn tại vài chục năm và có thời do chính giáo sư Hoàng Tuỵ làm viện trưởng.

    • Nguyễn said

      Song song với Viện toán học VN là Viện toán cao cấp mới thành lập do giáo sư Châu làm giám đốc. Hai viện này hoàn toàn khác nhau.

    • chịu không nỗi said

      Theo tôi biết, Viện toán trước nay là một viện nghiên cứu bên cạnh một..tỷ viện như thế với ngân sách èo uột và đồng lương chết đói. Còn Viện toán “cao cấp” (advanced) này có cơ chế đăc biệt, có ngân sách khủng (mấy trăm tỷ), được xài “theo nhu cầu”, với tham vọng khủng (quy tụ anh hào thế giái)…Rằng hay thì thật là hay, nhưng rõ ràng là quyết định ngẫu hứng sau khi có giải Feo trên trời rớt xuống, chứ không nằm trong một kế hoạch hay viễn kiến dài hạn nào cả. Hơi giống với anh nhà quê nổi hứng bán bò tậu xe xịn cho thằng rễ cưng ở phố huyện. Chủ trì thì giao cho thằng con trai nổi tiếng phá gia chi tử, đánh trống bỏ dùi, hỗn danh là Nguyễn dị Nhơn! Rứa mới phiền. Không khéo thằng rễ có ngày mất xe, lại mất cả vợ, tội nghiệp!

    • mai said

      Giáo sư Châu lúc đầu là một người giởi toán, sau vài tháng người ta giơ nắm cỏ 20 tỷ VND thì giáo sư châu tiến hóa thành con cừu đi theo lề.

  58. vô tình tú sĩ said

    Vạn sự khởi đầu nan
    Vạn nan bắt đầu nản

  59. phamdinhtan said

    Cái “đề nghị” của CVCHSN hay đấy- Tính cho ra -Tại sao Ông Na xỉn “mất tiêu” một đống- Ông É vào nợ đến một lô…. Tại sao trong vòng chưa đầy nửa năm mà “đổ” hai lần cho mấy Ông Ngân hàng hàng mấy trăm ngàn tỉ ?Làm Toán mà tính những cái này không ra lẽ thì là “toán dỏm”- Chớ mấy cái này không dùng Toán thì làm sao tính?

  60. trường canh said

    nhận tội với dân tộc thì đơn giản quá. sai thì sửa mà. giải tán thì mới là dám chịu trách nhiệm với dân tôc, đất nước.

  61. Nham Thin said

    “Chúng tôi không rõ sáng kiến thành lập viện toán này là của ai, chỉ thấy nó rộ lên từ khi Giáo sư Châu đoạt giải Fields và sau đó nhanh chóng đi vào hiện thực”
    Cứ hỏi anh Đỗ Việt Khoa là biết mà.

    • T. T. said

      Là sáng kiến của:

      (…)
      “Tuy vậy, việc thành lập Viện nghiên cứu toán học cao cấp ở Việt Nam, ở một nước đang phát triển, với trình độ phát triển kinh tế xã hội tương đối thấp, đó là một hiện tượng hiếm hoi, là sự kiện đặc biệt của đất nước chúng ta và cộng đồng toán học nói riêng. Viện ra đời thể hiện sự kỳ vọng của Đảng và Nhà nước, của nhân dân và toàn xã hội đối với ngành toán học Việt Nam trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước, cũng như trong sự nghiệp phát hiện và bồi dưỡng tài năng toán học” GS Đào Trọng Thi kỳ vọng.
      (…)
      Chính phủ không yêu cầu Viện phải nghiên cứu

      Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, Viện nghiên cứu cao cấp về toán ra đời nhằm thực hiện sứ mạng lịch sử phát huy tiềm năng, tư duy sáng tạo trong khoa học cơ bản, góp phần đẩy mạnh nâng cao chất lượng đào tạo về toán ở Việt Nam.

      Phó Thủ tướng cho biết, ngày 17/8/2010 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển toán học Việt Nam giai đoạn 2010-2020, đây là lần đầu tiên trong lịch sử khoa học Việt Nam có một Chương trình quốc gia phát triển 10 năm về toán học.

      “Mục tiêu chung là phát triển nền toán học mạnh mẽ về mọi mặt, nghiên cứu, ứng dụng, giảng dạy nhằm góp phần nâng cao số lượng chất lượng những người làm toán chuyện nghiệp, để toán học Việt Nam đi vào xu thế phát triển bền vững, đến năm 2020 toán học Việt Nam có thứ hạng thứ 40 trên thế giới. Cũng đến năm 2020, đội ngũ giảng viên dạy toán ở các trường đại học ít nhất có khoảng 70% trình độ tiến sỹ” Phó Thủ tướng chỉ đạo và đặt kỳ vọng vào sứ mệnh mà Viện toán phải phát huy được tiềm năng của mình.

      Được biết, kinh phí hoạt động của Viện toán được Chính phủ dành tới 650 tỷ đồng để hoạt động, Phó Thủ tướng cũng cho biết, Chính phủ không yêu cầu Viện phải nghiên cứu cái gì, việc sử dụng số kinh phí trên như thế nào là quyền của GS Ngô Bảo Châu, Hội đồng khoa học…

      “Chính phủ chỉ có mong muốn thông qua đây, với quy chế đặc biệt Viện sẽ trở thành một Trung tâm toán học xuất sắc của Việt Nam và khu vực, tạo môi trường làm việc tốt tương đương với các nước đang phát triển. Là nơi trao đổi học tập giữa các nhà khoa học trong nước và nước ngoài” Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

      GS Ngô Bảo Châu tiết lộ “bí mật” của Viện Toán cao cấp
      http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/GS-Ngo-Bao-Chau-tiet-lo-bi-mat-cua-Vien-Toan-cao-cap/98595.gd

      CÁC BÁC ĐÃ “QUÁN TRIỆT” CHƯA?

  62. Đồng ý với luật gia Trần Đình Thu.

  63. Chết vinh còn hơn sống nhục said

    Vì nhiệm vụ chính trị, tôi đề nghị Bộ Chính Trị phải thành lập ngay Viện Toán, thành lập nhanh, khẩn trương để tính toán làm sao cho Việt Nam…thoát nghèo. Nếu thành lập xong mà không làm được nhiệm vụ gì thì Bộ Chính Trị sẽ phải thẳng thắn đứng ra nhận tội với dân tộc. 😀

    • mai said

      tôi xin, tôi xin
      Trong năm qua có 2 bài toán: một toán lớp 3, một oán lớp 4, cả giới giáo dục bí, nhờ ngô bảo châu giải mà chả thấy giáo sư nói gì thì giáo sư làm được trò trống gì nhỉ

    • Ẩn danh said

      Ý kiến hay_ Người ta ví von là ” Con cóc muốn to như con bò ” cố gắng phình hơi lên, rồi thì ra sao…..??? Âu châu cũng có người được giải Fields; nhưng cho đến nay vẫn là researcher ở ĐH thôi chứ chưa thể là GS như NBC hay gì gì….Cặp song ca cùng thiên tài Ng Thiện Nhân_ 2 năm lướt qua nhiều ĐH lừng danh của Mỹ. Giỏi hết biết !!! Những người Số Đỏ.

Gửi phản hồi cho khach Hủy trả lời