BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

612. Thư Đỗ Trung Quân gửi Hạ Đình Nguyên

Posted by adminbasam trên 02/01/2012

Thư gửi anh Hạ Đình Nguyên *

Vẫn đọc anh với lòng quí mến như xưa nay. Những dòng này vẫn trên tinh thần ấy. Chỉ có vài ý kiến riêng.

Thưa anh,

Tôi không thuộc thế hệ đấu tranh của các anh. Tôi kính trọng sự dấn thân của một tầng lớp trí thức (xã hội nào thì sinh viên cũng là trí thức, chả cần phải có học vị hay bằng cấp). Trong một giai đoạn của đất nước. Lịch sử đã qua. Đúng sai, phán xét nó giờ đây cũng thuộc về lịch sử. Tôi cũng không thích đem những “ ân oán cũ “, nếu có, thay cho lịch sử để châm biếm bôi nhọ nhau của những ai còn nặng “ ân oán “ cũ. Những dòng này chỉ có vài ý trao đổi sau.

Các anh và thế hệ tôi, những người Thanh niên xung phong (TNXP) sau 1975, giờ đây  cũng nên bỏ vào quá khứ dù nó vàng son hay không vàng son. Một sự thật không thể chối cãi nó đã là “đồ cũ “. Sẽ có người lên tiếng rằng “thế còn truyền thống“ để đâu mà gọi là “ đồ cũ “ ? Nó đây! Nó đúng như anh đã viết.

 Thật tài tình cho Ban Tổ Chức về sự điều khiển chương trình.

“Không khí nồng nàn đầy hưng phấn của Phong Trào trong quá khứ đã chấm dứt ‘ngay trong quá khứ’, như một nhát dao chém thật bén, cắt lìa hiện tại để chuyển sang tiệc ăn với những món ăn cũng chỉnh chu và ngon miệng” (Về một vị đắng- Hạ Đình Nguyên).

Nó đã chấm dứt từ lâu, và đỉnh điểm là bằng sự “hứa cuội “ của những người nhân danh thanh niên trong Hội trường Nhà Văn Hóa Thanh Niên năm 2007 và sau ngày 5- 6 – 2011 . Những gì diễn ra cho các cuộc xuống đường sau đó tại Sài Gòn, xảy ra cho anh và cho tôi cùng một số anh em khác … Nó càng minh chứng cho sự kết thúc quá khứ ấy. Đừng “ ăn mày dĩ vàng “ nữa, cho dù như tôi nói nó vàng son hay máu lệ. Nó đã hết!

Nếu tôi là anh, tôi sẽ không đến tham dự bởi lẽ dù không quơ đũa cả nắm, nhưng nhiều nhân vật của phong trào hay “tiếp nối phong trào“ hôm nay không còn đủ tư cách mời và ngồi chung với anh. Nếu đến chỉ để “tự sướng“ với nhau thời oanh liệt đã qua của mình thì tôi tôn trọng quyền cá nhân ấy – tùy các anh vậy. Tôi chỉ thấy nó “ hài hước“ như anh đã chỉ ra.

Anh viết: “Những bài hát và giọng ca đầy khí thế chống ngoại xâm, bộc lộ lòng yêu nước nồng nàn cùng với khát vọng thiết tha về Độc lập, Tự do và Dân chủ đã được cất lên, đã sống dậy, làm xao động một bầu không khí hào hùng và trong sáng của một thời quá khứ, một thời trẻ trung của các thế hệ Thanh niên và Thiếu niên lúc bấy giờ, mà nay đã là lứa tuổi ngoài 50, 60, và 70. Những bài ca lay động lòng người khó ai quên được.

Bài Người Mẹ Bàn Cờ (nhạc Trần Long Ẩn, lời thơ Nguyễn Kim Ngân) nói lên sức mạnh của lòng dân, tay không chiến đấu. Bài Đồng Lúa Reo ( Tôn Thất Lập) nói lên hình ảnh mong ước của một tương lai phát triển từ nông thôn đến thành thị. Bài Hát Từ Đồng Hoang (Miên Đức Thắng ) vẽ nên cảnh người dân nghèo bị áp bức bóc lột bởi những chính sách hà khắc bất công, quyết giành lại mảnh đất sống cho mình. Bài Không Ai Ngăn Nổi Lời Ca (La Hữu Vang) lại là tiếng kêu đòi cương quyết về Tự do, Dân chủ…và kết thúc bằng Dậy Mà Đi (Nguyễn Xuân Tân).”

Những bài hát ấy , nếu thật sự là lửa, là đáng để tự hào thì nó phải được hát trên mặt đường hôm nay chứ không phải chỉ để hát trên sân khấu, trong phòng nho nhỏ của một đám người nho nhỏ chả còn có thể đại diện thật sự cho cái gì, chỉ để  “gặm nhấm  quá khứ“, mà quá khứ ấy cũng đã mang lại quyền lợi, quyền lực cho nhiều người trong số họ hôm nay.

Sao nó không dám hát, không thể hát dưới những mặt đường hôm nay khi cần thiết ? Hỏi tức là trả lời rồi. Từ nay tôi hứa sẽ không hỏi ngớ ngẩn như thế nữa.

Anh Nguyên thân mến !

Nhân tiện xin tâm tình với anh một chút. Chỉ là tâm tình mà thôi. Chuyện cá nhân tôi .

Từ lâu rồi tôi từ chối xuất hiện trong những chương trình kỷ niệm ngày của Lực lượng TNXP thành phố để kể lại hay đọc thơ về một thời ngon lành trong đó có cá nhân mình góp  phần. Để làm gì ? Để được thêm gì ? Nó cũng đã thuộc về lịch sử. Nó hào hùng ư ? Nhất trí ! Chả ai tranh cãi điều ấy. Nhưng nó có mông muội ấu trĩ không ? Có ! Hãy nhìn thẳng vào sự thật khi ta đã đi qua mông muội, ấu trĩ. Chỉ một vấn đề cần được đặt ra thôi. Những năm ấy ai tàn phá rừng cho bằng … TNXP của tôi ?  Cái thảm họa môi trường hôm nay có khởi thủy, nguyên nhân cả đấy. Dù nó không chỉ có TNXP là thủ phạm. Nói để mà hiểu tại sao tôi chọn đứng về phái những anh em TNXP hôm nay sau gần 30 năm vẫn còn nhiều người thân sơ thất sở, thất nghiệp, bịnh hoạn, nghèo khó … ”Truyền thống “ với tôi chính là họ. Tiếc thay ! Tôi cũng chỉ là nhà thơ nghèo, kẻ may mắn trở về nguyên vẹn từ chiến trường. Tôi chỉ có cây bút, cái bàn phím quèn.

Từ lâu rồi tôi từ chối “lãnh địa“ từng có mặt mình: Truyền hình. Đơn giản lắm ! Tôi đã ở cái  tuổi được quyền chọn nói điều mình muốn nói, không nói điều người khác muốn mình nói thay cho họ nữa. Muốn được thế thì tôi “ đi chỗ khác chơi”, nên ở nhà. Và nay sự từ chối ấy còn có thêm một lý do nữa. Tôi không ngồi vào cái chỗ từng làm phóng sự vu cáo bôi nhọ và không bao giờ xin lỗi những người xuống đường vì vận mệnh của đất nước. Họ là những người luôn “kiên trì lắng nghe – kiên trì … không giải quyết“ .

Bài viết “Vị đắng …” của anh tôi đọc không thấy đắng, chỉ thấy tiếc. Nếu anh không đến dự,  anh sẽ không “ đắng”.

Dù gì vẫn chỉ là quan điểm cá nhân của tôi. Anh có thể đồng ý, có thể không. Riêng tôi, vẫn giữ vững sự quí mến nơi anh và một số anh em tôi đã từng được biết trước đó và sau ngày 5 tháng 6 trên mặt đường Sài Gòn.

Thân mến

Đỗ Trung Quân

2 – 1- 2012

* Mời đọc 609. VỀ MỘT VỊ ĐẮNG.

Cùng tác giả, trên Ba Sàm:   – 94. Viết sau ngày 5-6; –  107. Trò chuyện với người (hoặc là) anh em (hoặc không);  – 114. Thư gửi những bạn trẻ xuống đường phản đối xâm lược;  –  125. Đỗ Trung Quân: YÊU NƯỚC KHÔNG CHỈ RIÊNG AI. – 150. Thư gửi các anh chị lãnh đạo Thành Đoàn nhiều thế hệ ; – 159. Dừng cuộc thi nói không với chữ U; – 183. Nếu trên đầu mình đã mọc đuôi sam; – 264. Thư Sài Gòn.

 

66 bình luận to “612. Thư Đỗ Trung Quân gửi Hạ Đình Nguyên”

  1. […] Nguồn anhbasam […]

  2. Xe Dap Dia Hinh said

    “Sao nó không dám hát, không thể hát dưới những mặt đường hôm nay khi cần thiết ? Hỏi tức là trả lời rồi.

    Từ nay tôi hứa sẽ không hỏi ngớ ngẩn như thế nữa.”

    Gửi nhà thơ Đỗ Trung Quân : Không nên hứa ngớ ngẩn như thế chứ ạ! 🙂

  3. lơ ngơ said

    “Ném đá” Luôn là hành động yêu thích của … Các Còm sỹ nên cảnh giác với hiện tượng:Hiệu ứng đám đông…!

  4. Mu Sic said

    NT Đỗ Trung Quân & Nhác Sĩ Tô Hải có lẽ cùng một tâm tư chăng?

  5. Ẩn danh said

    Hãy mở một cuộc vận động các ông Mẫm, Kiệt, Nguyên, Lập,… và những ai ngày xưa trong phong trào SV tranh đấu hãy…… xin lỗi người dân miền Nam

  6. Con người chứ không phải ngợm nói said

    Một cách phát biểu ỦY MỊ TRỐN TRÁNH !

  7. Còm Sĩ said

    Ăn nhầm quả dại, nên bị đắng mồm là đúng thôi!.

    Đắng nhiều hay ít, là do ăn ít hoặc nhiều .

    Đọc xong bài này, tôi lại càng cảm thấy tội nghiêp cho cái gọi là: “Trí Thức Nhân Sĩ Một Thời Cách Mạng” này .

    Cả đời bị lừa, tới giờ vẫn chưa tỉnh Mộng, mà chỉ thấy rằng mình chỉ bị “đắng miệng” thôi . Tội nghiêp!.

    • Cù Lần Lửa said

      Còm nói quá đúng: Cả đời bị lừa, tới giờ vẫn chưa tỉnh Mộng, mà chỉ thấy rằng mình chỉ bị “đắng miệng” thôi . Tội nghiêp!.

  8. VuiSaigon said

    bài viết của Đỗ Trung Quân quá hay, anh cảm nhận và đánh giá thời “vàng son” của TNXP và hiện tại quá chính xác đó cũng là cảm tưởng và sự suy nghĩ của hàng ngàn TNXP lứa 50x-60x thời đó đã hy sinh tuổi trẻ của họ và bây giờ suy nghĩ và đánh giá lại thì thấy công sức tuổi trẻ của họ bỏ ra ngày đó đã để lại nhiều hậu quả xấu hơn là tốt – Tôi thích nhất nhận định của nhà thơ Đỗ Trung Quân khi nói về “niềm tự hào của anh Hạ Đình Nguyên khi cất lên những bài hát đấu tranh ngày đó…” là kiểu ăn mày dĩ vãng, vì những bài hát này đáng lẻ ra phải được hát lại ngay ở thời điểm này, trong thời gian này khi mà biển đảo bị kẻ thù lấn chiếm. sự bất công trong xã hội khi một số người giàu có và người có chức có quyền hiện nay vẫn tìm cách bóc lột đàn áp cướp bóc đất đai nhà cửa của người nghèo, dân lành….một hiện trạng đau lòng ngay tronbg thời hiện tại. Hạ Đình Nguyện tự hào về một quá khứ vàng son và lại trốn tránh hậu quả của thời đó để lại cho thế hệ của mình và cho cả thé hệ hiện tại.

    • Mai Đình said

      Chả trách sao trên thế giới với hàng trăm quốc gia mà chỉ có 4 quốc gia là còn ” giặc Sản”, Cu Ba đang “bỏ chân” ra ngoài với nhiều dụ dự, hầu hết dân Bắc Hàn muốn chạy sang Nam Hàn( như dân Bắc Việt ngày xưa chạy về miền Nam vậy) , chỉ có VN mình vẫn còn” lú lẫn” núp bóng Trung Quốc chấp nhận làm tay sai để bán đứng cả một dân tộc…Thời gian 37 năm qua, hẳn đã đủ để chứng minh ai đúng ai sai.
      Các anh Huỳnh Tấn Mẫm, Tôn Thất Lập, Hạ Đình Nguyên,Nuôi, Đằng……..các anh đã và đang vẫn là trí thức, các anh đã tiếp tay với tội ác đưa đất nước và con nguời Việt Nam lần đến sự khốn khổ lầm than nếu không muốn nói là bế tắt dưới lá cờ đỏ một sao từ ảnh hưởng của lá cờ đỏ 5 sao kia. Bây giờ thì than trách bằng những bài viết ư? à…mà thôi, cũng được, hơn là không thấy được vấn đề!
      Thế thì….cần một lời xin lỗi với nhân dân miền Nam từ vỉ tuyến 17 đến mũi Cà Mau, Phú Quốc…các anh có thể can đảm làm được hay không?

  9. […] được biết trước đó và sau ngày 5 tháng 6 trên mặt đường Sài Gòn. Thân mến thu-do-trung-quan-gui-anh-ha-dinh-nguyen/ * Mời đọc 609. VỀ MỘT VỊ ĐẮNG. Cùng tác giả, trên Ba Sàm:   – 94. […]

  10. Phamdung said

    Tôi những người lớp trẻ hơn A.Quân, đã có mặt trên chiến trường K thời những năm 1980. Trước đây lúc nào tôi cũng tự hào về thời gian này bởi vì tôi là một CB đảng viên nhưng bây giờ tôi cảm thấy thời gian đó mình chỉ “may mắn” hơn các bạn đồng đội khác thôi chứ chẳng hào hùng vinh quang nào cả nên không còn tự hào nữa. Đến tuổi 50 mươi rồi nhìn lại mới thấy bao hiểm nguy gian nan, vất vả, thăng trầm ngụp lặn thật không đáng tí nào cả khi nhìn thấy xã hội không tiến lên được bao nhiêu về mặt con người. Mốt thời thượng bây giờ là hay họp mặt truyền thống, (học sinh miền nam, bạn tù, sinh viên học sinh…) Nhưng hòa lẫn với những người thật sự đã là “quá khứ” đến họp truyền thống len lỏi là những người cơ hội, hoặc đương chức “trà trộn” để đánh bóng tên tuổi bề dày quá khứ nhằm tiến thân thậm chí là hai mang. Nếu quá khứ thật sự tốt thì vị lai tất nhiên là tốt. Không cần phải bám víu, thổi phồng rồi lợi dụng nó để che đậy cái hiện tại. Nếu anh em đồng đội chúng ta thật sự muốn gặp nhau thì ở đâu cũng được, thậm chí tới nhà thăm… làm gì phải tổ chức, kêu gọi họp mặt đại trà để làm gì? tôi thấy sợ cái bệnh hình thức này lắm. Cách đây hơn mười năm tôi có dự họp mặt đơn vị cũ cấp E, chỉ thấy ăn nhậu toàn sĩ quan hoặc những hạ sĩ quan đảng viên như tôi còn những người bạn đồng đội gần gũi chí cốt, quê mùa chơn chất của tôi không thấy ai. Rũ áo đời lính họ đã lam lũ hòa vào nhân dân, hòa vào đời thường rồi cho nên sau lần họp mặt ấy tôi biến luôn vì thấy nó vô nghĩa quá. Tôi hay gặp anh em đồng đội cũ của mình nhưng thật sự không thấy, không có cảm giác theo kiểu “truyền thống” nào hết chỉ thấy kể nhau nghe những câu chuyện vui vô tư đời lính “nghĩa vụ”, nhưng sâu thẳm trong lòng không thằng nào muốn quay lại. Chưa kể trong lần họp mặt đơn vị đó tôi đã gặp lại những người mà lúc đó tôi đánh giá là “không tốt” ở đơn vị cũ thì sao mà “truyền thống” được, giả tạo lắm. Đừng nên ngộ nhận truyền thống kiểu “truyền thống” vì đó là “hàng gài” ép cho thế hệ sau chứ không phải phát huy truyền thống một cách đúng nghĩa( ví dụ: truyền thống chống xâm lược phương bắc…). Cám ơn các đàn anh (a.Nguyên, a.Quân) đã gợi ý cho tôi một suy nghĩ thành lời.

  11. qx said

    Hay! Cảm ơn người viết người đăng.

    qx

  12. Người Đà Nẵng said

    Cách đây ít lâu, tháng 7- 2011 Tổng đoàn học sinh Đà Nẵng (phong trào đấu tranh đô thị trước 1975) tổ chức buổi họp mặt kỹ niệm 40 năm thành lập. Là một thành viên của phong trào, tôi cũng được dự như những năm trước đó. Buổi họp mặt năm nay BTC có tặng ấn phẩm “Chúng tôi, có một thời như thế”, gặp lại những anh em một thời hẳn nhiên là có nhiều xúc cảm nhưng tôi vẫn mơ hồ một điều gì đó giống như là …hụt hẫng mà không định hình được. Nay đọc bài của anh Hạ Đình Nguyên tôi mới chợt nhận rõ đó là: Vị đắng! Vì theo như mô tả thì buổi họp mặt ở Đà Nẵng hôm nào chẳng khác với buổi họp mặt ở Sài Gòn vừa qua là mấy. _ Chương trình thật sít sao!. Xem tiếp thư của anh Đõ Trung Quân tôi lại cũng có những đồng cảm với anh và thầm trách mình sao lại đã không chọn theo cách: không tham dự…Nhưng sau đó tôi lại nghĩ khác. Có lẻ anh Quân đã dự cảm trước được vị đắng chăng? Còn tôi, chính nhờ cái vị đắng ấy mà tôi tự nhủ sẽ “không tham dự” ở những lần sau!
    Không biện minh vì lý do mình cũng là người trong cuộc, tôi không bằng lòng với ý kiến của một vài bạn có ý phê phán nhạo báng việc làm của những người thuộc thế hệ như anh Nguyên, anh Mẫm, chú Đằng… Vì tôi nghĩ rằng hành động “ném đá ” vào quá khứ là điều không thể chấp nhận hơn nữa ở đây quá khứ lại là lịch sử.
    Có bạn cho rằng chế độ Sài Gòn trước năm 75 dễ thở hơn chế độ hiện hành. Không hẳn vậy. Mỗi giai đoạn lịch sử đều có những đặc thù của nó mà mọi so sánh đơn giản sẽ không tránh khỏi sự khập khiểng.
    “Trong một giai đoạn của đất nước. Lịch sử đã qua. Đúng, sai, phán xét nó giờ đây cũng thuộc về lịch sử”.
    Ăn mày quá khứ theo tôi là một điều đáng xấu hổ. Bởi vậy, điều còn lại trong tôi mỗi khi nhìn về “một thời như thế” là thế ra mình cũng đã có một tuổi trẻ sống trọn, cháy trọn với cái chất nhiệt huyết trong sáng của thanh niên.
    Tôi tin rằng truyền thống, nhất là truyền thống yêu nước yêu tự do sẽ không bao giờ mất và trong những buổi xuống đường gần đây cho thấy tuổi trẻ hôm nay đã tiếp truyền được điều đó. Tuy chưa thành phong trào thật rộng khắp nhưng những đợt sóng khởi đầu đã tạo nên các chấn động đáng kể. Có người còn ít lạc quan cho rằng còn quá ít nhân tố… Tôi lại nghĩ khác: Chỉ một vài hòn than cũng sẽ đủ để thổi bùng lên ngọn lửa; chỉ một vài con sóng, cơn gió nhỏ biết nuôi dưỡng cũng sẽ tạo nên những bão giông!

    • Ẩn danh said

      Kính gởi cô hay chú Người Đà Nẵng
      Cháu có câu hỏi xuất phát từ ý trong bài viết của cô chú
      Cô chú đã sống trọn cháy trọn hết không còn lại gì sao?
      Tụi cháu sẽ là những hòn than, nhưng ai thổi lửa?
      “Các cô chú, có một thời như thế”
      Chỉ có thế!

      • khách vãng lai said

        Tội nghiệp “người Đà Nẵng” quá!!!!!!

        Đảng vẫn chưa cho bác “sáng mắt sáng lòng”!!!!!!!!!

        Tại sao bạn lại không cho phép chúng tôi “ném đá vào quá khứ” khi quá khứ đó đã mang đến cho hiện tại và tương lại của biết bao thế hệ sự đau khổ và tủi nhục, và nhất là đang đưa đất nước đến chỗ nô lệ ngoại bang và thậm chí mất nước?

        Chúng tôi và con cháu chúng tôi là những “nạn nhân trực tiếp và khốn nạn” nhất do hậu quả của các ông để lại, tại sao chúng tôi lại không có quyền lên tiếng và trách cứ lỗi của các ông?

        • NQL QCh said

          Mỗi con người là một số phận của tạo hóa , cha mẹ sinh con chứ con không sinh ra cha mẹ – xã hội đi theo lịch sử của dân tộc mà đã là lịch sử thì buồn vui , hạnh phúc đau khổ thậm chí đọa đày với mỗi số phận của kiếp người ta .Cha mẹ nào muốn con cái khổ nhưng biết làm sao đây khi số mình nó vậy .Con cái nào lại có cái quyền trách cha trách mẹ – tại sao sinh ra tôi lại để tôi khổ , tại sao con người của ngày hôm nay lại quay lưng với quá khứ ? Có sướng có khổ có buồn có vui mới là kiếp lẽ luân thường của tạo hóa .
          Nhà thơ ĐTQ nhìn tướng đã thấy nghèo hèn …chắc thế hệ con cháu cũng nghèo kiết xác vì tướng số là gien ăn vào máu thịt rồi.Mấy bác nhiều lời , lắm lý sự cũng quẩn quay vì cái số của mình hẩm hiu của mình với đời với số phận …tôi mến ĐTQ với con người thật của ngày xưa , còn nay với lối nghĩ quẩn cối xay của anh xem ra càng ngày càng đánh mất mình .Hãy là chính mình rồi hãy suy ngẫm đến người khác , xã hội con người mà tốt cũng còn nhiều mà xấu cũng không ít đừng nên bi quan quẩn quanh khi mình đã xế chiều – làm sao hồn nhiên như một thời , nên nhớ đời người cũng chỉ có 01 thời thôi …bi quan mà chi cho đời khổ tâm. Chào .

    • Ba Phải said

      Không biết đến bao giờ những người cộng sản mới biết động não để nhìn ra “SỰ THẬT” ???!!! Hay là não bộ của họ đã bị đảng và nhà nước thay
      bằng “bã đậu” nên không thể “hoạt động” ???!!! Chỉ biết nói như những con vẹt đã được huấn luyện, và chỉ nói những gì đã được dạy bảo ???!!!

  13. Hoang Lan Moc Chau said

    Một đệ tử của thiền sư Soyen Shaku kể: “Mỗi ngày thầy chúng tôi thường chợp mắt một chút sau lúc giữa trưa. Chúng tôi hỏi thầy vì sao lại ngủ trưa như vậy, thầy bảo: ‘Ta đi vào trong cõi mộng để gặp các vị cổ thánh, cũng giống như Khổng Tử ngày xưa vậy. Khổng Tử ngủ thường mơ thấy các vị thánh và sau đó kể lại cho các đệ tử nghe về họ.

    “Một ngày kia trời quá nóng bức nên một số người trong chúng tôi thiếp ngủ đi chốc lát. Thầy quở trách chúng tôi về việc đó. Chúng tôi liền biện bạch: ‘Chúng con đi vào cõi mộng để gặp các vị cổ thánh giống như Khổng Tử.’ Thầy chúng tôi vặn hỏi: ‘Thế các vị cổ thánh đã nói gì với các anh?’ Một người trong bọn chúng tôi trả lời: ‘Chúng con đã đi vào cõi mộng gặp các vị thánh và hỏi xem thầy có đến đó vào mỗi buổi trưa hay không, nhưng các vị thánh đó nói là chưa bao giờ gặp thầy cả!’”

  14. Trần Quốc said

    Đắng cho Nguyên, đắng cho Quân, đắng cho tất cả!

  15. […] by Basamnews  on 02/01/2012  Vẫn đọc anh với lòng quí mến như xưa nay. Những dòng này vẫn […]

  16. […] by Basamnews  on 02/01/2012 Vẫn đọc anh với lòng quí mến như xưa nay. Những dòng này vẫn […]

  17. ABC said

    Đỗ Trung Quân: “Tôi đã ở cái tuổi được quyền chọn nói điều mình muốn nói, không nói điều người khác muốn mình nói thay cho họ”

    Làm cho tôi nhớ lại Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi lên chương trình “Người đương thời” cũng đã trả lời rằng “tính cách của tôi là không bao giờ làm cái loa cho kẻ khác”

    Xã hội VN bây giờ đã băng hoại đạo đức. Loại người VÔ LIÊM SỈ rất phổ biến.
    Buồn thay!

  18. tài Nông đức Cạn said

    Cái đám gọi là sinh viên- học sinh trí thức năm xưa xuống đường, biểu tình phản đối này nọ; Bây giờ họ lại ước gì quay lại thời gian để họ sẽ ở nhà, lo ăn lo học, họ ước gì đừng có những hành động ngu xuẩn đó để bây giờ ôm hận!

  19. BS Huy said

    Chỉ khi nào các bác (Mẫm,Nguyên,Đằng…) họp nhau lại,và tuyên bố thẳng:”Xin lỗi đồng bào,hồi đó chúng tôi bồng bột,chúng tôi cứ nghĩ rằng chúng tôi đang thực hiện một lý tưởng của Che Guevara,của Don Quichotte.Nhưng chúng tôi đã lầm, chúng tôi đã sáng mắt sáng lòng,xin tha thứ cho chúng tôi đã tự tay xé bỏ quyền tự có của chúng tôi,ở trong cái Hiến Pháp của một cái chính thể mà chúng tôi một hai xuống đường đả đảo.”.Vậy là đủ các bác à.

    • Lexus said

      Đồng ý với BS Huy!

      Các bác nào còn sống, xin hãy tự ngẫm lòng và làm nhanh nhanh đi, coi như chuộc lỗi với con cháu, với dân tộc. Nhanh đi các bác ơi, thời gian của các bác sắp hết, bây giờ mà không làm, các bác ra đi liệu trong lòng có thanh thản không???

      • said

        Tôi cũng đồng ý voi BS Huy ! “Mẫm,Nguyên,Đằng” các anh ơi, vẫn chưa muộn mà ….Tôi còn trẻ hơn các Anh và mong đợi những lời nói Thật nhất của các Anh !!!!

      • Nguoi Mien Nam said

        Tôi rất đồng ý với Lexus và BS. Huy và có lời nhắn với các anh: Mẫm, Nguyên, Kiệt, Ẩn,… và những ai ngày xưa trong nhóm các anh, rằng: Các anh đang nợ người dân Miền Nam một lời xin lỗi.

      • Nhà quê said

        Đúng thế, nếu không sẽ có tội cả với con cháu ruột của mình, đôi khi còn nhận ở chúng lòng oán , hận và khinh nữa

      • Mai Đình said

        Rất đúng, các anh Mẫm, Đằng, Ần, Nuôi….các anh chính là chứng nhân của lịch sử

  20. 80 triệu said

    Thưa 2 ông ,
    đọc bài viêt viêt của 2 ông xong tôi thấy lòng buồn rười rượi….
    TỰ NHIÊN tôi nhớ hồi 1971-1972,tôi có đọc đâu đó những câu thế nầy :
    …..
    đã có điều gì không thật suốt 20 năm nay ???
    …..
    như mũi tên vô tri, sẽ lỗi thời trong nhiệm kỳ vô đinh
    ….
    xin đừng bao giờ lam kẻ phản bội với một quá khứ hiễn linh…

    ( TRỊNH CÔNG SƠN )

  21. Khách Saigon said

    Kính gởi nhà thơ Đổ Trung Quân và các cô chú thời sinh viên biểu tình Huỳnh Tấn Mẫm.
    Đối với các cô chú lui vào lịch sử, tôi, một người Saigon, tha thứ lỗi lầm mà các cô chú gây ra cho đất nước.
    Tôi khinh khi những người vinh thân phì da từ chính trị.
    Khoảng tháng sáu, tôi vui mừng háo hức khi nghe Saigon biểu tình chống TQ xâm lược có bác HTM, nhà thơ ĐTQ. Kết quả là tôi nhanh chóng vỡ mộng: Ah! Ở đâu có cờ dân tộc thì mấy người này nhanh chân chạy đến, nhanh tay chạm vào, và nhanh chân rút lui khi khó khăn.
    Tiếp sau đó có “Thư Saigon của nhà thơ ĐTQ” giải bày và dạy dỗ lòng yêu nước, vì thư có vẻ nhân danh Saigon, nên tôi phải còm ngay vào đó là “cái đồ ba mứa”, “trí thức giả cày”.
    Sau đó có bài viết của anh NCB nói rỏ thái độ của người Saigon đối với biểu tình, nhân danh người Saigon (có tôi trong đó).
    Hôm nay lại có các bài “Vị đắng” của chú HĐN và thư này của nhà thơ ĐTQ, mọi người ném đá.
    Tôi nghĩ chú HĐN chỉ thêm tội “già mà dại’ khi lại tin vào bữa tiệc đắng của những người anh em đang vinh thân phì da. Nhưng tôi ủng hộ chú HĐN đến dự tiệc, tôi cảm thấy sự háo hức của chú HĐN trước tiệc, tôi tin con tim chú rung động, đôi chân chú cử động, chú chưa bất động.

  22. xikhoi said

    Vâng, những bài hát và giọng ca đầy khí thế chống ngoại xâm, bộc lộ lòng yêu nước nồng nàn cùng với khát vọng thiết tha về Độc lập, Tự do và Dân chủ đã được cất lên, đã sống dậy, làm xao động một bầu không khí hào hùng và trong sáng của một thời quá khứ, và ngày nay vẫn là khát vọng cháy bỏng của rất nhiều người Việts Nam trẻ cũng như già, chứ không phải là vị đắng đâu. Chỉ có kẻ phản bội những khát vọng đó bằng cách đàn áp , bắt bớ , giam tù những người Việt nam đi biểu tình bày tỏ khát vọng đó mới đáng bị lên án là kẻ phản bội nhân dân, cha me,ông bà, anh em mình mà thôi!!!!

  23. Yêu Quê Hương said

    Các Bác nói mà tôi khóc. Ai đã làm tôi khóc và nhiều người khóc. Tôi tự nhủ phải làm điều gì đó, có hiệu quả thực tiễn, sau đó là còn lại gì. Ông Đỗ Trung Quân ơi, Ông Hạ Đình Nguyên ơi có lẽ các ông đã làm nửa vời rồi ra đi nên mới đến nông nỗi này. Các ông đúng ra phải làm trọn vẹn, cống hiến cả đời mới phải. Than ôi

  24. donghailongvuong said

    Nó đã chấm dứt từ lâu, và đỉnh điểm là bằng sự “hứa cuội “ của những người nhân danh thanh niên trong Hội trường Nhà Văn Hóa Thanh Niên năm 2007 và sau ngày 5- 6 – 2011 . Những gì diễn ra cho các cuộc xuống đường sau đó tại Sài Gòn, xảy ra cho anh và cho tôi cùng một số anh em khác … Nó càng minh chứng cho sự kết thúc quá khứ ấy. Đừng “ ăn mày dĩ vàng “ nữa, cho dù như tôi nói nó vàng son hay máu lệ. Nó đã hết!” – Đỗ Trung Quân

    Nói gì thì nói thanh niên vừa là lửa, động lực, vừa là khí thế cho các cuộc xuống đường nói riêng, và cả những cuộc cách mạng nói chung. Chính ngày xưa những người lãnh đạo tiền bối của ĐCS cũng từ thanh niên, giác ngộ, tìm một con đường tham gia cách mạng, các đảng phái quốc gia khác cũng có nét tương tự.

    Cho nên đứng về phía người cầm quyền rất sợ thanh niên đi biểu tình, vì đó là những người trong sáng, can đảm, không toan tính vụ lợi và họ lại dễ lôi kéo tuyên truyền cho nhau. Nên chính quyền phải dùng đòn âm là các công văn báo về nhà trường, đuổi học nếu tham gia biểu tình huặc gây rắc rối cho việc học hành, ăn ở-trọ học. Đòn này hạ sách nhưng mà rất hiệu nghiệm đã được dùng năm 2007.

    Một mặt nếu chúng ta để ý thấy thanh niên (đeo băng đỏ) là công an trá hình, trà trộn trong các cuộc biểu tình 2011 ở Hà Nội sẽ thấy đội ngũ thanh niên phục vụ trong các lực lượng vũ trang đông = > CA càng tăng thì ngân sách chi càng lớn => xã hội càng bất ổn, lòng người càng ly tán. Phường Xã nào cũng có công an đủ thấy năng lực quản lý xã hội, trật tự trị an của chính quyền mấy chục năm qua là kém (vì không phải còn thời chiến)

    • Lên Xanh said

      Nói gì thì nói, chế độ Sài Gòn trước 1975 vẫn dễ thở hơn chế độ hiện hành, cho nên tôi cảm phục những người xuống đường ngày nay hơn những người đi biểu tình trước kia.
      Những “đòn âm” của nhà cầm quyền, “hạ sách nhưng mà rất hiệu nghiệm đã được dùng năm 2007” (?). Vâng, nó hiệu nghiệm vì nó được áp dụng trong một xã hội toàn trị, người thanh niên tham gia biểu tình biết chạy đi đâu để thoát khởi bộ máy kìm kẹp?
      Chắc chắn, ngày xưa ở SG không có chuyện công an phường, tổ trưởng dân phố, bí thư đoàn TN…tới thăm hỏi các “biểu tìnhh viên”.
      Tôi rất cám ơn anh Hạ Đình Nguyên, anh Đỗ Trung Quân về các bài viết. Mong được đọc nhiều nữa. Không phải ai cũng dám viết như các anh.
      Là người VN, ai mà không cảm thấy cay đắng?

      • D.Nhật Lệ said

        Xin được góp ý thêm.
        Tôi đồng ý với bác Lên Xanh.Chế độ VNCH.trước 1975 vẫn dễ thở hơn chế độ
        hiện hành,dù là thời chiến nhưng vẫn để cho người dân thực hiện quyền công
        dân của mình.Còn nay người dân chỉ biều thị lòng yêu nước cũng bị trừng phạt,
        gây khó khăn,ngay cả bị làm nhục ! Than ôi !
        Do đó,thú thật tôi không cảm phục những người xuống đường trước kia mà trái
        lại rất kính phục những người dấn thân dưới chế độ này vì họ thực sự là người
        can đảm gấp triệu lần hơn lớp người trên.Họ thực sự là anh hùng thời đại !

  25. Tù nhân dự khuyết said

    Thực chất cái mà người ta vẫn goị cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” thực ra đây là cuộc chiến của ý thức hệ. Phe Cộng sản thắng phe Cộng hoà trên chiến trường cứ tưởng sẽ xây dựng được một xã hội tốt đẹp hơn, nào ngờ tốn vài triệu sinh mạng (trong hơn 100 triệu của thế giới) để xây dựng đường thiên đường lại dẫn xuống địa ngục. Hỡi những con Cừu hãy tỉnh giấc mơ đi!

    • Ngô Thành Lợi said

      Đọc nick bác mắc cười quá. Haha. Uỷ viên dự khuyết thì nghe hoài, còn tù nân dự khuyết mới nghe. heheee.

    • tài Nông đức Cạn said

      Cái gì là” cuộc chiến ý thức hệ” ? Chỉ là cuộc chiến tranh giành miếng ăn, bổng lộc của những thằng cùng đinh, mạt hạng, dưới đáy xã hội hồi xưa với những thằng nhà giàu. Cuộc chiến do những thằng gọi là có trí thức cầm đầu dụ dỗ, lôi kéo.

  26. ly said

    ngày đầu năm ,đọc bài của anh Quân mặ đắng …buồn ! vì anh viết quá thực ! tôi không quên hình ảnh anh TNXP ôm ốm ,ôm cây đàn thời ông Kiệt hô hào thanh niên tiến lên trong cuộc mít ting ngày xưa, .muốn quên đi những hình ảnh người dân xuống đường năm 2011 bị đạp vào mặt mà càng quên càng đắng ! năm mới chúc anhbasam và anh Quân sức khỏe và lòng cảm ơn !

  27. johndeehoo said

    Người Việt với bản tính hiếu kỳ và a dua nên dễ bị lừa “từ chết tới bị thương”. Người tỉnh ngộ sớm từ bỏ cuộc chơi sớm , người chưa tỉnh thì tiếp tục …bị phỉnh . Cuối đời, sức tàn lực kiệt ,hầu hết cũng nghiệm ra được , đành ngậm đắng nuốt cay…Vì chẳng ai có 2 cuộc đời cả !

  28. […] ABS. Share this:TwitterFacebookLike this:LikeBe the first to like this post. Categories: Chính […]

  29. Ẩn danh said

    Có lẽ anh Quân đã quá thất vọng vì sự đấu tranh vì tự do dân chủ nhân quyền mà mình và đồng đội từng làm. Tránh vỏ dưa lại đạp trúng vỏ dừa ,cuối cùng phải vào …bệnh viện .

    • NGG3940 said

      Cái này là tránh vỏ dưa đạp vỏ sầu riêng. Nó nhọn, nó sắc, nó đâm cho chảy máu te tua. Còn vỏ dưa cùng lắm là chộp ếch ê cái bàn tọa chút thui.

  30. Cục Đất said

    Chính xác. Hoạt động cho ra Kết quả. Lấy kết quả để đánh giá hoạt động.
    Kết quả nát như tương thế này mà ngồi gặm nhấm hoạt động trong quá khứ đúng là dở hơi.
    Bao giờ đại đa số dân ta mới có được thái độ tẩy chay hợp lý như anh Quân ?

  31. Nguoitrongchan said

    Mười mấy năm trước, khi còn làm cho một tờ báo ở SG, tôi đã từ chối khi được phân công đi viết về đợt gặp gỡ truyền thống thanh niên Việt – Trung, vì tôi chỉ muốn gặp những thanh niên Trung Quốc còn sống sót sau sự kiện Thiên An Môn. Bị phê bình – tôi đắng!
    Ngày SG chuẩn bị rước đuốc Olympic Bắc Kinh, cháu tôi đang học ĐH được trường động viên đi chơi xa để tránh biểu tình phản đối – tôi đắng!
    Những này Chủ nhật gần đây ở Hồ Gươm Hà Nội, đông đảo thanh niên Thủ đô đã hăng hái tham gia những hoạt động phản biểu tình như ca hát, sinh hoạt tập thể… – tôi đắng!
    Hình như tôi cùng lứa tuổi với nhà thơ ĐTQ, và tôi biết, sẽ còn chưa hết đắng!

    • Nhà quê said

      Bạn sẽ còn thấy đắng hơn nếu bạn đã từng được sống ở Miền Nam trước 75 bạn ạ ! Suốt đời bạn sẽ tiếc nuối đấy !

  32. Người Sông Tiền said

    Nếu so sánh giữa hai chế độ VNCH và CS, bây giờ thấy nó cai đắng làm sao. Đây là tâm trạng của tôi, có thể cả anh ĐTQ và cả một thế hệ dấn thân. Ôi thời sinh viên (trước năm 1975) sao sốc nổi để bây giờ hối tiếc: tham nhũng VN trở thành quốc nạn, tệ quan liêu cữa quyền, nạn cướp đất tràn lan… không sao kễ xiết.

  33. Khố Rách said

    Đỗ Trung Quân là nhà thơ đứng ở nơi nhân dân đứng (không phải “đứng về phía” nhân dân, như người ta quen nói). Chỗ đứng ấy là trách nhiệm, là nghĩa vụ, và hơn thế, là tự nhiên phải thế, không phải sự chọn lựa. Một chỗ đứng phải lẽ, mà người cầm bút có lương tri phải có.

  34. BS Huy said

    Cảm ơn nhà thơ Đỗ Trung Quân đã nói hộ rất nhiều người.Mật gấu tuy đắng nhưng sẽ làm sáng mắt bác Hạ Đình Nguyên à.Năm đó các bác xuống đường có lẽ chỉ một vài người có lý tưởng thật sự,còn một số thì trốn lính và một số thì,có lẽ là a dua.Nhưng tất cả các bác đều đã bị lợi dụng,và khi chanh hết nước rồi các bác còn tiếc chi cái vỏ mà nhâm nhi cho đắng.

    • BS Huy said

      Vì vậy nên,thôi,các bác Mẫm,Nguyên,Đằng…à.Các bác uống trà,café…và đọc báo đi.Còn những chuyện khác, thôi, chẳng lẽ để người khác lại nói các bác giống ông linh mục N N Lan lúc nào cũng chống đối ,cứ đòi đứng dậy để rồi người ta phải biểu :”Ngồi xuống”.Thôi,tốt nhất sang năm các bác đừng tổ chức những cái buổi như thế này.Xấu hổ lắm.

      • Nhà quê said

        Đấu tranh làm chi
        , để cái thời dân nghèo ( biết đâu chẳng có gia đình các ông nầy ) không phải khổ vì bệnh hoạn, SG lúc ấy có ba nhà thương ; Chợ Rẫy, Vì Dân, Sai Gòn hay Gia Định gì đó chữa bệnh cho dân và người dân được chăm lo từ sức khỏe và cả ăn uống không tốn cắc bạc và chẳng bao giờ bị ( cả Bác sĩ, y tá…lao công ) nói nặng một lời. Như thế có tiếc …ngàn năm không các Bác? Ai đã từng sống ở Miền Nam trước 75 sẽ tiếc nhớ cả đời ….. Thế nên làm sao không hận, không giận, không trách cái bọn umê

  35. Nguoi doc bao said

    Kính gửi các anh P. Đ. Nguyên và nhà thơ Đ.T. Quân,

    Các anh kính quí, tôi rất đồng ý với anh Đ. T. Quân khi mạnh mẽ nhận thức lại: tất cả những điều cần tự hào về nó đều đã trở thành đồ cỗ. Tôi thương cảm vị đắng mà anh Nguyên đang gậm nhấm, tôi hiểu cái bất cần của anh Đ.T. Quân để mình không thấy đắng. Các phản ứng đều rất tự nhiên, đều rất người. Tôi nghĩ dẫu thế nào thì cả hai lớp đại điện này đều có những nỗi niềm riêng…

    Nhưng, chính các anh chứ không ai khác là những người cần học thật kỹ bài học này để sau này nói lại cho con cái các anh trước khi về cõi….

    • khách vãng lai said

      Khi DTQ viết cho HDN thì chính Q cũng đang “ngậm đắng” vậy, vị đắng xuất phát từ 1 nguồn, nhưng 2 người cảm nhận 2 vị đắng khác nhau.

      Không biết ai nhiều hơn ai vậy A. Q. và A. Đằng.

      Và khi đọc những comments của mọi người ở đây không biết các anh có cảm thấy “đắng” hơn không?

      Nếu không!!!!!

      Thì ngày nay người ta gọi là “vô cảm”

  36. said

    Chuân không cần chỉnh. Dĩ vãng xa rồi. TNXP là cái gì đó nên để cho nó đi xa.

  37. Mai Đình said

    Buồn…buồn lắm! nhưng tôi còn may mắn hơn các anh vì hiện giờ mình đã sống cách xa quê hương cả nưả vòng trái đất, vậy mà nhìn lại….vẫn còn đau!!!

  38. vinh trinh said

    Gời anh
    Đọc bài của anh tôi chì thấy đắng , thạt đáng . đọc bài của anh law2m tôi nhớ i hình ành người cậu của tôi tên TXD , người nhận lãnh trách nhiệm dẫn đoàn TNXP đầu tiên của TPSG đi Bình Tùy , … rồi sau đó thì là những cam nhân như anh ngay nay
    tôi trân trọng nhũng điều anh viết hôm nay va mong sẽ thấy được những gì m người thanh niên Sài gòn trước năm 75 mong muốn
    cám ơn anh những gì dán trải .
    vt

  39. Ký ức said

    Cám ơn anh Quân vì những trãi lòng này thay tôi-Tôi cũng náo nức,ước mơ vào 1 điều tốt đẹp cho quê hương khi tuổi tròn 18 vào năm biến cố 1975 và bây giờ quê hương này vẫn thế,nói ra có phần tệ rạc hơn xưa về mọi phương diện đạo đức,luân lý,xã hội.
    Tiếc rằng,…
    Tiếc rằng ,là….Đau đớn như bị ăn cướp

  40. Đau said

    (trích) …Những bài hát ấy , nếu thật sự là lửa, là đáng để tự hào thì nó phải được hát trên mặt đường hôm nay chứ không phải chỉ để hát trên sân khấu, trong phòng nho nhỏ của một đám người nho nhỏ chả còn có thể đại diện thật sự cho cái gì…( hết trích)
    Đúng như vậy ông Quân ạ ! Và người nghe phải là chính những người dân đang bương chải kiếm sống kia !
    Người có lương tri và nhân cách, khi lầm lỗi và hối tiếc, cái đau trong lòng họ, xem ra cũng đã quá đủ những nét nặng nề, không cần phải “còm” những lời “còm” có …muối , hỡi các Còm sĩ !

Gửi phản hồi cho Nguoi doc bao Hủy trả lời