BA SÀM

Cơ quan ngôn luận của THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

570. Giọt nước mắt của lề phải

Posted by adminbasam trên 17/12/2011

Giọt nước mắt của lề phải

Đoan Trang

15-12-2011

Trong suy nghĩ của nhiều người ngoài ngành, qua phản ánh của phim ảnh, nghề báo đẹp như được một phủ lớp hào quang.

Nhà báo được tiếp xúc với số lượng người cực lớn, trong đó có nhiều quan chức cao cấp, văn nghệ sĩ nổi tiếng. Nhà báo có thể “dồn” một ông cốp tới lúc phải đắng họng, có thể vạch trần những âm mưu xấu xa, có thể bá vai bá cổ một nhà văn chụp ảnh, hay ôm hoa đứng bên các nghệ sĩ. Nhà báo có xu hướng là người quảng giao, rất hiểu biết, nói chuyện hay ho, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, giữa biết đủ ngóc ngách của xã hội. Nhà báo có xu hướng thông minh, hài hước, dũng cảm, biết chụp ảnh. Nghề báo là nghề đầy vinh quang và có cả sự phiêu lưu mạo hiểm…

Đó là suy nghĩ của nhiều người ngoài ngành về nghề báo và nhà báo. Tất nhiên, không phải 100% ý kiến đánh giá đều như vậy. Ở thái cực kia, người ta lại nghĩ nhà báo Việt Nam là cái lũ đầu rỗng, nỏ mồm chém gió và nói phét, đã thế lại đểu, chỉ giỏi vặt tiền doanh nghiệp, nói tục chửi bậy kinh khiếp mà viết lách thì không bài nào sạch lỗi.

Người ta cũng có thể nghĩ nhà báo Việt Nam là một lũ cừu, cứ sểnh ra là viết sai, viết láo, viết không có lợi cho tình hình chung, làm phương hại tới quan hệ giữa Việt Nam và một quốc gia nào đó.

Người ta còn nghĩ nhà báo Việt Nam là một bọn bồi bút, bọn lưỡi gỗ tuyên truyền phản dân hại nước, ngậm miệng ăn tiền. Không đếm được có bao nhiêu lời mạt sát “lề phải” trên mạng: “não nhẵn”, “óc phẳng”, “hèn hạ”, “ngu xuẩn”, “vô lương tâm”…

Tuy nhiên, không thể tóm gọn diện mạo của cả làng báo Việt Nam trong một vài tính từ tích cực hay tiêu cực nào. Vì họ có tất cả những gương mặt ấy, khía cạnh ấy. Và dù thế nào đi nữa, trong đội ngũ các chiến sĩ trên mặt trận văn hóa-tư tưởng (cách gọi khác của từ “đàn cừu”), vẫn luôn có những nhà báo lề phải ngày đêm lặng lẽ mang những gì tốt đẹp nhất mình có thể tìm được đến cho độc giả.

Tôi kính phục họ – những nhà báo trung thực, giấu sự phản kháng vào trong thầm lặng. Thật tiếc là, dẫu vô cùng muốn viết về họ, nhưng ngay cả lúc này, tôi vẫn cứ phải giấu tên các nhà báo ấy, để họ ở yên trong trận tuyến của họ – vì lẽ mọi lời nói ám chỉ đến họ đều có thể trở thành thông tin chỉ điểm.

“Nhưng chúng ta không thể bỏ mặc thế giới này…”

Họ trước hết là những người rất thông minh, sắc sảo. Và chúng ta đều hiểu là, một người có đầu óc thông minh, sắc sảo, biết xét đoán và biết phản biện, sẽ không bao giờ chấp nhận sự định hướng, lừa mị, bưng bít. Không thể che mắt họ bằng lối nhồi sọ của thế kỷ trước.

Họ cũng “phản động” chẳng kém bất kỳ nhà báo tự do, blogger lề trái nào. Nhưng trong hoàn cảnh của họ, họ không thể thoải mái viết bài phê phán, chỉ trích rồi đưa lên mạng tùy thích. Họ im lặng, cố gắng mang đến cho độc giả những thông tin tốt nhất có thể có được, thông qua một lối diễn đạt nhẹ nhàng nhất, và chỉ thầm ước mong: rồi độc giả sẽ hiểu.

Không có họ, ai là người đưa những thông tin đầu tiên về đại dự án bauxite 2009 ở Tây Nguyên ra công luận?

Không có họ, ai đưa những phát ngôn “đỉnh cao trí tuệ” trong chính trường Việt Nam lên mặt báo? Ai ghi lại những câu nói “bất hủ”, phản ánh trình độ (ít nhất là khả năng tư duy logic, khả năng diễn đạt) đáng báo động của một bộ phận không nhỏ quan chức nước nhà?

Không có họ, ai phản ánh về những vụ dân thường chết trong đồn công an một cách bí hiểm? Cho dù nhiều sự việc đau lòng như thế có thể chẳng đi về đâu, nhưng ít nhất, cũng nhờ có họ mà chuyện đã được đưa ra công luận.

Không có họ, ai viết về mãi lộ? về lũ lụt, tai nạn, tiền cứu trợ bị bớt xén hay hàng cứu trợ toàn bột giặt? về những tai nạn thảm khốc – cho thấy một xã hội đầy rủi ro, tỷ lệ tử chắc chắn là cao hơn mức 6/1.000 người dân/năm rất nhiều? về những bê bối trong trường học, bệnh viện? về một Vinashin vỡ nợ? Tất nhiên, việc báo chí viết về Vinashin hay các bê bối tương tự rất có thể chỉ là kết quả của những đấu đá nội bộ “trên thiên đình”, trong đó báo chí được sử dụng làm công cụ, vũ khí để bắn giết nhau, nhà báo chỉ là những con tốt mà thôi. Nhưng dù sao thì lũ tốt đen ấy cũng đã làm được công việc đưa một phần sự thật ra ánh sáng.

Cũng có những lúc lề trái và lề phải “phối hợp tác chiến” một cách rất hoàn hảo. Hình ảnh những người dân đi đầu trong đoàn biểu tình mùa hè năm 2011, giương cao tờ báo Thanh Niên với hàng chữ nổi bật trên trang nhất: “Không chủ trương trấn áp người biểu tình yêu nước”, có đủ nói lên sự ủng hộ ngấm ngầm của lề phải cho lề trái chăng? Tôi nhớ ở đâu đó, một độc giả bình luận: “Báo Thanh Niên đã góp sức để người dân thể hiện lòng yêu nước một cách an toàn – và quý báo cũng… an toàn!”.

Họ cũng ra đi. Ra đi nhiều lắm. Cứ sau mỗi vụ tờ báo nào đó bị xử lý, rất có thể là lại có hàng loạt người “bay”. Nhất là với cái thứ văn hóa đổ vấy của người Việt Nam, khi một loạt bài được “trên” biểu dương, thì lãnh đạo tòa báo hưởng, mà khi loạt bài bị “đánh” thì chỉ có thằng đánh máy, con sửa mo-rát là chết, mà lại là chết trong âm thầm, không ai hay biết.

Cũng nhiều người tự động bỏ đi, vì chán ngán, vì bế tắc. Một trong những người ấy đã gửi tôi một dòng tin nhắn mà không bao giờ tôi quên được: “Nhưng chúng ta không thể bỏ mặc thế giới này cho những kẻ mà ta khinh bỉ”. (1)

Vì nhân dân

Năm 2009, trong một bài về “Chuyện làm báo ở Sài Gòn trước 1975”, tôi đã viết: “… nghề báo thì bao giờ cũng vậy, là niềm vui, là nỗi buồn, là lòng nhiệt tình của tuổi trẻ và cả những giọt nước mắt”. Đó thực chất là điều tôi muốn nói về báo chí Việt Nam sau năm 1975. Tôi không biết trong cuộc chiến thầm lặng chống lại sự bưng bít, bóc trần cái xấu, thúc đẩy sự minh bạch, bao nhiêu nhà báo đã lau nước mắt.

Chiều 2/8/2011. Ngày ấy, ở Hà Nội diễn ra hai sự kiện: phiên xử phúc thẩm TS. Luật Cù Huy Hà Vũ và cuộc họp giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, với nội dung thông báo kết quả điều tra vụ “đạp mặt người biểu tình”.

Cảm giác “lạnh người” khi nghe tin ấy: Bộ Công an tổ chức họp báo ngay tại Thành ủy Hà Nội (giữa trung tâm thủ đô) để thông báo kết quả điều tra, và trước đó, tin đồn ít nhiều rằng đã có những cuộc tiếp xúc, điều đình giữa công an và người biểu tình bị đạp mặt – anh Nguyễn Chí Đức. Chúng tôi đều hiểu rằng, không có lý gì mà công an tự tin đến thế. Chắc là sẽ có một diễn biến gì đó…

3 giờ chiều, từ ngoài đường, tôi gọi điện cho bạn (vừa ở cuộc họp báo ra):

– Tình hình sao rồi mày?

– Xong rồi. Họ bảo tay Đức chống đối, ngồi bệt xuống đất, nên công an phải khiêng lên xe đưa về đồn. Ông Đức cũng bảo không bị ai đánh, viết tường trình nói rõ thế rồi.

– Còn cái clip kia?

– Không xác định được có phải là giả không.

– Thế bây giờ mày định…?

– Thì về viết bài, có thế nào viết như thế chứ còn định gì. So what? (thế thì sao)

– So what cái cục cứt! – chưa bao giờ tôi thô lỗ như thế trên điện thoại di động. – Mày định thế nào? Mày muốn cứ thế mà tương vào bài à? Mày không hỏi Chí Đức lấy một câu à?

– Mày muốn gì? Có giỏi thì mày viết đi, viết xem có đăng được không?

Hai người chửi nhau một trận nảy lửa trên điện thoại.

– Đừng có vô lý thế. Mày phải hiểu là không thể khác được. Trong trường hợp này tao chỉ có thể làm hết sức mình là phản ánh lại đúng sự việc qua lời của công an, và sẽ ghi rõ là “theo kết luận điều tra”. Thông tin được chừng nào tới người đọc tốt chừng ấy. Mày viết theo kiểu đa chiều, lấy ý kiến Chí Đức, xem có đăng được không? Sao cáu kỉnh vô lý thế? Có phải lỗi của tao không?

Đến lượt tôi ngồi bệt xuống đất, tay run bắn lên vì giận. Phải, chính tôi mới là kẻ vô lý. Tại sao tôi lại gầm lên trên điện thoại, lại văng tục với bạn tôi – nhà báo mà tôi nể phục, quý trọng, nhà báo mà tôi vẫn thường yêu mến bảo: “Như John Lennon và Paul McCartney, hai ta song kiếm hợp bích”. Tại sao tôi lại nói bạn như thế, trong khi cả hai đều hiểu ai là những kẻ phải chịu trách nhiệm về tất cả chuyện này.

Bất cứ người làm báo chuyên nghiệp nào cũng hiểu quá rõ rằng, “trung thực, khách quan, công bằng” là các nguyên tắc đạo đức hàng đầu; và nếu ở một nền truyền thông đa chiều như phương Tây, thì sau khi dự một cuộc họp báo của cơ quan công an như thế, việc tiếp theo phóng viên phải làm là phỏng vấn “phía bên kia”, tức là nạn nhân Nguyễn Chí Đức, để xem anh có ý kiến như thế nào, có thực anh đã viết tường trình khẳng định mình không bị đạp mặt hay không.

Nhưng báo chí nước mình nó khác, khác ghê lắm. Mà chẳng riêng báo chí, nói chung là cái nước mình nó khác. Video clip ghi lại hình ảnh vụ đạp mặt không được thừa nhận một cách thản nhiên. Cuộc họp báo của cơ quan công an, tổ chức tại Thành ủy Hà Nội, không có mặt Nguyễn Chí Đức, cũng không mời bất cứ một ai trong số những người đã ký kiến nghị đề nghị xử lý nghiêm vụ đạp mặt công dân. Kết luận chỉ hàm ý đơn giản là Nguyễn Chí Đức ăn vạ. Hỡi ôi, cả một hệ thống xông vào vùi dập một công dân! Và chúng tôi đã chẳng thể làm gì để bảo vệ công dân ấy.

Nhưng bạn tôi nói đúng. Chúng tôi không làm khác được. Trong một nền báo chí được định hướng chặt chẽ, sát sao. Trong một nền truyền thông nơi “quyền bình luận” của nhà báo bị triệt tiêu sạch sẽ – đừng hỏi vì sao báo chí (lề phải) Việt Nam bao năm qua không có nổi một cây viết bình luận cho ra hồn; phóng viên, nhà báo đâu có cái quyền ấy; nó là quyền của lực lượng “chống âm mưu diễn biến hòa bình” kia. Trong một nền truyền thông nơi báo chí bị coi như công cụ, nhà báo không khác gì con chó, khi nào bảo sủa thì sủa, bảo im thì im. Thì người làm báo phải lựa chọn. Hoặc là im lặng để cố gắng đưa được thông tin tới bạn đọc chừng nào tốt chừng ấy. Hoặc ra đi.

Và trong cuộc chiến lặng thầm đưa thông tin tới bạn đọc, nhiều nhà báo chỉ còn biết gạt nước mắt, thở dài mỗi khi bị hiểu nhầm, bị nghe chửi (oan) là “lưỡi gỗ”, “chó lợn”, “ngu xuẩn”… Đôi khi, họ làm tôi nhớ đến một câu hát buồn:

“Many times I’ve been alone,
and many times I’ve cried.
Many ways you’ve never known,
but many ways I’ve tried…” (2)

Ngước mắt nhìn trời…

Năm 2011 khép lại bằng một vài sự kiện, trong đó có chuyến về nước của GS. Trịnh Xuân Thuận, nhà vật lý thiên văn người Mỹ gốc Việt. Một trong những nhà báo thầm lặng mà tôi cũng rất yêu mến, khi tôi hỏi “có theo sự kiện này không”, đã trả lời: “Khi thất vọng với mặt đất thì là lúc nên nhìn lên trời”.

Dẫu là một câu nói đùa, nhưng nó đúng. Nhìn lên trời cũng là một cách để bớt ức chế với mặt đất. Nếu không ngước mắt nhìn trời, họ – những nhà báo vẫn cố gắng bám trụ với nghề, chấp nhận cay đắng, chấp nhận sự định hướng của một lực lượng mà năng lực truyền thông hẳn nhiên là thua xa họ – sẽ không chịu nổi bao nhiêu bụi bặm, rác rưởi.

Thôi thì chúng ta có thể hy vọng rằng, mọi việc được làm trên thế giới này đã được tiến hành bằng hy vọng.

Ghi chú:

1. Tiểu thuyết “Suối nguồn” (The Fountainhead, 1943) của Ayn Rand.

2. Ca khúc “Con đường dài và khúc khuỷu” (The Long and Winding Road, 1970) của “The Beatles”.

3. “Everything that is done in the world is done by hope” (Martin Luther).

Nguồn: blog trangridiculous

Ảnh minh hoạ: freedomsphoenix.com

54 bình luận to “570. Giọt nước mắt của lề phải”

  1. Kent said

    miếng ăn là miếng tồi tàn, hỡi bọn văn nô

  2. Ẩn danh said

    Hầu như nền báo chí ở bất cứ quốc gia nào cũng có loại nhà báo văn nô/bồi bút. Nhưng ở xứ Việt ta dưới sự “lít đờ” của Đảng, loại văn nô/bồi bút nhiều quá

    Hầu như nền báo chí ở bất cứ quốc gia nào cũng có loại nhà báo viết bài với mục đích ru ngủ dân chúng. Nhưng ở xứ Việt ta dưới sự “lít đờ” của Đảng, loại nhà báo này nhiều quá


    Những kẻ cấu kết với nhà cầm quyền bóc lột dân chúng, làm nghèo tài sản của dân chúng thì dù sao cũng bắt nguồn từ lòng tham, lợi ích của cá nhân họ, nên chỉ xếp họ vào loại gây ra tội. Nhưng những kẻ cấu kết với nhà cầm quyền để ngu dân, làm nghèo tư tưởng của dân tộc thì đó là loại người đáng khinh bỉ, nên xếp chúng vào loại gây tội ác với dân tộc

  3. Như Không said

    Trong 1 chế độ đảng trị như nước ta hiện nay thì còn nhiều trò bi hài kịch như trên. Xin nghiêng mình trước các chiến sĩ ” thầm lặng”, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

  4. huythuanvu said

    Làng báo cũng có muôn hình vạn trạng. Nhưng tiếng nói của ĐT đại diện cho những nhà báo chân chính. Loại nhà báo này không chỉ ở ta mà nước nào cũng vậy. Các thế lực đen tối đều không ưa (một khi đã động chạm đến lợi ích của chúng). Nhiều nhà báo đã bị thủ tiêu, đe dọa…
    Dân chủ là một quá trình. Đọc được bài báo của ĐT cũng chứng tỏ một bước tiến quá trình dân chủ tại VN. Biểu tình dù bị đàn áp cũng là dấu ấn của quá trình dân chủ hóa. Các nhà bất động chính kiến, các nhà hoạt động tôn giáo… vẫn có thể tiếp tục bị đàn áp dữ dội hơn. Nhưng tôi vẫn tin nền dân chủ đang hình thành và không thể đảo ngược.
    Rất cảm phục tài năng và lòng dũng cảm của ĐT!

  5. Trúc Phương said

    Từ trưa giờ tôi không thể truy cập Anhbasam, Nguyenxuandien hay Danlambao (hiện tôi phải dùng ultrasulf mới vào được). Không lý tôi bị “ban IP” ở cả 3 trang – mà tôi đâu làm gì để bị “ban”? Nếu không phải, là nguyên nhân gì, xin BTV cho biết? Các trang mạng khác, tôi truy cập rất bình thường. Cám ơn rất nhiều!

    ———-
    BTV: Có thể mạng của bác bị chậm, load lâu bị Time out? Bác xem message nó báo là gì, sẽ biết được vì sao không vào được.

  6. Dân đen said

    Xin cám ơn tác giả bài viết khá hay , như một bài tự sự tuy không đi sâu vào chi tiết nhưng ích ra cũng đã lột tả được mặt thật mặt trái của xã hội “dưới sự lãnh đạo của những đĩnh cao trí tuệ” thông qua những ngòi bút của lề phải và được lề trái phanh phui những sự thật bẩn thỉu ,những chuyện bỉ ổi của các quan chức nhà nước chính quyền bao che cho nhau được đưa ra ánh sáng .Cũng xin kể ra một chuyện nhỏ ở quê tôi : có một đám tang là mẹ của một quan chức là công an cấp phó phòng xoàn xoàn ở huyện , một anh bạn ngồi cùng bàn uống cafe hỏi hôm nay sao không đưa đám nhà mấy gần đó mà ? người bạn cafe trả lời rằng nếu là người khác thì tao đưa chứ đưa tiễn làm gì cái người đã đẻ ra cái đám đầu trâu mặt ngựa …ồ ồ ồ…..
    Tuy là chuyện có vẽ vô lý nhưng cũng dễ hiểu rằng người dân không ai ưa thích “họ” thậm chí có thể là sự căm phẩn đang nung nấu trong lòng người dân, một chính quyền khi nói đến 2 từ […] thì không ai muốn nó tồn tại

  7. D.Nhật Lệ said

    Nhân đọc bài về Nguyễn Hiến Lê trên blog NXD.và rồi nhìn hình chụp Toà soạn Bách Khoa mà học
    giả họ Nguyễn cộng tác,tôi thấy một điều rất đáng buồn và đáng trách là sách báo trong nước nhận lệnh không được ghi tên những người khác chính kiến với csVN.Họ chỉ cho phép ghi tên người
    nằm vùng như Vũ Hạnh,người không có chính kiến hay thành phần thứ 3 còn nhà văn nổi tiếng Võ Phiến xem như bị xóa sổ mà chỉ ghi bút danh ít dùng của ông là Thu Thủy !
    Vẫn còn thù dai như thế thì chuyện hòa giải xem ra chỉ nhằm… khua môi múa mép…vờ vịt vớ vẩn !

    • D.Nhật Lệ said

      Xin phiền anh basam làm ơn xóa chữ ‘thật’ sau “ghi tên “.
      Đa tạ.

    • Ẩn danh said

      Võ Phiến (Đoàn Thế Nhơn) còn có bút danh là Thu Thuỷ, Tràng Thiên;
      có liên quan đến câu:
      Lạc hà dữ cô lộ tề phi
      Thu thuỷ cộng tràng thiên nhất sắc.

    • Ẩn danh said

      Bạn D. Nhật Lệ nói thì cho cái nguồn dẫn chứng về việc chính quyền VN “kỳ thị” những người như NHL từ trang báo nào đi, bạn hay có kiểu bình luận vu vơ 1 chiều trên trang basam như vậy không hay, bạn nghĩ những độc giả trên trang này dễ tin lời vu vơ của bạn như tại một số blog khác à

      Lần trước bạn vu vơ về chuyện nhà văn Anh Đức ở còm đề mục giáo dân Thái Hà, tôi yêu cầu nguồn dẫn chứng, bạn không đưa ra được và đã bị độc giả khác lật tẩy trên mà vẫn không chịu rút bài học

  8. thank Đoan Trang

  9. Tần Cối said

    NHẠY CẢM
    “Nhạy cảm” nghĩa là gì? Câu hỏi này lắm người chỉ nghe qua đã thấy NHỘT.

    Bọn họ nói: không có vùng cấm, đề tài cấm, từ cấm. Ngay cả từ “đa nguyên” cũng không bị cấm. Nhưng nhạy cảm là từ nhạy cảm và không có khái niệm đúng về “nhạy cảm”.

    Vậy nhạy cảm là gì? Nhạy cảm là việc viết – bất kể viết cái gì, viết như thế nào – mà cái việc viết đó tạo ra dư luận, tạo ra sự bàn bạc … không có lợi. Chưa có hậu quả … chưa có kết luận nhạy cảm.

    Đừng có mà giả ngu mà viết cho dân bàn bạc, hoặc giả ngu mà viết cho dân biết cái ngu.

    Rớt nước mắt vì bị dân chửi chưa đáng sợ bằng âm thầm ra đi sau khi sếp hiểu được, sau khi sếp ăn năn vì đã “tin dùng” hoặc bao dung.

    Song nếu sếp không dùng vài cái van để thi thoảng xả chút xíu, mà chỉ những ai tinh ý mới có thể nhận ra thì báo chính thống, báo có ăn lương, có trợ cấp, có miễn thuế … chỉ có làm giấy gói.

    Họ biết thừa: Định hướng “tuyệt đối” không những giết chết thông tin mà giết chết ngay cả hệ thống tuyên truyền. Họ là bậc thầy. Họ đang lợi dụng và sẵn lòng vắt chanh bỏ vỏ các nhà báo “lề phải” khéo léo khơi gợi vấn đề.

    Không có các bạn nhà báo như Đoan Trang còn ai đọc báo lề phải, mua báo lề phải, cán bộ hưu trí đọc chăng? KHÔNG!!!

    CÁCH DUY NHẤT ĐỂ TUYÊN TRUYỀN ĐỊNH HƯỚNG LÀ BIẾU KHÔNG. Bạn hãy hỏi Diu – ga – nốp cách bán báo SỰ THẬT KOMSOMON ổng sẽ nói cho bạn biết đó là đề tài “nhạy cảm”.

  10. lan said

    Cam on Anh Ba Sam va Doan Trang, bai viet rat hay. toi co y’ kien nay. Anh Ba Sam de cho anh em vote 3D tu chuc khi ma tinh` trang tham nhung ngay ca`ng tram trong, ong ta phai tu tro.ng ma` tu chuc di, khi kg thuc hien duoc loi hua.

  11. […] 570. Giọt nước mắt của lề phải […]

  12. D.Nhật Lệ said

    Tôi nghĩ hơi khác.Chính cô Đoan Trang đang đổ những giọt nước mắt cho mình,từ trường hợp của mình,một trong những ký giả “lề phải” còn coi trọng sự thành thực,dám nói lên ý kiến riêng của mình trước hiện thực ‘nham nhở’ của tình hình đất nước.
    Nếu cô khóc chung cho cả giới thì đó chỉ là vì cô còn hy vọng và tin tưởng vào lương tri của tất cả những con dân nước Việt ! Ở VN.báo chí thực tế là của đảng thì chỉ có ký giả nào can đảm lắm mới dám coi nhẹ sự an nguy của mình và gia đình.
    Trong đất nước mà giới chóp bu đang tìm cách…câu giờ hội nhập như hiện nay,không dễ gì thách thức quyền lực nhà nước,nên đáng tiếc là ‘người hùng’ thuộc về số ít !

    • D.Nhật Lệ said

      Xin được thêm mấy chữ vì viết vội mà quên :
      ,nên đáng tiếc là ‘người hùng’ thuộc về số ít nhưng rồi ra
      lịch sử VN.sẽ sớm công nhận họ mà GHI CÔNG đầu !

  13. Tin tưởng said

    Rất nể phục sự dấn thân này của các “nhà báo Việt Nam” ! Đừng nghĩ dân ta không nhận biết được những hy sinh thầm lặng ấy , nghĩ thế rất sai lầm lắm Đoan Trang ơi !
    Gần mười năm trước, một bác xích lô đã xì một tiếng : “ Ôi dào ! Báo…lố ( bố láo) ấy mà ! “…nhưng nay, cũng nhờ ở các bạn, bác xích lô ấy đang tìm kiếm vì đã biết chọn lọc tin để đọc đấy ạ !Đó là nhờ ở các bạn. Vâng, cái “lề phải của Lê Doãn Hợp tiên sinh” (trong mắt dân tức là “lề trái”) thường “bố láo” đã là chuyện rất…phình phường ở VN, ai nấy đều đã “ miễn dịch” với dàn loa rè của Lê tiên sinh từ lâu lắm rồi, đó cũng là nhờ ở các bạn !

    Tôi chỉ mong sao các bạn có được một vài TBT giỏi, có nhân cách và bản lĩnh ! Hãy nhìn sự can đãm, mạnh mẽ của Tống văn Công ( Thiện Ý) mà thêm lòng tin vào con đường mình chọn. Tôi thật sự rất thích và rất nể phục những “đề nghị” thẳng thắng của ông Tống trong lá thư gửi ngay cho chính Trung ương Đảng ( thế mới ghê chứ !) : “ Đổi mới Đảng tránh nguy cơ sụp đổ”, với những ý rất rõ ràng, toàn làn “những cơn địa chấn”, rằng “ Hãy mạnh mẽ bỏ ý thức hệ cộng sản…tự thoái trào mà đổi tên đảng….vứt định hướng XHCN mơ hồ…rằng …”Các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền của nhân loại tiến bộ khi vào Việt Nam đều phải co lại cho vừa cái khung xã hội chủ nghĩa….”v.v – Hề hề ! Đó là một bài viết tâm huyết và khá thẳng thừng nên đã từng khiến một tay bồi bút Tâm Việt vô danh nào đó, hăm hở nhào ra đấu tố, rằng: … đòi “xóa bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam” tức là đang “âm mưu diễn biến hòa bình” ?!. Trong khi ông Tống vẫn bình thản “ … hậu quả thế nào thì tôi cũng chịu. … thấy xấu hổ vì cái ngọn cờ chủ nghĩa xã hội đã đem quá nhiều điều không may mắn cho dân tộc …khi tôi nói tên thật của mình trong bài viết thì nhiều đảng viên đã gọi để chia sẻ ý nghĩ của họ. Bây giờ tôi có chết đi thì cũng đáng để mà nhắm mắt được rồi ! “. Phải nói ông Tống đã thực sự khiến tôi sửng sốt nhiều ngày ! Sửng sốt trong niềm vui, niềm sung sướng to lớn…
    Ha ha ! Tuyệt lắm , nhất là ở một Đảng viên 50 tuổi Đảng ! Chưa biết VN sẽ thế nào về đại cục, về đa nguyên chính trị, về tự do-dân chủ…nhưng chỉ biết , những người như ông Tống, Đoan Trang cùng rất nhiều nữa…đã làm tôi bớt tuyệt vọng, thêm lòng tin vào nhân cách trong sáng và sự hướng thiện của con người VN da vàng máu đỏ chúng ta ! .

    Giờ thì hãy cứ mạnh mẽ làm theo sự mách bảo của lương tri mình thôi, đừng khóc nữa ! Kẻo không chừng lại có …”Luật …nước mắt “ Hì hì ! Quốc Hội của Đảng đang trong cơn nghiện “làm luật” lắm đó nghe ( giống các anh công an giao thông đó mà !)

  14. ngọc đại said

    Đoan Trang giải oan cho các nhà báo là đúng lý !
    Tôi cho rằng nhà báo hiện nay là những người khổ sở nhất ,
    bởi:
    – chính cái đầu thông minh
    -cái mồm biết ăn nói
    -cái chân hay đi
    – cái tay nứa ngáy
    -bộ não “đầy dữ liệu”

    Mà không được nói thật thì chả khổ nhất là gì ?

  15. Thế Nhân said

    Đoan Trang viết rất hay, đúng, cảm động. Tôi hân hạnh được tiếp xúc một vài “nhà báo-đảng viên nhưng mà tốt”, thấy họ rất khổ tâm, trăn trở, không hẳn cứ “múa tối ngày” rồi đợi tới tháng lãnh lương!

  16. Những chia sẻ của chị Đoan Trang thì tôi rất đồng tình và từ đó thì tôi không hề phiền trách những nhà báo trong nước, mà tôi chỉ trách các người có thẩm quyền và ra lệnh thôi. Đáng tiếc là những người trách nhiệm nầy chỉ nhìn và nghĩ đến một quyền lợi nhỏ bé ngắn hạn, chứ không nhìn và nghĩ xa đến sự hủy diệt kiến thức của đại đa số thành phần dân tộc. Vì những bản tin không trung thực nầy sẽ dần dà làm người dân suy nghĩ và hiểu sai lầm ai là bạn và ai là thù. Và từ đó thì vòng lệ thuộc cùng sự mất nước sẽ không thể tránh khỏi. Hiện nay thì khá trể nhưng chưa muộn để chuyển hướng. Mong rằng các vị lảnh đạo đất nước nên suy nghĩ lại nếu như các vị thật lòng vì Tổ Quốc Việt Nam.

    Cảm ơn chị Đoan Trang và xin chúc chị những ngày Lễ Giáng Sinh vui nhất, đẹp nhất và hạnh phúc nhất từ trước đến nay.

  17. Cử Hai, Nam Định said

    Tập Kiều

    Thì con người ấy ai cầu làm chi (508)

    Câu 2091 : Hư không đặt để nên lời
    1624 : Khuyển Ưng lại chọn một bầy côn
    quang
    352 : Một lời vâng tạc đá vàng
    2762: Làm thuê viết mướn kiếm ăn lần hồi

    205 : Khi vâng lĩnh ý đề bài
    3084 : Dẫu lòng kia vậy còn lời ấy sao
    905 : Mai sau dầu đến thế nào
    1818 : Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ

    541 : Trăng thề còn đó trơ trơ
    1042 : Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
    3915 : Ăn năn thì sự đã rồi
    1190 : Nghĩ thân mà lại ngậm ngùi cho thân

    Nghĩ rằng cũng mạch thư hương (1061)

    Cử Hai

  18. trái phải lẽ sống cuộc đời.con người phải sống chữ người nhiều hơn.chỉ có loài vật vô ơn.con người hơn vật,biết thương giống loài. chỉ vì cái ghế đang ngồi.mà quên yêu nước một thời hy sinh xếp sắp hộ tôi ba sam nhé

  19. Tịnh Thủy said

    cám ơn Đoan Trang rất nhiều

  20. nguyen văn trời ơi said

    dưới chứ độ cộng sản .chỉ có giọt nước mắt của dân lành không phải đảng viên.đảng viên có quyền lợi ,có tem phiếu,có hèn hạ v.v…làm gì có nước mắt ,
    nếu có chỉ là nước mắt cá sấu.
    theo dân hay theo đảng ?
    theo dân thì có đủ thứ đoí lo tù bị bắt bị đập bị lung tung
    theo đảng thì no ,hèn với giặc ac với dân v.v…
    vì quyền lợi chảy nước mắt chỉ là nước mắt cá sấu
    thật là trời ơi đất hởi .

  21. Xe Dap Dia Hinh said

    “Giọt nước mắt cho lề phải” của Đoan Trang hay “Giọt nước mắt cho quê hương” của Trịnh Công Sơn ?

  22. Nguyễn Hùng said

    Ngay đế bà Thu Hồng (Beo), một nhà báo lề phải, một người mà lề trái coi là HVB và thường lôi ra chửi không tiếc lời cũng phải bức xúc vì sự độc đoán của những kẻ có quyền định hướng. Thế mới thấy ghê sợ cho sự chuyên chính về tinh thần. Nhưng những người làm nhiệm vụ định hướng này không hiểu rằng họ cũng là tội đồ của dân tộc. Vì họ chính là thủ phạm tạo ra hiện trạng của xã hội ta hôm nay.

    Nhờ sự định hướng của Ban tuyên giáo TW và cao hơn là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của bề trên nên nhân dân ta mới được như ngày hôm nay. Vào viện thì được nằm chung 3, 4 người một giường, nằm dưới sàn đất, trẻ nhỏ không đủ có trường học, giáo viên không đủ tiền lương để sống phải bỏ nghề, người nông dân mất ruộng đất trở thành tá điền cho cán bộ, cán bộ từ địa phương lên trung ương trở thành các lãnh chúa, các địa chủ, các ông đại tư bản … Nhờ định hướng nên người dân ta lê lết cả đời mình trong cơ cực mà cứ ngỡ mình rất may mắn, rất hạnh phúc …
    Cần phải xây các đền thờ thật lớn để ghi nhớ công ơn của những người đã định hướng cho các nhà báo nói riêng và nhân dân chúng ta nói chung.

  23. bh said

    LỀ PHẢI NHƯNG RẤT TRÁI!
    LỀ TRÁI THƯỜNG RẤT PHẢI!
    Ở VN LUÔN NGƯỢC ĐỜI CHUYỆN PHẢI TRÁI!
    VÌ THẾ MỚI CÓ CHUYỆN CỦA ĐOAN TRANG VÀ ĐỒNG NGHIỆP CỦA CÔ!

  24. @ NHÀ BÁO NGUYỄN NGHĨA !

    Bài báo THẬT HAY ….Quả là QUÀ CUỐI NĂM Dương lịch 2011 CHO TẤT CẢ bạn đọc

    NẾU hơn 20.000 Nhà báo trong Nước như NHÀ BÁO chân chính NGUYỄN NGHĨA thì chắc chắn DÂN TRÍ Việt Nam rất cao ….không thua gì NHẬT BẢN và ÂU MỸ ….

    NHÂN ĐỌC : Tập Cận Bình và cuộc đấu tranh sinh tồn của dân tộc Việt Nam trên bán đảo Đông Dương
    http://danlambaovn.blogspot.com/2011/12/tap-can-binh-va-cuoc-au-tranh-sinh-ton.html?utm_source=BP_recent

    =====================================================================

    Luận về hơn 20.000 báo nô ĂN MÀY và hơn 700 tờ báo cải của BÁO LỀ PHẢI hại Dân bán Nước

    =====================================================================

    Vạn gia nô lệ cường quyền hạ,
    Bát cổ văn chương thụy mộng trung.

    Triệu nhà nô lệ dưới cường quyền
    Văn nô mớ ngủ mộng văn chương tám vế tỉ tê ! (NHV dịch)

    Chí thành thông thánh – Phan Châu Trinh


    Hai vạn báo nô lề bên phải

    Bảy trăm báo lá cải khôi hài

    Chúng hầu bưng bô cho khựa đái

    Cha mẹ sinh không mũi chụi khai

    Vinh danh phì gia hóa thân dại

    Há miệng hở mồm khéo mắc quai

    Thương thay khuyển mã đời tồn tại

    Tứ khoái ký sinh trùng dài dài

    TRIỆU LƯƠNG DÂN

  25. NôngDân said

    + Cám ơn Em, đã nói nên những điều nhiều người muốn nói. Đó là nỗi đau khi nhà báo không viết được thông tin trung thực, Nỗi đau khi phải sống và làm việc trong môi trường được “bao cấp” thông tin, Nỗi đau khi những bài báo tâm huyết bị chặn đứng, vì quyền lực, vì sự vô trách nhiệm, sự cẩu thả, sự bè phái …..
    + Có bài báo Nông dân tôi biết, thoạt nghĩ là họ đã viết láo, viết sai nhưng thật ra tác giả không phải là một con cừu, họ đang thông tin cho những người biết đọc. Đúng trong một môi trường xã hội một thông tin vô tình, sơ ý sẽ trở thành chỉ điểm, thì “cẩn tắc vô áy náy” là điều không thừa.
    + Cám ơn AnhBaSam sau hơn nửa ngày lên trang, đã cho phép mọi người Comment bài này.

  26. Nhưng báo chí nước mình nó khác, khác ghê lắm. Mà chẳng riêng báo chí, nói chung là cái nước mình nó khác. Video clip ghi lại hình ảnh vụ đạp mặt không được thừa nhận một cách thản nhiên. Cuộc họp báo của cơ quan công an, tổ chức tại Thành ủy Hà Nội, không có mặt Nguyễn Chí Đức, cũng không mời bất cứ một ai trong số những người đã ký kiến nghị đề nghị xử lý nghiêm vụ đạp mặt công dân. Kết luận chỉ hàm ý đơn giản là Nguyễn Chí Đức ăn vạ. Hỡi ôi, cả một hệ thống xông vào vùi dập một công dân! Và chúng tôi đã chẳng thể làm gì để bảo vệ công dân ấy….
    Nhưng clip tát vào mặt công an thì được thừa nhận và bi truy tố nó khác xa là vậy

  27. baruong said

    chi mot cau duy nhat! Rat quy va thuong Doan Trang !!!

  28. Minhhoang said

    Tính đến thời điểm nầy đã có 43 Nhà báo

    Tính đến thời điểm nầy, trong năm 2011, đã có 43 Nhà báo trên Thế giới “Sinh nghề, tử nghiệp”. Theo CPJ, tức Hội Đồng Bảo Vệ các Nhà Báo trên toàn thế giới liệt kê về các nhà báo đã ra đi “chưa kịp chào nhau” khi “khoanh vùng” các hạng mục chính yếu sau đây:

    7% do viết bài về Doanh thương.
    19% Tham nhũng
    21% Tội phạm
    12% Văn Hóa
    12% Nhân quyền
    58% Chính trị
    21% Chiến sự
    33% Freelance, tức Nhà báo Tự Do đã ngã ngựa sa trường.

    Tại Liên Bang Xô Viết, kể từ dạo đang trên đà xuống dốc không phanh từ đầu thập niên 90 (thế kỷ trước, he he he), thì đã có trên 200 lấy nghiệp làm báo mà trả nốt nợ trần. Viết về tham nhũng, thế là không lâu sau đó có người nghe một tiếng…đoàn. Thuật chuyện tại Chechnya, cũng nghe nhiều tiếng đoàn, đến khi Putin lên làm Tổng thống lần đầu thay thế cho người hùng nghiện Vodka Yelstin thì tiếng đoàn nghe tựa như tiếng súng máy nã thẳng vào địch quân khi công đồn.

    Trung Quốc, việc Ký giả hoặc nhà báo bị giết hại như ở Nga không ai có thể kiểm chứng được nhưng chuyện phóng viên bị đâm nhiều nhát vào người thì “Giới hữu trách” có làm rõ vụ của Li Xiang, người đã trực tiếp tường thuật chuyện “hô phong hoán vũ”, tức chuyện “biến mỡ cặn dơ thành…dầu ăn thượng hảo hạng” để rồi được quần chúng bức xúc lụi cho nhiều nhát đến nỗi uổng mạng luôn.

    Tại Bắc Hàn do chuyện “Kế thừa tuyền giống”, ít ai biết được chuyện báo giới của xứ nầy có mấy người không thích nhảy múa để ca ngợi lãnh tụ, nhưng nhìn vào cảnh tiều tụy của mấy người phóng viên có quốc tịch Mẽo được ưu ái cầm giữ tại quốc gia nầy khi được phóng thích (dĩ nhiên là có chuyện chuốc rồi chuộc), mới thấy một góc nhỏ được lộ diện, được phơi bày tại đây.

    Havana cũng tươi rói sau những lằn khói Xì-gà, nên không ai …thấy gì cả.

    Tại Việt Nam, có thể đây là lần đầu tiên trong năm, lần đầu tiên trong việc thống nhất hai miền Nam-Bắc, và đó cũng là lần đầu tiên sau ngày giành lấy chính quyền về tay ông đây, thì đã có chuyện một Nhà báo có tên Lê Hoàng Hùng đã bị hiền thê sát hại?

    Chuyện nầy như thế nào? Nếu như chuyện định hướng thật sự đã yên, thì phía nhà đương cuộc xem như chuyện “Ván đã đóng hòm”, “Người chết, hết chuyện” nhưng dư âm chỉ còn nước chờ ngày…báo oán mà thôi.

  29. LÊ BÌNH said

    “Hỡi ôi, cả một hệ thống xông vào vùi dập một công dân! Và chúng tôi đã chẳng thể làm gì để bảo vệ công dân ấy….Thôi thì chúng ta có thể hy vọng rằng, mọi việc được làm trên thế giới này đã được tiến hành bằng hy vọng.”

    THAN ÔI!
    TRỜI ƠI!

  30. Báo Nhân Dân Ta said

    Bài của Đoan Trang hay như một bút ký. Thật bao dung, chí tình , chí nghĩa. Các bạn nhà báo nên loan tin cho nhau đọc bài viết cảm động này.
    Nếu là con NGƯỜI thì nhà báo chẳng nên phân biệt Nề trái , Nề phải gì hết. Vì sự thật, vì lẽ phải hãy song kiếm hợp bích. Đừng vì cái lợi cỏn con mà lỡ để Dân tộc ngày càng xa Nhân loại trở thành ốc đảo cô đơn.

    Nể phục và biết ơn bạn Đoan Trang.

  31. Lê Tuấn said

    Những nhà báo lề phải có lương tâm sẽ được nhân dân hiểu hơn thông qua bài viết tuyệt vời này của Đoan Trang. Là một bạn đọc đã lớn tuổi (ngoài 50), tôi kính phục chị Đoan Trang.

  32. Tuấn việt said

    Cảm ơn Đoan Trang

    • Minhhoang said

      Cũng xin ghi ơn Huy Đức nè.
      Trong đó có luôn các Nhà Báo Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Việt Chiến, Phong Thương-Lái Gió, Bà Vũ Kim Hạnh, những Biên Tập Viên, Thông Tín Viên, quay phim (VTV lồng hình TQ có thêm ánh sao le lói), Nhiếp ảnh gia (nhân vụ PTT Hoàng Trung Hải và Tổng Bí thư đương nhiệm mót chiêu cầm nã thủ , nhưng đối với các đầu lãnh Trung Hoa-tức nhũng kẻ đã nhuẫn nhuyễn với các chiêu thức nầy. Mấy pô nầy đẹp ghê!).

      Trực Ngôn trong Tuần VN, cũng khá khẳng khái khi ca “Bài ca không quên” một dạo, nay cũng không thấy viết nhiều!

  33. NQĐ said

    Trong đêm dài của mùa đông băng giá vẫn luôn có một niềm tin sất đá về một mùa xuân tất yếu sẽ phải đến.

    Tất cả những điều Đoan Trang viết rất cảm động ở đây càng thêm củng cố cho chúng ta một niềm tin khi cái lạc hậu, bảo thủ và giả dối càng cố sức phủ định những giá trị vĩnh hằng của nhân loại bằng mọi phương thức đớn hèn thì tương lai của sự thay đổi tích cực cần phải có đang gõ cửa ngôi nhà của chúng ta rồi đó!

    Sự thay đổi của VN mình thường bắt đầu từ cơ sở , từ môi trường cuộc sống thực tiễn sôi động chứ không phải từ các diễn đàn giáo điều nhắc lại.Lượng đổi dẫn đến chất đổi ở ta là như thế. Những năm 90 của thế kỷ trước, nông nghiệp và nông thôn VN đã thay đổi bắt đầu từ những làng quê như vậy dẫn đến cuộc phải “Đổi Mới” vừa qua.

    Giọt nước mắt của lề phải luôn là sự hy sinh đáng giá cho tương lai vậy.

  34. donghailongvuong said

    Mặc dù câu chuyện nhà báo Đoan Trang kể là câu chuyện đã qua, không còn quan trọng nhưng qua đó cho thấy cộng đồng trên mạng vẫn bị tình trạng “để trứng vào cùng một rổ

    Vì như tôi đã từng nói trên blog anhbasam, rất có thể một ngày nào đó một ai đó tạm gọi là nổi đình nổi đám (kể cả anhbasam) sẽ có 3 trường hợp:
    1) Vì lý do cá nhân : sức khỏe, làm ăn, gia đình nên bỏ cuộc chơi
    2) Bị mua chuộc bằng tiền. Nếu không bị mua chuộc bằng tiền thì bằng nhiều tiền
    3) Bị áp lực/phá hoại mà im lặng, huặc phản pháo. Huặc giả người ta chỉ đồng quan điểm với mình với một số cái thôi chứ không phải tất cả mà nhầm tưởng.

    ——————————————————

    Cho nên để nỗ lực phấn đấu việc khai dân trí – chấn dân khí – hậu dân sinh, thì tự thân mỗi người phải là một chủ thể, một thủ lãnh của một nhóm nhỏ hành động ở ngoài đời bằng những việc hữu ích (mà mình cho là đúng). Chứ nếu trông chờ vào một vị anh hùng cái thế nào đó, dựa dẫm tinh thần vào một nhóm nào đó dù có thể họ có đạo đức, uy tín, tài ba cũng rất có nguy hiểm tiềm năng.

    Vì rất có thể một ngày đẹp trời, không trăng và không có ánh điện họ ra đi một cách âm thầm không hiểu lý do gì (3 trường hợp kể trên) để lại cho cộng đồng sự ngẩn ngơ/tiếc nuối/than thở huặc hoang mang/lo sợ/nhụt chí => Cuối cùng là giải tán.

  35. NGUYỄN THỊ TƯ said

    Đoan Trang yêu quý!

    “Không có họ, ai đưa những phát ngôn “đỉnh cao trí tuệ” trong chính trường Việt Nam lên mặt báo? Ai ghi lại những câu nói “bất hủ”, phản ánh trình độ (ít nhất là khả năng tư duy logic, khả năng diễn đạt) đáng báo động của một bộ phận không nhỏ quan chức nước nhà?

    Không có họ, ai phản ánh về những vụ dân thường chết trong đồn công an một cách bí hiểm? Cho dù nhiều sự việc đau lòng như thế có thể chẳng đi về đâu, nhưng ít nhất, cũng nhờ có họ mà chuyện đã được đưa ra công luận.

    Không có họ, ai viết về mãi lộ? về lũ lụt, tai nạn, tiền cứu trợ bị bớt xén hay hàng cứu trợ toàn bột giặt? về những tai nạn thảm khốc – cho thấy một xã hội đầy rủi ro, tỷ lệ tử chắc chắn là cao hơn mức 6/1.000 người dân/năm rất nhiều? về những bê bối trong trường học, bệnh viện? về một Vinashin vỡ nợ? Tất nhiên, việc báo chí viết về Vinashin hay các bê bối tương tự rất có thể chỉ là kết quả của những đấu đá nội bộ “trên thiên đình”, trong đó báo chí được sử dụng làm công cụ, vũ khí để bắn giết nhau, nhà báo chỉ là những con tốt mà thôi. Nhưng dù sao thì lũ tốt đen ấy cũng đã làm được công việc đưa một phần sự thật ra ánh sáng.”
    ______________________________

    KHÔNG CÓ HỌ THÌ CÓ HÀNG VẠN NHỮNG “nhà báo không qua đào tạo”-CHỦ CÁC TRANG BLOG cá nhân!

    Cái từ “lề phải,lề trái” là của cậu ĐẠI PHẢN ĐỘNG LÊ DOÃN HỢP nói,thực ra tôi nghĩ không nên dùng từ này nữa.

    Tại sao HỢP lại là “ĐẠI PHẢN ĐỘNG’?
    Nhiệm vụ của báo chí là thông tin trung thực đến độc giả,không được bịp bợm,nhưng không phải tin nào cũng đăng-nó làm khổ người đọc,ví dụ:anh hiếp em gái,vợ giết chồng,con đập vỡ sọ cha,cô X,Y hở vú…… tin được đưa lên báo,tờ báo đó trở thành “báo lá nho”-thứ lá dùng để phụ nữ che ba lạng thịt lông da lúc thay quần!

    Nêu những cái sai của lũ nhân danh Đảng làm hại dân,vạch mặt lũ chuột bọ,không thể nói là “LỀ TRÁI”.

    SỰ VẬN ĐỘNG là KHÔNG NGỪNG-ĐỂ PHÁT TRIỂN.vạn vật đều thế,lý thuyết DUY VẬT thừa nhận điều này.

    LÊ DOÃN HỢP chống lại sự vận động tự nhiên,nói nhăng cuội,chính là tên ĐẠI PHẢN ĐỘNG vậy.

    Không chấp nữa,hắn đã chết rồi.

    • NN said

      Phỉ báng và rủa chết một người dù là ai cũng không nên, nhất là khi họ bảo thủ , hay tự ái và đại diện cho quyền lực thì mấy khi họ nhận ra được cái sai của họ!
      Hãy dùng lẽ phải và sự thật chính nghĩa để phủ định cái lạc hậu, cái gian tà!
      Mong sao tới một khi VN mình đạt được một xã hội công dân văn minh, dân chủ,nhân văn, bình đẳng và bác ái!!!

      • Tungdao said

        “Tại sao HỢP lại là “ĐẠI PHẢN ĐỘNG’?” là THÔNG TIN để DẪN DẮT dư luận : “Không chấp nữa,hắn đã chết rồi.”.
        Ý nghĩa và giá trị của thông tin :
        “Nêu những cái sai của lũ nhân danh Đảng làm hại dân,vạch mặt lũ chuột bọ,không thể nói là “LỀ TRÁI”.”.
        Nên không có chuyện phỉ báng hay rủa chết một người ở còm của Nguyễn thị Tư.

        Thông tin từ báo chí cần trung thực nhưng cái DẪN DẮT mới quan trọng nó chính là lẽ phải và sự chính nghĩa,thế nhưng nhiều nhà báo vì sự ĐỊNH HƯỚNG dư luận đã bẻ cong ngòi bút của mình, bẻ cong sự thật, bẻ cong công lý như báo Hà Nội Mới chẳng hạn.
        Và hiện nay cũng không ít nhà báo vì sự dẫn dắt dư luận đã thổi phồng sự kiện làm sự kiện thêm rối ren, phức tạp.
        Khi tự do ngôn luận chưa phải là điều tiên quyết của nghề làm báo tại VN thì việc khóc, cười với nó, với bản thân mình cũng là lẽ bình thường.
        Nên “Khi thất vọng với mặt đất thì là lúc nên nhìn lên trời” cũng là một ý hay.

        • NGUYỄN THỊ TƯ said

          Các bạn ơi!Thân thể bằng xương thịt của anh ta( có thể )vẫn sống!Tôi nói “chết” nghĩa là tiếng nói của anh ta giờ chả ý nghĩa gì.Không phải hồi anh ta mang hàm thượng thư,phát ra cái từ “lề phải” đã làm tốn bao giấy mực ư? Tôi tin từ “lề phải” là của riềng anh ta,không phải của ĐẢNG,VÌ ĐẢNG CHÂN CHÍNH LÚC NÀO CŨNG LẤY TỰ PHÊ VÀ PHÊ LÀM TRỌNG!

          • Minhhoang said

            Phê như…chủ tịch Bắc Giang phải hôn?

            Nghe nói ngoài chuyện lẩn trốn “Nghĩa vụ quân sự” trong thời chiến khi “bố bảo mày không nghe”, cứ xì ke ma túy quá liều nên cựu tổng một thời đã đẩy con của mình đi “Xuất khẩu lao động”.

            “Tự phê” rồi lại phệt xuống thiền đến nỗi phải bê nguyên tượng ngọc của Đức quán Thế Âm đặt cao hơn cả tượng boác nữa kìa. Ông nầy một thời cũng là tông tổng chớ bộ, cũng một thời là “chính uỷ kiêm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 9, đơn vị chủ lực đánh vào thành Huế” năm 1968 khiến cho cả vạn gia đình lấy ngày Tết cổ truyền thành ngày giỗ hàng năm từ í đến nay.

            Lãnh đạo cao cấp đã thế còn bao thứ hạ cấp, tức cấp bậc thấp hơn thì chúng tự tung tự tác đến mức nào?

  36. Một bài viết rất hay, nhẹ nhàng như một tùy bút, thâm trầm như một tạp văn, và xới sáng vấn đề lên như một phóng sự ! Nó làm cảm động, có lẽ không chỉ với lề phải, mà cả lề trái …

  37. củ cà rốt said

    sao lại phải nhỏ nuớc mắt…chúng tôi đã dậy anh,khoác lên đầu anh cái bằng cấp,cho anh cái thẻ gọi là nhà báo thì đuơng nhiên anh phải phục vụ chúng tôi.chẳng lẽ cho anh ăn xong anh lại chửi chúng tôi à???

  38. hahien said

    “….Tôi thực sự kính trọng các nhà báo có lương tâm như Đoan Trang đã viết: “… trong hoàn cảnh của họ, họ không thể thoải mái viết bài phê phán, chỉ trích rồi đưa lên mạng tùy thích. Họ im lặng, cố gắng mang đến cho độc giả những thông tin tốt nhất có thể có được, thông qua một lối diễn đạt nhẹ nhàng nhất, và chỉ thầm ước mong: rồi độc giả sẽ hiểu…” Tôi cũng tin chắc là những nhà báo này chiếm số lượng không nhỏ và thực sự cảm phục họ về những cống hiến thầm lặng của họ cho đất nước, cho nhân dân. Họ đang góp phần ghi lại những điều mắt thấy tai nghe một cách trung thực những gì đang diễn ra và lịch sử chắc chắn cũng sẽ công khai vinh danh họ trong tương lai.

    Nhưng nếu không làm được những điều này thì chúng tôi cũng chỉ mong các nhà báo làm được cái điều tối thiểu mà Nhà báo Đoan Trang bảo là “bảo sủa thì sủa, bảo im thì im”, còn nếu tốt hơn nữa thì nếu “người ta” bảo “sủa” to thì cố gắng “sủa” nhỏ thôi, còn im được là tốt nhất, như một nhà báo mà tôi quên tên đã nói đại ý rằng nếu không thể viết ra được SỰ THẬT thì hãy IM LẶNG, đừng viết ra những điều DỐI TRÁ! Pháp luật và điều lệ của Hội Nhà báo, theo tôi biết cũng đâu có cấm các anh các chị IM LẶNG trước một tình huống như thế! Hay là các anh các chị cũng không có cả QUYỀN IM LẶNG nốt? Nhưng tôi không dám nghĩ đến điều này…”

    Nhân đọc “Giọt nước mắt của lề phải” của Đoan Trang

  39. donghailongvuong said

    Lên google gõ cụm từ “Giọt nước mắt của lề phải” và một số bài viết khác thấy chủ yếu được đăng huặc link tới những blog với tên miền .wordpress.com ; .blogspot.com

    Một cộng đồng tạm gọi là blogger, nhà dân chủ, người cổ súy cho tự do ngôn luận, người ủng hộ/đọc tự do báo chí….nhưng chỉ tập trung vào một số blog, đặc biệt là blog anhbasam có số lượng view, comment đáng kể và nghiêm túc thì đó chỉ là một niềm vui cho nỗi buồn đại cục.

    Niềm vui cho Đoan Trang và những người bạn cùng chí hướng/quan điểm được ghi nhận, được đánh giá và được CA hỏi thăm nhưng có lẽ là lẻ loi đơn độc.
    Niềm vui cho cá nhân/nhóm anhbasam và những người cùng chí hướng nhưng là một nỗi buồn lớn cho cả cộng đồng mạng vì quá ít/hiếm hoi, mà lại phải tầm gửi vào website nước ngoài (có thể bị chặn bất cứ lúc nào).

    Nếu một ngày nào đó họ bị bóp cổ thì ….cho nên đừng bao giờ để hết trứng vào cùng một rổ. Mỗi một cá nhân phải hoàn thiện, phải trau dồi, phải dũng cảm để tự thân là một thủ lãnh, một người có ý tưởng khởi xướng những cái thiết thực ở ngoài đời

    Trong tiến trình này đừng mong chờ ai/nhóm nào sẽ là thủ lãnh, sẽ khởi xướng. Vì như trên tôi đã viết “đừng đem trứng để vào cùng một rổ”

  40. Ẩn danh said

    Bài viết thật cảm động.
    May mà có “lề trái”, những trang mang như ABS này, bà con ta mới được đọc và có sự cảm thông với các nhà báo “lề phải”.
    Đoan Trang: “Thôi thì chúng ta có thể hy vọng rằng, mọi việc được làm trên thế giới này đã được tiến hành bằng hy vọng”.
    Tôi có đọc được ở đâu đó, hy vọng luôn đi kèm với lo lắng.
    Vậy tôi muốn để bớt lo lắng, sợ hãi, xin các bạn: Hãy có Niềm Tìn…chúng ta tin rằng…

  41. Tôi chỉ xin trích 1 câu của bọ Lập thôi: “Đơn Dương ơi, kiếp sau nhớ về đất Việt nhé. Kiêp sau, đất Việt mình không khốn khổ như thế này đâu, chắc chắn vậy”. Chắc chắn kiếp sau đất Việt mình sẽ khá lên nhiều, không như bây giờ đâu Trang ridiculous ah.

  42. […] Ba Sàm Like this:LikeBe the first to like this […]

Gửi phản hồi cho Kent Hủy trả lời